Ông Hạ Đình Nguyên có là J.P. Sartre VN?

Kông Kông

4-7-2018

Từ lâu tôi cứ ngờ ngợ nên rất ít đọc Lê Phú Khải. Nhưng vào báo Tiếng Dân sáng nay chợt thấy cái tựa đề “Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam” coi bộ rất “dữ dội” nên đọc cho biết. Thì ra cái giống nhau là “Sạc” từ thiên tả đến chống tả. Hạ Đình Nguyên cũng vậy nên là “Sạc của VN” (!).

Nếu thế thì VN phải có cả “rừng Sạc”! Chỉ ngay tại miền Nam thôi, những ai từng ở trong Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGPMN) mà bây giờ “dám” ký tên trong những Kiến Nghị, Thư Ngỏ, Thỉnh nguyện thư… tất cả đều là “Sạc”, chứ đâu chỉ có Hạ Đình Nguyên?

Từ đó, như nội dung bài viết, suy ra thì VN đúng là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Vì Pháp chỉ có một “Sạc”, còn VN đang có cả hàng trăm “Sạc” (!)

Theo nội dung bài viết, tạm chia ra 3 giai đoạn.

1– Giai đoạn xuống đường tranh đấu thời VNCH. Mục đích là “Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam”, “xoá bỏ chế độ Sài Gòn tham nhũng”, “xóa bỏ chế độ độc diễn”…(Trích)

Hai chữ “đế quốc” chỉ sự xâm lăng. Hỏi: Đế quốc Mỹ đã chiếm được đất miền Nam tại nơi nào? Còn “chế độ Sài Gòn tham nhũng” thì có và đúng. Nhưng mức độ đó bao nhiêu? Vì giữa thời buổi chiến tranh khốc liệt thì cho dẫu có tài Thánh cũng không thể nào kiểm soát hết được! Nhưng VNCH đã có tam quyền phân lập rõ ràng. Vậy thì, nếu không bị CS miền Bắc và tay sai MTGPMN tấn công khốc liệt chắc chắn từng bước tệ nạn đó phải bị trừng trị! Còn “độc diễn” thì hiện đang “diễn độc” công khai đó mà!

“Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam” thì “sinh viên tranh đấu” nào đã nhờ Mỹ che chở? Trốn tránh trong Tòa Đại sứ Mỹ?

Đã tự hào là “yêu nước” nhưng tại sao vẫn không hề biết chính MTGPMN là tay sai của CS miền Bắc? Mà CS miền Bắc là tay sai của CS Tàu? Cho đến thời hậu 30/4 mới vỡ lẽ? Không phải vỡ lẽ vì ý thức mà chỉ vỡ lẽ khi bị CS miền Bắc thống trị. Bị đuổi trắng trợn với câu nói: “MTGPMN đã hoàn tất sứ mạng lịch sử”!

Từ đó quay ra chống! Bây giờ thì lại nhân danh “tương lai” (?) “Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó. Quá khứ chỉ để tham khảo, thậm chí tham khảo một cách cẩn trọng. Thanh niên dứt khoát phải trung thành với tương lai…” (Trích)

2- Giai đoạn thời bị giam tù ở Côn Đảo: Bị đánh đập, tra tấn dã man như trường hợp ông Nguyễn Văn Nhã. “…nếu tù nhân đã khai rồi thì đánh chết cũng không sao! Nhưng chưa khai gì cả mà đánh chết thì người tra khảo bị cách chức”(!) (Trích) Hỏi, về phương diện sinh học khi một con người đã bị tra tấn kinh khiếp đến như thế, liệu có còn được bình thường? Ở đây chỉ có một trong 2 trường hợp: 1) Nếu đúng là bị tra tấn kinh khiếp như mô tả thì nhất định phải bị tàn phế. Mất bình thường. 2) Có bị tra tấn, nhưng không phải như thế, nên khi ra tù cả hai người đều minh mẫn, cơ thể bình thường mới trở thành Bí thư và Phó Bí thư trường Đại học!

3- Giai đoạn thời sau “Giải phóng”: Thử so với thời VNCH (bị Mỹ “đô hộ”): “Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy” so với hiện tại ra sao? “Chế độ độc diễn” so với hiện tại ra sao? Các quyền căn bản của con người so với hiện tại ra sao? Đời sống công nhân, nông dân sau khi “được giải phóng” đang như thế nào? Còn vô số, vô số câu hỏi nữa, rất và rất cần những người như các ông Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Văn Nhã và nhiều người khác (kể cả Lê Phú Khải) nên trả lời chân thật!

Theo nội dung bài viết thì với kinh nghiệm dày dạn của ông Hạ Đình Nguyên, thay vì tranh đấu kiểu cải lương là viết thư, kiến nghị… (xin lỗi phải tạm dùng chữ phổ thông nầy chứ không hề có ý chê bộ môn Cải lương được người miền Nam mê nhứt), lẽ ra ông ấy phải dấn thân vào các trường Đại học để làm nhân chứng sống cho các em sinh viên về mức độ tự do tại miền Nam trước kia. Phải trực diện với các em để đánh thức tình yêu nước, quyền tự do căn bản của công dân và phải có với trách nhiệm xã hội, chứ không phải ngồi nhà viết, hoặc lai rai xuống đường rồi sau đó kể lại!

Nếu ân hận vì đã sai lầm thì phải làm một điều gì đó như là một ngọn đuốc sống mới mong rửa được sự lem luốc của quá khứ và đánh thức được lương tri của người dân đang bị chế độ cộng sản đầu độc!

Đã đành, “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng sự ca ngợi của ông Lê Phú Khải với người vừa qua đời “nổ” như bom nên buộc tôi phải thưa lại đôi lời. Dẫu gì ông Hạ Đình Nguyên cũng đã về cõi, xin trân trọng chia buồn cùng gia đình ông.

Bình Luận từ Facebook

18 BÌNH LUẬN

  1. Bạn Khách Quan thân mến, mình có thói quen tôn trọng ý kiến, quan điểm của mọi người, bài viết hay tham gia bình luận mình chỉ nêu quan điểm của mình thôi, không công kích ai.
    Mình không có trách nhiệm hay đủ khả năng trả lời những câu hỏi của bạn. Tiện đây mình chỉ nói nhận thức của mình để tham khảo với bạn:
    Độc Đảng với độc quyền (độc tài) khác nhau:
    – Độc Đảng như Singapoe chẳng hạn (không có đảng nào xuất hiện cạnh tranh) nhưng bộ máy chính quyền do dân cử, luật pháp được trưng cầu dân ý – nhà nước dân chủ pháp quyền, dân chủ đa nguyên. Hợp lòng dân thì nó tồn tại và phát triển.
    – Đa đảng như Hoa Kỳ, đảng cầm quyền do dân cử (chính danh) theo từng nhiệm kỳ. Khi đã được dân cử, họ thành lập chính phủ. Không với tư cách Đảng mà lấy tư cách nhà nước Dân chủ pháp quyền quản lý xã hội, làm không tốt dân có quyền bãi nhiệm.
    – Độc đảng, độc quyền là tàng dư phong kiến , không phải do dân cử như VNCH (chỉ có Đảng Cần lao Nhân vị), Đảng CSVN, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu-Ba – Lập pháp, Hành Pháp, Tư pháp chỉ là sản phẩm do họ nặn ra, chỉ là những cánh tay nối dài của thể chế độc tài Đảng trị – phản dân chủ và pháp quyền. Không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xóa bỏ.
    – Nam Hàn và Đài Loan sớm xóa bỏ độc tài như Pac-chung-Hy chẳng hạn, lập pháp, hành pháp, tư pháp do dân cử mới phát triển được?
    Vậy thì độc hay đa đảng không thành vấn đề mà ở chô Bộ máy cầm quyền có phải do Dân cử hay không.

    • Ngay nước Mỹ với dân chủ phát triển và dân trí cao mà còn chống Trump
      đến bát nháo như hiện nay nhưng Mỹ lại lên mặt dạy cho nước khác trong
      khi chẳng biết gì về chiến lược xảo quyệt của Cộng Sản và tình hình chính
      trị của VN.ta vừa thoát khỏi ách thống trị 100 năm của Thực Dân Pháp !

  2. Tôi rất nễ và Tôn trọng Tướng Trấn Độ. Đọc hồi ký “Rồng rắn”, tôi không đồng ý đoạn “từ nay hãy bỏ đi hai từ Cách mạng”. Đọc bài phản biện của Kông Kông tôi thấy ông/anh nầy vướng vào mê tín, không hiểu thấu đáo 2 chữ “Cách mạng”, dễ rơi vào “ngu trung”.

    Cách mạng không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà còn cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng, văn hóa.v.v…. Cách mạng là thay cũ đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ – dẫm chân tại đã là phản cách mạng.
    Vời danh xưng VNCH cũng là lời tuyên bố thoát Phong kiến, thiết lập thể chế Dân chũ, nghe qua ai lại chẳng ham. Nhưng khi thực hiện, ông Diệm áp đặt chế độ “Gia đình trị”, thứ phong kiến trá hình, sở dĩ Mỹ tạm chấp nhận vì có yêu cầu mượn VNCH ngăn không cho Cộng sản tràn xuống Phương Nam Châu Á. Anh em ông Diệm dựa vào Mỹ đàn áp bất đồng chính kiến, bắt nhốt trong đất liền không đủ chỗ phải đưa ra Côn đảo
    Trước áp bức bất công của anh em ông Diệm, năm 1960, nhân dân miền Nam nổi dậy làm cuộc Đồng khởi chống anh em ông Diệm, được Cộng sản hậu thuẫn, làm cuộc Cách mạng “Dân tộc, Dân chủ” – dân tộc là đuổi ngoại xân, Dân chủ là thực hiện quyền làm chủ đất nước của Nhân dân. Nào ngờ, sau 1975, Đảng CSVN chiếm quyền, thiết lập chế độ độc tài Đảng CS tri, lệ thuộc TQ, khiến cho nhân dân VN bất bình, ra mặt chống lai.
    Hạ Đình Nguyên chống độc tài gia đình trị mong có chế độ tốt hơn, không ngờ nó lại xấu hơn VNCH thì Hạ Đình Nguyên tiếp tục chống – đó là cách mạng không ngừng để đưa xã hội ngày một tốt hơn . Vậy những con người Cách mạng triệt để, không ngừng như Hạ Đình Nguyên chỉ đáng nễ trong?.
    Con người Cách mạng không vừa lòng với hiện tại, luôn tiến về phía trước, không bảo thủ, tối kỵ phe phái, ngu trung.

    • Xin hỏi Thế Vinh là tại sao các nước cùng thời với VNCH.là Trung Hoa quốc gia.
      Hàn quốc và Singapore đều độc tài hơn cả chế độ NĐD.nhưng đều thành công
      trong công cuộc chống CS.mà chỉ VNCH.bị thất bại ?
      Phải chăng dân trí thấp ? Người VN.thiếu tinh thần đoàn kết ? Người VN.có óc
      kỳ thị vùng miền và tôn giáo ? Nước Mỹ có tâm lý tự tôn nước lớn và thiếu hiểu
      biết về lịch sử và lòng yêu nước của người Việt ?

  3. Cả Lê Phú Khải và Công Công đều ca ngợi quá mức Ha Dinh Nguyên.
    – Khải coi Nguyên là JP Sartre của VN. Thật ra Nguyên chỉ làm theo cụ Sartre về thái độ đối với CS. Trước, tưởng CS tốt thì theo; sau, thấy CS xấu thì bỏ. Thế thôi. Còn trình độ và nghiên cứu Triết, khác nhua lắm lắm. Nếu Nguyên sống lại cũng thấy ngượng.
    – Cong Cong đánh giá quá cao vai trò của Nguyên trong việc đánh đổ tổng thống Thiệu. Thực tế, ông Thiệu đã đầy Nguyên ra Côn Đảo (trừng trị đến thế). Hết ngo ngoe.

  4. Cái thời Hạ Đình Nguyên theo CS thì chúng tuyên truyền rất đúng. Quả là chính quyền miền Nam có gia đình trị thật (họ Ngô) và thời ông Thiệu có tham nhũng thật. Tiếc rằng thời đó thì đảng viên CS lại rất liêm khiết, dám hy sinh. Còn phong trào Không Liên Kết (trên 1/3 dân số thế giới) có chia sẻ khái niệm chung về chủ nghĩa thực dân mới và đế quốc Mỹ. Các nước “không liên kết” chống Mỹ dữ lắm. Ngay dân Mỹ cũng chống chính quyền Mỹ trong chiến tranh VN.
    Hãy đặt vào hoàn cảnh lịch sử khi đó.

    Cách viết của Koong Koong khiến tôi nghĩ rằng khi đó ông ta còn ít tuổi. Nói thật, có thêm 1000 Hạ Đình Nguyên cũng không phải là cái gì ghê gớm làm cho CHVN bị đổ (chả lẽ dân miền Nam dễ bị Hà Đình Nguyên mê hoặc lắm sao?), mà là do quân đội CS là chính.

    Bất cứ ai trước đây ra sao, nay chống cộng đều đáng hoan nghênh.

  5. Thời VN Cộng Hòa bác Cong Cong đứng ở phe nào? Có bằng chứng gì là có công với chế độ ông Thiệu và đối lập với CS (và với HĐNguyên) không?
    Còn HĐ Nguyên thì theo CS, từng công khai chống VNCH và bị cho đi tù Côn Đảo.
    Nay Nguyên thấy được sai lầm, công khai chống Cộng ở ngay trong nước – bất chấp nguy hiểm.
    Thay đổi như vậy có gì đáng trách?
    Cong Cong có ghét Nguyên tới đâu, có viết 1000 bài chửi Nguyên, chỉ có tác dụng làm cho CS vui lòng.
    Giỏi, về VN chống cộng (như Nguyên) coi thử.

  6. Thời VN Cộng Hòa bác Cong Cong đứng ở phe nào? Có bằng chứng gì đứng đối lập với CS (và với HĐNguyên) không?
    Còn HĐ Nguyên thì theo CS, từng công khai chống VNCH và bị cho đi tù Côn Đảo.
    Nay Nguyên thấy được sai lầm, công khai chống Cộng ở ngay trong nước – bất chấp nguy hiểm.
    Thay đổi như vậy có gì đáng trách?
    Cong Cong có ghét Nguyên tới đâu, có viết 1000 bài chửi Nguyên, chỉ có tác dụng làm cho CS vui lòng.
    Giỏi, về VN chống cộng (như Nguyên) coi thử.

  7. Còn áp bức còn đấu tranh, HẠ Đình Nguyên đấu tranh chống độc tài gia đình trị thời VNCH, giờ đây Nguyên đấu tranh chống độc tài Cộng sản trị vẫn hơn những nguời “nằm nốp”.

  8. Người Pháp có một câu nói quen thuộc: “Nói dối như một điếu văn”. Ông L. P. Khải đã phạm phải trường hợp này. khi vượt qua giới hạn liêm khiết trí thức bình thường để ca ngợi bạn mình. Ông xưng tụng ông H Đ Nguyên với J. P. Sartre là một so sánh thiếu cơ sở. Ông L.P. Khài cũng quên là J. P. Sartre đã phản tỉnh và đã giúp cho thuyền nhân tị nạn cộng sản. Đó là sự khác biệt mà ông LP Khải không nhận ra.
    Theo Lenin, Ông H. Đ. Nguyên và các bạn của ông là những thành phần ngu xuẩn và hữu ích trong việc làm sụp đổ chế độ VNCH. Riêng ông H Đ Nguyên thì không có ý thức phản tỉnh. Một vấn để mà ông LP Khải nên xét lại.

  9. Cả Lê Phú Khải và Công Công đều sai:
    * J.P.Sartre phê phán CS khi y đứng ngoài hệ thống cnxh, kém xa so với các nhân sĩ Việt, bởi, khi họ lên tiếng phản kháng tức là đã chấp nhận bị khủng bố, bị tù đày ngay ngay tức thì.
    *Công Công cũng từ ngoài mà chửi bới chế độ nhưng còn dưới tầm J.P.Sartre nhiều và vì thế cái giọng dạy đời của ông đối với các nhân sĩ yêu nước ở ngay tại nước Việt là giọng của những kẻ phi nhân tính mà thôi!

  10. Nói gì thì nói, những “Sạc” wanna-be kiểu ông Hạ Đình Nguyên nếu muốn làm người thẳng đứng thì nên mạnh dạn nói lời xin lỗi cái chế độ mà ông đã tiếp tay làm sụp đổ. Bởi nếu không được cái chế độ “tham nhũng…độc diễn” đó mà xuống tay với ông tàn độc như những trại tù cải tạo sau 1975 thì ông đã thân tàn ma dại rồi, đâu thọ được đến hôm nay mà trở ngược 180 độ để than mây trách gió cái kiểu “hờn anh giận em” như thế? Phó tướng Nguyễn Văn Nhã của ông Nguyên lại càng Sạc… lô hơn. Bị tra khảo khắc nghiệt trong suốt thời gian dài như thế mà vẫn mạnh khoẻ, vẫn “kiên cường không bị khuất phục” thì chỉ có mà thánh sống mới không thấm đòn! Hay những màn tra tấn của ông đã được thêu dệt nói quá lên cho… oai? Lê Phú Khải, thà ông đừng viết người ta còn thấy ông không đáng khinh. Ca tụng một người trong quá khứ chẳng những chỉ nhìn cây mà không thấy rừng, đã góp phần phá thối hay ngăn chận công cuộc chận đứng sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản + bành trướng của trung cộng, bây giờ thấy mình hố mà vẫn không nói lên lời công đạo cho cái chế độ cộng hoà non trẻ đã gắng gượng chống chọi thù trong giặc ngoài để xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị cho ông và các bạn “quậy” tưng dẫn đến hậu quả như bây giờ! Hạng người như thế thật không xứng đáng được ca ngợi một tí nào.

  11. Sau bài viết của ô. Lê Phú Khải, có 1 comment của ĐVH: “Oh là là… “Tous les communistes sont des chiens”, et Ha Dinh Nguyen comme ca (oh, C cedile où?) avant 75s!!!” Đây là câu nói của J.P. Sartre sau khi “phản tỉnh” và để gán cho HĐN. Tôi nghĩ rất chính xác. Bởi những SV đấu tranh lúc đó như Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Văn Nhã, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng… hầu hết đều được kết nạp đảng (cs). Họ ý thứ rất rõ hành động của mình; học cũng hiểu rõ bộ mặt thật của cái gọi là thiên đường cs, của xhcn thông qua báo chí trong và ngoài nước. Vậy động cơ lòng yêu nước của nhóm SV này xuất phát từ đâu, hay từ sự giật giây phía sau? Họ hiểu rõ quá mà?
    Cứ giả định như các ông nêu trên, sau 75 được cs ban cho cái ghế béo bở: BT, CT, PCT, quận, huyện hay Tp. Sài Gòn cho đến ngày cuối đời thì họ có dám mở miệng không nhỉ? Tưởng tượng hình ảnh của những SV tranh đấu được trao trả trong bút ký “Tù binh và Hòa bình” của Phan Nhật Nam, tôi mới thấy cái bẽ bàng của những Sartre VN. Hèn đến thế là cùng, các ngài trí thức tranh đấu ạ!
    Cả cái tựa và phần mở đầu trong bài viết của LPKhải, nó lọc cọc, khập khiểng đến buồn nôn (La nausée- J.P. Sartre). Ô. Khải có thể hiểu HĐNguyên, nhưng chẳng hiểu gì về Sarte, gắng gượng tách một mảng nhỏ của Sarte để gán cho HĐNguyên không làm cho ô. SV tranh đấu này “lớn” hơn mà ngược lại khiến nó càng bé mọn vô cùng tận! (Nhgĩ thêm: Hình như đa phần những người được thụ hưởng nền GD CS, mỗi khi phát ngôn hay viết rất thường phóng đại sự việc, làm cho nó phình to lên: Tốt thì tốt vô cùng, mà khi xấu thì xấu đến “ma chê quỷ hờn”.
    Dẫu sao thì “nghĩa tử là nghĩa tận”, và cũng nhiều lần nghe lời các ô. đám SV chúng tôi xuống đường ầm ĩ reo hò với cái bụng đói, không rõ biểu tình vì cái gì, vì ai?
    Tôi cũng thành tâm chúc ô. HĐN an nhiên ở cõi bên kia!

  12. Chắc chắn rằng những ông như Hạ Đính Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Ngọc Lan, Ngô Bá Thành… Cái gọi là thành phần thứ ba về cuối đời ngẩm nghĩ lại tủi nhục lắm vì đã bị Trần Bạch đằng xem là “con c..”

  13. Cong Cong và những người tương tự rất ghét quá khứ của Hạ Đình Nguyên.
    Sai lầm của Hạ Đình Nguyên cũng là sai lầm của hành tỷ người trên trái đất này, gồm cả JP Sartre, A Aragon…
    Cũng giống như sai lầm của tổ tiên của tôi và của Cong Cong cái thời còn ăn lông, ở lỗ… tin rằng có ông Trời, Tiên, thánh…
    Phản ứng nhanh nhạy của Cong Cong nói lên một tâm thức cực đoan không khác sự cực đoan của bọn pro Cộng.
    Tôi sợ cả hai loại cực đoan.

  14. Lê Phú Khải lão luyện đã nhại đúng giọng điệu tuyên truyền của CS, là “đuổi đế quốc Mỹ, chính quyền VN cộng hòa tham nhũng”… mà Hạ Đình Nguyên và biết bao thanh niên đã mắc lỡm.

    Còn người phản biện (chắc mới tí tuổi đầu) lại vặn vẹo lạc đề “gọi là đế quốc mỹ thì Mỹ chiếm nước nào đâu”.

    Văn hóa trong tranh luận trước hết là “hiểu thấu đáo người đối thoại”
    Kong Queo nên tự cải chính.

  15. Trích:”Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó”.

    Quá khứ của các ông bà trong MTGPMN là “chống (đế quốc) Mỹ (để) cứu nước”, nếu phủ nhận nó thì hóa ra là các ông bà đã “chống Mỹ để hại nước” hay sao ? Huống chi, Quá khứ của các ông bà là “có công với cách mạng”, nay mà phủ nhận cái quá khứ Huy Hoàng này thì bị “mất cái sổ hưu” như chơi….Ngu gì mà phủ nhận !

    Vả lại. hành động của các ông bà trong quá khứ đã thành “tội ác” trong lòng rất nhiều người dân VN rồi…nay dễ dầu gì mà “phủ nhận” .

  16. Bài viết này rất là hợp ý hợp tình,nếu đọc bài báo trước đó một cách đại khái
    và dễ dải thì không thể viết rất thuyết phục như tác giả trên được.
    Chế đô VNCH.còn non trẻ,như đứa trẻ chập chững bước đi trong khi còn phải
    tự vệ chống cuộc chiến tranh lật đổ do CS.miền Bắc phát động.Lẽ ra tầng lớp
    có ăn học phải nhận ra sự thực này nhưng họ đã “chơi hội đồng” bằng cách hè
    nhau đạp cho đứa bé nằm xuống cho chết luôn !!! Đúng là thảm kịch !

Comments are closed.