Kông Kông
16-8-2018
Trao đổi với người đang dấn thân tranh đấu cứu nước, từ trí thức đến người trẻ có kiến thức thời đại và cả giới bình dân thường có chung một nhận xét. Đó là, chế độ thối rữa và phản động đến tận cùng nhưng nói đến sụp đổ thì “còn khó lắm”! “Còn khó lắm” vì “tụi nó vẫn kiểm soát được tình hình. Vẫn nắm vững công an và quân đội”.
Người đang tranh đấu còn nghĩ như vậy huống gì đảng viên? Vì thế đảng viên bỏ đảng (chứ chưa nói đến dám chống đảng) cũng chỉ âm thầm. Con số phản tỉnh nầy chắc chắn không hề nhỏ. Vì họ vẫn còn ở trong đảng nên biết rõ thực trạng nội bộ hơn bên ngoài. Nhưng cũng chỉ vì nghĩ “còn khó lắm” nên chưa dám công khai. Phải đợi thời cơ khi “gió đổi chiều”.
Đó là sự thật. Là lý do đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cảnh báo “bọn tự diễn biến”! Ông Trọng biết rõ là khi cách mạng bùng nổ thì thành phần đợi “gió đổi chiều” là một trong yếu tố chính làm đảng của ông vô phương chống đỡ. Cứ nhìn những ngày chao đảo của cộng sản Liên Xô thời điểm diễn biến cách mạng sẽ nhận ra không khó.
Thực tế ý nghĩ “còn khó lắm” không phải chỉ có ở VN hiện tại mà đã từng là của giới truyền thông thế giới. Lúc Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan thách thức Bí thư đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, ngày 12/6/1987 tại Tây Berlin, “tear down this wall” (đập bỏ bức tường Bá Linh) cũng không mấy ai tin!
Nhưng dấu ấn đó đã là lịch sử. Lịch sử tan rã của các chế độ cộng sản!
Vì thế, VN cũng không thể khác. Do đó ý nghĩ “còn khó lắm” rất cần phải thay đổi. Nếu người đang dấn thân tin chắc chế độ hiện tại phải sụp đổ và nó sẽ đến bất ngờ (như đã xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu) thì tinh thần lạc quan đó có tác động lớn trong xã hội, không chỉ riêng với những người còn phân vân mà với đảng viên phản tỉnh đang đợi “gió đổi chiều”! Thay đổi được tư duy “còn khó lắm” thì khí thế cách mạng tất yếu sẽ mạnh hơn hẳn. Người đang bị giam tù khỏi cần đắn đo nên chấp nhận án hay ra đi. Người sắp bị “nhập kho” sẽ coi đó chỉ là “chuyện nhỏ”. Người còn e dè sẽ can đảm và dấn thân mạnh mẽ hơn.
Thể hiện sự tin tưởng được như vậy thì đương nhiên thành phần còn trung thành với đảng phải chao đảo. “Thanh kiếm và lá chắn” sẽ lo nghĩ đến tình cảnh gia đình vợ con họ hơn là thi hành lệnh đàn áp để gây thêm hận thù. Vì họ biết khi có biến động thì lãnh đạo sẽ bỏ rơi họ để tìm mọi cách cao bay xa chạy vì đã có sẵn cơ ngơi ở nước ngoài.
Một ví dụ rất nhỏ, trước chính nghĩa giữ đất của người Đồng Tâm ở Hà Nội và trước sự bùng nổ biểu tình trên cả nước chống luật An Ninh mạng và luật Đặc khu ngày 10/6/2018 vừa rồi, đã xảy ra hiện tượng cảnh sát cơ động miễn cưỡng thi hành lệnh và cuối cùng tự buông vũ khí để trở về với nhân dân. Riêng tại Phan Rí Cửa, Trung ương phải điều động lực lượng từ nơi khác đến đàn áp.
Một ví dụ khác lớn hơn, đã xảy ra vào tháng 5 năm 2014 thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Đó là vụ xuống đường bất ngờ nổ ra từ các hãng xưởng ở khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương, rồi đến Đồng Nai, Biên Hoà và, rất nhanh, lan ra Hà Tĩnh, phía Bắc… lúc đó chế độ gần như bị tê liệt, không thấy bóng dáng công an!
Hiện tại chế độ mục ruỗng hơn lúc đó rất nhiều. Nhiều chỉ dấu cho thấy sự hỗn loạn. Thể chế đang tan rã từng mảng.
Mảng chính trị đang bất ổn tận gốc. Yếu tố nổi bật là phản quốc.
Mảng an ninh thì có nhiều Tướng công an bị bắt giữ vì phạm pháp đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến an ninh tổ quốc… bất ổn đến nỗi phải cải tổ toàn bộ.
Mảng quân đội thì Tướng chống Tướng (ví dụ như vụ sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử).
Mảng kinh tế thì lệ thuộc Tàu cộng mà Tàu cộng đang bị xính vính do Mỹ mở cuộc chiến tranh thương mại.
Mảng tâm lý xã hội thì người dân căm thù Tàu cộng còn đảng quyết bám chặt để bảo vệ sự sống còn của đảng.
Riêng mảng đối ngoại thì chưa bao giờ VN nhục nhã thê thảm như hiện tại! Mặt thật của chế độ đã bị vạch trần qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Những tình tiết tổ chức bắt cóc mỗi ngày một sáng tỏ hơn và lan rộng ra công luận thế giới. Một số nước Âu châu cùng hợp tác với Đức tiếp tục điều tra. Chân tướng ê kíp gián điệp xuất phát từ các Tòa đại sứ VN ở Âu châu gần như đều bị lộ diện cùng với Bộ trưởng công an Tô Lâm!
Khái quát thực trạng bức tranh toàn cảnh Việt Nam như thế, thì liệu có chế độ nào có thể tồn tại lâu hơn nữa được không?
Vì thế, sự sụp đổ là tất yếu và sẽ đến rất bất ngờ. Vấn đề chính hiện tại là chuẩn bị như thế nào thời hậu cộng sản để sớm đưa đất nước theo kịp đà tiến của văn minh nhân loại.
Nói cho ngay,chế độ CS.sẽ phải tan rã một khi nhân dân ý thức được
vận mệnh tổ quốc và dân tộc do chính mình góp phần làm ra,với tinh
thần đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch khiến chế độ độc tài phải sụp
đổ,chứ không ai khác cả !
Cái chế độ này thực ra đã tan rả rồi. Vấn đề là sự tan rả đó sẽ diển ra như thế nào và do ai điều khiển.
Năm 1975, miền bắc tiến được vào SG do công đóng góp rất lớn của đài BBC.
Giờ đây mọi chuyện sắp xảy ra sẽ y như vậy mà thôi. Thân phận nhược tiểu mà.