Trần Gia Phụng
25-4-2021
Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)
Alexandre Soljenitsyne (1918-2008) là nhà văn Nga chống chế độ Liên Xô, viết nhiều kịch và tiểu thuyết, nổi tiếng là Một ngày của Ivan Denisovich (1962), Quần đảo ngục tù (The Gulag Archipelago) (tập 1 và 2 năm 1974, tập 3 năm 1976).
Alexandre Soljenitsyne tiên đoán như trên dựa theo kinh nghiệm bản thân tại quê hương ông là Liên Xô và những diễn tiến tại Đông Âu và Trung Cộng.
Tại Nga năm 1917, sau khi cầm quyền, CS thiết lập chế độ tù cải tạo vào những năm 1918-1921 và hợp thức hóa bằng luật pháp năm 1933. Tại Trung Cộng, chính sách “lao cải” (lao động cải tạo) được chính thức hóa ngày 26-8-1954 và hội đồng chính phủ chấp thuận thủ tục thi hành chính sách lao cải vào tháng 8-1957. (Phạm Hữu Trác, “Tù cải tạo: Trình bày và phân tích dữ kiện”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do: Canada, 2000, tr. 19.)
Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đại đa số công chức, quân nhân chính thể Quốc Gia Việt Nam di cư vào Nam Việt Nam (NVN). Chỉ một số ít còn lại ở Bắc Việt Nam (BVN), liền bị chế độ cộng sản (CS) bắt giam, tù đày. Chính sách cải tạo do quốc hội BVN chính thức quy định vào năm 1961 trong nghị quyết 49-NQTVQH và thông tư số 121-CP của hội đồng chính phủ đặt ra các biện pháp thi hành nghị quyết nầy. (Phạm Hữu Trác, bài đã dẫn.)
Năm 1975, trước khi tấn công Sài Gòn, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động từ Hà Nội đưa ra chỉ thị số 218/CT-TW ngày 18-4-1975, quy định chính sách đối với công chức và sĩ quan VNCH bị bắt như sau:
“Đối với sĩ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và lao động; sau nầy tùy sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sĩ quan] mà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản lý chặt chẽ, sau nầy tùy theo yêu cầu của ta và tùy theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối với những phần tử ác ôn, tình báo, an ninh quân đội, sĩ quan tâm lý, bình định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sĩ quan hay sĩ quan, đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toà và quản lý chặt chẽ.” (Huy Đức, Bên thắng cuộc, I: Giải phóng, Saigon – Boston – Los Angeles: Osin Book, 2012, Chương 2: “Cải tạo”, mục “Ngụy quân’, tr. 39.)
Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền mới ở Nam Việt Nam (NVN) là Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam do đảng Lao Động tức đảng CS điều khiển, bắt giam tất cả những sĩ quan, công chức cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nhằm các mục đích chính: 1) Triệt hạ vĩnh viễn quân đội và chính thể VNCH. 2) Giam giữ, bạo hành, trả thù, làm cho tù nhân sợ hãi, không dám chống đối chế độ mới. 3) Tiêu diệt tiềm lực VNCH, vì những người bị bắt học tập cải tạo ở độ tuổi trung niên để làm việc, sản xuất hay tranh đấu, có trình độ văn hóa trung bình cao so với trình độ văn hóa chung của toàn dân. 4) Bóc lột sức lao động của tù nhân, đưa đi canh tác những vùng đất bỏ hoang thời chiến tranh. 5) Đe dọa, trấn áp những gia đình có thân nhân bị tù. Nếu gia đình chống đối, thì tù nhân khó được trở về đoàn tụ gia đình. 6) Làm gương cảnh cáo dân chúng NVN, nếu vọng động thì sẽ bị số phận học tập cải tạo dài hạn không xét xử, làm ai cũng khiếp sợ.
Kế hoạch của CSVN nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân đội VNCH rất tinh vi, chia thánh hai phần:
1) Thứ nhứt, vào giữa tháng 6-1975, CSVN ra lệnh cho hạ sĩ quan và công chức cấp thấp VNCH học tập tại chỗ các khóa chính trị tử đến 7 hay 10 ngày tùy địa phương.
2) Thứ hai, CSVN ra lệnh sĩ quan VNCH từ cấp thiếu úy trở lên và công chức cao cấp VNCH phải trình diện từ 13-6 đến 16-6-1975 và chuẩn bị lương thực 30 ngày, để học tập chính sách của “chính phủ cách mạng” trong một tháng. (Bác sĩ Trần Vỹ, “Đời sống trong trại giam ở miền Bắc”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, sđd. tt. 239-250).
Khi đại đa số sĩ quan, công chức VNCH trình diện, thì tất cả bị đưa đi giam trong các trại tù mà CS gọi là trại học tập cải tạo trên các vùng rừng thiêng nước độc, không tuyên án và không thời hạn. Nếu bỏ trốn, không trình diện mà bị CS bắt, sẽ bị án phạt nặng nề. Sau những tuyên truyền huyễn hoặc thời chiến tranh trước năm 1975, đây là cuộc lừa phỉnh công khai vĩ đại của CSVN sau năm 1975 tại NVN, ghi đậm thành tích lừa dối phỉnh gạt của CSVN.
Người tù phải học tập chính sách của nhà nước CS, chủ nghĩa Mác-Lê, phải lao động từ sáng đến tối, dọn mìn, phá rừng, sản xuất, trồng trọt, làm gạch ngói, dựng nhà … Người tù đau ốm không thuốc thang, ăn uống thiếu thốn, đói quanh năm, khẩu phần rất thấp, so với khẩu phần của một tù nhân CS dưới chế độ VNCH. (Bác sĩ Trần Vỹ, bài đã dân.)
Theo bộ Encyclopedia of the Vietnam War, sau năm 1975, số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người trên tổng dân số NVN lúc đó khoảng 20 triệu người. Tất cả bị giam tại trên 150 trại giam; theo đó khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu; 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm; 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Vol. two, Santa Barbara, California: 1998, tr. 602. Sách trích tài liệu của Sagan, Ginette and Stephen Denney, Violations of Human Rights in the Socialist Republic of Vietnam, Palo Alto, California: Aurora Foundation, 1983.)
Trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù “cải tạo”. (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon’s fall”, nhật báo Orange County Register, Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Cộng sản hứa hẹn sẽ thả ra khỏi tù những ai học tập cải tạo tốt, nhưng không có tiêu chuẩn xác định thế nào là cải tạo tốt, nên chẳng ai hiểu thế nào là học tập cải tạo tốt để được thả ra. Và cứ thế, CS tùy thích giam cầm quân nhân, công chức VNCH không thời hạn theo sáng kiến của CS.
KẾT LUẬN
Đúng như văn hào Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tiên đoán trước ngày 30-4-1975, “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.”
Chuyện sĩ quan, công chức cao cấp Việt Nam Cộng Hòa bị bắt giam, bị đày đọa trong các trại tù học tập cải tạo dưới chế độ CS sau năm 1975 là chuyện dài bất tận, vì đàng sau các sự kiện và số liệu trên đây, là nỗi đau khổ triền miên trong gia đình những tù nhân là những chiến sĩ đã tranh đấu cho sự sống còn của chính chúng ta, cho nền tự do dân chủ chẳng những miền NVN mà cho cả toàn quốc nữa..
Cuối cùng, để kết luận, xin được phép nhắc lại lời cuối trong bản nhạc “Cơn mê chiều” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi về biến cố Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế, qua cách trình bày tha thiết của nữ ca sĩ Thái Thanh, “Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên….”
Vâng, xin đừng bao giờ quên những đau thương cùng cực của những chiến sĩ VNCH; đừng bao giờ quên lý tưởng tự do dân chủ cao cả mà những chiến sĩ VNCH đã tận tình bảo vệ. Và cũng đừng bao giờ quên tội lỗi của CSVN, một chế độ “tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tân Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền…” (Trần Độ, Nhật ký rồng rắn, trích đăng trên Việt Báo Online (vietbao.com) số 3489 ngày 21-10-2004.) (Nguồn: Chiến tranh 1954-1975, sẽ xuất bản).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/03/NguyenCongVinh.jpg
Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh
Ông Nguyễn Công Vĩnh sanh ngày 30 tháng 3 năm 1930 tại Long An.
– 1936-1942: Học trường tiểu học Tân Trụ, Long An.
– 1943-1948: Học trường trung học Huỳnh Khương Ninh, Đồng Nai.
– 1948: Gia nhập đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh là Đảng trưởng, sau này biến cải
thành đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng 11 năm 1964, do GS Nguyễn Ngọc Huy là đảng trưởng.
Đồng thời là thành viên của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. Nhưng sau biến cố Thủ Hiến Thái Lập
Thành và Thiếu tướng Chanson bị tử thương do bom nổ nên Thủ tướng Trần Văn Hữu giải tán
tổ chức này.
– 1951 : Sau khi Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn bị giải tán, Ông Nguyễn Công Vĩnh và một số đồng chí
Đại Việt gia nhập vào trường Võ Bị Liên Quân Đalạt khóa 5- Hoàng Diệu vào tháng 9 năm 1951.
– 1/5/1952: Ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, phục vụ tại Tiểu đoàn 3 Sơn Cước ở Ban Mê Thuột.
– 1955: Đại Úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Sơn Cước.
– 1955-1956: Du học trường Bộ Binh Fort Benning ở Georgia, HK.
– 1956-1963: HLV trường Bộ Binh Thủ Đức.
– 1963-1969: Phục vụ các đơn vị tác chiến Sư đoàn 1 BB, Trung đoàn trưởng Tr.Đ 48/SĐ 18 BB, với cấp bậc Đại tá.
– 1969: Đại tá Phụ tá Thanh tra BTL/QĐ III.
– 1970: Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 9/SĐ 5 BB.
– 1972: Bị bắt ở Lộc Ninh.
– 1973: Được trao trả tù binh ở Lộc Ninh. Điều dưỡng ở Tổng Y viện Cộng Hòa 3 tháng.
– 1973-1975: Quân trấn trưởng Quân Vụ Thị Trấn Saigòn/Gia Định
– 1975-1988: Học tập cải tạo qua các trại Long Giao, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Phong, Hà Nam Ninh.
– 1993: Định cư tại Hoa Kỳ – Oakland/Cali và sau dọn về Costa Mesa/Cali
– Ngày 23/2/2017: Từ trần tại Bịnh viện HOAG ở Newport Beach/Cali vì trọng bịnh, hưởng thọ 90 tuổi.
Người về sau 13 năm “học tập cải tạo” tại miền Bắc.
https://nguyentin.tripod.com/dt_nguyencongvinh.jpg
Saigon 1988 – Đón người thân “học tập cải tạo”(!) từ miền Bắc trở về tại ga Sàigòn
(Cựu Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh – Cựu SVSQ/TVBQGVN/K5)
BỨC HÌNH NỔI TIẾNG về sự tàn ác của bọn vịt cộng ĐỐI XỬ với Người Anh em bên thua cuộc NHƯ BỌN TÀU CỘNG đối xử với Dân Quân Biên giới Bắc XUÂN 1979
Ngày đi tóc vẫn còn xanh, nay về tóc râu đã bạc, hom hem trong bộ quần áo tù màu xám.
Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn, tóc cũng đã hoa râm, răng cũng rụng dần, nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ.
Người con, cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử, vì cha anh là tù “cải tạo”, nức nở ôm tay cha già, sau anh là người em trai cũng đang lau nước mắt.
Những giọt nước mắt này phải chăng để mừng đời “giải phóng” , hay ứa ra từ nỗi đớn đau của những người thua cuộc?
Bạn có thể quên vì bạn chưa sống với người Cộng Sản.
Anh có thể quên vì anh ở nước ngoài từ 1975.
Em có thể quên vì em sanh ra sau 1975.
Nhưng tôi, tôi không quên được, dù tôi muốn quên đi.
Bức hình này làm tôi ứa nước mắt mỗi khi nhìn. Ở đó tôi thấy thân phận bạn bè tôi, đồng đội tôi, vợ con tôi và bản thân tôi của một thời dĩ vãng.
Chỉ vì tôi là người trong cuộc!
Cao Văn Tài K25
Người trở về sau 13 năm tù cải tạo tại miền Bắc
https://nguyentin.tripod.com/dt_nguyencongvinh.jpg
Tưởng nhớ Cố Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh
Mar 1, 2017 cập nhật lần cuối Mar 1, 2017
https://www.nguoi-viet.com/tuong-nho/tuong-nho-co-dai-ta-nguyen-cong-vinh/
Ông Nguyễn Công Vĩnh sanh ngày 30 tháng 3 năm 1930 tại Long An.
– 1936-1942: Học trường tiểu học Tân Trụ, Long An.
– 1943-1948: Học trường trung học Huỳnh Khương Ninh, Đồng Nai.
– 1948: Gia nhập đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh là Đảng trưởng, sau này biến cải
thành đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng 11 năm 1964, do GS Nguyễn Ngọc Huy là đảng trưởng.
Đồng thời là thành viên của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. Nhưng sau biến cố Thủ Hiến Thái Lập
Thành và Thiếu tướng Chanson bị tử thương do bom nổ nên Thủ tướng Trần Văn Hữu giải tán
tổ chức này.
– 1951 : Sau khi Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn bị giải tán, Ông Nguyễn Công Vĩnh và một số đồng chí
Đại Việt gia nhập vào trường Võ Bị Liên Quân Đalạt khóa 5- Hoàng Diệu vào tháng 9 năm 1951.
– 1/5/1952: Ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, phục vụ tại Tiểu đoàn 3 Sơn Cước ở Ban Mê Thuột.
– 1955: Đại Úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Sơn Cước.
– 1955-1956: Du học trường Bộ Binh Fort Benning ở Georgia, HK.
– 1956-1963: HLV trường Bộ Binh Thủ Đức.
– 1963-1969: Phục vụ các đơn vị tác chiến Sư đoàn 1 BB, Trung đoàn trưởng Tr.Đ 48/SĐ 18 BB, với cấp bậc Đại tá.
– 1969: Đại tá Phụ tá Thanh tra BTL/QĐ III.
– 1970: Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 9/SĐ 5 BB.
– 1972: Bị bắt ở Lộc Ninh.
– 1973: Được trao trả tù binh ở Lộc Ninh. Điều dưỡng ở Tổng Y viện Cộng Hòa 3 tháng.
– 1973-1975: Quân trấn trưởng Quân Vụ Thị Trấn Saigòn/Gia Định
– 1975-1988: Học tập cải tạo qua các trại Long Giao, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Phong, Hà Nam Ninh.
– 1993: Định cư tại Hoa Kỳ – Oakland/Cali và sau dọn về Costa Mesa/Cali
– Ngày 23/2/2017: Từ trần tại Bịnh viện HOAG ở Newport Beach/Cali vì trọng bịnh, hưởng thọ 90 tuổi.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/03/NguyenCongVinh-01.jpg
Cố Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh (trái) cùng dự tiệc với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phu Nhân
Vài hàng về Đại tá Nguyễn Công Vĩnh:
1) – Suốt 24 năm phục vụ trong QLVNCH, Đại tá Nguyễn Công Vĩnh là môt sĩ quan thanh liêm, đạo đức và đầy khí phách rất được các quân nhân thuộc cấp kính mến:
– Với chức vụ Trung đoàn trưởng, ông chỉ sử dụng một tài xế.
– Cuộc sống rất đạm bạc.
– Khí phách: Trong lúc bị bắt làm tù binh, ông vẫn giữ đúng tư cách và danh dự của một sĩ quan thuộc QLVNCH.
Ông kể lại trong số 100 quân nhân tù binh trong số đó có ông bị nhốt bên Cao Miên. Bọn CS chiêu dụ tù binh nào chịu phục tùng và ngoan ngoản nghe theo chúng sẽ được tăng khẩu phần ăn.
Rốt cuộc có 72 người không khuất phục và chấp nhận chịu đói.
Mỗi ngày một người được phát một nắm cơm và muối hột. Tiêu chuẩn muối hột là một muỗng cà phê chia đều cho 72 người. Nếu ai chấm vô trước thì muối sẽ mau hết, cho nên phải gỏ “cộp, cộp” cho muối rớt xuống muỗng. Từ đó mới có giai thoại ăn cơm với “thịt cọp”( âm của từ “cộp”).
Khi được thả về ông đã viết hồi ký “Người Về Từ Cõi Chết” và được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị chấm giải nhất với tiền thưởng là $25.000 đồng.
– Câu chuyện 2: Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông đi tù CS lần thứ 2. Trong tù bọn cán bộ CS kết tội ông một cách gay gắt: “Vào năm 1973 lúc trao trả tù binh, anh có cam kết về nhà lo làm ăn không đánh phá cách mạng nữa, nhưng sao anh vẫn tiếp tục đánh phá cách mạng, chống lại nhân dân?”
Ông trả lời khí khái: “Đúng! Vì lúc trao trả tù binh theo hiệp định hòa bình sẽ không còn chiến tranh, nên tôi mới hứa không chiến đấu nữa, nhưng sau đó các ông đã vi phạm hiệp định hòa bình và với tư cách một quân nhân tôi phải bảo vệ mảnh đất miền Nam.’
2) – Trong 69 năm gia nhập đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng, sau này là Đảng Tân Đại Việt, Đ/c Nguyễn Công Vĩnh, bí danh là VÂN luôn luôn là một đảng viên liêm chính tận tụy với Đảng. Đ/c lúc nào cũng làm gương tốt cho các đảng viên trẻ và tiên phong trong mọi công tác Đảng giao phó.
Trong chức vụ Đệ II Phó CT của Phân Bộ Bùi Hữu Phiệt, Đ/c đã phát triển Phân bộ rộng lớn và kết nạp được một số các Đ/c quân nhân trước năm 1975.
Khi định cư ở Mỹ, tuy lớn tuổi và sức khỏe suy giảm nhưng Đ/c vẫn sinh hoạt đều đặn với các anh em trong Phân KB Bắc Cali.
Đây là một gương sáng cho các đảng viên hậu duệ và Đ/c xứng đáng được Đảng vinh danh là Liệt sĩ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/03/NguyenCongVinh-02.jpg
Dân chúng mừng rỡ khi đón Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh về từ trại tù cộng sản.
THƯƠNG ANH, NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA
Thêm một lần Tháng Tư buồn lại đến
Tôi nghĩ về anh, người lính kiêu hùng
Tôi nghĩ về anh, người lính oai phong
Đạn giặc thù không làm anh bỏ chạy
*
Anh đứng lên quyết diệt tan bạo lực
Anh sống còn quyết gìn giữ quê hương
Lệnh “buông súng” anh tưởng đã nghe nhầm
Lúc hồi tỉnh đất trời quay chao đảo
*
Ba mươi chín năm, vết đau chưa dứt
Không thể quên anh, tôi gởi lời chào
Trao về anh lòng này bao ngưỡng mộ
Ơn hy sinh ghi khắc mãi không phai
*
Sống hay chết, với tôi, anh vẫn thế
Đẹp vô cùng người lính trận hiên ngang
Giữa chiến trường anh xem thường lửa đạn
Trong tay thù anh khí tiết âm vang
*
Ngày anh đi tù, tóc hãy còn xanh*
Ngày anh về, tóc con anh đã bạc
Vợ anh một thời đài trang khuê các
Bây giờ bên anh dở khóc dở cười!
*
Nước mắt anh cạn, nước mắt chị khô
Vẫn còn đó một mối tình chung thủy
Vẫn còn đó hai trái tim vàng ngọc
Trước bạo tàn không cúi mặt cầu vinh
*
Hỡi những ai hay “áo gấm về làng”
Xin nghĩ lại có đáng gì không nhỉ?
Hỡi những ai vô cảm đến lạnh lùng
Xin dăm phút nhớ về ngày tháng cũ
*
Trời đang xuân sao mây mù giăng phủ?
Chim xa đàn hát chi khúc ly tan!
Thương anh, người lính Cộng Hòa
Vụng về tôi viết bài thơ tặng Người
Kim Thành
April 2014
(Bài do thân hữu gửi)
ĐỌC THÊM CHI TIẾT bấm vào các LIÊN KẾT sau :
Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh
https://nguyentin.tripod.com/dt_nguyencongvinh.htm
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Xem để biết kết quả của tù thời bình và thời chiến ….
http://namrom64a.blogspot.com/2016/02/xem-e-biet-ket-qua-cua-tu-thoi-binh-va.html
RỒI MÌNH HÒA GIẢI
Mày trả lại tao những gì mày giải phóng
Rồi chúng mình sẽ nói chuyện anh em
Trả lại tao những năm tháng êm đềm…
Tao đã hưởng trước ngày mày có mặt
Trả lại cái tên mày đã cướp mất
Nơi sinh ra tao, tên gọi Sài Gòn,
Cái tên tao thuộc lòng từ thuở bé con,
Không phải cái tên dài thoòng khó đọc.
https://chantroimoimedia.com/2017/10/25/roi-minh-hoa-giai/
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Ngay đến thầy Trần Gia Phụng giáo sư dạy trường Phan Châu Trinh cũng bị bọn chúng yêu cầu hằng tháng phải trình diện công an Phường là đủ biết!
Ngọng di truyền?
Mong các tờ báo mạng lề trái hổng bao giờ đem lên những thứ dư thía lày, hổng có lợi cho hòa hợp hòa giải giữa bọn Ngụy & ta dưới sự lãnh đạo của Đảng 1 tẹo nào cả .
Cần nhìu hơn nữa những bài viết thuyết phục mọi ngừ rằng ta phải tin vào những gì bất cứ ai là Cộng Sản nói, bất kể đó là trí thức Cộng Sản, nhà báo Cộng Sản, quan Cộng Sản, lãnh đạo Cộng Sản, đảng viên đảng Cộng Sản, Trung Cộng, hồng vệ binh, lấy tên như hồng vệ binh … Hễ Cộng Sản là chúng ta cần tin tuốt tuồn tuột .
Qua bài này của tác giả có thể giải mê cho nhóm ca tụng Võ Văn Kiệt, đặc biệt là nhóm IDS, tiêu biểu là tiến sĩ Quang A, giáo sư Tương Lai. Chính Kiệt đã yêu cầu một số công chức, sĩ quan trại tù A30 phục vụ vô điều kiện kế sách ” bông sen nở” ( tôi không dám chắc vì lâu lắm rồi) khi mà csvn đang bị bao vây cấm vận.
Thế này thì sao mà hòa giải. Hãy hỏi ngay mấy ông ” nhân sĩ trí thức Đới Bắc Hà” xem họ có muốn xóa bỏ hận thù không để đi đến hòa giải. Khổ cái thân họ, họ không đủ dũng khí để nhận ra rằng bị ngu, bị mê muội, bị miếng ăn, bị cái danh cá nhân, danh gia đình, làng xóm đè nặng trên đôi vai, trên đầu còn hơn là ” non sông gấm vóc nặng đôi chân” hihihihihi. Thế mới đau, thế mỡi giãy đành đạch.