Bình Minh
6-12-2018
Bá quyền bằng vũ lực:
Quân sự yếu kém hơn Mỹ và thua xa nếu các cường quốc hợp lại.
Chiến lược Mỹ ngăn chặn TQ, chưa ra khỏi ao nhà biển Đông và biển Hoa Đông đã bị ngáng đường chận lại, làm mộng bá quyền chưa khởi đã tắt.
Thời đại ngày nay thế giới không chấp nhận nước này xâm lăng nước kia nên sẽ bị bao vây, cô lập, cấm vận kinh tế.
Bá quyền bằng quyền lực mềm:
Dùng tiền tạo ảnh hưỡng lên các nước như mua chuộc, viện trợ, cho vay, đầu tư, bẫy nợ.
Tạo dựng con đường tơ lụa ra thế giới để mở đường thương mại cho riêng mình, đề phòng bị cô lập, chận đường này thì đi đường khác.
Đặt căn cứ quân sự ở nước ngoài nhằm bảo vệ con đường tơ lụa hay can thiệp quân sự quốc tế.
Phải chăng TQ muốn tạo dựng một thế giới cho riêng mình, chuẩn bị đối đầu với Mỹ.
Thực dân kiểu mới, thực dân bằng kinh tế:
Tạo ảnh hưởng chính trị: dùng bẫy nợ để ràng buộc, dùng miếng mồi kinh tế để gây áp lực, dùng tiền mua chuộc để sai khiến các nước lệ thuộc. Thao túng các tổ chức quốc tế như LHQ, ASEAN … bằng cách mua phiếu của các nước nhỏ trong trò chơi dân chủ, cô lập Đài Loan, đối phó biển Đông. Tạo lợi thế chính trị trong đấu trường quốc tế.
Giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước: vẽ ra sáng kiến ‘con đường tơ lụa’ để tiếp cận với các nước, dùng tiền mua chuộc lãnh đạo quốc gia để dễ dàng thực hiện con đường tơ lụa, mỗi dự án đều có mồi hối lộ cho quan tham nhũng, dù biết rằng dự án đó lợi ít, hại nhiều cho quốc gia, vì tiền họ củng làm liều. TQ cho vay tài trợ các dự án đó kèm theo điều kiện phải dùng nhà thầu xây dựng TQ, công nhân TQ, mục đích duy trì tăng trưởng kinh tế TQ, chống suy thoái kinh tế.
Bẫy nợ: Cho các nước nghèo vay vượt quá khả năng trả nợ. Không trả được nợ thì gán nợ bằng cảng biển, đặc khu kinh tế, cho TQ đặt căn cứ quân sự (các nhượng địa 99 năm). Lấy lý do bảo vệ lợi ích của TQ ở các nước con nợ, TQ sẽ can thiệp chính trị hay quân sự ở nơi đó.
Con đường tơ lụa: Làm mồi nhử cho bẫy nợ, tạo việc làm cho nhà thầu xây dựng TQ, tạo con đường thông thương với TQ nhưng tiền thì nước khác trả.
Đặc khu kinh tế: Theo mô hình Macao, sòng bạc kèm du lịch. Để duy trì hoạt động đặc khu, cho dân TQ đi du lịch đến các đặc khu kinh tế của TQ để đồng tiền chạy theo vòng tròn khép kín, lại quay về TQ.
Di dân: Nơi nào có dự án, đầu tư, lập đặc khu kinh tế, cảng biển, căn cứ quân sự… đi đến đâu kéo dân TQ đi đến đó sinh sống lập nghiệp, thành lập khu dân cư, phố Tàu, thành phố TQ trong lòng nước khác.
Mục đích: Mở một lối thoát cho khủng hoảng kinh tế của mình và thao túng chính trị các nước khác, thao túng chính trị dân chủ quốc tế.
Người dân chống độc tài, tham nhũng của chính phủ bản địa. Chống bẫy nợ, nhượng địa, đặc khu, đặc quyền, di dân TQ và lo lắng mất chủ quyền quốc gia.
Với chính sách thực dân kiểu mới, TQ đi tới đâu người ta phản đối tới đó, vì sự nham hiểm của TQ lợi ta hại người, là mầm móng xung đột sau này, gây mất an ninh thế giới.
Khi có xung đột, TQ muốn bảo vệ lợi ích của mình sẽ có hành động can thiệp bằng áp lực chính trị hoặc quân sự ở các nước đó.
Hệ quả đối đầu Mỹ – Trung
Đối sách của Mỹ: Trước, Mỹ cho TQ phát triển để TQ thay đổi thể chế cho dân chủ hơn, hòa nhập tương thích với kinh tế thị trường tự do hơn, cho TQ cạnh tranh trong hợp tác nên đã nhân nhượng các sai phạm của TQ. Nay, Mỹ nhận ra TQ ngày càng độc tài hơn, gian manh độc địa hơn, nuôi mộng bá quyền nước lớn, thực dân kiểu mới, muốn vượt Mỹ bằng cách ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và các nước tân tiến, bán phá giá để cướp thị trường của các nước, hủy hoại nền kinh tế nước khác. TQ trở thành mối hiểm họa lớn nhất cho thế giới, nên Mỹ phải ngăn chặn mộng bá quyền của TQ, buộc TQ phải tuân theo luật chơi của quốc tế, trừng phạt các sai phạm.
Đối sách của TQ:
Đối đầu bán phần: Đối đầu có kiềm chế, chấp nhận thỏa hiệp từng bước. Trung Hoa mộng bị đình đốn dở dang và tùy cơ ứng biến, lấn tới hay lui dần tùy nghi, TQ làm giảm nhẹ sự trừng phạt của Mỹ, được gì hay nấy.
Đối đầu toàn phần: TQ cố chấp, không thỏa hiệp. Trung Hoa mộng vẫn bị ngăn chặn và TQ bị bao vây cô lập, kinh tế suy thoái.
Tiêu hao nguồn vốn (tiền) TQ đã tích lũy được. Các đặc khu kinh tế, căn cứ quân sự, bến cảng cần phải nuôi dưỡng để duy trì lâu dài. Bẫy nợ đổi lấy nhượng quyền, nhượng địa, bị chôn vốn hoặc mất vốn. Con đường tơ lụa vô ích nếu kinh tế không phát triển hoặc suy thoái. Chi bạo tiền để mua ảnh hưởng, hết tiền hết ảnh hưởng. Bỏ thị trường lớn (các nước tư bản giàu) lấy thị trường nhỏ (các nước nghèo suy thoái, vỡ nợ) xuất khẩu co lại, kinh tế suy thoái.
Sự đối đầu sẽ làm cho TQ suy thoái kinh tế. Nền kinh tế TQ từ lâu đã có dấu hiệu suy thoái kinh tế, hiểm họa chực đổ vỡ hệ thống tài chính mà bấy lâu nay TQ ra sức chống đỡ nhờ nguồn tiền dự trữ dồi dào của mình. Nay, nếu mất nguồn tiền xuất siêu sang Mỹ (sau này có thể là cả các nước tư bản đồng minh của Mỹ nữa) và nguồn tiền dự trữ còn lại cạn dần vì nuôi mộng bá quyền. Cạn tiền, TQ không còn khả năng chống đỡ cho nền kinh tế của mình khỏi sụp đổ.
Con đường TQ đi ngày nay giống y Liên Xô ngày trước, TQ bằng kinh tế, Liên Xô bằng quân sự. Để giữ đế quốc đỏ của mình, Liên Xô phải lấy nguồn lực quốc gia nuôi chư hầu, Liên Xô suy kiệt và sụp đổ. TQ nuôi mộng bá quyền, vượt quá sức mình, chóng kiệt, nhanh tàn.
Mộng bá quyền có một trở ngại duy nhất đó là Mỹ mà TQ không thể vượt qua, nên mộng bá quyền sẽ bị dở dang và không bao giờ hoàn thành.
Nếu không có Mỹ, TQ sẽ trở thành hiểm họa cho tương lai thế giới, với chính sách thực dân và chiến thuật tầm ăn dâu, lấn dần và nuốt chửng lần lượt các quốc gia thuộc địa, mở rộng đế quốc.
Thực tế: Trước, TQ đánh chiếm Hoàng Sa và đảo Gạc Ma của VN không gặp trở ngại nào, vì lúc đó VN đang là kẻ thù của Mỹ và TQ đang thân thiết với Mỹ, Mỹ không lên tiếng thì ai lên tiếng, không ai. Nay tình thế thay đổi, Mỹ – Trung đối đầu, Mỹ đang ghìm TQ nên TQ không dám manh động dùng vũ lực ở biển Đông, chỉ dùng sách lược vừa dọa vừa xoa các nước ĐNÁ, ai sợ thì TQ lấn tới, ai không sợ thì thôi, lờ nó đi.
Không dùng vũ lực được thì TQ dùng quyền lực mềm là chính để thực hiện bá quyền. TQ hoang phí tiền của mình nên Mỹ không có lý do gì để can thiệp vào, để đối phó Mỹ chỉ cảnh báo cho các nước các chiêu trò bẩn của TQ để các nước tự lo, chết ráng chịu. Mỹ – Trung tránh chiến tranh vũ trang với nhau nên chiến tranh sẽ không có. Mỹ chỉ bao vây cô lập và cấm vận kinh tế thay cho đối đầu xung đột vũ trang, đủ để bóp chết TQ.
Thay vì phát triển kinh tế bằng con đường truyền thống như phương Tây, TQ lại làm chuyện ngông khiến mọi người giật mình, chiêu lạ không hiểu ý gì. Nước còn nghèo mới có dư chút ít lại đi hoang phí vì hoang tưởng, mộng du. Nước Mỹ giàu có thịnh vượng là nhờ vào sự tích lũy của nhiều năm phát triển liên tục hơn hai trăm năm.
Trung Hoa mộng đi vào ngõ cụt, không lối ra, ảo mộng biến thành ác mộng cho dân TQ và Tập Cận Bình.