5-7-2018
Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 4/7 đã bác yêu cầu xin tại ngoại hầu tra của nghi phạm Nguyễn Hải Long tham gia vào vụ án ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, tôi xin đưa ra quan điểm về vụ việc này như sau:
1. Toà Thượng thẩm Berlin lo ngại nghi phạm có thể bỏ trốn nếu được cho tại ngoại vì nghi phạm có quốc tịch Việt Nam, dễ dàng tìm được nơi ẩn náu an toàn tại Việt Nam để thoát khỏi việc xét xử tại Đức, là mối lo ngại thể hiện cho hành vi phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc tịch.
Chỉ thuần tuý việc nghi phạm là người nước ngoài là không đủ cơ sở để khước từ quyền được tại ngoại xét xử của nghi phạm. Tước bỏ quyền được tại ngoại trong trường hợp này rõ ràng toà án Đức đang tạo nên sự phân biệt đối xử trong việc thụ hưởng quyền con người giữa công dân quốc gia và người ngoại quốc.
2. Việc Toà Thượng thẩm Berlin dẫn chiếu đến một đồng phạm của ông Nguyễn Hải Long là Đào Quốc Oai đã bỏ trốn về Việt Nam trước khi vụ án được khởi tố tại Đức, để khước từ sự tại ngoại hầu tra của ông Long là sự đánh giá sai bản chất mối liên hệ vụ việc. Dù 2 người có thể là đồng phạm trong một vụ việc, nhưng người này không thể bị trừng phạt hay bị liên đới trách nhiệm về hành vi khác sau đó của người kia. Dẫn chiếu một đồng phạm đã bỏ trốn trước khi khởi tố vụ án để cho rằng nghi phạm chính cũng có thể bỏ trốn nếu cho tại ngoại chỉ là một sự suy diễn.
3. Toà án Berlin viện dẫn đến tình tiết con gái ông Oai và nhiều nhân vật khác bị nghi ngờ người có dính líu đến vụ bắt cóc đã đến toà theo dõi các phiên xử trước đây nhưng không hợp tác với Toà khi bất ngờ bị Toà gọi lên thẩm vấn, để chứng minh cho mối lo ngại về khả năng ông Long sẽ được giúp sức khi muốn chạy trốn, là hoàn toàn thiếu thuyết phục. Không thể lấy quyền theo dõi phiên toà tại một phiên xử công khai,hay sự quan tâm đến phiên xử của người có thể hỗ trợ cho nghi phạm, làm một tình tiết để chống lại nghi phạm.
Việc Toà Thượng thẩm Berlin sử dụng đến tình tiết “quan tâm, theo dõi phiên toà” của những người có thể hỗ trợ cho nghi phạm bỏ trốn là cơ sở để củng cố thêm lập luận khước từ cho nghi phạm được tại ngoại rõ ràng là luận cứ mơ hồ, và mang dấu hiệu vi phạm đến quyền theo dõi phiên toà xét xử công khai.
4. Nhắc lại quan điểm của Uỷ ban Nhân quyền, việc tạm giam để xét xử không phải là nguyên tắc mà chỉ nên là ngoại lệ. Việc nghi phạm được tại ngoại trong khi xét xử cần được cho phép, trừ trường hợp tồn tại khả năng nghi phạm sẽ hủy hoại chứng cứ hay bỏ trốn. Toà án cần phải chứng minh mối lo ngại về tồn tại khả năng này là có cơ sở vững chắc rõ ràng và thật sự thuyết phục khi quyết định khước từ quyền được tại ngoại hầu tra.
Ủng hộ Phạm Lê Vương Các không ngần ngại nói thẳng suy nghĩ và phân tích của mình, bất chấp một số ý kiến có thể khiến người khác cảm thấy khó hiểu và hoảng sợ.
Nghi phạm Nguyễn Hải Long và phe nhóm đứng sau hắn chắc không thiếu tiền để mướn Luật Su giỏi biện hộ cho hắn. Tôi tin rằng kiến thức và tài hùng biện của vị luật sư bào chữa cho NHLong không kém hơn tác giả bài viết này. Xin hỏi tác giả, liệu tòa án Đức có dám (có nên) cho NHLong đươc tại ngoại khi biết rằng NHLong với sự tiếp tay của các cơ quan mật vụ, tình báo VN sẽ tìm mọi cách để đào tẩu? Nếu hắn ta đào tẩu, trách nhiệm sẽ thuộc về ai ? Tại sao tác giả lại muốn tòa án Đức lấy một quyết đinh phiêu lưu (và ngu xuẩn) như thế ? Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhốt kỹ nó lại là chắc ăn nhất !!
Tôi nghĩ tác giả viết bài này không được sống ở những nước văn minh nên không rõ là những thẩm phán, luật sư ở những nước đó đã phải học rất nhiều, biết giữ tư cách, uy tín khi hành xử tại tòa.
Có lẽ tác giả đang sống ở một nước man di mọi rợ đã lâu và quen với cách suy nghĩ của giới xử án cộng sản, nên mới phát ngôn cách rùng rợn như vậy.
Tác giả Phạm Lê Vương Các căn cứ vào đâu để khẳng định rằng Toà Thượng thẩm Berlin đã đưa ra những lý do như trên để bác đơn yêu cầu tại ngoại của nghi can Nguyễn Hải Long?
Tác giả có mặt tại phiên tòa để chính tai mình nghe thấy hay không?
– Chắc chắn là không, tại vì tác giả không có mặt tại Berlin.
Tác giả có đọc được văn bản bác đơn tại ngoại hay không?
– Chắc chắn là không, tại vì cho tới nay ngoài luật sư của các bên, tòa án Berlin không phổ biến văn bản này cho bất cứ ai khác.
Nếu tác giả căn cứ vào báo chí truyền thông, thì trong lãnh vực này nó đòi hỏi một số kiến thức tối thiểu chuyên môn về luật học, nên không thể trông chờ vào sự tường thuật chính xác 100% của báo chí được.
Một thí dụ có thật đã xảy ra đối với một đài rất lớn và có uy tín, đó là đài BBC Việt Ngữ. Cô Đỗ Thị Minh Phương, người bị mật vụ VN dùng làm chim mồi, bị gẫy tay khi bị bắt cóc cùng với TXT, khi đưa cô Minh Phương ra phi trường Berlin áp tải về VN, Đại sứ quán nhờ người mua băng vệ sinh (cho phụ nữ) thì đài BBC tường thuật là nhờ người mua thuốc cầm máu.
Đấy một chuyện đơn giản như thế mà còn nhầm lẫn trong tường thuật, nói chi đến những vấn đề chuyên môn của giới luật sư.
Phạm Lê Vương Các: “Toà án cần phải chứng minh mối lo ngại về tồn tại khả năng này là có cơ sở vững chắc rõ ràng và thật sự thuyết phục khi quyết định khước từ quyền được tại ngoại hầu tra”.
Trọng vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” đang xử ở Berlin, Phía Đức đã đủ bằng chứng để kết luận:
– Nhà nước VN là kẻ tội phạm, gây ra vụ án ở ngay thành phố lớn trung tâm của Châu Âu.
Chính diều đó đã là “CƠ SỞ VỮNG CHẮC, RÕ RÀNG VÀ THẬT SỰ THUYẾT PHỤC” để Nước Đức quyết định khước từ quyền được tại ngoại hầu tra của Nguyễn Hải Long.
Nước Đức đã không phân biệt cá nhân nghi phạm có quốc tịch gì, mà nước Đức đã phân biệt thể chế, uy tín của từng quốc gia. Nếu không nắm rõ các thủ đoạn lưu manh của Nhà nước VN để mà đề phòng, nghi can Nguyễn Hải Long sẽ lại bị các tướng cướp như Tô Lâm, Đoàn Minh Hương… sang bắt cóc, như đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Chỉ khác là lần này, sẽ không có màn diễn “tự thú” trên VTV như TXT, mà sẽ biệt vô âm tín!!!
Xin đính chính, không phải Đoàn Minh Hương.
Tướng cướp sang Berlin bắt cóc TXT là tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng An Ninh.
Tác giả nên tham khào § 112 Voraussetzungenh der Untersuchunghaft; Haftgründe, Strafprozessordung (StPO) để trình bày vấn đề. Ông nên viết bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và gởi cho Toà án Berlin thì sẽ có tác dụng nhiều hơn. Ông viết cho độc giả Việt sẽ không có tác dụng và cũng không thuyết phục..Ông nên so sánh lập luận của ông và StPO thì sẽ thấy sự dị biệt.
Tác giả nên tham khào § 112 Voraussetzungen der Untersuchunghaft; Haftgründe, Strafprozessordung (StPO) để trình bày vấn đề. Ông nên viết bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và gởi cho Toà án Berlin thì sẽ có tác dụng nhiều hơn. Ông viết cho độc giả Việt sẽ không có tác dụng và cũng không thuyết phục..Ông nên so sánh lập luận của ông và StPO thì sẽ thấy sự dị biệt.