BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng nhiệm TQ Lý Khắc Cường, nói về tầm quan trọng của hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ, cùng kế hoạch thúc đẩy ký kết Thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt – Trung.
Về tình hình Biển Đông, ông Chính đề nghị 2 bên cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần thượng tôn pháp luật, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Ông Chính kêu gọi, hai nước cần kiểm soát tốt bất đồng và thấu hiểu, cùng thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông “theo phương châm từ dễ đến khó, không để ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ hai nước”. Hơn chục năm qua, lãnh đạo VN gặp lãnh đạo TQ, cũng chỉ những lời nói đó với TQ, chẳng có gì mới.
Viet Times đưa tin: Máy bay quân sự Mỹ – Trung cùng lúc xuất hiện ở không phận Tây Nam Đài Loan. Hồ sơ phát thanh của không quân Đài Loan cho biết, máy bay quân sự của Quân đội TQ (PLA) đã đi vào vùng trời phía Tây Nam Đài Loan lúc 4h34’ sáng nay, ở độ cao 5.900 mét. Lực lượng không quân Đài Loan đã cất cánh và phát đi lời xua đuổi qua làn sóng: “Các ông đã đi vào không phận của chúng tôi, ảnh hưởng đến an toàn bay. Yêu cầu các ông quay đầu rời đi ngay lập tức”.
Cùng lúc đó, máy bay tiếp dầu KC-135 của Mỹ đã bay ở độ cao 17.000 mét trong không phận Tây Nam Đài Loan. Chương trình Nhận thức Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) của ĐH Bắc Kinh thông báo, hai máy bay vận tải đặc biệt MC-130J và hai máy bay vận tải C-130J của Không quân Mỹ đã xuất hiện cùng lúc với máy bay tiếp dầu KC-135.
VTC đưa tin: Tướng Mỹ tố Trung Quốc muốn trở thành siêu cường duy nhất. Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tướng Kenneth Wilsbach cho rằng, TQ đang hướng đến mục tiêu trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, đồng thời mong đợi các quốc gia khác sẽ phục tùng điều đó. Ông Wilsbach bình luận: “Trung Quốc không nghĩ rằng có nhiều siêu cường. Nước này cho rằng, chỉ có một siêu cường và nước này muốn quay trở lại những ngày vinh quang”.
Tướng Wilsbach cũng đề cập đến các chuyến bay quân sự gần đây của TQ gần Malaysia và Đài Loan. Ông Wilsbach nhận định, hành động của TQ “gây bất ổn”, khiến căng thẳng trong khu vực “leo thang”. TQ vẫn cho rằng các hoạt động quân sự của nước này trên khắp Biển Đông là thường lệ và tuân thủ luật pháp quốc tế.
RFA có clip: Trung Quốc nói việc phái 16 máy bay xuống Biển Đông là “huấn luyện thường lệ”.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Phô diễn sức mạnh, Trung Quốc không dừng tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông? Tin cho biết, vụ xâm phạm không phận Malaysia này, không phải là lần đầu tiên máy bay vận tải Y-20 của TQ xuất hiện trên Biển Đông. Ngày 25/12/2020, vệ tinh của Mỹ đã chụp được hình ảnh máy bay vận tải Y-20 ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.
Nguồn tin của báo South China Morning Post khẳng định, máy bay Y-20 chỉ làm nhiệm vụ tiếp tế nhu yếu phẩm cho các căn cứ tiền đồn của TQ ở Biển Đông. “Nhưng trên thực tế nó có thể đóng nhiều vai trò hơn thế. Với khả năng chở tới 66 tấn hàng, Y-20 có thể bí mật vận chuyển các hệ thống tên lửa, đạn dược và thậm chí xe tăng hạng nhẹ đến Trường Sa nhanh chóng so với tàu đổ bộ”.
Báo Thanh Niên có bài: Tàu Trung Quốc dùng chiêu ‘vô hình’ càn quét tài nguyên biển. Theo nguồn tin từ báo The Wall Street Journal, lực lượng tàu cá đã cải tiến của TQ không chỉ đem lại lợi nhuận khổng lồ từ việc đánh bắt theo kiểu “tận diệt” tài nguyên biển, mà còn giúp TQ tăng cường ảnh hưởng và hiện diện lớn trên biển. Một số chuyên gia cảnh báo, nhiều tàu cá TQ là tàu dân binh ngụy trang, để đẩy mạnh yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Lực lượng dân binh này được tuyển chọn từ ngư dân, được huấn luyện quân sự và trang bị vũ khí, hoạt động dưới lớp vỏ là nghề cá.
Mời đọc thêm: Máy bay trinh sát Mỹ liên tục xuất hiện ở Biển Đông (Infonet). – ‘Máy bay do thám Mỹ hoạt động tại Biển Đông nhiều gấp đôi tháng 5-2020’ (PLTP). – Tướng Mỹ chỉ trích vận tải cơ Trung Quốc xâm nhập không phận Malaysia (VNN). – Căng thẳng Malaysia-Trung Quốc quanh cáo buộc xâm phạm không phận: Mỹ nói hành động ‘gây bất ổn’ (TG&VN).
– Đưa ‘hổ giấy’ J-15 ra bay biển, hiểm nguy rình rập chính phi công Trung Quốc (ANTĐ). – Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (VnEconomy). – Hội đàm với Việt Nam, Nhật nêu lo ngại về luật hải cảnh Trung Quốc (TT). – Thiêng liêng lễ tưởng niệm liệt sỹ Trường Sa trên Biển Đông (TTXVN).
Tưởng niệm 32 năm sự kiện Thiên An Môn
Vụ đàn áp nhân quyền trong ngày tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn năm nay: Hong Kong đóng cửa công viên, bắt người tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn, VOA đưa tin. Chính quyền Hồng Kông phong tỏa Công viên Victoria, nơi hàng chục ngàn người thường tập họp hằng năm để tưởng niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989 của TQ. Trong dịp tưởng niệm năm nay, chính quyền Hồng Kông thắt chặt an ninh hơn và bắt giữ người tổ chức lễ tưởng niệm.
Cảnh sát đã bắt giữ bà Chow Hang Tung, Phó chủ tịch của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của TQ, vì “đã ủng hộ cho một cuộc hội họp trái phép”. Vài giờ sau vụ bắt bớ, cảnh sát bao vây hầu hết công viên trung tâm thành phố, gồm các sân bóng đá và sân bóng rổ. Một thành viên điều hành của Liên minh dân chủ Hồng Kông nói về bà Chow: “Cô ấy chỉ muốn đến Công viên Victoria, thắp một ngọn nến và tưởng niệm”.
RFI có bài về tưởng niệm Thiên An Môn: Người dân Hồng Kông sẽ không bỏ cuộc. Dù bị cấm đoán, người dân Hồng Kông vẫn tìm cách tưởng niệm cuộc đàn áp thảm khốc ở Thiên An Môn. Một cô gái trẻ cho biết: “Tối 04/06, tôi sẽ mặc áo đen, thắp nến ở nhà tôi và cầu nguyện cho các nạn nhân”. Một người khác làm nghề quảng cáo chia sẻ, ông sẽ xuống phố và bật đèn điện thoại hướng lên bầu trời: “Tôi không muốn nhớ đến những sự kiện này, nhưng tôi không thể quên được, chúng khắc sâu trong tâm trí tôi cứ như thể mọi chuyện mới vừa xảy ra hôm qua”.
Mời đọc thêm: Người tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn tại Hong Kong bị bắt ngày 04/06 (BBC). – Thiên An Môn: Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ một người tổ chức lễ tưởng niệm (RFI). – Kỷ niệm 32 năm sự kiện Thiên An Môn. Tổng thống: Đài Loan tự do dân chủ sẽ không quên ngày này, và sẽ càng giữ vững niềm tin (RTI). – Đài Loan kêu gọi Trung Quốc trao quyền lại cho nhân dân (VOA). – Luân Đôn : Các chuyên gia nhân quyền mở điều trần nhân chứng về đối xử với người Duy Ngô Nhĩ (RFI).
Cập nhật tình hình Miến Điện
Thông Tấn Xã VN đưa tin: Đặc phái viên ASEAN đến Myanmar gặp lãnh đạo chính quyền quân sự. Ngày 3/6, đặc phái viên của các nước ASEAN đã đến Miến Điện, trước thềm cuộc gặp với lãnh đạo chính quyền quân phiệt, nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị – kinh tế – xã hội đang nhấn chìm quốc gia này, sau vụ đảo chính ngày 1/2/2021.
Hãng thông tấn Delta News của Miến Điện cho biết, ông Erywan Yusof, Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei, nước Chủ tịch ASEAN năm 2021, cùng với Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, sẽ gặp người đứng đầu chính quyền quân sự Miến Điện, Thống tướng Min Aung Hlaing, trong hôm nay 4/6.
VietNamNet đưa tin: EU sẽ áp đặt lệnh trừng phạt mới với Myanmar. Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters tại Jakarta, Indonesia, quan chức phụ trách các vấn đề đối ngoại của EU Josep Borrell thông báo, EU sẽ áp thêm lệnh trừng phạt kinh tế lên chính quyền quân phiệt Miến Điện trong những ngày tới. Đây sẽ là đợt trừng phạt thứ 3 kể từ khi cuộc đảo chính ngày 1/2.
Kể từ khi đảo chính, EU đã đóng băng tài sản và cấm đi lại với 21 thành viên quân sự, dân sự của chính quyền quân phiệt Miến. Các công dân và công ty của EU cũng bị cấm cung cấp tiền cho những cá nhân bị trừng phạt. Đợt trừng phạt thứ 2 của EU được thực hiện hồi tháng 4, nhắm vào các tập đoàn quan trọng của Miến Điện.
VTC đặt câu hỏi: Mỹ nói gì về tin ASEAN không ủng hộ cấm vận vũ khí đối với Myanmar? Liên quan đến vụ một số nước ASEAN không ủng hộ cấm vận vũ khí với chế độ quân phiệt Miến Điện, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết, Mỹ tin vào tính trung tâm của ASEAN, đồng thời ủng hộ kế hoạch đồng thuận 5 điểm của ASEAN liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tại Miến.
Bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, nói: “Chúng tôi biết rằng ASEAN đang tham vấn với tất cả các bên trong khu vực và kế hoạch cũng bao gồm việc kết nối với các lãnh đạo quân sự cũng như tất cả các đảng, bao gồm các đảng dân chủ ở Myanmar. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ diễn ra càng sớm càng tốt”.
VTC có clip cập nhật chính biến Myanmar: Biểu tình lại làm “rung chuyển” thành phố Yangon.
Zing có bài: Quan chức phương Tây đầu tiên gặp thống tướng Myanmar từ vụ binh biến. Đó là ông Peter Maurer, Chủ tịch Ủy ban Hội Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), đã đến gặp người đứng đầu quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing trong chuyến đi đầu tiên tới Naypyidaw, sau cuộc chính biến ngày 1/2. Trong cuộc hội đàm ngày 3/6, ông Maurer đưa ra 2 đề nghị, bao gồm nối lại các chuyến công tác của các nhóm ICRC và bảo đảm tiếp cận nhân đạo cho các khu vực giao tranh ở Miến Điện, theo nguồn tin từ báo Nikkei Asia.
Đại diện ICRC kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với dân thường, nhân viên y tế và “tôn trọng luật pháp quốc tế” trong các chiến dịch của quân đội Miến. Cũng trong buổi hội đàm, ông Maurer yêu cầu được tiếp cận tất cả các tù nhân, thay vì chỉ những nhân vật cấp cao như bà Aung San Suu Kyi, cựu cố vấn nhà nước Miến Điện.
Mời đọc thêm: Quan chức EU, ASEAN thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của khu vực (Tin Tức). – Tình hình Myanmar: EU tuyên bố áp đặt thêm trừng phạt, các lãnh đạo ASEAN gặp chính quyền quân sự (TG&VN). – Indonesia kêu gọi ASEAN lập tức cử đặc phái viên đến Myanmar (TP). – Indonesia: ASEAN cần cử đặc phái viên tới Myanmar ‘ngay lập tức’ (PLTP). – Quân đội Myanmar không kích nơi có lực lượng đảo chính, người dân chạy loạn (GT). – Làn sóng ca nhiễm biến chủng Ấn Độ tấn công Myanmar (Zing).
***
Thêm một số tin: Nông dân với bao khó khăn chồng chất qua những đợt dịch COVID-19 (RFA). – Covid-19: Chính quyền có vội quá khi khởi tố Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng? (BBC). – Thành ủy Hà Nội muốn nhiều cán bộ có bằng hậu đại học; dư luận băn khoăn (VOA).
Sao ASEAN cứ thay đổi chủ tịch luôn thế nhỉ ?
Cứ để Việt Nam dẫn dắt tuyệt đối và toàn diện luôn có hay hơn không.