Nguyễn Đình Cống
28-11-2021
Tham luận của GS Trần Ngọc Thêm tại Hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT”, do Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 21/11/2021, đã gây nên một đợt bàn tán sôi nổi xung quanh điều kết luận, mục 5.3. GS viết: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo...”
Một số bài phản biện cho rằng: Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (THLHHV) vẫn phù hợp (Nguyễn Minh Thuyết, Bích Hà). Bỏ “Tiên học lễ” là một sai lầm lớn , Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao? (Nguyễn Văn Nghệ). Không còn “THLHHV” thì sẽ là gì? (Phạm Văn Chung), Bỏ “THLHHV”, giáo dục thay bằng khẩu hiệu gì? (Quang Đại). Cái cần là thay đổi chương trình giáo dục chứ không nên bỏ THLHHV (Lê Nữ Kim Cương). Tư duy phản biện không bị trói buộc bởi quan niệm “Tiên Học Lễ” (Lê Học Lãnh Vân). Không nên bỏ THLHHV, vì những thầy cô chân chính luôn chú trọng THLHHV (Nguyễn Văn Mỹ).
Lập luận ở các bài kể trên cho rằng không nên hiểu khái niệm LỄ một cách hẹp mà phải hiểu rộng ra, nó bao gồm cả đạo đức làm người, rằng đạo đức xã hội đang xuống cấp mà bỏ học lễ thì nguy hiểm, rằng để có được tư duy phản biện thì phải học nhiều thứ khác chứ việc học lễ, học đạo đức không ngăn cản gì tư duy phản biện.
Tôi đứng về phe hưởng ứng lời của GS Thêm, xin góp thêm vài ý kiến mà GS đã có đề cập nhưng chưa được rõ, hoặc chưa đề cập đến.
Thứ nhất, lễ được giải thích bao gồm cả đạo đức là một suy diễn mở rộng. Ở VNCH trước 1975 trong các trường học có treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn” sau khi đã giải thích rộng rãi sự mở rộng đó để mọi người biết. Ở nước CHXHCNVN hiện nay, chưa có một giải thích gì cả mà tự động suy diễn là khiên cưỡng, có tính chất ngụy biện. Như vậy chúng ta vướng vào việc trao đổi mà không thống nhất về khái niệm.
“Tiên học lễ…” là do chúng ta thừa kế từ tổ tiên, từ Nho giáo, chứ không phải thừa kế của nền giáo dục VNCH. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm lễ trong cụm từ ‘tiên học lễ’ do tổ tiên truyền lại không có gì rõ ràng thuộc những yêu cầu cơ bản của đạo đức. Tự ý thêm vào nội dung của khái niệm trong quá trình đối thoại là việc làm tùy tiện. Cơ bản của lễ là mọi việc liên quan đến hành xử văn hóa của con người phải nằm trong sự quy định chặt chẽ của khuôn phép, là cấp trên nói thì cấp dưới phải nghe và làm theo, không được làm trái.
Việc “Học lễ” có thể chưa đụng gì trực tiếp đến tư duy phản biện, nhưng khi thực hành phản biện thì gặp phải những ngăn cản của lễ. Trong suốt hàng ngàn năm theo Đạo Nho với THLHHV đất nước ta bị chìm đắm vào những ràng buộc của lễ giáo. Trong lễ của Đạo Nho có một số điều tốt, còn phù hợp, hãy lọc ra và chỉ giữ lại những điều tốt chứ không ôm trọn cả gói. Nói rằng THLHHV là ôm trọn cả gói.
Thứ hai là GS đề nghi “chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ… chứ không đòi bỏ việc “Học lễ”. Ai muốn học cứ học, chỉ là đừng đề lên thành khẩu hiệu. Khi đã thành khẩu hiệu thì nó trở nên đặc biệt quan trọng. Học đọc, học toán, học ngoại ngữ có quan trọng không, sao không đề thành khẩu hiệu. Nên chấm dứt việc sử dụng khẩu hiệu tràn lan và lâu dài, nó dễ trở thành nhàm chán.
Thứ ba, cái cần bỏ nhất trong cụm từ “Tiên học lễ”, không phải là chữ lễ mà là chữ “tiên”. Khi viết “tiên học lễ” là đã nhấn mạnh vào chữ “tiên”. Trước nhất, quan trọng nhất là học “lễ”. Phải chăng đó là nguyên lý?
Trong giáo dục có một nguyên lý được công nhận: Trước tiên hãy học làm người. Đó là người lương thiện, người tử tế. Lễ chỉ là một phần nhỏ của “làm người”, hơn nữa trong lễ lại chứa một số tiêu cực. Thế mà đưa nó lên hàng đầu thì có hợp đạo lý không.
Thứ tư, có vị đặt câu hỏi: Bỏ tiên học lễ thì sẽ ra sao? Đó là một câu hỏi hời hợt, thiếu suy nghĩ sâu sắc. Khi đặt câu hỏi như thế liệu các vị đã xem rất nhiều nước trên thế giới không hề đề ra câu “Tiên học lễ” mà giáo dục của họ, đạo đức của họ vượt xa trình độ của ta. Ta có bỏ đi, chỉ mong làm được như họ. Có mạnh dạn từ bỏ những thứ rác rưởi mới đủ sức kiến lập những thứ tiện bộ hơn.
Trích :
Nguyễn Đình Cống :
…”Tôi đứng về phe hưởng ứng lời của GS Thêm : “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo…”
– Trật lất. Đúng ra thì :
Cần chấm dứt áp dụng chủ nghĩa Mác-Lê vì chủ nghĩa này cấm cản khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo…”.
Trích:
“Lập luận ở các bài kể trên cho rằng không nên hiểu khái niệm LỄ một cách hẹp mà phải hiểu rộng ra, nó bao gồm cả đạo đức làm người, rằng đạo đức xã hội đang xuống cấp mà bỏ học lễ thì nguy hiểm, rằng để có được tư duy phản biện thì phải học nhiều thứ khác chứ việc học lễ, học đạo đức không ngăn cản gì tư duy phản biện.”
*Thế là đúng đắn, chứ sao đả kích?!
Lễ chỉ là chuẩn mực đạo đức ban đầu trên ghế nhà trường,
được các nhà giáo dục học điều tiết lành mạnh và có cơ chế giám sát,
để trẻ con dựa vào đó tu tập tính nết đức hạnh, kìm bớt tính xung động của tuổi đang lớn lúc còn trẻ người non dạ, đưa tâm tính trẻ vào khuôn khổ đúng đắn,
…mà những nhà khoa học giáo dục có thẩm quyền chuyên môn vạch ra nhằm mục tiêu vì xã hội phóng kháng tự do dân chủ phi độc tài. Phải nói ngay điều nầy: dạy cho trẻ “giữ lễ” phải đi kèm cam kết của nhà cầm quyền phải có “tuyên ngôn và cơ chế bác bỏ chế độ độc tài, tôn sùng cá nhân, trấn áp, lạm dụng”.
Từ đó lễ sẽ dạy cho trẻ biết/làm theo điều thiện:
không chà đạp nhân phẩm, xúc phạm thân thể người khác;
không ích kỷ, biết hiến tặng, nhường nhịn, giúp đỡ…ở trường học, về gia đình, ra xã hội…và lớn lên thành công dân tốt;
là những hoa lá trái củ lần lượt đơm mọc từ cái gốc “lễ sinh ra thiện tâm”.
Từ đó, lễ không thể khống chế điều khiển con người cho mục tiêu xấu.
Xã hội văn minh nào cũng thế, phải thuần hoá trẻ từ ấu nhi đến thiếu niên, thanh niên…trong mục tiêu nâng cao tâm hồn trí tuệ cho trẻ tiến lên để dần tham gia vào xã hội phóng khoáng, tự do, dân chủ, vì dân vì nước;
không vì cá nhân cao cả nào,
không vì đảng phái hoặc vì guồng máy quan lại nào.
Thế là đúng đắn! Chứ sao nữa?
“Tôi đứng về phe hưởng ứng lời của GS Thêm” là tuyên bố đồng nghĩa với “ông Cống hôm nay chính là ông Cống cũ xì, là một, xưa nay vẫn thế.
Phản biện một thời chỉ là giả vờ, khi bất mãn cá nhân. Khi thoả mãn, sẽ thành dlv”,
giống hệt CML thôi,
mời các ông cứ việc!
Trích:
“Ở nước CHXHCNVN hiện nay, chưa có một giải thích gì cả mà tự động suy diễn là khiên cưỡng, có tính chất ngụy biện.”
3 điểm định hướng nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà là Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng.
Khai Phóng, là mở rộng ra, tiếp thu những cái mới, nhiều tư tưởng khác nhau, phát huy thêm giá trị nhân bản từ sự thừa kế tổ tiên, để xã hội chọn lọc quyết định sự trường tồn của nó.
Vậy nên lập căn trên lễ, GDVNCH rèn luyện không những nếp sống đạo đức cho trẻ trên ghế nhà trường, còn mở rộng yêu cầu là con ngoan cháu thảo ở gia đình; công dân tốt ngoài xã hội, công chức tốt khi thi hành công vụ, lãnh đạo liêm khiết khiêm tốn mực thước vì dân vì nước khi cầm quyền…
Thì có gì sai quấy nào?
Cố bám vào lý luận máy móc để tỏ sự tận tuỵ với đảng/nhà nước, chuộc lỗi “phản biện” bấy lâu, ông Cống khư khư cố chấp như một công chức xhcn mẫn cán kiên định lập trường trung với tuyên giáo đảng…
rằng thì là
“Nội hàm và ngoại diên của khái niệm lễ trong cụm từ ‘tiên học lễ’ do tổ tiên truyền lại không có gì rõ ràng thuộc những yêu cầu cơ bản của đạo đức. Tự ý thêm vào nội dung của khái niệm trong quá trình đối thoại là việc làm tùy tiện”.
Thật buồn cười và chua chát cho miệng lưỡi sớm nắng chiều mưa!
Có lẽ GS Thêm nói ” nên bỏ khẩu hiệu THLHHV” chủ yếu nói trong phạm vi ở các trường học phổ thông . Nếu không nhầm thì GS Thêm đặt vấn đề triết lý giáo dục cho học sinh phổ thông hiện nay cần thay đổi phù hợp thời đại . Dạy và học phải đi vào thực chất , không hô khẩu hiệu, hình thức , chạy theo thành tich ..Dạy cho học sinh phổ thông về thái độ, hành vi cư xử đúng phép như kính thầy, yêu bạn, kính trên nhường dưới, tôn trọng người lớn, giúp đỡ người yếu.. là cần thiết. Nội dung này đã có trong môn ” giáo dục công dân”
Đúng như nglu nhận định, ở lĩnh vực giáo dục nhất là trẻ em thì Lễ vẫn luôn có giá trị nền tảng của nó như diễn giải thời VNCH. Còn các ông muốn bỏ Lễ trong giới quan trường XHCN thì cứ can đảm mà nói trắng ra. Tại sao cứ nói theo kiểu ai muốn suy sao cũng được mà không thẳng thắn chỉ mặt do cái chế độ độc tài đảng trị gây ra. Khả năng toán học lập luận của các ông học hàm GS mà sao mù mờ câu chữ và ý muốn diễn giải! Rồi lại đính chính tu từ ý nghĩa câu nói, hỡi ơi!!!
CHỈ CÓ CỘNG SẢN MỚI DÙNG RẤT NHIỀU “KHẨU HIỆU” MÀ THÔI , VNCH KHÔNG DÙNG KHẨU HIÊU ĐỂ NHỒI SỌ NHƯ CỘNG SẢN
“AI YÊU BÁC HỒ CHÍ MINH HƠN CÁC EM NHI ĐỒNG” … TRONG KHI SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG THLHAHV TẠI VNCH, TRẺ EM CHƯA BIẾT ĐỌC BIẾT VIẾT ĐÃ BIẾT CÚI ĐẦU CHÀO HỎI, KÍNH TRÊN NHƯỜNG DƯỚI …
NHÌN SANG NHẬT BẢN TUYỆT NHIÊN KHÔNG CÓ ” KHẨU HIỆU” TUY NHIÊN NHỮNG ĐIỀU HAY ĐẸP CỦA PHONG KIÊN KHỔNG GÍAO ĐÃ ĂN SÂU VÀO MÁU THỊT VÀ VẪN ĐƯỢC DUY TRÌ TRONG TOÀN THỂ XÃ HỘI NGÀY HÔM NAY
Thưa Gs Cống, Ông đã đọc các bào của NVN, LHLV, NVM… trên báo TD, nhưng có lẽ ông lại sa đà vào Lễ từ Tứ Thư, Ngũ Kinh… nên ông lại bảo vệ Lễ như một giềng mối ràng buộc sự tôn trọng đạo đức làm người?
Lễ của học đường miền Nam trước 75, đơn giản dạy con trẻ ngay từ lớp Năm (lớp 1) biết lễ phép, kính trọng với người lớn, cha mẹ, ông bà, thầy cô… Ra đường gặp đám tang, phải đứng lại, giở mũ nón ra; gặp người hoạn nạn phải giúp đỡ theo khả năng có thể, gặp buổi chào cờ phải đứng nghiêm…
Còn với Gs và ông Gs Thêm thì lại hiểu rộng ra trong phạm vi toàn xã hội đang vận động, xỏ xâu vào chữ LỄ trong chính trị, LỄ như sợi dây của các thể chế chính trị để trói buộc xã hội tuân theo những áp lệnh đúng sai của những người đứng đầu triều đình, nhà nước !
Ở đây, chúng ta nói “tiên học LỄ, hậu học Văn” trong phạm vi hẹp là nhà trường và đối tượng là các em học thưa ông!
Trí thức xhcn có khác, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Tóm lại cái gì cụ cũng thông, mong cụ bớt viết lại để giữ gìn sức khỏe.