Tin trong nước
Tin Biển Đông
Về cái gọi là “Tứ Sa” của Trung Quốc, báo Đất Việt có bài: Bóc mẽ chiến thuật mới của Trung Quốc ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP.HCM, khẳng định, “cái gọi là chiến thuật Tứ Sa của Trung Quốc không hề mới, đó chỉ là thủ thuật của nước này sau khi bị dư luận quốc tế phản bác mạnh mẽ về đường lưỡi bò“.
Về Hội thảo Quốc tế với chủ đề “An ninh hàng hải toàn cầu: Biển Đông quan điểm từ các bên không tuyên bố chủ quyền”, được tổ chức tại Nhật hôm 25/9, TTXVN có bài: Học giả Nhật và Ấn nói gì về Biển Đông?
“Các học giả đều nhận định duy trì tự do hàng hải, tạo ra các cơ chế phối hợp, kiểm soát xung đột, dựa trên tính thượng tôn của pháp luật, sự tin tưởng lẫn nhau của các bên liên quan là biện pháp quan trọng giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các bên“.
Quan hệ Việt – Trung
Liên quan tới sự kiện giao lưu quốc phòng biên giới Việt – Trung mới đây, VOA đặt câu hỏi: Bắc Kinh tìm cách xoa dịu Hà Nội trước Đại hội Đảng? Báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng của Hồng Kông dẫn lời ông Hứa Lợi Bình, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định rằng, sự hiện diện của tướng TQ Phạm Trường Long tại sự kiện là “một cử chỉ thiện chí”.
Ông Hứa Lợi Bình nói: “Thông thường thì Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự. Tuy nhiên ông Phạm đã quyết định chủ trì sự kiện này sau khi hủy sự kiện này một vài tháng trước đây. Điều này có nghĩa là Trung Quốc vẫn tiếp tục trân trọng quan hệ với Việt Nam”.
Sóng gió vẫn tiếp tục trong quan hệ Việt – Đức
Trang Thời Báo có bài: Đức từ chối cấp Visa cho đoàn công tác nhà nước, tạm ngừng cấp Visa cho du học sinh Việt Nam. Theo ông Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thời Báo cho biết, một đoàn công tác gần 20 người từ VN đã bị phía Đức “từ chối cấp Visa” sang công tác vào cuối tháng 9, kế hoạch gặp gỡ đối tác Đức phải hủy. Còn lịch đăng ký phỏng vấn xin Visa cho thời gian cư trú trên 90 ngày đối với lao động, du học sinh… cũng bị đóng băng cho tới hết tháng 01/2018.
Hiện vẫn chưa có nguồn tin nào xác nhận thông tin này. Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, cho biết: “Tin Đức không cấp visa cho du học sinh VN là không chính xác. Còn có mấy ông đầu sò không được chào đón thì cũng là chuyện bình thường thôi…“.
Đêm qua, một cộng tác viên của Tiếng Dân ở Đức đã gửi email tới Bộ Ngoại giao Đức để hỏi thêm về tin này, nguyên văn như sau: “Sehr geehrte Damen und Herren! Ich habe in Thoibao.de, a vietnamesische Zeitung in Berlin gelesen, dass die deutsche Regierung aufgehört hat Visa für vietnamesche Studenten auszustellen. Daüber hinaus ist Visa für eine kommerzielle Gruppe mit etwa 20 Personen von einem Provinze in Vietnam abgelehnt worden. Ich frage Sie höfflich ob diese Nachrichten richttig ist und bitte Sie mir eine Antwort zu geben“.
LS Trần Vũ Hải kêu gọi Việt Nam thực hiện ý kiến của GS Hoàng Xuân Phú nêu ra hơn một tháng trước, hy vọng phía Đức sẽ chấp nhận, đó là cam kết “áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế”.
Trang Diplomat có bài: Trịnh Xuân Thanh: Trùm tham nhũng hay là nhà cải cách? TS Lê Đăng Doanh cũng tò mò muốn biết quan hệ Việt – Đức sẽ được không phục trở lại như thế nào. Ông lên kế hoạch sẽ có mặt tại đại sứ quán đức vào lễ Độc Lập của Đức trong tháng 10. Ông nói: “Tôi chắc sẽ tham gia như một người bạn của Đức, và tôi rất tò mò muốn biết ai từ phía Việt Nam sẽ đến và những gì mà ngài Đại sứ của Đức sẽ nói trong ngày này”.
Nhà báo Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi trong một bài viết trên blog VOA: Đổ vỡ Việt – Đức: Nguyễn Phú Trọng có ‘vô can’? “Với tư cách là người đứng đầu đảng, người từng chỉ đạo ‘bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh’ và có thể là người hưởng lợi nhất trong cuộc chiến phe phái khi nắm giữ được Trịnh Xuân Thanh, ông Nguyễn Phú Trọng có ‘vô can’ khi để xảy ra những hậu quả khủng khiếp trong quan hệ Việt – Đức?”
Sau cuộc bầu cử Đức, quan chức chính quyền có thể thay đổi, nhưng vấn đề an ninh nội địa vẫn không thay đổi. Cho nên: Chuyên gia: Việt Nam không nên trông đợi Đức thay đổi chính sách. VOA dẫn lời một chuyên gia am hiểu về Đức cho biết: “Người Đức rất phẫn nộ về việc Việt Nam cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin và đây không phải là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa của Đức”.
Mời đọc thêm tin về quan hệ Việt – Đức: Việt Nam chúc mừng bà Angela Merkel tái đắc cử Thủ tướng Đức (DT). – Đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch ĐBSCL (Zing).
Nhân quyền ở Việt Nam
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thông báo Cuộc thi tìm hiểu về Luật tiếp cận thông tin. Nội dung các câu hỏi hàng tuần sẽ được công bố trên trang Facebook Oxfam, độc giả có thể tham khảo câu hỏi của tuần này như sau: “Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin tháng 4 năm 2016. Theo Luật này, Công dân được tiếp cận thông tin bằng 2 cách thức sau: 1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; 2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin”. Sẽ có 4 đáp án để độc giả tham gia lựa chọn trả lời.
Trái ngược với nền văn minh nhân loại, Bộ công an “quản chặt” cán bộ chiến sĩ về ứng xử trên mạng xã hội. Thông tư 27 quy định: “Cán bộ, chiến sĩ CAND không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với đường lối, chính sách và quy định của ngành Công an. Đồng thời, không được giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội”.
Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết, sau quá trình đấu tranh, công an trại giam đã cho phép gia đình đưa thuốc chữa bệnh vào cho con bà.
BBC có bài: Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’. Suốt hơn 5 tháng qua, người dân ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã căng bạt dựng lều trước cổng khu công nghiệp Lai Vu, để phản đối công ty Hong Kong Pacific Crystal lén lút xả thải hôi thối ra môi trường hơn hai năm qua. Đỉnh điểm là ngày 25/9, có hơn 500 cảnh sát “dùng vòi rồng và roi điện để giải tán chừng 200 người dân“.
Một người dân cho biết: “Tôi nghĩ họ còn thuê cả xã hội đen, vì không công an nào lại đi dánh người dân dã man như thế, 5-6 người nhảy vào đánh đập một người dân”. Ông Trương Văn Hơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương cho biết: công ty Pacific Crystal đã đầu tư nhiều và “Bộ Môi trường đã thanh tra và cho phép công ty khắc phục sự cố và đầu tư thêm để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường”.
Mời đọc thêm: Việt Nam dùng vòi rồng giải tán người biểu tình ở Hải Dương (VOA). – Hải Dương: Công an dùng vũ lực đàn áp dân phản đối ô nhiễm –– Một nhóm bảy người Thượng được hưởng qui chế tị nạn ở nước thứ ba (RFA). – An ninh ‘sách nhiễu’ các nhà hoạt động ở Tp.HCM (VOA).
Công cuộc ‘đốt lò’ của cụ Tổng
Blogger Lê Anh Hùng đặt câu hỏi trong một bài phân tích trên blog VOA: ‘Đồng Chí X’ có sẽ bị tống vào ‘lò’? Tác giả đưa ra ba lý do giúp ông Nguyễn Tấn Dũng không bị xử lý, cũng như 3 lý do khiến ông Dũng sẽ bị bắt.
Tác giả kết luận, “chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi liên quan đến số phận ‘đồng chí X’. Tuy nhiên, cho dù có bị các ‘đồng chí’ của mình tống vào ‘lò’ lần này hay không thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ được sử sách ‘lưu danh’ như là người lập được nhiều ‘chiến công’ nhất cho Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam hiện đại“.
Trang Dân Luận có bài: Có phải TBT Nguyễn Phú Trọng thực sự muốn diệt “Mối Chúa” không? Tác giả đặt vấn đề: “Nếu phe ông Trọng thật sự chống tham nhũng, tại sao còn dung dưỡng cho những Đinh La Thăng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Trịnh Văn Chiến, Võ Kim Cự, Ngô Văn Khánh, và hằng hà sa số những con sâu khác hiện nay tiếp tục ăn tàn phá hại của dân? Sao chỉ dám ‘lột’ mấy cái chức không còn nữa của Trần Văn Truyền, Vũ Huy Hoàng.v.v… Sao không dám bắt chúng đứng trước vành móng ngựa’ để trả lời trước dân về những khối tài sản khổng lồ của chúng do đâu mà có?”
LS Trần Vũ Hải có bài: Xử quan theo lệ, dân theo luật…lệ? Dẫn chứng vụ bê bối ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được UBKT Đảng chuyển cho cơ quan điều tra làm rõ một số nội dung vi phạm, “nhưng đến nay chưa thấy khởi tố vụ án hình sự”. Vụ VP Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai “uống bia và ghim giấy hàng tỷ đồng”, UBKT Đảng xác định các vị này chi sai hàng chục tỷ đồng. “Nhưng chưa thấy khởi tố vụ án hình sự về mua bán hoá đơn hay tham ô”.
Ngược lại, vụ xét xử 8 công dân tội chặt 12 cây tràm quá tuổi do họ chăm sóc, mà VKS khẳng định “không xác định được thiệt hại” nhưng họ vẫn bị kết tội, nhiều người đi tù. “Họ kêu oan mấy năm, nhưng chưa thấy cơ quan nào giải quyết”.
Mời đọc thêm: “Lò đã nóng lên rồi…” (NLĐ). – Chủ tịch Quốc hội: Người dân cần giúp sức “ném củi tươi vào lò” (Soha). – Ai bao che cho ‘củi tươi’ Thuận Phong? (MTG). – ‘Một bộ phận không nhỏ’ dần được điểm mặt chỉ tên (VNN).
Các khúc củi ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Báo Tuổi Trẻ có bài: Bắt kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí và 3 người của PVN, PVC. Sau khi có thông báo gửi về gia đình ông Lê Đình Mậu, kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tối 25/9, ngày 26/9 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an VN đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Mậu để điều tra về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Được biết, cơ quan an ninh điều tra cũng ra quyết định khởi tố 3 người khác, tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Vũ Hồng Chương, cựu trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Trần Văn Nguyên, kế toán trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 và Nguyễn Ngọc Quý, cựu phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Mời đọc thêm: Công an VN bắt thêm lãnh đạo PetroVietnam (BBC). – Kế toán trưởng PVN bị bắt và những ‘góc khuất’ ở dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (DT). – Vì sao Kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí bị bắt? (VNF). – Bắt kế toán trưởng PVN do liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh (NLĐ).
Đại án OceanBank
Báo Lao Động có bài: Bắt tạm giam 3 lãnh đạo chi nhánh Oceanbank Hải Phòng. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã phát hiện và bắt giữ 3 bị lãnh đạo Oceanbank Hải Phòng là bà Trần Thị Kim Chi, ông Lê Vương Hoàng, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, khi họ đang trốn ở TP. Hồ Chí Minh.
Ba người này bị truy nã hôm 13/9 với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự, liên quan vụ án chiếm đoạt 400 tỷ đồng của khách hàng.
Mời đọc thêm: Đã bắt được cựu giám đốc OceanBank Hải Phòng trốn ở TP.HCM (TT). – Bộ Công an bắt được 3 cán bộ OceanBank trốn truy nã (PLTP). – Đại án OceanBank: một nửa sự thật không phải sự thật! (TT). – Đại án Oceanbank: “Mong các con hãy rút kinh nghiệm từ bố” (PL Plus). – Đại án Oceanbank: Những khách hàng nào nhận tiền lãi ngoài của OceanBank? (TP). – Đại án Oceanbank: Nước mắt và sự khiêm cung (PLVN). – Tranh luận về việc có hay không Oceanbank thiệt hại hơn 1500 tỷ đồng? (ĐSVN). – 13 câu nói ‘rút ruột’ trong phiên xử đại án OceanBank (PLTP).
Vụ bê bối ở Đà Nẵng
Báo Thanh Niên có bài: Đề xuất báo chí không khai thác sâu những vấn đề ‘nóng’ tại Đà Nẵng. Trước việc UBKT TƯ kết luận đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị các cơ quan báo chí không đánh giá, đưa ra những nhận định mang tính suy đoán, tiêu cực”.
Trong quá trình điều tra việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản, các dự án Sơn Trà, Ban tuyên giáo cũng đề nghị các cơ quan báo, đài “không tập trung mở rộng khai thác sâu ‘vào các vấn đề khác’ gây tâm lý trái chiều trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố” .
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn có bài: Một vòng trái chuối. Có thông tin ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng GTVT về nhận chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Trong khi Tạp chí Giao Thông là tờ báo trực thuộc Bộ này, nhiều tháng trước có loạt bài “đánh” công ty Bắc Nam 79 của Vũ “nhôm”, là người bị nghi ngờ có liên minh ma quỷ với ông Nguyễn Xuân Anh.
Ông Tuấn cho rằng: “Không có đủ thông tin để kết luận chắc chắn điều gì, song đây là lý do vì sao báo chí không nên thuộc về các cơ quan nhà nước, vì xung đột lợi ích. Rất khó để không hoài nghi về tính khách quan của những tờ báo này, và câu hỏi là vì sao tiền thuế của người dân chúng ta lại phải dành để nuôi chúng trong khi chúng hoàn toàn có thể được sử dụng như công cụ của ai đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta”.
RFA có bài: Di sản Nguyễn Bá Thanh và đấu tranh nội bộ. Đánh giá về mặt được và mất của ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng vẫn chia làm 2 thái cực. Có quan điểm cho rằng, bộ mặt của TP Đà Nẵng có được như ngày hôm nay là mang đậm dấu ấn Nguyễn Bá Thanh. Quan điểm khác lại chỉ ra những tiêu cực của ông Thanh như tham nhũng đất đai, giải tỏa Giáo xứ Cồn Dầu…
Về nhân sự, thế hệ sau không muốn đứng dưới cái bóng của ông Thanh, cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên câu hỏi được dư luận đặt ra là, tại sao ông Thanh không bị kỷ luật, thậm chí được điều ra Trung ương làm Trưởng ban Nội chính (rồi trở về Đà Nẵng khi không còn giữ được cái mạng), trong khi lãnh đạo Thành phố hiện tại lại bị cho vào “lò”. Đây có phải là dấu hiệu của đấu đá nội bộ trong guồng máy ĐCS?
Mời đọc thêm: ‘Việt Nam là cứ bám víu quá mức vào cái bằng’ (BBC/ TD). – Chỉ tại bệnh sính bằng cấp (MTG). – Những dự án bị điều tra ở Đà Nẵng liên quan đến ‘trùm’ BĐS Phan Văn Anh Vũ (MTG). – Râm ran chuyện Đà Nẵng (RFA).
Mật ở VN Pharma, ruồi ở Bộ Y tế
Báo Tiền Phong có bài: Bộ Y tế không cho báo chí dự công bố thanh tra VN Pharma. Trong khi Thanh tra Chính phủ mời phóng viên báo chí vào dự, thì đại diện Bộ Y tế lại mời ra ngoài. Phía Bộ Y tế cho biết, “theo yêu cầu của đoàn thanh tra nên mời các phóng viên ra ngoài phòng họp. Khi nào có kết luận của đoàn thanh tra, Bộ Y tế sẽ cung cấp đến các cơ quan báo chí”.
Ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ III – Trưởng đoàn thanh tra, là người đã từng mạt sát báo chí, khẳng định, “không có việc cấm phóng viên khi công bố kết luận thanh tra, đây là việc làm công khai và phóng viên được phỏng vấn đoàn thanh tra. Khi công bố kết luận thanh tra xong, phóng viên mới phải rời hội trường”.
Báo Pháp Luật TP có bài: Đề nghị điều tra, xử lý lãnh đạo Cục quản lý Dược. Việc ông Đỗ Văn Đông làm chủ tịch hội đồng giám định sẽ không bảo đảm tính khách quan, bởi vì ông Đông là thuộc cấp của ông Trương Quốc Cường, là người đã ký văn bản cấp phép cho công ty VN Pharma nhập khẩu lô hàng H-Capita 5000mg. Cho nên để đảm bảo tính khách quan, ngoài việc cần lập một Hội đồng giám định khác, cần điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm” của lãnh đạo Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Mời đọc thêm: Thanh tra việc cấp phép VN Pharma nhập thuốc từ công ty “ma” Helix Canada (NLĐ). – Thanh tra việc cấp phép VN Pharma nhập 7 loại thuốc giả (TP). – VN Pharma và ‘lỗ hổng’ Health 2000 Canada (TT). – Thanh tra quá trình ‘phát triển thần tốc’ của VN Pharma (TT). – Lãnh đạo Cục quản lý Dược vụ VN Pharma bị đề nghị truy cứu trách nhiệm (VNE).
Bê bối phân bón giả
Nhà báo Mai Quốc Ấn có bài: Cuộc họp “khủng”. Nói là “khủng” bởi vì cuộc họp này có sự tham dự của các Bộ Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Công thương, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát ND tối cao cùng Trung ương Hiệp hội phân bón Việt Nam, Tổng cục Hải quan, thường trực Ban chỉ đạo 389…
Tuy nhiên, “khủng” như vậy nhưng theo ông Ấn, chỉ để xác định một chuyện nhỏ: “xử lý hay không xử lý công ty Thuận Phong về việc sản xuất phân bón giả”. Lý do có cả Bộ QP, là vì Công ty Thuận Phong nằm trong đất Quốc Phòng, và họ đã “lừa” Bộ này để sản xuất phân bón giả!
Báo Nhà Quản Lý có bài: Phó Chánh Văn phòng BCĐ 389 nhập vai nông dân đánh úp phân bón giả. Bài báo ca ngợi ông Trần Hùng, phó Ban chỉ đạo 389, đã nhập vai nông dân để khui ra vụ sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong. Ông Trần Hùng cũng là người được biết đến qua nhiều vụ phanh phui tiêu cực, gần đây là vụ VN Pharma, khi ông khẳng định: ‘Nói gọn H-Capita là hàng giả’.
Chuyện dài BOT
Báo infonet có bài: Ông Võ Văn Hoan: Không thể ngừng BOT. Ông Hoan là Chánh văn phòng UBND TP.HCM, khẳng định: Không thể ngừng BOT vì đó là xu thế phát triển. Ông lấy dẫn chứng những nước có nguồn ngân sách cao như Mỹ, Trung Quốc để Việt Nam học tập. Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là sự minh bạch trong cách làm ăn của các nước thì không nghe ông nói.
Có gì khuất tất mà báo NLĐ bảo là Quảng Nam “đóng cửa” họp bàn giảm phí 2 trạm BOT trên Quốc lộ 1 đi qua địa bàn tỉnh này? Khi phóng viên đến, mong được dự họp để phản ánh thông tin, thì lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đây là “cuộc họp kín”, khi nào có phương án cuối cùng sẽ thông tin cho các cơ quan báo chí.
Được biết, trên QL1 thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam có 2 trạm thu phí BOT, một ở xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, do Công ty CP Xây dựng Công trình giao thông 545 xây dựng, trạm thứ hai ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành do Cienco 5 xây dựng. Hai trạm BOT này chỉ đặt cách nhau 53 km, trái với quy định khoảng cách tối thiểu là 70 km của Bộ GTVT.
Mời đọc thêm: Đằng sau các dự án BOT có đồng chí nào “vỗ vai” không? (DT). – Gần 30.000 tỉ tiền phí trong 5 năm: Có đủ để sửa đường? (LĐ). – Tại sao vừa đóng phí bảo trì đường bộ vừa trả phí BOT? (PLTP). – Nóng trong ngày: Không thể nói đã đóng phí bảo trì thì miễn phí BOT (DV). – Tái phát triển ga Hà Nội, cần rút ngay bài học từ BOT (NĐT). – 38 trạm thu phí BOT giảm giá (NQL).
Vấn nạn lạm thu trong nhà trường
Báo GDVN có bài: Phản đối lạm thu, hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học, đòi đuổi Hiệu trưởng. Bước vào đầu năm học 2017- 2018, trường Mầm non Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa đã đưa ra “danh sách đen” tới 17 khoản dự kiến thu của học sinh. Tổng mức thu đối với học sinh cũ là 3 triệu 154 ngàn đồng/ học sinh; học sinh mới là 3 triệu 219 ngàn đồng/ học sinh.
Không thể chịu đựng được những khoản thu vô lý này, hàng trăm cha mẹ học sinh đã đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối hiệu trưởng, yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết, mới cho con cái đi học trở lại. Bà Trần Thị Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Phụ huynh đề nghị đuổi cô hiệu trưởng ra khỏi trường mới cho con đi học”.
Trang Facebook Thanh Niên Công Giáo có bài: Giáo xứ Chúc A đấu tranh chống lạm thu về giáo dục. Bài viết cho biết, LM Giu-se Nguyễn Hồng Lĩnh và bà con giáo xứ Chúc A đã đấu tranh chống lạm thu thành công ở các trường thuộc địa bàn xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cho các em học sinh nơi đây.
Kết quả là: “Tiền xây dựng trường tiểu học từ 500-700 ngàn, nay giảm xuống chỉ còn 200 ngàn. Các khoản phụ như sổ liên lạc, quỹ phụ huynh, giữ xe… đã bỏ hết tính ra giảm được mỗi em 400-500 ngàn. Trường mầm non, bỏ hết các khoản phụ, không bắt ở lại ăn trưa, không buộc phải đóng tiền nuôi cô. Giảm tiền xây dựng 50%, tiền mua đồ chơi… Tính tổng mỗi em giảm được 3.500.000đ. Trường cấp II thì không đáng kể vì họ chủ động giảm”.
Chuyện “lạ” ở Bộ Quốc phòng
Báo Đất Việt có bài: Bộ Quốc phòng thoái hết vốn tại một tập đoàn. Bộ Quốc phòng đăng ký bán toàn bộ hơn 7,55 triệu cổ phiếu HDG của Tập đoàn Hà Đô, tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 10%, trong bối cảnh giá cổ phiếu của Tập đoàn này tăng mạnh từ đàu tháng 7/2017. Nếu tính theo thời giá hiện tại, Bộ QP thu về khoảng 250 tỷ đồng.
Được biết, tiền thân của Tập đoàn Hà Đô là xí nghiệp xây dựng, trực thuộc Viện kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, được cổ phần hóa năm 2004, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm bất động sản, xây lắp và thủy điện.
Báo NLĐ có bài: Thu hồi đất quốc phòng cho thuê ở Đà Nẵng. Mới đây, nhiều DN trên địa bàn TP Đà Nẵng đã có đơn kêu cứu Chính phủ, Bộ QP… về việc họ có ký hợp đồng với Sư đoàn Phòng không 372 thuê đất quốc phòng tại vành đai sân bay quốc tế Đà Nẵng để đầu tư, hợp tác kinh doanh… nhưng Bộ Quốc phòng chấm dứt hợp đồng, thu hồi đất.
Các doanh nghiệp phản ứng vì hợp đồng đến tháng 6/2018 mới hết hạn, công việc làm ăn lại đang thuận lợi… mà quyết định thu hồi đất của Bộ QP lại không vì mục đích quân sự.
Tài nguyên, môi trường đất nước bị tàn phá
Trang Zing có bài: ‘Hội nghị Diên Hồng’ bàn quyết sách cho Đồng bằng sông Cửu Long. Một hội thảo quan trọng, bàn về các giải pháp cho Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra ở Cần Thơ. Các chuyên gia khoa học trong nước có được cơ hội nêu ra các vấn nạn thiếu nước, đất lún, lở bờ. Hội thảo chú ý nhiều vào biến đổi khí hậu, thủy lợi và phát triển sai lầm ở đồng bằng, nhưng đã không đề cập đến sự nguy hại cho môi sinh và con người khi nước thải trong vùng hoàn toàn không được thu gom và xử lý.
Clip Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đi trực thăng thị sát đồng bằng sông Cửu Long:
Hội thảo cũng không đả động đến nguy cơ từ các nhà máy điện than, hay các nhà máy giấy đang ồ ạt tràn vào, thế mà hội thảo dám tự xưng là Hội Nghị Diên Hồng, vậy mà không hề đề cập tới các tác động xuyên biên giới xuống ĐBSCL, từ các nước thượng nguồn như Trung Quốc, Thái và Lào, đã ngăn giữ nước, chặn phù sa, chuyển nước khỏi dòng chính.
Những nước nói trên đã và đang “cướp nước” ở hạ lưu vào mùa khô và cả mùa mưa, đến nỗi Biển Hồ không có nước để chuyển dòng chảy ngược về cho ĐBSCL vào mùa khô. Lấy danh nghĩa ‘Diên Hồng’ cho một hội thảo như thế, cho thấy sự thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc ở cấp quốc gia. Giới trí thức và xã hội dân sự ở VN đều ý thức rõ các vấn nạn bị né tránh đó, trong khi tinh thần Diên Hồng hoàn toàn vắng mặt trong hội thảo này.
Mời xem clip của Zing: ‘Đồng bằng sông Cửu Long có bị biến mất vào năm 2100?’
Báo Dân Việt có bài: Cận cảnh lô gỗ lậu nghi do lâm tặc phá rừng táo tợn tại Bình Định. Một lô gỗ hơn 26m3 không có giấy tờ, bị tình nghi do lâm tặc khai thác tại khu vực 60,9ha rừng xã An Hưng, huyện An Lão, Bình Định, đang được cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra.
Mời đọc thêm: Bắt tạm giam đối tượng phá rừng phòng hộ ở Quảng Nam (DV). – Trữ lượng titan Bình Thuận: 599 triệu tấn chỉ là “con số ma” (NĐT). – Bị dân dựng lều phản đối, nhà máy thép nằm im 3 tháng (TT).
Phú Quốc: Mảnh đất ít người nhiều … ma
Báo NLĐ có bài: Nhiều sai phạm trong quản lý đất ở Phú Quốc. Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa công bố kết luận thanh tra, về việc quản lý, sử dụng đất rừng phòng hộ tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Theo kết luận, Sở TN-MT cùng UBND huyện Phú Quốc đã “tham mưu” cho UBND tỉnh ban hành các quyết định thu hồi đất, giao đất không chính xác; không tổ chức thanh, kiểm tra… Việc này đã dẫn đến tình trạng bị trùng lắp về diện tích.
Điều khôi hài là UBND tỉnh Kiên Giang lại đổ cho Sở TN-MT và UBND huyện Phú Quốc đã “tham mưu” cho tỉnh dựa trên những báo cáo không chính xác, không kiểm tra… tương tự như việc UBND huyện Phú Quốc đổ cho Phòng TN-MT “thực hiện chưa tốt công tác tham mưu cho UBND huyện”. Tất cả đổ dồn cho cấp dưới mà không hề có quy trình công khai, minh bạch với dân sở tại, để rồi những sai phạm nghiệm trọng như trên vẫn mang điệp khúc “kiểm điểm, rút kinh nghiệm“.
Vấn đề đất đai tại Phú Quốc gây nhức nhối hàng chục năm qua, hầu như đời lãnh đạo huyện nào cũng dính, bởi tài nguyên đất tại Phú Quốc không được quản lý chặt chẽ, nó là mỏ vàng cho các quan chức lợi tư lợi, chia chác.
Kinh tế ngày càng khó khăn
BBC có bài: Kinh tế Việt Nam: ADB cảnh báo nợ xấu ngân hàng. Theo đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thì việc tái cấu trúc ngành ngân hàng và giải quyết nợ xấu đang dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, việc nới lỏng “quá mức” chính sách tiền tệ và tài khoá gây thêm rủi ro cho Việt Nam.
Nikkei: Thoái vốn nhà nước ở Việt Nam dần trở thành “ảo ảnh”. Trang BizLive dẫn nguồn từ báo Nhật, Nikkei, cho biết, các nhà đầu tư đang phàn nàn rằng “Chính phủ Việt Nam đang chậm trễ và không nhất quán trong việc thoái vốn khỏi 12 doanh nghiệp nhà nước lớn” cho thấy, “những động thái này khác xa so với kế hoạch thoái toàn bộ vốn như đã cam kết”.
Mời đọc thêm: Nhóm Ngân Hàng Thế Giới nói giúp VN giải quyết nợ xấu (RFA).
Tin quốc tế
Chính trường Mỹ
VOA có bài: Dự luật bỏ Obamacare tiêu tan khi một nghị sĩ Cộng hòa nòng cốt bỏ Trump. Theo chân hai nghị sĩ Cộng hòa trước là John McCain và Rand Paul, Thượng nghị sĩ Susan Collins, đại diện bang Maine, đã quyết định không bỏ phiếu cho dự luật chấm dứt Obamacare.
Nghị sĩ Collins nói: “Tổng thống điện thoại cho tôi hôm qua, Phó Tổng thống điện thoại cho tôi khi tôi đang ở Maine hồi cuối tuần. Bộ trưởng Price cũng đã điện thoại cho tôi”.
Mời đọc thêm: Mỹ: Dự luật hủy bỏ Obamacare lại có nguy cơ yểu mệnh (RFI). Nhà báo Hoàng Ngọc Nguyên có bài: OBAMACARE TRƯỚC TRUMPSCARE (Người Việt TD Utah). – Phe Cộng hòa lại thất bại với nỗ lực bãi bỏ Obamacare (VOA).
Báo Người Việt đưa tin về “Đạo Luật Dream của phía bảo thủ”: Dự luật phía Cộng Hòa: “Dreamers” có quốc tịch sau khi điều tra kỹ càng. Theo bài báo, “các ứng viên phải trải qua cuộc điều tra kỹ càng. Cuộc điều tra bao gồm 3 giai đoạn điều tra an ninh và lý lịch cá nhân để bảo đảm rằng họ không từng có hành vi phạm pháp hay là mối đe dọa an ninh cho nước Mỹ”.
Báo Người Việt cho biết Ủy ban Tình báo của Hạ viện Mỹ tiếp tục điều tra vụ Nga can dự vào bầu cử 2016. Tuần này Ủy ban sẽ gặp riêng hai nhân vật thân cận với Tổng Thống Trump, Roger Stone, một người quen biết lâu năm với ông Trump và cựu phụ tá Boris Epshteyn.
Thêm tin về nước Mỹ: Venezuela bác bỏ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ (RFI). – Các nước trong danh sách cấm nhập cảnh Mỹ phản ứng (VOA). – Tòa Tối cao bỏ điều trần về lệnh cấm nhập cảnh cũ của TT Trump (VOA).
Khủng hoảng Bắc Hàn
Trước tình trạng khẩu chiến Mỹ-Triều leo thang, Trung Quốc kêu gọi tự chế. VOA cho biết, ngày 25/9 Trung Quốc kêu gọi các bên trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Hàn tự chế và không nên “chế dầu vào lửa”.
Thế giới lo ngại về cuộc khẩu chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn. BBC có bài: Bắc Hàn cáo buộc Hoa Kỳ tuyên chiến qua phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn tại New York: “Toàn thế giới nên nhớ rõ rằng chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên tuyên chiến với đất nước chúng tôi”.
Phát ngôn viên Lầu Năm góc, Đại tá Robert Manning, đáp lại rằng: “Nếu Bắc Hàn không ngừng các hành động khiêu khích, chúng tôi đảm bảo sẽ đưa ra các lựa chọn cho Tổng thống để đối phó với Bắc Hàn”. Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ António Guterres, cho hay: “Những cuộc đối đáp nóng nảy có thể dẫn đến những hiểu lầm chết người”.
Bộ trưởng Tài chánh Steve Mnuchin ngày 24/9 tuyên bố: Ông Trump không muốn chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên. VOA dẫn lời ông Munichin nói: “Tôi có thể đảm bảo là ưu tiên số một của Tổng thống là sự an toàn của người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta. Tổng thống không muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân. Và chúng ta sẽ làm mọi việc có thể được để đảm bảo là chuyện này không xảy ra”.
Thêm tin: Washington bác đổ lỗi của Triều Tiên là Mỹ ‘tuyên chiến’ (VOA). – Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ tuyên chiến, Washington phủ nhận (RFI). – Giới chức: Mỹ không muốn thay đổi chế độ Triều Tiên (VOA). – Bắc Hàn tuyên bố sẽ bắn hạ các oanh tạc cơ cũa Mỹ (RFA).
BBC có bài phân tích với câu hỏi: Căng thẳng Triều Tiên – Mỹ đáng lo ngại ở mức nào? Theo ông Andrei Lankov từ Đại học Kookmin, Seoul, “có rất ít khả năng xảy ra xung đột” nhưng Bắc Hàn vẫn “không có hứng thú ngoại giao” ở thời điểm này. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng một bước đi bị hiểu sai ý trong tình hình căng thẳng hiện nay, có thể gây ra một cuộc chiến không đáng có.
RFI có bài: Giải mã “nụ cười” của Kim Jong Un. Các chuyên gia đặt câu hỏi: “Phải chăng đấy là nụ cười đắc thắng của một quốc gia đang tiến gần đến đích, sắp có vũ khí hạt nhân trong tay để ‘cân bằng lực lượng’ với Mỹ?”
Bài trên RFI: Bắc Kinh tìm cách đối phó trước nguy cơ Bắc Triều Tiên rối loạn. Dẫn nguồn từ báo Le Monde, nhận xét: “Chính quyền của ông Tập Cận Bình rất thiếu sáng kiến trong hồ sơ Bắc Triều Tiên”. Trong bối cảnh này, nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau ở một điểm, đó là Bắc Kinh không thể không dự kiến “các kế hoạch khẩn cấp”, trong trường hợp rối loạn xảy ra.
BBC đưa tin: Ra mắt BBC Tiếng Hàn. BBC cho biết: “Trọng tâm chính của BBC Tiếng Hàn là Bắc Hàn, nơi chính sách kiểm duyệt của chính phủ hạn chế việc người dân tiếp cận nguồn tin tức độc lập”.
Tin Trung Quốc
Theo BBC: Trung Quốc chặn WhatsApp trước Đại hội Đảng. Tin cho biết, những người dùng WhatsApp gặp trục trặc với ứng dụng này từ hơn một tuần qua. RFI: Trung Quốc phạt nặng những trang Web lớn.
RFI đưa tin: Interpol họp tại Trung Quốc, nước bị tố cáo đàn áp đối lập. Theo bản tin, giám đốc Interpol hiện nay là Thứ trưởng bộ Công An Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei). Interpol hiện “là công cụ quan trọng cho Trung Quốc vào thời điểm chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch ‘Săn Cáo’ đã giúp dẫn độ về Hoa lục ít nhất 2.500 nghi can tội phạm kinh tế“.
RFA có bài phân tích tình hình kinh tế Trung Quốc: Hạ Điểm Tín dụng và Tăng Lãi Suất. TS Nguyễn Xuân Nghĩa nhận xét: “Với cái thói đi tắt của kẻ đi sau, Trung Quốc mất 15 năm đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001 và kèo nèo để xin được 15 năm mới trở thành nền kinh tế thị trường đích thực. Trong giai đoạn ấy, họ chưa áp dụng quy luật thị trường. Kỳ hạn 15 năm đó đã kết thúc vào cuối năm 2015 mà họ vẫn duy trì chế độ bảo hộ và ngày nay đang bị nhiều nước than phiền, kể cả Hoa Kỳ, mà không chỉ có Hoa Kỳ. Vì vậy, Trung Quốc vẫn còn nhiều nhược điểm và bị chế tài chứ không mạnh như người ta nghĩ”.
VOA đưa tin: Bộ trưởng thương mại Mỹ thăm Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến công du tới Trung Quốc vào cuối năm của Tổng thống Donald Trump.
Khủng hoảng Rohingya
Myanmar bị lên án: HRW tố cáo Myanmar về tội ác chống nhân loại, theo VOA. Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hãy áp đặt các biện pháp trừng phạt và lệnh cấm bán vũ khí đối với Myanmar.
VOA đưa tin: ASEAN ‘rạn nứt’ vì Malaysia và Myanmar bất đồng trong việc Myanmar không công nhận người Rohingya là một trong những cộng đồng chịu ảnh hưởng. RFI có bài: Khủng hoảng Rohingya gây bất hòa trong ASEAN.
Mời đọc thêm: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo Myanmar phạm tội ác chống nhân loại -– Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya (RFA).
Tin châu Á
VOA cho biết, Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng. Theo tin từ “The Indian Express”, kết quả trong chuyến đi này sẽ là việc thông báo cuộc tập trận trên biển giữa hải quân Ấn Độ và Mỹ, tập trung vào việc Trợ giúp Tai họa và Cứu trợ Nhân đạo. RFA có bài: Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Ấn Độ khi Trung Quốc quyết đoán.
Mời xem thêm: Nhật tổ chức bầu cử sớm giữa quan ngại về Triều Tiên (VOA). – Cam Bốt: Lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị từ chối tại ngoại hầu tra (RFI). – Tòa Campuchia từ chối cho lãnh tụ đối lập tại ngoại –– Thủ tướng Thái Lan nói rằng biết bà Yingluck đang ở đâu –– Nổ súng tại cơ ngơi tổng thống Philippines (RFA).
Tình hình Trung đông
Phản ứng trước cáo buộc của Tổng thống Mỹ trong việc hợp tác nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo với Bắc Hàn, Iran lên tiếng: Iran bác bỏ những cáo buộc của Trump. RFI dẫn nguồn từ AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran Bahram Ghasemi, hôm qua 25/09/2017, tuyên bố rằng, những phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump là “cáo buộc phi lý và vô căn cứ”.
Thêm tin: Ba người Israel bị bắn chết tại một khu định cư Do thái (VOA). – Irak: Kurdistan căng thẳng chờ kết quả trưng cầu dân ý về độc lập –– Macron trình bày kế hoạch ” tái thiết” châu Âu –– Đức: Thủ tướng Merkel cố tìm đồng minh lập nội các (RFI).