Tác giả: David Hutt
Dịch giả: Trúc Lam
27-12-2017
Một lịch sử rất ngắn về rượu và chính trị ở Việt Nam
Một người đàn ông đứng xếp hàng dài nửa dặm bên ngoài một cửa hàng ở ngoại ô Moscow, đợi để mua một số rượu vodka.
Anh ta nói với bạn mình một cách thiếu kiên nhẫn: “Chỉ có thế. Tôi đi tới điện Kremlin để giết Gorbachev”.
Anh ta lên đường để giết vị lãnh tụ Xô Viết. Một giờ sau, anh ta trở lại.
“Anh đã giết ông ta chưa?” Người bạn hỏi.
Người đàn ông trả lời: “Giết ông ta? Người ta xếp hàng đợi ở đó dài hơn cái hàng này”.
Giống như hầu hết các câu chuyện hài hước về áp bức chính trị, câu chuyện trên gồm những mức độ đúng mực về sự bi ai và gan dạ, trong khi đưa các nhu cầu cực đoan xuống mức của những ước muốn hàng ngày. Ở Liên Xô, đó là rượu vodka. “Công việc ở Liên Xô là gì?” Một câu chuyện đùa khác. “Ăn trộm một toa xe rượu vodka, bán nó và dùng tiền để mua thêm rượu vodka”. Có lần tôi thử kể những câu chuyện cười này với các nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, qua vài cốc bia 50 xu và nhận được tiếng cười thích thú.
Nhưng, thay vì hài hước, sự phẫn nộ là phản ứng trong tháng này về thói nghiện rượu của cựu viên chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam. Các blog chính trị ở đất nước này đã chú ý tới sự thưởng thức đắt tiền của Đinh La Thăng, cựu lãnh đạo Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh, là người đã bị tống cổ khỏi Bộ Chính trị hồi tháng 5 và sau đó bị bắt trong tháng này vì những cáo buộc “quản lý kinh tế tồi tệ” liên quan đến thời gian ông ta giữ chức Chủ tịch PetroVietnam. Ông ta dường như đã khát rượu Macallan 30, một loại rượu whisky Scotch có giá khoảng 2.000 USD một chai. Cách đọc có thể diễn tả không thích hợp, nhưng tôi cung cấp sự mở đầu của một bài thơ hài hước 5 câu mà ai đó có thể muốn kết thúc:
Một cựu đồng chí tên Đinh La Thăng
là người thích thưởng thức Macallan,
…
Các nhà độc tài có một sự say mê đặc biệt về các vấn đề chất cồn. Chỉ năm ngoái, Thời báo Bình Nhưỡng (Pyongyang Times), tờ báo của nhà nước Bắc Hàn đã tuyên bố, chế độ đã chế ra một loại rượu gạo rất ngon, nó sẽ không để lại cho bạn một dư vị khó chịu nào, tin giống như những cái giá treo cổ khôi hài đối với hầu hết những người Bắc Hàn, những người từ lâu đã bị chối bỏ bởi một nền kinh tế chủ yếu dựa vào gạo để họ không bị suy dinh dưỡng. Cuốn sách tuyệt vời của Mark Lawrence Schrad, Chính trị Vodka: Rượu, Chế độ chuyên chính, và Lịch sử bí mật của Nhà nước Nga, lập luận rằng, sự say xỉn là yếu tố quyết định về lịch sử nước Nga.
Mối quan hệ của Việt Nam với rượu cũng không kém phần thú vị. Nhiều năm trước, tôi đã đặt tay vào cuốn sách sáng tạo của Erica J. Peters: “Sự thèm ăn và khát vọng ở Việt Nam: Thực phẩm và Đồ uống trong thế kỷ dài 19”. Sáng tạo, trước tiên vì khái niệm ‘thế kỷ XIX’ của Việt Nam, là một nỗ lực (thành công, theo quan điểm của tôi) để đánh giá chính sách trả thù và thống nhất của triều Nguyễn đối với thực dân Pháp.
Về rượu, tôi sẽ chỉ cho người đọc tới các chương ba và bốn, nói về vấn đề người Pháp đã cố gắng (nhưng thất bại) thao thúng và kiểm soát việc tiêu thụ rượu của người Việt như thế nào, trước hết bằng cách đánh thuế sản xuất lúa gạo và sau đó bằng cách độc quyền sản xuất, trong khi cũng tội phạm buôn lậu [như người Việt].
Là một yếu tố của sứ mệnh khai hóa văn minh, người Pháp cũng muốn hướng người Việt ra khỏi rượu gạo và bia, mà họ cho là không chỉ ngon và có chất lượng cao mà còn sản xuất bằng các kỹ thuật an toàn và hiện đại hơn. Bia thời đó đã trở thành một biểu tượng tiềm tàng cho nỗ lực của Pháp nhằm “hiện đại hóa” Việt Nam. Không được bỏ qua, người Pháp cũng tuyên bố họ chỉ đơn thuần là phá vỡ sự độc quyền của Trung Quốc đối với sản xuất lúa gạo, sự chia để trị lỗi thời.
Tuy nhiên, như ông Peters lưu ý, sự độc quyền cung cấp rượu gạo của thực dân [Pháp] đã gây ra sự oán giận cho người Việt Nam, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực khi các quan chức cố gắng ngăn chặn việc sản xuất tại nhà, nhiều người nghĩ là tốt hơn các thứ do Pháp sản xuất. Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ thời bấy giờ, đặt bút lên giấy, viết:
Sống như một người lính đánh thuê có điều gì tốt đẹp/ Say vì uống rượu nhạt.
(Nguyên văn câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu trong bài ‘Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc’ là: “Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”: ND).
“Những phép ẩn dụ về rượu gạo dùng để diễn tả … mối lo ngại về sự chiếm đóng của Pháp và nó sẽ thay đổi đất nước của họ như thế nào“. Peters viết thêm: “Ý tưởng về một loại rượu gạo truyền thống trỗi dậy như một dấu hiệu đánh dấu sự kháng cự của người Việt đối với những thay đổi không mong muốn”.
Thật vậy, những người cấp tiến và chống thực dân đã sớm học cách nắm bắt sự tức giận của công chúng như là một công cụ tuyển dụng. Peters viết thêm: “Mối đe doạ liên tục của nhà tù đối với những người sản xuất hoặc tiêu thụ rượu gạo thủ công đã được mạ kẽm mỗi ngày, chống lại chế độ thuộc địa”.
Hồ Chí Minh đã tự hạ mình xuống khi ông nói rằng, “làm suy yếu cuộc chạy đua của chúng tôi, [người Pháp] buộc chúng tôi phải dùng thuốc phiện và rượu”. Ông ta có thể thêm “rượu của họ” để làm rõ. Tuy nhiên, ông ta đã viết trong khi ở tù vào năm 1942: “Trong tù không rượu, cũng không hoa”.
Tôi không phán xét cuốn sách của Peters, mà tôi khuyên [các bạn] nên đọc, mặc dù rất khó để tìm nó. Tuy nhiên, với lịch sử gần đây hơn, rượu không mất đi tầm quan trọng về mặt chính trị và xã hội ở Việt Nam, nhất là vì tin đồn về thú thưởng thức rượu đắt tiền của tầng lớp cấp cao trong Đảng như Đinh La Thăng, như một mùi rất khó ngửi, tiến dần tới sự bất bình đẳng trong nhà nước Cộng sản [nhà nước] trên danh nghĩa.
Người Việt Nam được xem là một trong số những người nghiện rượu nặng nhất ở Đông Nam Á, không mấy ngạc nhiên khi xem xét giá cả. Một nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), năm 2014, cho thấy, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở người lớn, giai đoạn 2003-2005, tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian năm 2008-2010. Một báo cáo khác cho thấy, nhu cầu uống bia đã tăng hơn 300% kể từ năm 2002, theo Bloomberg. Euromonitor International, một công ty nghiên cứu, cũng cho ra kết quả rằng, mức tiêu thụ rượu cồn trên đầu người [Việt] là 40,6 lít (11 gallon) trong năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Công ty nghiên cứu này mô tả, Việt Nam là “chiến trường then chốt của các nhà sản xuất bia”.
Tôi lưỡng lự đưa ra bình luận về “văn hoá uống rượu” của người Việt Nam, chỉ có điều nó phản ánh đúng bản năng con người mãi mê nhậu nhẹt bê tha (s’adonner à la boisson) như là một phương tiện giúp cho mối quan hệ và hiếu khách, và phục vụ như một người bạn đồng hành vững chắc vào những dịp đặc biệt. “Vô tửu bất thành lễ”, tôi tin rằng nó được dịch là “không có chất cồn, thì các nghi thức mất đi đặc tính của nó”. “Không say, không về” (có cái gì đó dọc theo dòng chữ “không say rượu, không về nhà”) tôi được cho biết nó vẫn là một thành ngữ phổ biến, dành cho những người trong giai đoạn miệt mài trong một chầu rượu say bí tỉ.
Mặc dù nhúng nhẹ ngón chân của tôi vào vùng nước mặn của nhân chủng học, tôi đã nghĩ từ lâu (có thể đúng hoặc không đúng) rằng một người có thể nói nhiều về bình đẳng giới trong một xã hội bằng cái nhìn, và vô số, về phụ nữ uống rượu nơi công cộng. Một du khách chỉ ra ngoài vào một đêm ở Việt Nam thì không thể biết hết, nhưng nhận thấy sự đa dạng như thế, đặc biệt khi so sánh với nước láng giềng Campuchia, nơi hiếm thấy hơn.
Nhưng ngày nay, rượu có một tầm quan trọng chính trị rõ ràng hơn. Nhà sản xuất rượu bia chính ở Việt Nam, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nhà sản xuất bia hàng đầu của đất nước và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), là doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài, bảo đảm doanh thu đủ cho Đảng Cộng sản. Thị trường bia của cả nước năm ngoái có trị giá khoảng 6,5 tỷ đô la.
Tuy nhiên, bây giờ Đảng đã quyết định bán những cổ phần đáng kể của các công ty này, một phần trong kế hoạch của họ để tách ra khỏi toàn bộ hoặc một phần từ 375 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020. Tháng này đã bán phần lớn cổ phần của Sabeco, được cho là đợt phát hành cổ phiếu cho công chúng (IPO) lớn nhất của một DNNN trong lịch sử Việt Nam. Mặc dù có sự quan tâm của một số công ty quốc tế lớn khác, nhưng Thai Beverage, do nhà tài phiệt Charoen Sirivadhanabhakdi quản lý, là nhà đầu tư duy nhất, chiếm 54% cổ phần với giá 4,8 tỷ USD, hầu hết số tiền này sẽ được đưa vào quỹ của chính phủ. Chính phủ cũng có kế hoạch bán một lượng lớn cổ phần của Habeco vào đầu năm tới.
Reuters cho biết hồi tháng trước, trước khi có tin bán: “Việc bán Sabeco có thể cung cấp một kế hoạch chi tiết để tư nhân hóa các công ty khác mà Hà Nội đang xem xét như là một phần của cải cách kinh tế rộng lớn hơn”. Nó đã không hoàn toàn diễn ra đúng như kế hoạch. Có những kỳ vọng rằng các công ty lớn của Nhật Bản và châu Âu sẽ đầu tư, nhưng họ đã bị cản trở bởi mức giá 14,09 USD trên mỗi cổ phần mà chính phủ định giá.
Tuy nhiên, việc bán Sabeco chỉ có thể được coi là thành công của Đảng. Ngày nay, họ bị thiếu nợ nần và không có đủ vốn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết để giữ cho nền kinh tế ngày càng phát triển, và quan trọng hơn đối với đảng viên, duy trì một số tính hợp pháp cho Đảng trong mắt công chúng, những người đang ngày càng tò mò (và quan trọng) về mục đích của họ ngày hôm nay. Như vậy, 4,8 tỷ USD có được từ việc bán Sabeco có thể chứng minh công cụ [để đem lại lợi ích gì].
Thật vậy, không giống như các nhà cai trị trong quá khứ của Việt Nam, Đảng Cộng sản không có ý muốn hạn chế tình trạng say xỉn của công dân, cũng không kiểm soát thị trường rượu bằng biện pháp áp bức. Có lẽ lịch sử đã dạy cho họ nên bỏ mặc chuyện rượu chè, để nó không khuấy động tinh thần của người dân vốn đã bị đàn áp. Mục tiêu duy nhất của Đảng cho thấy, họ kiếm tiền từ đó.
© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
( trích) “…Mark Lawrence Schrad…. lập luận rằng, sự say xỉn là yếu tố quyết định về lịch sử nước Nga…” ( hết).
——-
Bài viết thật hay- Cám ơn tác giả David Hutt và Dịch giả Trúc Lam cùng báo Tiếng dân.
Dường như, trong câu trích trên, bài viết đi vòng vèo rồi trở về có ngầm ý đổi từ ‘Nga’ sang từ “Việt” một cách khéo léo ? – Nếu quan sát lịch sử VN, có thể người Việt, ngoài tục ăn trầu, còn thích thói’trà dư tửu hậu’ khề khà , nhưng hoàn toàn không phải một dân tộc nghiện ngập …cho đến ngày nay ! Hic.
Những con nghiện VN ,giải thích việc uống bia rượu quá mức của mình, bằng rất nhiều lý do. Có câu” vui cũng uống, buồn cũng uống”, nhưng thật ra ,không vui không buồn thì chán …nên cũng uống. Nắng nóng : uống ! Mưa buồn: uống ! Chia tay: uống ! Gặp lại :uống ! Cưới hỏi: uống! Tang ma : uống ! Uống để nhớ, uống để quên và uống để chẳng còn biết trời trăng mây nước gì nữa , ‘thuyền chĩm tại bến mới là anh hùng hảo hớn”…vv. Tất cả các lý do đều được thẳng thắng, hơn hở, nôn nóng…nói ra –Chỉ trừ lý do phổ biến nhất: Họ nghiện bia rượu !
Thiển nghĩ, nếu có một lý tưởng sống để đam mê và theo đuổi, có lẽ người ta sẽ bận rộn hơn và sẽ có cơ hội tránh xa ‘ma men” ? – Nhưng lý tưởng CNXH ở VN, dúi vào tay một loại ‘lý tưởng’, một ‘niềm đam mê” duy nhất là….cứ đi theo sau lưng một ông cụ mù lòa, lú lẩn mơ hồ và rất tàn nhẫn ! Một mục đích sống nghèo nàn vô vị và bồn cười đến thế thì tất nhiên, chỉ có những kẻ say mới có thể loạng choạng đi theo, mà không đủ sức thắc mắc gì !
Điều này ý giải cho lý do vì sao, sống dưới sự cai trị của Việt cộng, chất lượng của con người Việt Nam ( tinh thần và thể chất), tỉ lệ nghịch với tổng lượng tiêu thụ chất cồn trên toàn quốc. ( Và tất nhiên, toàn thế giới chỉ duy nhất có VN XHCN là có ‘nền Kinh tế Quán Nhậu”- số giấy phép cấp ra rất khổng lồ, chỉ thua có ‘giấy phép quán …café” gần như cấp đại trà ! Ai không tin, hãy tự đi đếm lấy để xem sực phát triển vược bật của “Kinh tế thị trường định hướng XHCN’ )
Sự sợ hãi kinh niên trước bạo lực của chính quyền, sự bi quan ,mất đi hy vọng, thậm chí bế tắc về tương lai , cùng với áp lực dồn nén trong hiện tại…, tất cả đã dẫn phần lớn nam giới Việt Nam vục mắt vào các Hủ hèm ! Sau khi chăm một lượng cồn vừa phải vào máu, nỗi sợ hãi vơi đi cùng lúc với sự liều lĩnh tràn đến. Thêm một ít nữa, thì sự bế tắc cũng bị tạm quên, trong khi mọi áp lực dồn nén gần như đều đã được giải tỏa…Đó là lúc con người Việt Nam tìm thấy ‘hạnh phúc’ ! Cảm giác ấy thật khó quên và họ luôn mong được trở lại trạng thái ấy lần nữa…
Chính nhờ trưng ra những bộ mặt nặng trệ đầy‘tửu khí’, cùng những cặp mắt lờ đờ kinh niên ấy, mà dân Việt Nam nói chung, đã được quốc tế đánh giá khá cao về Chỉ số hài lòng trong cuộc sống !
Nam giới hài lòng với cuộc sống, và có lẽ hài lòng hơn nữa nếu được chết hèn trong bể rượu bia ! Cũng có lẽ vì thế , cuộc tranh đấu với Độc tài toàn trị, hướng đến Tư do và Dân chủ , dến một tương lai sáng hơn, để sống có ý nghĩa hơn…,phần lớn lại đang đặt thêm một gánh nặng nữa lên vai Nữ giới VN , những người vốn sinh ra cho một thiên chức khác ! Ta có thể thấy, số lượng những Nữ tù nhân Chính trị/ Lương tâm ở VN , ngày càng nhiều !
Nam giới không vô tình, họ cũng biết những tin tức bất hạnh ấy, họ cũng thấy đau đớn , họ cúi mặt buồn rầu và ra đi… uống rượu ! Uống đến khi say, họ thi nhau đọc bài thơ ‘Sống‘ của cu Phan bội Châu. Giọng đọc ai nấy nghe sang sảng, hào hùng :
‘Sống nhục làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh không tưởng nước
Sống lo phú quí chẳng lo đời
Sống mà như thế thà đừng sống
Sống nhục làm chi đứng chật trời!!’
( có thể có vài kẻ đọc sai…, họ sẽ cãi nhau và sẽ sẳn sàng đâm chém nhau , sống chết với nhau như kẻ thù ngay lúc ấy ?! Kẻ anh hùng chiến thắng, lảo đảo chạy về trên nhưng con đường VN có tỉ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới ! )
——–
Cha mẹ nghiện bia rượu, con cái thể chất bạc nhược, nhiều bệnh và thường là đần độn ! Đúng ra, sau ‘đổi mới’, có một giai đoạn ngắn , các cô cậu bé VN trông cao to và khỏe mạnh …nhìn thích mắt . Nhưng giai đoạn ấy qua nhanh, ngày nay trên đường đi sẽ dễ dàng bắt gặp những thanh thiếu niên có tấm thân bé nhỏ, loắc choắc…ở miền quê lại càng thãm hơn, đầy những bé thơ còi cọc, xanh tái…, được sinh ra từ những ‘cặp đôi’ cũng rất yếu ớt , bé nhỏ…có thể chạy dưới gầm bàn mà không bị va đầu !
Việc theo dỏi, thống kê và đưa ra Kế hoạch chăm sóc Sức khỏe công đồng, những khuyến báo cần thiết …vv, thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế- nhưng rất tiếc, bọn họ quá bận cho việc nhập thuốc ung thư lậu, xây những bệnh viện bỏ đi, bảo kê hóa chất thực phẩm nguy hại …nên hoàn toàn không có thời gian rãnh !
Rồi cũng sẽ đến lúc, lượng tiêu thụ rượu bia trên đầu người VN sẽ giãm- không phải giãm vì phát triển một nhận thức đúng đắn, tỉnh táo…mà giãm, chỉ vì thể lực mỗi thế hệ lại bị bào mòn đi một phần…, khi sức không đủ để cầm ly, thì tất nhiên lượng bia rượu có thể uống nổi cũng sẽ giãm đi, sức yếu thì say nhanh! Các nhà sản xuất Bia, Rượu thì tất nhiên họ không khuyến cao gì về tác hại , họ rất vui mừng ! – Còn chính quyền Việt cộng lại càng không muốn ngăn cản, họ chỉ khuyến khích ! Vì bia rượu , ngoài thu ngân sách, còn làm bọn dân đen quên đi khối thứ khó quên, trong đó có cả thể chế chính trị thối mục cùng các quan chức Việt cộng và tài sản của họ !
Làm cho toàn dân quên đi mọi thứ, với một ‘chỉ số hạnh phúc’ cao ngất ngưỡng- thì chuyện ấy, Ban Tuyên huấn, Bộ 4 T …không thể bằng Bia + Rượu.
———-
PS:
Trên mạng đang có dư luận đòi tẩy chay ‘bia Sai gon’ vì Sabeco đã thuộc về tay người Thái ! Điều ấy đã làm nhiều người’buồn’- và hãng Heineiken vui mừng với dự báo cần tăng công suất lên gấp đôi !