Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Bá-linh: Viện Kiểm sát từ bỏ yêu cầu mức án tử hình

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

13-1-2018

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Reuters

Thương gia bị bắt cóc ở Bá-linh, Trịnh Xuân Thanh, rõ ràng không bị áp đặt mức án cao nhất ở quê nhà. Thay vào đó, Viện kiểm sát yêu cầu chung thân cấm cố.

Từ hôm thứ Hai, đã diễn ra vụ tố tụng tham nhũng đối với người đàn ông 52 tuổi bị bắt cóc từ Đức, Trịnh Xuân Thanh. Giờ đây dường như ít nhất có sự xoay chiều trong vụ việc: Viện kiểm sát từ bỏ yêu cầu án tử hình. Theo hãng thông tấn DPA, nữ luật sư người Đức của Thanh đã xác nhận điều này.

Các kiểm sát viên đã yêu cầu mức án chung thân cấm cố với tội danh gian dối, cũng như 13 đến 14 năm tù giam vì quản lý sai trái đối với cựu quan chức cộng sản này, giới truyền thông nhà nước đưa tin. Các cơ quan công quyền Việt Nam từ chối việc tham dự phiên tòa của truyền thông ngoại quốc.

Vào mùa Hè năm ngoái, Thanh đã biến mất khỏi Bá-linh trong những tình huống bí ẩn, nơi người này đã cố gắng xin tỵ nạn. Chính quyền Liên bang Đức tin rằng, người này đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Việt Nam tuyên bố rằng người này đã tự nguyện hồi hương.

Theo giới truyền thông, Thanh đã thừa nhận hành vi sai trái về kinh tế. Trước kia, nữ luật sư của ông ta, Petra Schlagenhauf, ngược lại đã tuyên bố, ông ta chỉ thừa nhận trong tư cách là người lãnh đạo cao nhất một trách nhiệm chung, không có yếu tố hình sự khi nhân viên trong doanh nghiệp đã phạm sai lầm và đưa tới tổn thất.

Thêm vào đó, bản cáo trạng cáo buộc người này đã làm giàu bản thân trong lúc là lãnh đạo của tập đoàn xây dựng nhà nước PetroVietnam Construction (PVC). Theo đó, ông này dường như đã bỏ túi riêng ít nhất bốn tỷ đồng (khoảng 150.000 Euro). Thanh đã bác bỏ những cáo buộc này tại Tòa. Đối với tham nhũng có thể bị kết án tử hình.

“Yêu cầu án cấm cố chung thân đối với con trai tôi là điều vô nghĩa, vì nó không sử dụng sai số tiền này“, mẹ của Thanh, bà Đào Thị Ngọc Kha, đã nói với hãng thông tấn dpa qua điện thoại. Nhưng để giúp đỡ con mình, bà đã hoàn lại bốn tỷ đồng. Các tòa án Việt Nam thường áp dụng những phán quyết giảm khinh đối với những bị cáo hoàn lại tiền.

Cùng với Thanh còn có 21 cựu lãnh đạo khác phải chịu trách nhiệm về quản lý sai trái và tham nhũng.

Bình Luận từ Facebook