Thạch Đạt Lang
18-9-2017
Có lẽ đây là lần đầu tiên nhưng không chắc sẽ là lần cuối cùng, một lời mời “danh dự” của ông Nguyễn Hữu Thỉnh, đương kim chủ tịch hội nhà văn của nước CHXHCN Việt Nam, bị từ chối thẳng thừng bởi một người lính viết văn, cựu đại úy nhảy dù Phan Nhật Nam.
Phan Nhật Nam là người có nhiều tác phẩm bút ký chiến trường nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975 như, Tù Binh và Hòa Bình, Mùa Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa… cùng những truyện ngắn, truyện dài khác như: Dựa Lưng Nỗi Chết, Đứa Bé Chết Trên Dòng Sông Quê Hương, Em Tôi… Tuy nhiên, ông không nhận mình là một nhà văn, chỉ coi mình như một người lính viết văn.
Không nhận mình là nhà văn, Phan Nhật Nam chắc cũng có lý do, có lẽ ông sợ bị xếp chung với những nhà văn trong chế độ CSVN.
Theo bài viết đăng trên báo Tiếng Dân, ngày 01.09.2017, nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam đã chính thức gửi lời mời người lính viết văn Phan Nhật Nam về Hà Nội họp mặt, mọi phí tổn sẽ do hội nhà văn đài thọ, từ vé may bay, di chuyển đi lại, ăn uống, khách sạn…
Nguyên nhân của lời mời này, theo Hữu Thỉnh bày tỏ nguyện vọng là “tái bản” cuộc gặp gỡ giữa Phan Nhật Nam và Nguyễn Thụy Kha – một nhà văn miền Bắc, hội viên hội nhà văn do ông Thỉnh làm chủ tịch – ở bên Mỹ, di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, dù cuộc gặp gỡ giữa Phan Nhật Nam và Nguyễn Thụy Kha không nói rõ chi tiết, chỉ diễn tả một cách mơ hồ là từng cùng nhau uống bia vui vẻ.
Sự kiện “uống bia vui vè” đã được ông Hữu Thỉnh đưa lên tầm cao thời đại là đầy thú vị, cần phải nhân rộng ra, kéo dài hơn thành nhiều ngày, ở nhiều nơi với các nhà văn VN đang sống và làm việc ở nước ngoài, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp ở cuộc gặp mặt sẽ có tên Mùa Thu Hà Nội.
Ôi! Mới nghe lời giới thiệu của ông Hữu Thỉnh về giá trị bền vững của những tâm hồn Việt ở cuộc gặp gỡ Mùa Thu Hà Nội chắc ông Phan Nhật Nam phải cảm động, mũi lòng, lấy khăn giấy ra chậm nước mắt. Tuy nhiên với bản lãnh của một sĩ quan pháo binh dù, rồi trở thành phóng viên chiến trường, lăn lộn qua nhiều trận địa khói lửa, bom đạn kinh hồn khắp các vùng đất nước, từ Mùa Hè Đỏ Lửa với Đại Lộ Kinh Hoàng, đến Phước Long, An Lộc… cùng những năm tháng đọa đày, cơ cực, nhục nhã trong ngục tù cộng sản, khiến ông không dễ gì xiêu lòng trước lời chiêu dụ của những tên bồi bút, tay sai của chế độ CSVN.
Trả lời ông Hữu Thỉnh, người lính viết văn VNCH Phan Nhật Nam đã khẳng khái từ chối lời mời “trân trọng, ấm áp tình đồng bào, đồng nghiệp nhưng không đồng chí” của môt ông “bự” trong ban tuyên giáo của chế độ CSVN, lời mời mà có thể sẽ có không ít những kẻ khác như Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Du Tử Lê… ganh tị, thèm muốn.
Sự từ chối này chẳng khác nào một cái tát mạnh mẽ vào khuôn mặt vốn lem luốc của CSVN mà đại diện là Hữu Thỉnh, chủ tịch hội nhà văn CHXCNVN. Sự từ chối thẳng thắn với những bầy tỏ trung thực về thực trạng hòa hợp, hòa giải mà chế độ CS đã và đang tiến hành hơn 42 năm qua khiến cho Hữu Thỉnh cùng những kẻ chủ trương, nếu còn lương tri, lòng tự trọng, chắc phải cảm thấy ê chề, nhục nhã.
Thư trả lời của Phan Nhât Nam đồng thời cũng là một cảnh báo cho những người còn quá thơ ngây, nhẹ dạ, mấy chục năm rồi vẫn còn mơ màng với người cộng sản VN, chưa chi đã vội vui mừng, nhẩy cẫng lên khi thấy trong bộ Lịch Sử Việt Nam mới do Vũ Duy Mền chủ biên được Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam xuất bản không còn dùng chữ ngụy quân, ngụy quyền nữa.
Người lính viết văn Phan Nhât Nam trả lời chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh rất rõ ràng, minh bạch. Nếu thật sự chế độ CSVN muốn hòa hợp, hòa giải thì trước hết hãy hòa hợp, hòa giải với người trong nước và đối xử tử tế, nhân hậu với những người lính miền Nam đã chết cũng như chưa chết, những người thương phế binh miền Nam.
Hãy hòa hợp hòa giải với người dân Đồng Tâm, Dương Nội, Formosa, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…Hãy đem giá trị bền vững của những tâm hồn Việt an ủi, xoa dịu, giúp đỡ bằng tinh thần hay vật chất cho vơi đi những nỗi đau khổ, khốn cùng của những người dân mất đất, mất nhà đang khiếu kiện, kêu oan trên khắp các vùng đất nước.
Hãy đem giá trị bền vững của những tâm hồn Việt đến các đồn công an tìm hiểu, điều tra, ngăn chận những vụ công an mời vào đồn thì khỏe mạnh, vui vẻ, sau đó đột nhiên tự tử, chết tức tưởi không thể giải thích, không có ly do, tràn ngập oán hận xẩy ra càng ngày càng nhiều chứ còn nhân rộng chuyện uống bia vui vẻ để nói về giá trị bền vững của những tâm hồn Việt, ngó bộ hơi lãng quẻ.
Người viết không hy vọng cái tát của Phan Nhật Nam vào mặt Hữu Thỉnh sẽ làm cho ông Thỉnh và những kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ suy nghĩ, ăn năn, sám hối về cuộc đời văn nô, nâng bi chế độ, bẻ cong ngòi bút của họ, chỉ mong rằng cách hành xử của Phan Nhật Nam ít ra cũng thức tỉnh được những người có tài thơ, văn ở hải ngoại đang lăm le kiếm danh, kiếm lợi bằng cách cộng tác với những kẻ đã từng kết án, trù dập, nhục mạ, vu khống mình.
Phan nhật Nam xứng đáng là người lính Việt nam cộng hoà với DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM – TỔ QUỐC.
Khi Nguyễn Hữu Thỉnh còn đương kim chủ tich HNVVN đứng ra mời ,thì còn thấy “ánh sáng “Hòa hợp!chứ nay ông ta đã là “Nguyên “CT HNVVN thì vứt! Phan Nhật Nam từ chối là thông minh!
Sao gọi là cái tát ?
“Cái tát” của ông lính viết văn Phan Nhật Nam có thể làm ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thỉnh tẽn tò chút xíu, nhưng ông Nguyễn Thuỵ Kha mới là cay cú, vì ông làm thân “xung kích” đi tiên phong dọn đường mà chẳng nên cơm cháo gì. Tưởng cá to đã cắn câu nào dè cá quay lại đớp chủ tịch của ông Kha một phát rõ đau.
Qua bài học này mới thấy những nhân vật cộng đồng người Việt quốc gia cũng cần cẩn thận hơn với những cái vòi NQ36 đầy quyến rũ đang giăng mắc khắp nơi hòng chiêu dụ hoặc gài bẫy những ai sức đề kháng đang dần suy yếu.