Bà hiệu trưởng này xuất thân từ đâu?

Chu Mộng Long

15-10-2022

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

“Bạn không nói ra thì tôi không biết bạn là ai”. Câu ngạn ngữ này mang nghĩa rộng, không đơn thuần là bạn “nói ra” cái nguồn gốc xuất thân của bạn cho người khác biết mà nói bất cứ điều gì cũng có thể bộc lộ bản chất của bạn.

Bà Hiệu trưởng trường Tiểu học ở Gò Vấp bị báo chí hỏi: “để cuộc họp phụ huynh xảy ra như thế, bà có cho rằng trách nhiệm đầu tiên thuộc về hiệu trưởng?” Bà ta chối ngay: “Không”. Bà quy trách nhiệm cho phụ huynh Tuyến. Và quy luôn trách nhiệm cho người tung clip để công khai sự kiện. Trong khi tại cuộc họp đó, bà ta có tham dự cùng giáo viên chủ nhiệm. Cuộc họp này, tôi dám chắc như mọi cuộc họp phụ huynh đầu năm, mục đích chỉ để thu tiền các loại mà khoản 4, điều 10, Điều lệ Ban Cha mẹ học sinh cấm. Vượt qua rào cản của điều cấm bằng cách lấy tập thể gây sức ép vào lòng tự trọng của cá nhân để hợp thức hóa cho bằng được thứ tiền thu trái phép là một sự lưu manh đang phổ biến hiện nay ở các trường học. Ép không được thì hạ nhục người ta, rằng nghèo thì không nên cho con theo học lớp này, trường này, đúng là tận cùng của sự khốn nạn!

Tiền thu cho ai? Nếu là tiền quỹ cho Ban Cha mẹ học sinh hoạt động như luật định thì đúng là bà Hiệu trưởng không có trách nhiệm. Nhưng các khoản cấm trong điều lệ, bao gồm sửa sang cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị… (thuộc ngân sách và học phí, thu thêm để gian lận trong giải ngân), kể cả quà cáp biếu xén, thì rõ ràng là nguồn thu này có lợi cho Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm. Có mặt tại cuộc họp nhưng không ngăn cản phát ngôn của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì việc dư luận quy “Ban đại diện cha mẹ học sinh là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng để bòn vét phụ huynh” có oan không?”

Quy trách nhiệm cho người đại diện phụ huynh, quy cả trách nhiệm cho người công khai sự việc, rõ ràng bà Hiệu trưởng đang cố tình phủi tay sau khi chỉ đạo cho cái phát ngôn hạ nhục người nghèo để vét cho bằng được tiền của người nghèo. Tự bà ta đã biến nghề hiệu trưởng thành nghề vét máng mà không thấy nhục.

Vì tự thân bà ta không thấy nhục nên bày trò hỏi các phụ huynh, rằng những phụ huynh bị hạ nhục như vậy “có thấy nhục không”? Không chừng khi đưa một em bé lên trụ cờ kiểm điểm, sau những lần mắng nhiếc, sỉ vả, bà ta sẽ hỏi “có thấy nhục không?” Tạo chấn thương và khoét thêm chấn thương một lần nữa bằng câu hỏi như vậy, bà ta có phải là một nhà sư phạm được quan chức cấp trên đưa lên làm Hiệu trưởng?

Một lần cách đây 30 năm, khi đi học ở Hà Nội, tôi đến một cửa hàng mua cái headphone để học tiếng Anh. Vào cửa hàng, thấy cái gì cũng thích bèn xem đi xem lại. Đột nhiên chị bán hàng hỏi: “Này, không có tiền thì đừng vào đây!”. Tôi trố mắt. Chị ta tưởng tôi không có tiền thật, bèn quát: “Không biết nhục à?” Tôi nhục ê người, nhưng bèn lảng tránh và “cút” nhanh. Chấn thương tinh thần ấy vẫn còn dai dẳng đến bây giờ.

Tóm lại, nguồn gốc xuất thân của bà này ở đâu ra? Hỏi Trưởng phòng giáo dục, hỏi Giám đốc sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh thì rõ! Con cháu chúng ta được hưởng thụ một nền giáo dục như vậy đấy!

_____

Tin mới nhận: Nhà người tung clip lên mạng bị tạt sơn. Không chỉ lưu manh, khốn nạn, mà còn côn đồ.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Học giả NĐK

    (“Hội phụ huynh” là cách gọi trước đây, còn tên chính thức trên văn bản giấy tờ bây giờ là “Ban đại diện cha mẹ học sinh”, giống kiểu như “thu phí” với “thu giá” vậy).

    Với kinh nghiệm 3 năm liền làm Trưởng ban đại diện CMHS lớp, Phó trưởng ban đại diện CMHS trường (ở một trường tiểu học tại TP.HCM) tôi cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo nên cân nhắc bỏ hẳn cơ cấu “Ban đại diện CMHS” hiện nay tại tất cả các trường công.

    Theo dõi câu chuyện lạm thu hơn 15 năm nay ở các trường (kể từ khi mới bước chân vào nghề báo, cho đến khi thực tham gia trực tiếp vào hoạt động của ban đại diện CMHS mới đây) tôi thấy hoạt động chủ yếu, tích cực và xuyên suốt của hầu như tất cả các ban đại diện chỉ có một, đó là: THU TIỀN QUỸ.

    Thực ra cũng không cần trải nghiệm thực tế, chỉ để ý quan sát một chút cũng thấy ngay, đầu mối của tất cả các khoản lạm thu được phản ánh trên báo chí những năm trước và thời gian gần đây đều ở một chỗ đó là: BAN ĐẠI DIỆN CMHS (HỘI PHỤ HUYNH).

    Vậy mà, thật đáng ngạc nhiên, bấy lâu nay chưa thấy ai đặt câu hỏi về việc có nên hay không để tồn tại một cơ cấu ban đại diện CMHS này trong các trường công?

    Qua trải nghiệm ba năm trong ban đại diện của mình quả thực tôi thấy vai trò của ban đại diện CMHS trong việc phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong việc nuôi – dạy các con là vô cùng hạn chế. Hạn chế đến mức, tôi có thể nói chắc rằng có hay không ban đại diện CMHS cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy – học và hoạt động của học sinh tại trường.

    Vậy tại sao các Ban đại diện CMHS vẫn được lập ra? Và ai sẽ là người sốt sắng lập nên Ban đại diện CMHS này nhất? – Xin thưa, tất cả những ai từng có con học trong hệ thống trường công đều có thể dễ dàng trả lời ngay đó là: BAN GIÁM HIỆU.

    Như đã nói ở trên, nếu không có cơ cấu gọi là ban đại diện CMHS các ban giám hiệu các trường chắc chắn sẽ gặp khó khăn với các khoản tiền cần “xã hội hóa” hàng năm để: mua máy chiếu, mua tivi, mua rèm cửa… vân vân và vân vân. (Một điều kỳ lạ là năm nào cũng có những khoản kiểu như thế này, như thể sau mỗi năm học, qua một kỳ nghỉ hè, ngôi trường lại rơi vào thế giới của Kafka, trang thiết bị năm cũ đột nhiên biến mất hết không một dấu tích vậy).

    Mỗi lần nghe các vị lãnh đạo các trường lên báo chí giải thích về các khoản thu của cha mẹ học sinh đều là “tự nguyện”, “đồng thuận”… nói thật tôi thấy buồn nôn kinh khủng (“mắc ói dễ sợ” – nói theo kiểu miền Nam).

    Cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị là gì?

    – Là bóng gió gợi ý (nhiều khi là thẳng tuột luôn), là giả đò lấy ý kiến, rồi phổ biến cho ban đại diện trường, rồi đưa xuống cho giáo viên chủ nhiệm, đưa xuống cho ban đại diện lớp, rồi lấy biểu quyết ở lớp theo cùng một mô-típ như sau: Sẽ có vài vị phụ huynh có điều kiện đứng lên ủng hộ nhiệt thành, thậm chí còn đòi tăng thêm các khoản đóng góp. Sẽ một vài ý kiến yếu ớt chất vấn, hay phản đối. Sẽ nói qua nói lại một hồi, rồi hết thời gian họp phụ huynh. Biểu quyết. Đa số đồng ý. Xong.

    Khốn thay, trong một trường, hay một lớp học bao giờ cũng thế, những gia đình, những phụ huynh có điều kiện nhất là những người mạnh miệng (lớn tiếng) nhất. Ở chiều ngược lại, những gia đình, những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn nhất lại chính là những người ít có tiếng nói nhất. Họ là những người yếu thế. Họ không dám lên tiếng. Hoặc có thể tệ hơn, vừa nghe đến những khoản thu kiểu như vậy thì họ đã ngay lập tức xây xẩm mặt mày, vội nghĩ cách xoay xở cho ra cái khoản đó để kịp đóng góp cho con, chứ làm gì đã nghĩ đến chuyện lên tiếng phản đối hay chất vấn.

    Như thế, cái gọi là “tự nguyện”, là “đồng thuận” của quý vị thực ra chỉ là “ném đá giấu tay”, mượn tay ban đại diện thực hiện các mục tiêu của mình, và lấy đa số (to tiếng) áp đặt thiểu số (yếu thế) không có tiếng nói.

    Nói đến đây tôi chắc phải dừng lại một chút, để có vài lời thanh minh. Thứ nhất, tôi không nói tất cả các trường, các ban giám hiệu đều như thế (bản thân tôi cũng đã có may mắn gặp được những thầy, cô giám hiệu thực sự hết lòng vì các con), nhưng hầu như chắc chắn các trường có chuyện lạm thu phụ huynh đều như thế. Thứ hai, có lẽ mọi phụ huynh đều nghĩ những khoản quỹ đóng góp cho ban đại diện CMHS là để lễ tết thầy cô, để tỏ lòng biết ơn. Nhưng thực tế, như cá nhân tôi nhìn nhận, quả tình thầy cô cũng không có mặn mà gì với các món quà của phụ huynh đâu, họ thường cảm thấy miễn cưỡng, khó xử khi nhận được các món quà này hơn là thích thú. Trong đa số trường hợp, thầy cô, nhất là thầy cô chủ nhiệm cũng là nạn nhân của nạn lạm thu này (vừa chịu o ép từ trên ban giám hiệu, vừa phải chịu tiếng oan o ép phụ huynh)

    Nói tiếp về chuyện lạm thu. Việc lạm thu của Ban đại diện CMHS diễn ra ở tất cả các cấp học, nhưng nó đặc biệt tệ hại với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhà nước đã chủ trương miễn học phí để mọi trẻ em đều có thể đến trường, phổ cập tiểu học (tiến tới phổ cập trung học cơ sở), thế nên, việc lạm thu đầu năm ở các trường không gì khác là phá hoại chính sách đúng đắn, nhân văn này.

    Điều cuối cùng, nếu cần có tiếng nói, có sự tham gia của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái tại trường, chúng ta có thể cân nhắc thiết lập một mô hình khác hiệu quả hơn đó là thiết lập các học khu (có thể phân theo phường, xã), mội học khu sẽ có một Ban giám học là đại biểu nhân dân, giáo chức về hưu hoặc những nhà chuyên môn khác có quan tâm đến giáo dục, để hỗ trợ, theo dõi, giám sát hoạt động giáo dục tại tất cả các trường công trong phạm vi học khu của mình. Tôi tin, “Ban giám học” này sẽ có nhiều chuyên môn, trách nhiệm và sẽ có khả năng mang lại hiệu quả hỗ trợ, giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục các trường công tốt hơn nhiều các “Ban đại diện CMHS” hiện nay.

    Nguồn Mạng.

  2. Học Giả Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  3. Học Giả: BÙI CHÍ VINH

    Xưa học hành miễn phí
    Giờ vượt 7 hàng rào
    Chẳng lẽ tiên học lễ
    Hậu học toàn gươm đao

    Xưa không có đồng nào
    Vẫn ung dung đến lớp
    Giờ không có hầu bao
    Thì coi như trớt quớt

    Xưa vua quan sĩ tốt
    Đều trên dưới một lòng
    Bệnh có nhà thương thí
    Học có trường vì dân

    Không phải đóng tiền ăn
    Không đóng tiền mua sữa
    Đến trường khỏi băn khoăn
    Nghèo giàu đều như rứa

    Giờ thì đóng thả cửa
    Hết tiền xây dựng trường
    Rồi đến tiển quỹ lớp
    Đủ thứ tiền bất lương

    Tiền bán trú không buông
    Tiền đồng phục cũng lấy
    Tiền chìm hội phụ huynh
    Tiền nổi có trời thấy

    Tiền bảo hiểm y tế
    Tai nạn cũng bảo kê
    Tiền, tiền, chết mặc kệ
    Không có tiền thì… về

    Xưa học ở đồng quê
    Trẻ con còn huýt sáo
    Giờ học chốn thị thành
    Trẻ con toàn mất máu

    Xưa, đâu thèm nói xạo
    Thời Đệ Nhất Cộng Hòa
    Chỉ cần đi đến lớp
    Học trò là… bông hoa !

    Nguồn Mạng.

  4. CHỐNG TÀU CỘNG không thể điên cuồng mù quáng
    Chống ĐẠI HÁN ĐỎ vì chúng xâm chiếm HOÀNG-TRƯỜNG SA biển đảo Tổ Quốc … thâm độc cài bọn LÃ Thanh Hải + Hoàng TRUNG HẢI +….hàng triệu thằng VỊT GIAN vịt kìu iêu nước AO +… NHƯNG CẦN HỌC TẬP ngay cả TẬP Vua Đỏ về điều lớn sau đây

    Tầm nhìn của Tập Cận Bình trong bài phát biểu khai mạc đại hội đảng Tàu cộng lần thứ 20 ở Bắc Kinh ngày 16/10.

    Tập Cận Bình cho biết Tàu sẽ tập trung vào “giáo dục chất lượng cao”
    “Đổi mới sẽ vẫn là trọng tâm của động lực hiện đại hóa mà Tàu theo đuổi trong LÃNH VỰC GIÁO DỤC
    Tập Cận Bình chú trọng về nhân tài và công nghệ, đặc biệt khi Tập Cận Bình kêu gọi đảm bảo chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ quan trọng này

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. Đây là những bằng chứng rõ rệt nền chuyên chính vô sản đã bị lật đổ, thay vào đó là nền chuyên chính tư bẩn, nên mới có chuyện đấu tranh giai cấp ngược như thế này

    Bác Hồ & Bác Mao mất đi, để lại 1 lũ lai căng & 1 bọn bội tình thế này

  6. Sự khốn nạn của một bộ phận không nhỏ các quan chức trong ngành giáo dục đang làm băng hoại nền giáo dục nước nhà. Đất nước này, dân tộc này đã đang và sẽ phải chịu hậu quả vì loại quan chức khốn nạn đó.

    Đã có hiệu trưởng dẫn gái là học trò cho quan trên, hiệu trưởng ngồi trên taxi vào trường làm gãy chân học trò nhưng lại trơ trẽn tìm cách chối tội đến hiệu trưởng chủ trương thu tiền mỗi suất nghỉ trưa 15.000 đồng thì không còn gì để nói về một bộ phận không nhỏ các quan chức quản lý nền giáo dục nước nhà. Ai cho phép vị hiệu trưởng trường trên biến các lớp học của trường thành phòng trọ rẻ tiền?. Còn biết bao nhiêu vị hiệu trưởng từ cấp tiểu học đến cấp đại học đang biến trường học thành nơi mình thực hiện uy quyền và trục lợi khi đang tại chức? Ai phải chịu trách nhiệm vì đã đề bạt, bổ nhiệm những kẻ thiếu nhân cách lên làm hiệu trưởng?. Những hiệu trưởng khốn nạn đó học trò biết, phụ hunh biết, giáo viên biết lẽ nào quan chức giáo dục các cấp cao hơn không biết!

    Thưa các thầy các cô ở những trường có loại hiệu trưởng khốn nạn nói trên, lẽ nào các vị không thấy xấu hổ với học trò mình, không thấy xấu hổ với con cái mình? Thiếu sự dũng cảm phê phán những việc làm sai trái tới mức khốn nạn của lãnh đạo trường liệu các vị có đủ tư cách dạy cho trò cách làm người tử tế?

    Nguồn Mạng.

  7. Giáo dục xhcn là loại giáo dục tồi, những đứa i tờ lên làm thầy.

  8. Có côn đồ không khi giữa đêm lùa ba ngàn cảnh sát cơ động trang bị đến tận răng vào một ngôi làng nhỏ giết người mổ xác ?
    Cái gốc của lưu manh, côn đồ nó ở đấy chứ ở đâu.

Comments are closed.