Tín nhiệm cao theo kiểu đúng quy trình

Bá Tân

26-10-2018

Báo chí quốc doanh hết lời “đồng ca” tô hồng,  vuốt ve hai nhân vật có phiếu tín nhiệm cao nhất, vừa công bố ngày 25/10/2018.

Nhìn vào con số trần trụi, soi bằng cặp kính vô cảm, phiếu tín nhiệm cao của hai người ấy đúng là cao nhất. Thực ra, truy nguyên bản chất sâu xa của nó, phiếu tín nhiệm cao này là cao theo kiểu đúng quy trình.

Đi liền với thế chể độc quyền, Việt Nam tạo ra thói quen kỳ dị, khi tổ chức lấy (hoặc bỏ) phiếu tín nhiệm, người đứng đầu luôn có phiếu cao nhất, kể từ cấp cơ sở cho đến các bộ, ngành và cấp thượng tầng chót vót.

Là người đứng đầu đương nhiên phải có phiếu tín nhiệm cao nhất. Thân chủ luôn tự nhận như vậy. Thuộc cấp, hoặc là hồn nhiên thừa nhận, hoặc ngậm đắng nuốt cay chấp nhận như vậy. Vẫn có người dũng cảm phân hạng người đứng đầu vào loại tín nhiệm thấp, đúng thực chất, tuy nhiên những “dũng sỹ: như vậy rất hiếm, chỉ là cá biệt. Thớt đang còn tanh tao thì còn nhiều ruồi nhặng bám vào kiếm mồi sinh sống.

Thực tế xã hội đang tồn tại “quy trình” phản tiến bộ, phản dân chủ: cấp phó phải thể hiện kém hơn cấp trưởng. Cấp phó không được nói hay hơn cấp trưởng, không được làm giỏi hơn cấp trưởng. Cấp phó mà nói hay hơn, làm tốt hơn sẽ bị quy cho là chơi trội, vuốt mặt cấp trưởng, khinh thường cấp trưởng. Cấp phó phải luôn tỏ ra kém hơn cấp trưởng, kể cả nói và làm. Làm tốt, nói hay không bằng dốt làm, dốt nói nhưng được lòng cấp trưởng. Sẽ là tai họa hơn cả sét đánh, nếu cấp phó nào đó thể hiện giỏi hơn và có phiếu tín nhiệm cao hơn cấp trưởng.

Quy trình hủ tục ấy tồn tại dai dẳng bởi sự chi phối độc quyền của “đại tập đoàn” cấp trưởng, và đem lại lợi ích tuyệt đối (cả quyền và tiền) cho mọi loại hình cấp trưởng. Chế độ không theo kịp văn minh của nhân loại, tiến bộ và dân chủ bị què quặt, chính là vì cái quy trình độc quyền tệ hại ấy.

Trong thực tế, nhất là xã hội đương thời, không ít người đóng vai cấp phó nhưng hơn hẳn cấp trưởng cả về năng lực và phẩm hạnh đạo đức. Chừng nào cấp phó còn phải mang trong mình gánh nặng “khổ vì có trí tuệ” và “khổ vì có đạo đức” bởi gặp phải cấp trưởng nghèo trí tuệ, nghèo đạo đức, chừng đó xã hội luôn trong tình trạng nhốn nháo nhưng không thể lớn lên được.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Ngày nào cũng thấy cái đám ” đầy tớ” com lê cà vạt sành điệu, phẳng phium giày bóng lộn, đầu tóc chải sịt keo mỡ bò bóng láng, nhăn nhăn nhở nhở nói cười như lên đồng. Đầu óc thì chẳng khác gì bãi cứt trâu ngâm nước…

Comments are closed.