Những người thầy và bài học lịch sử năm xưa

Trịnh Khả Nguyên

19-11-2021

Làm con phải nhớ ông cha

Làm dân phải nhớ nước nhà từ xưa

Họ nào trước đã làm vua,

Chiến tranh mấy thủa, được thua thế nào…”

Đó là mấy câu mở đầu của quyển lịch sử Việt Nam bằng thơ lục bát của Thầy tôi, Thầy A, tương tự như quyển Đại Nam Quốc sử Diễn ca 大南國史演歌 của ông Lê Ngô Cát. Quyển sách của Thầy có tên, nhưng tôi không nhớ, xin lỗi Thầy, nay tạm gọi là quyển Sử Ca (SC).

Năm tôi học lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ), thầy A dạy môn lịch sử, một hôm Thầy mang quyển SC do Thầy sáng tác đến lớp giới thiệu với học sinh và đọc đoan mở đầu trên kia rồi vài trích đoạn nữa:

“…Gia Long thống nhất sơn hà,

Mở mang bờ cỏi khai Gia Định thành.

Bắt làm địa bộ phân minh,

Chia công điền thổ công bình cho dân.

Đất đai quý tộc bớt phần,

Cắt cho dân chúng chuyên cần làm ăn…”

Sự kiện Pháp chiếm Nam Kỳ được ghi lại:

“Biên Hòa, Gia Định, Định Tường,

Bên ta thua trận phải nhường đất đai.

Pháp toan bảo hộ lâu dài,

Mà vua ta cứ hiểu sai tình hình.

Phái người sang đến Pháp đình,

Lo bề chuộc những tỉnh thành mất đi.

Điều đình chẳng được việc chi,

Bắt Phan Thanh Giản đi về uổng công …”

Những bạn học cũ có ai nhớ nhiều hơn tôi không? Tôi chỉ nhớ bấy nhiêu và có thể không chính xác. Dù thế, kể cũng không tồi nhưng cũng không giỏi giang gì vì nhờ những câu thơ có vần nên dễ thuộc.

Từ đó tôi không gặp lại Thầy, có thể Thầy không còn dạy nữa, có thể Thầy đổi chỗ ở, không ai biết địa chỉ, hay Thầy đã chết vì đã cao tuổi. Học trò, có người cũng đã chết lâu lắm rồi, chết trong chiến tranh, lúc tuổi còn rất trẻ.

Phải thuộc lòng một bài văn, một công thức toán, một quy tắc văn phạm là việc bình thưòng, là “nghĩa vụ” của học sinh thời nào, lối giáo dục nào cũng thế. Những kiến thức in vào đầu một học sinh, một phần nhờ cách dạy của Thầy Cô, một phần nữa do người học thích học môn đó. Theo tôi, dạy lịch sử là dạy những chuyện (thât) vui buồn đã xảy ra, vui với những sự kiện oai hùng như chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, buồn như chuyện mất Hoàng Sa để, ít ra, biết khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi.

Dạy sử, không phải là kể những sự kiện khô khan, những con số vô hồn hoặc bịa ra những giai thoại, những mẫu người, những gương nầy, gương nọ. Việc dạy sử, học sử bây giờ là vấn đề đáng nói. Trong những năm gần đây, điểm số môn sử trong những kỳ thi cao đẳng, đại học rất thấp, nhiều học giả, thầy giáo, báo chí than phiền, trích vài ý kiến:

– “Tại Trường ĐH Đà Nẵng, năm nay, thật bất ngờ khi chỉ có 1,3% thí sinh (TS) đạt điểm trên trung bình môn Lịch sử (50 TS) và tới 21% bị điểm 0” – (Báo CAND).

– “Ngay khi điểm thi THPT quốc gia 2019 được công bố, một trong những con số khiến nhiều người chú ý là thống kê: có tới 70% số bài thi môn lịch sử đạt điểm dưới trung bình (GS Phạm Hồng Tung – Bất cập trong dạy, học và thi lịch sử đã kéo quá dài – báo ND).

Có TS còn nhầm một cách buồn cười, cho rằng Nguyễn Huệ là Nguyễn Du. Thánh thần ơi!

Chính ông Bộ trưởng Giáo dục cũng thừa nhận, bây giờ học sinh không thích học và học kém môn sử. Tại sao như thế? Nguyên nhân chủ yếu là học sử, dạy sử đều bất cập.

Thông thường học sinh không thích môn nào thì học kém môn ấy. Một phần do nội dung bài học, do thầy dạy chưa hấp dẫn. Tôi không dám nói các thầy kém bởi có rất nhiều thầy cô giáo có trình độ, tâm huyết nhưng không … dám, hoặc nói thật thì gặp khó khăn, như cô giáo ở đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Phần khác do người học không thích.

Thật ra, học môn sử không khó, có lẽ còn dễ hơn học những môn khác như toán, lý, hóa, sinh ngữ, nhưng phụ huynh, học sinh đều đầu tư cho những môn chủ yếu thi vào Bách Khoa, Y Khoa, Ngoại Ngữ hoặc các ĐH An Ninh, quân sự để có “tiền đồ”. Ít người chọn học sử, trừ những em đam mê. Học sinh không đầu tư cho môn sử vì cho rằng học sử ra trường khó tìm việc làm. Đó là sự thật, chứ không phải xem thường lịch sử dân tộc.

Bình luận về một sự kiện, một nhân vật, học sinh phải ghi lại đúng những ý trong SGK, chỉ cần “gạch đầu dòng”, không cần viết thành câu, chẳng hạn: Anh dũng, mưu trí, có tinh thần lạc quan cách mạng. Hoặc là: Bị áp bức, bị hãm hiếp, bị bóc lột v.v…

Người chấm (giám khảo) đếm số ý đúng để cho điểm, giống như chấm môn toán, đúng tới đâu cho điểm tới đó. Tương tự, dạy, học văn cũng thế, dù văn là môn học đề cao sáng tạo, tránh rập khuôn theo mẫu, tránh cảm xúc giả tạo.

Thời chúng tôi, môn Việt Văn (chứ không gọi gọn là Văn như hiện nay), chúng tôi được học thơ văn của các vị có tư tưởng khác nhau như Nguyễn Công Trứ khác với Cao Bá Quát, như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, khác với Chu Mạnh Trinh, của các nhà yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Phan Văn Trị… và của những người thân Pháp như Tôn Thọ Tường, về sau nhóm Tự lực Văn Đoàn khác với nhóm Nam Phong. Bài như nhau, nhưng bình có thể khác nhau, học sinh cũng có thể trình bày suy nghĩ của mình, miễn đừng quá khích, có lý thì vẫn được chấp nhận.

Chẳng hạn, một đề bài nghị luận văn chương “Cụ Nguyễn Công Trứ viết ‘Phải có danh gì với núi sông’. Qua thơ của NCT, Anh/ chị cho biết danh theo Cụ là danh tiếng, danh dự, danh lợi hay là danh gì khác?”. Một đề bài rất thoáng, để ngỏ cho học sinh trình bày. Bây giờ, học sinh chỉ quanh quẩn theo SGK, đáp án, có người suy nghĩ hộ.

Bài làm môn sử 0 điểm là nỗi buồn cho thí sinh, cho môn sử, cho giáo dục và cũng là nỗi buồn cho lịch sử.

Trên là ký ức của tôi về một môn học, một người Thầy. Còn rất nhiều Thầy, Cô nữa cũng đáng kính đã để lại những kỷ niệm đẹp trong tôi.

Nhân ngày 20.11 kính tri ân các Thầy, Cô!

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. I had left my beloved Hanoi and I left my dear Saigon

    I left my beloved Hanoi
    I left my Hometown and my Sword Lake
    My life, my young life
    Is a Journey for Liberty
    I left my Turtle Tower
    I left my beautiful Sword Lake and West Lake
    Today suddenly, the memories are waking up in Paris in exile
    Long after my Last Farewell to Hanoi, my Hometown
    In the Autumn 1954 after the Geneva Peace Accords
    The beautiful Moon on Hanoi’s Old Town
    From my lost Hometown
    From the Peaceful Capital whom I do love
    From the beautiful girl I knew
    I can still remember and see her black eyes
    Her eyes filled with Hanoi’s rain droplets
    Goodbye and perhaps farewell Hanoi’s light rain
    Sometimes in Paris I see her smile again

    I left my friends
    I left the days and nights of my beloved Hometown, Hanoi
    But from the edge of the American ship
    That took my family away from the Haiphong’s quay
    An anchor chain in the deep water taken off
    And the ship was going towards Saigon
    I was looking for Hanoi’s sky a long time
    My Hanoian girl’s avoiding eyes
    And the East Sea drowned them
    In thousands of waves of regret.

    I left my dear Saigon
    I left my second Hometown
    My life, my dynamic life
    Is a Journey for Freedom
    I left my beautiful and free Saigon
    Today suddenly, the memories are waking up in Paris in exile
    Long after my Last Farewell to Saigon, my second Hometown
    In the Fall 1980 after five years living with VC
    The beautiful Sun on Saigon’s Freedom Town
    From my lost second Hometown
    From the Free Capital of the South Vietnam whom I do love
    From the beautiful girl I knew
    I can still remember and see her black eyes
    Her eyes filled with Saigon’s sunny and blue sky
    Goodbye and perhaps farewell Saigon’s Sunlight
    Sometimes in Paris I see her smile again

    I left my friends
    I left the days and nights of my second Hometown, Saigon
    But from the small fishing boat
    That took me away from BaRia
    In that terrible night
    And the small boat going towards nowhere
    And two weeks lost in the open sea
    I was looking for Saigon’s sky a long time
    My Saigon girl’s avoiding eyes
    And the East Sea drowned them
    In thousands of waves of regret.

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Sau hiệp định Paris, thấy nắm chắc phần thắng trong tay, lãnh đạo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới giao cho nhà giáo nhân dân Phạm Toàn, idol của Phạm Đoan Trang, nhiệm vụ lập ra 1 nhóm với mục đích tạo ra bộ sách giáo khoa cho miền Nam sau giải phóng . Nhà giáo nhân dân Phạm Toàn kể lại những buổi làm việc hăng say & khoa học với 1 niềm tự hào vì được Đảng giao 1 nhiệm vụ mang tính lịch sử . Gotta say bộ sách đó worked a bit 2 well, i still have cold sweat & nitemares mỗi lần nhớ tới bộ sách của nhà giáo Phạm Toàn đáng kính .

    Tác giả có vẻ chưa bao giờ mài đũng quần trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, so please Shut the Phúc up. Chuyện đại học Duy Tân, i bet người học sinh tố cô giáo đó, điểm Văn & Sử cao ngất trời . Anh ta là sản phẩm của tư duy giáo dục à la mode nhà giáo nhân dân Phạm Toàn . Rất xứng đáng với giải Phan Chu Trinh về giáo dục, i must say. Giải văn hóa được giao cho kẻ có thành tích thanh trừng văn hóa, giải giáo dục giao cho Phạm Toàn & Hồ Ngọc Đại, well-deserved, vừa khít khìn khịt .

    Chỉ nói thế này cho những người đang “quan tâm” -hổng đúng chỗ- tới sự học của nước nhà, trí thức xã hội chủ nghĩa mó vào cái gì, thứ đó không còn giữ tính chất bình thường mà ta biết . Văn & Sử qua tay trí thức xã hội chủ nghĩa … Ra khỏi Việt Nam, i stopped usin tiếng Việt fo a good 10 yrs, ngoại trừ để nói chuyện trong nhà . 3 năm sau, anh em tớ hoàn toàn communicate bằng tiếng u . Bi giờ tiếng Việt với tớ là 1 ngôn ngữ để diễu nhại, im not nhà văn so i cant do anything to reclaim tiếng Việt . Even níu tớ là nhà văn, diễn đàn tiếng Việt chính là ở trong nước . & the way tiếng Việt is brutally violated like now … givin up is pretty Đamn easy. Mite as well.

Comments are closed.