Phân

Lê Quảng Hà

19-7-2022

Ảnh: FB tác giả

Nói về cái tượng đài các chiến sỹ Cảnh sát giao thông và nghe đâu mới kết hợp thêm Phòng cháy, chữa cháy sau khi hai “đống phân” ấy bị phản đối quá nhiều vì chò mèo của mấy tay sỹ nô cấu kết với đám củi mục để rút ngân sách, bèn phải kết hợp làm một để đỡ mang tiếng ăn dày (đấy là tôi nghe tin đồn nói vậy).

Mục tận sở thị tôi phải qua tận cái nơi tuổi thơ của tôi ấy, để xem họ đã làm cái gì? Quả thực như lời một ông anh rất thân (cũng người Hà Nội gốc) nói lại chuyện anh ấy mắng một tay kiến trúc sư đã làm đến chủ tịch Hà Nội: “Chúng mày ở quê ra, chúng mày nhớ quê chúng mày, chúng mày biến Hà Nội quê tao thành quê chúng mày là éo được!”

Quả thực tôi cũng không có ý phân phân biệt vùng miền hay chê người nông thôn, nhưng cần thừa nhận mỗi vùng miền có những nền tảng văn hóa khác nhau.

Trên cái quảng trường đó cái đập vào mắt tôi là một thứ tởm lợp phi nghệ thuật. Yếu kém về nghề (kể cả như ông chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam hay cả cái đám hội đồng đã duyệt cái đống hổ lốn tượng ấy, có cố biện minh để nói rằng cái “đống phân” ấy phải tả thực, thì cái tả thực ấy cũng quá kém cỏi, thiếu tính chuyên nghiệp), còn ý tưởng thì ấu trĩ rời rạc chắp vá thô thiển tôi chưa bàn tới. Bởi với cái đám nô sỹ ấy tôi còn lạ gì về văn hoá và nhân cách của bọn chúng.

Khi mới bước đến cái khuôn viên của tượng đài phân ấy, tôi nhìn một khuôn mặt quen quen hay gặp ở đâu đó (?) đang say mê ngắm nghía chỉ đạo. Tôi tiến đến hỏi:

– Anh là tác giả bức tượng này à?

Gã thấy tôi giơ điện thoại chụp ảnh, bèn kéo cái khẩu trang lên, chỉ một tay thợ đang đánh bóng tít trên dàn giáo: Ông kia! Rồi quay lưng lại. Lảng!

Hèn, hèn đến thế là cùng! Chẳng biết nói gì hơn ngoài sự đáng thương cho cái kiếp nô sỹ!

***

Xin lỗi, đã không định bới cứt để ngửi nữa. Nhưng hôm qua đọc tin thấy ông Vi Kiến Thành (thành viên Hội đồng nghệ thuật) phân bua về cái tượng đài xấu xí mới khánh thành ở công viên Thống Nhất, rằng việc ghép hai cụm Cảnh sát giao thông và Phòng cháy, chữa cháy vào một cho tiết kiệm ngân sách? Và đổ lỗi cụm tượng đó phải làm tả thực như thế cho phù hợp với thẩm mỹ đám đông?

Vâng với tư duy đó và cách hiểu của ông về nghệ thuật tôi cười muốn vỡ bụng, tranh luận với ông chắc cũng phí lời, phí thời gian.

Nhưng ngoài trách nhiệm một công dân, hơn nữa lại là một người con của Hà Nội, và cũng là một người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, tôi không thể im lặng trước những cái xấu, cái bẩn đang từng ngày từng giờ làm ô uế Thủ Đô nơi tôi hàng ngày phải đối diện.

Thưa ông Thành, cứ cho là ông chân thành muốn bớt kinh phí và cả không gian cho hai “đống phân” riêng biệt, thôi thì vo vào một đống cho tiện. Tôi nghĩ cũng là một ý hay, bởi Hà Nội cũng đỡ bị hai “đống phân” nằm chình ình hai góc, thôi đằng nào cũng thối, thối một lần, một chỗ cho xong.

Nhưng thưa ông! Nghệ thuật không phải là món lẩu để mà ông tuỳ tiện lắp ghép kiểu ấy. Với lối tư duy đó thì tôi nghĩ, ông mới là người có vấn đề về tri thức và cảm nhận nghệ thuật, chứ chưa chắc đã phải quần chúng số đông như ông nói. Đó là sai lầm thứ nhất!

Tôi không đại diện cho quan điểm riêng của tôi để khẳng định cái tượng đài ấy phải theo hình thức nào? Bởi nghệ thuật cũng có muôn vàn con đường! Dù là tả thực thì cũng phải làm đến nơi đến chốn, cũng phải ý tứ tư tưởng, cảm xúc… còn cái này thì hời hợt thô thiển, vô cảm vô nghĩa, xộc xệch và non kém về nghề.

Tôi có biết về ông và cảm nhận được về nền tảng văn hoá và kiến thức của ông thì cũng dễ hiểu ông chỉ cảm nhận được đến thế, nhưng ông đừng lấy cái nền tảng văn kiến ấy của mình để áp đặt và khẳng định cho nền tảng văn kiến của cộng đồng. Đó là sai lầm thứ hai!

Là một người làm quản lý văn hoá. Nếu như ông đã nhận định rằng dân trí ở mình thấp, thì lẽ ra ông phải có trách nhiệm, phương hướng để nâng cao dân trí mới phải, đằng này ông lại đổ lỗi cho dân để bao biện cho sự yếu kém của chính mình là sao? Đó là sai lầm thứ ba!

Cần khẳng định rằng, một xã hội có muốn phát triển và văn minh hay không? Đó là trách nhiệm của giới trí thức. Mà giá trị lớn nhất của trí thức đó là khả năng biết phản biện. Tôi đã từng mở ra cho ông những cơ hội phản biện cùng tôi, nhưng ông toàn từ chối và lảng tránh? Nay cái “đống phân” thối của các ông chình ình ra đấy, ông không thể lảng tránh được nữa buộc ông phải trả lời. Qua đó nó lộ rõ lỗ hổng về kiến thức và văn hoá của ông.

Và tôi đã hiểu vì sao ông đã lảng tránh phản biện cùng tôi trước đây! Cái này thuộc về lỗi thể chế! Và đó là sai lầm lớn nhất và là vấn đề chính mà tôi muốn nói đến để hiểu rõ cái gốc rễ của của mọi vấn đề. Cái tượng đài đó chỉ là cái nhỏ, có thể bỏ đi thay bằng cái khác. Nhưng quan trí mà nền tảng văn hoá kiến thức như thế thì làm sao Thủ Đô văn minh sạch sẽ đẹp đẽ được?

Thôi đành tặc lưỡi: Cái ‘lước’ mình ‘ló’ vậy!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cái này gọi là Hiện thực và Nghệ thuật nó đang chửi nhau quyết liệt như các phe chửi nhau trên mạng xã hội .

    • Theo tớ thì có thể xem đây là 1 hy vọng về hòa giải hòa hợp giữa các phe, kể cả Nghệ Thuật & Hiện Thực . Tất nhiên, chính nghĩa & sự thật vẫn là phe thắng cuộc .

      Những kẻ chê ỏng chê eo có thể xem là lũ cực đoan, vô học, giòi bọ dị ứng với ánh sáng

  2. Vài ý về bài này

    “Chúng mày ở quê ra, chúng mày nhớ quê chúng mày, chúng mày biến Hà Nội quê tao thành quê chúng mày là éo được!”

    Haha, thế mà bảo dân các bác chia sẻ những giá trị của nhân dân “tiến bộ” của thế giới . Take a load of that xít . Thế giới bây giờ muốn dân tứ xứ tạo nên những vóc dáng riêng biệt cho riêng mình ở ngay xứ sở họ, như các Chinatowns hay Little Saigon’s ở OC, Fairfax, SF, NYC hay DC. Chỉ những dân cầm chuông mới quan niệm “mỗi vùng miền có những nền tảng văn hóa khác nhau”, và ở đâu cũng phải giữ cho bằng được cái purity về văn hóa & mọi thứ khác ở chỗ đó

    “phải làm tả thực như thế cho phù hợp với thẩm mỹ đám đông”

    Trí thức nhà các bác nói ngay cả trừu tượng cũng phải dựa trên hiện thực . “trí thức” nhà các bác còn như vậy nữa thì câu nói trên khá chính xác .

    “Mà giá trị lớn nhất của trí thức đó là khả năng biết phản biện”

    Not really. Oh, só zi, đây là Việt Nam . Nếu tớ là “trí thức” which im not, nếu muốn mọi người nhớ tới, id rather nhớ tới my body of works. Frank Lloyd Wright “if you want to remember me, remember my works”. Trí thức ở VN chả ai dám nhìn cái body of works của họ, mà họ cũng khó khoe, nhưng lại rất tự hào đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao, nên phải nhớ tới khả năng phản biện .

    “Vâng với tư duy đó và cách hiểu của ông về nghệ thuật tôi cười muốn vỡ bụng, tranh luận với ông chắc cũng phí lời, phí thời gian”

    Feeling is mutual với đám “trí thức” nhà các bác, nên tớ dùng còm .

  3. Còn đống phân là cái mả to chình ình giữa Ba Đình nũa kia.
    Nó không hề là khát vọng, là ý chí của dân đâu. Phải hót sạch nó đi.

Comments are closed.