Hà Sĩ Phu
31-10-2024
Đảng viên cũ (khoảng trước 1975), đa số vì quá say lý tưởng nên sẵn sàng hy sinh, giữ đạo đức, quên mình cho lý tưởng. Đa số họ đáng quý, tiếc rắng chủ nghĩa mà họ trót thờ phụng là ảo tưởng, phi lý, cực đoan, nên sự hy sinh đó là uổng công.
Đảng viên ngày nay thì ngược lại, vào đảng chỉ vì quyền lợi và cấm không được có lý tưởng! Bởi vì có lý tưởng trong sáng thì sẽ nhận biết phải thay đổi tận gốc, phải để hạnh phúc của nhân dân lên trên quyền lợi của đảng, phải dân chủ, phải đa nguyên và tam quyền phân lập. Đảng viên mà giác ngộ như vậy thì bị coi là “thoái hóa biến chất”, sẽ bị khai trừ (như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hiếu Đằng v.v…).
Nhớ câu thơ của Bùi Minh Quốc (cũng bị khai trừ) nói về bộ máy bây giờ:
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
(Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa, vì chỗ nào cũng bị tắc “nghẽn” như Tổng Bí thư Tô Lâm cũng thấy).
Và tiếc sự hy sinh uổng phí của quá khứ:
Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
Để đúc nên chính cỗ máy này!
(Lòng tốt lại gây ra thảm họa, thì tiếc làm chi cái quá khứ sai lầm đau đớn ấy? Rũ sạch con đường cộng sản ấy đi để đưa đất nước vào con đường sáng mà văn minh ngày nay đã chỉ ra rất rõ ràng!).
Xin chia sẻ với nỗi đau của nhà thơ Bùi Minh Quốc!
Nguyên nhân tắc nghẽn là tại thể chế, ông Tô Lâm cũng thấy thế. Thể chế Kinh tế cũng không thoát khỏi Thể chế Chính trị. Lôi thẳng cái Chủ nghĩa Cộng sản ra mà hỏi tội, đừng ấp úng nữa!
Chủ nghĩa Cộng sản làm khổ Nước, khổ Dân nhưng tạo Ngai vàng béo bở cho giới Cầm quyền! Ách tắc ở đâu đã biết quá rõ!
Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi
Chia tay gia đình, bố mẹ, các em
Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền
Lửa chiến tranh, cháy tuổi xuân năm tháng
Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng
Nắm tay thề: “Với Tổ Quốc, Non Sông”.
Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng.
Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng.
Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng
Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn
Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt
Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng
Như người cha, chỗ dựa của lòng tin.
Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin?
Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc
Đến với Đảng để làm điều nhân đức
Cùng lương tâm, cống hiến cho đời.
Nhưng, hôm nay, đầy méo mó, cạn vơi
Thì ắt hẳn, ngày mai tràn cay đắng.
Thời gian trôi, như bóng câu qua cửa
Đảng cứ tàn dần chân lý trong tôi.
Đau thắt lòng! Tôi cất tiếng Đảng ơi!
Sao lại thế: “Mùa thu Tháng Tám”
Vinh dự, tự hào: “Đảng viên Cách mạng”
Ngày qua ngày! Nhục nhã thế này ư?
Sách mấy ngàn trang, chữ mấy triệu từ
Rao giảng rất hay, việc làm thì nháo
Khi trích Lê nin, “xúc phạm lời Bác”
Nên thực thi, không thuyết phục được nhân tâm.
Nhớ ngày xưa, Đảng phải gắn với dân!
Như cá phải rúc, chui vào nước!
Đảng đề cao Nhân dân là trên hết
Nói hộ dân và nghĩ cũng hộ dân.
Mọi người dân, tìm chỗ để đặt chân
Đều phải bước theo chân của Đảng!
Còn hôm nay, vẫn “vì Dân trong sáng”!
“Quyền lợi nhóm”, giọng lưỡi “Lý Thông”
Nhớ tuyên ngôn, buổi đầu Cách mạng
Đảng không tham quyền chức nghênh ngang
Cách mạng thành công, cáo lão về làng
Vui thú điền viên, thung dung câu cá.
Hãy nhìn trông, không có ai về cả
Cố bám quyền, giành mũ áo cao sang
Bày đặt ăn chia, tài lộc khang trang
Chẳng dại gì về quê cha đất tổ.
Từ huyện, xã, quận, phường, thành phố
Đảng chiếm một bên, Nhà nước một bên
Bí thư thành ủy, Chủ tịch ủy ban
Hai guồng máy, đè đầu dân đau khổ.
Đây Sở Ngoại thương, kia Ban Kinh tế
Nội chính bên này, bên nọ Công an
Sống đàng hoàng, bao dinh sở khang trang
Một cổ hai tròng, người dân tội nghiệp
Đảng dậy răn: Giữ tấm lòng liêm khiết
Sao đút túi liền những triệu đô la
Tiền nước ngoài họ tranh thủ chúng ta
Người “ăn mảnh” là Tổng bí thư của Đảng!
Để mị dân, Đảng tăng cường lao động
Chức vu vơ, trừu tượng “chủ nhân ông”
Làm chủ ngu ngơ, nhà máy ruộng đồng
Đảng nắm chặt tiền và quyền sinh sát.
Thân “ngọc ngà” phải về với đất
Đảng chiếm giữ riêng Mai Dịch cho mình.
Rồi cho xây Hoàn Vũ rất môi sinh
Riêng với Đảng, không ai thiêu cả
Nơi đô thành, chạy dọc ngang đường phố
Đặt tên đường, Đảng giành giật phần mình.
Đây đường Lê Duẩn, kia đường Trường Chinh
Đường to đẹp Đảng giành phần dự trữ
Các tỉnh huyện, ổn định cùng lịch sử
Đảng hội vài ba điểm vào nhau
Cuộc “đoàn viên” chưa “ân ái” bao lâu
Rồi vẫn Đảng truyền ra lệnh tách.
Quá tùy tiện, Đảng làm theo sở thích
“Khắc khắc, nhập nhập” như trò chơi
Cuối cùng chỉ khổ sở Dân thôi
Còn ý Đảng, vẫn luôn luôn là đúng.
Ghế Đảng trị, quyết giữ cho bằng được
Đảng khóa xiềng vào Dân chủ, Tự do
Từ miền quê cho tới thành đô
Cấm ngôn luận, cấm tự do báo chí.
Đảng chúa ghét các nhà nghệ sĩ
Nhàn cư ngồi thóc mách lăng nhăng
Ai dũng cảm, đòi hỏi lẽ công bằng
Đảng biến tướng, “chính chuyên” bằng nhiều cách.
Về bàu cử Đảng tạo khuôn bằng sắt
Rất “tự do”, rất “dân chủ, khách quan”
Nhân danh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Duyệt danh sách, đưa người ra ứng cử.
Thế là “nguyên khí hiền tài” xứ sở
Đảng loại bỏ đi, rất “khéo”, rất “tình”.
Các đại biểu đều đồng chí của mình
Chẳng ai dám chỉ danh, xung khắc.
Quốc hội diễn trò, điều trần vấn đáp
Như chuyện xưa “Bài thơ Con cóc”
“Con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô”
Bầy cơ hội, cùng ra sức điểm tô!
Sáng đúng chiều sai, mai lại đúng!
Chống chân lý bằng lưỡi lê họng súng.
Đảng trượt theo vết xe đổ ngày xưa
Chuyện nghĩa tình chỉ “sớm nắng chiều mưa”.
Từ “Đồng chí” là mỹ từ vô nghĩa!
Đảng thấu không, dòng đời đang mai mỉa
Đảng lộng hành, đạp Dân Chủ dưới chân.
Nhớ một thời Đảng chiến đấu vì Dân.
Dân tộc đã nghiêng mình kính trọng.
Rồi gặp được khi như diều bay bổng
Đảng ngất ngây trong tiếng ngợi ca.
Hàng trăm tờ báo, vài triệu cái loa
Điệp khúc, điệp ca: Công ơn của Đảng.
Đảng say mê, dối lừa không nhàm chán
Xóa sao được, những tội lỗi gây nên!
Đạo lý Việt Nam “máu chảy ruột mềm”
Cải cách địa điền, người, cửa nhà tan tác
Dù Đảng đã chia vài ba miếng đất
Suốt mấy năm nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nhóm “Nhân Văn” hỏi tội đáng bao nhiêu?
Đảng đày đọa bao cuộc đời chí sỹ.
Bao trí thức bắt giam thời chống Mỹ
Gán ghép “chống Đảng” tội tày trời
Lửa chiến tranh dẫu đã tắt lâu rồi
Sao ác tâm, cảnh nồi da nấu thịt!!!
Hai đảng bạn, đồng hành bao thân thiết
Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Nam
Vai sát kề vai, suốt mấy chục năm
Gắn bó thế! Hà cớ chi loại bỏ?!
“Chanh kiệt nước rồi, vứt luôn cái vỏ”
Bạn bè thủy chung, sao nỡ phản thùng!?
Nỗi đoạn trường càng lộn xộn lung tung
Sợ hậu họa, Đảng xuống tay, chấm hết….
Đêm đã khuya, trước khi dừng bút
Xin dùng câu của Gớt tặng cho đời
“Lý luận nào, rồi cũng xám bạn ơi,
Còn cây đời, vẫn xanh tươi mãi mãi”.
Xin được xếp vần thơ, dừng lại
Vài dòng chân, tôi gửi tặng cho đời
Thơ của tôi như tia nắng ban mai
Cộm mắt ai, nhưng không hề độc hại.
Ta biết ơn, khi Đảng còn vĩ đại
Còn hôm nay, cuộc đổi chác bán mua
Đừng biến mình thành những chúa những vua
Mà thống trị dân đen, như thuở trước.
Đảng ngụy ngôn: “Có công giành Độc Lập”
Chức, Quyền, Tiền dân đã trả Đảng rồi
Nơi cung đình, đâu phải chợ trời
Dân hết nợ, Đảng cứ ngồi, cứ hưởng
Để trần gian, lại công hầu khanh tướng
Đảng một bên, Dân chịu nhục một bên.
Những luận cứu: Các Mác và Lê nin
Giờ xa lạ với Con Hồng Cháu Lạc!
So với Đảng, có súng bom bạo lực
Vần thơ tôi là vẫn điệu lương tâm
Tố Như ơi! Tôi sẽ đợi trăm năm
Rồi chân lý sáng ngời vào lịch sử!
Đảng của ngày xưa, Đảng là bất tử
Còn tương lai!? Phút mặc niệm, bắt đầu!
Nguồn Mạng.
1. Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi:
2. Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kì bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?
3. Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
4. Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?
5. Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?
6. Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?
7. Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?
8. Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?
9. Khẩu hiệu của quân đội là “trung với đảng,” vậy sao khi hi sinh lại ghi trên bia mộ là “tổ quốc ghi công” chứ không phải “đảng ghi công”?
10. Tại sao có “huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” mà lại không có “huân chương kháng chiến chống Tầu”?
11. Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?
12. Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?
13. Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?
14. Hồ Chí Minh từng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê.” Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?
Nhà Giáo Trần Thị Lam
Cho tớ được phép đồng ý phần lớn với đồng chí trí thức Hà Sĩ Phu trong chuyện này, và cũng xin được mạn phép phản biện đồng chí vài điêu, theo tớ, có thể xem như các hạt sạn của một bài (nhìn chung) rất được
– Đầu tiên tiền đâu, cho phép tớ chúc mừng đồng chí đã ngoi được lên hàng ngũ những chuyên gia chích đùi . Và với những lập/lý luận rất hay ho của đồng chí, có thể xem đ/c HSP là 1 người có thể xếp chung vào hàng nhân sĩ-trí thức
– Đây là điều tớ muốn phản biện, giữa lý tưởng mà họ đã & đang theo và “Thoát Cộng”, cái nào “ảo tưởng & phi lý” hơn ? Đ/c HSP, như các nhân sĩ-trí thức, chắc quên sạch hay chối bay chối biến những gì mình đã nói/viết, với bài thơ vừa dài vừa hay lại vừa hấp dẫn, & cũng hợp với lịch sử Cách Mạng thường thiếu sót của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, với bàn thờ nhà bà Dư Thị Thành, với Tiến Sĩ Nguyễn Quang A cùng với cán bộ địch vận, đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang ra lăng Bác tạo dáng bức xúc, Hồ Cương Quyết bức xúc vì những chiến hữu từng tranh đấu với ông không được đối xử đúng mức với hy sinh họ đã bỏ ra, nên chăng ta nên kết luận “Thoát Cộng” bây giờ đã trở thành viển vông, ảo tưởng, phi lý, xa rời thực tiễn … được chưa ?
– Nếu có thể gọi cái gì là “chủ nghĩa mà họ trót thờ phụng là ảo tưởng, phi lý, cực đoan, nên sự hy sinh đó là uổng công” thì cái “chủ nghĩa” đó -có thể gọi là “chủ nghĩa” được không ?- thì “Đổi Mới” hoàn toàn khít khìn khịt . Đc HSP đã nhắc tới nhà thơ Bùi Minh Quốc, là tác giả của “Đảng Nó” vs “Đảng Ta”. Cái cảm giác “ghìm cơn mửa” đó là thuộc phạm trù “Nó” hay “Ta”, vì đã có thể xem đc HSP thuộc loại “nhân sĩ-trí thức”, đc thử quỷ biện để trả lời xem sao ?
Rùi “Đảng của Bác Hồ” vs “Đảng của Nguyễn Phú Trọng” của Gs Tương Lai, “Cộng Sản ngày xưa” vs “Cộng Sản hôm nay”, 1.0 vs 2.0 … Nhà báo Nguyễn Thông nhận định “con người” bi giờ hổng bằng 1 góc ngày xưa, Lưu Trọng Văn “bao lớp trẻ Hà Nội sống lý tưởng hừng hực. Đất nước gọi là lên đường”, thơ Bùi Minh Quốc thời “Đảng TA” “Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường”, vs “Đảng Nó” trích lại đc HSP trích thơ BMQ “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”
Cái gì đã xảy ra để “Đảng Ta” thoái hóa thành “Đảng Nó” nếu hổng phải là “Đổi Mới”? Ngày xưa Đỗ Trung Quân đã viết “Tạ lỗi với Trường Sơn”, vì Saigon thời Mỹ-Ngụy có (quá) nhiều những thanh niên chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, nhưng cũng cố vớt vát rằng trong số họ cũng có không ít những người bà ngoại tớ hay rầy “nhỏ hổng học, lớn lên thành trí thức đấu tranh” như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Thân, Lê Hiếu Đằng, Lý Quý/Chánh Trung, 2 chị em Thiều Thị Tân-Tạo, và chính họ đã làm Saigon đỡ xấu mặt, vừa đủ để lời kiến nghị của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đặt tên Hồ Chí Minh cao quý cho nó không trở thành quá tệ hại .
Nên chăng đặt câu thơ của Tướng Trần Độ vào 1 ngữ cảnh phù hợp hơn, coi như biên tập, theo Tạ Duy Anh, là tạo điều kiện cho sáng tạo được hình thành
Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
Để đúc nên chính cỗ máy ĐỔI MỚI này!
Lý tưởng họ theo không sai đâu, và chính vì theo lý tưởng đó mà họ trở thành những “nhân sĩ-trí thức” ngày hôm nay, được cả trong nước lẫn hải ngoại kính trọng . Hổng tin, đọc Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến, đọc Ngu Thế Vinh … thì biết . Nhìn qua thái độ của dân Nam Hàn với trí thức Bắc Hàn thì biết, lý tưởng họ theo không & không bao giờ sai khi họ còn được mọi người, cả trong lẫn ngoài nước, kính trọng & gọi là “nhân sĩ-trí thức”
A di đà Phật!
Ngài Tô Lâm đang đi vào “vết xe đổ” của ngài Nguyễn Phú Trọng. Ngày 9/5/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
“Chuẩn mực đạo đức cách mạng” có phải là sau khi “viếng mộ” Karl Marx tại London, thì đến Nhà hàng Thánh rắc muối ăn thịt bò dát vàng rồi cao giọng giao rảng “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”?
Điều cấp thiết là thực hành dân chủ ngay trong Đảng và để người dân thực hiện quyền tư do lập hội, ra báo, tự ứng cử …
Ngài Tô Lâm vẫn chưa thực sự thức tỉnh /tỉnh thức (có Tâm Phật), chưa “tự thắp đuốc mà đi” như lời Đức Phật dạy. Ngài chỉ loay hoay với “thanh kiếm và lá chắn” … Rồi sẽ có ngày “thanh kiếm và lá chắn” làm ngài “sứt tay, chảy máu”!
Ngài hãy tỉnh thức trong từng giây phút, thực hành đúng những điều người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã từng căn dặn: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm điều gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Hy vọng những điều nói trên sẽ lọt lỗ tai ngài tân Tổng bí thư ĐCSVN! A di đà Phật, Thiền sư Thích Nhất Đảng
A di đà Phật!
Ngài Tô Lâm đang đi vào “vết xe đổ” của ngài Nguyễn Phú Trọng. Ngày 9/5/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
“Chuẩn mực đạo đức cách mạng” có phải là sau khi “viếng mộ” Karl Marx tại London, thì đến nhà hàng Thánh rắc muối ăn thịt bò dát vàng rồi cao giọng giao rảng “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”?
Điều cấp thiết là thực hành dân chủ ngay trong Đảng và để người dân thực hiện quyền tư do lập hội, ra báo, tự ứng cử …
Ngài Tô Lâm vẫn chưa thực sự thức tỉnh /tỉnh thức (có Tâm Phật), chưa “tự thắp đuốc mà đi” như lời Đức Phật dạy. Ngài chỉ loay hoay với “thanh kiếm và lá chắn” … Rồi sẽ có ngày “thanh kiếm và lá chắn” làm ngài “sứt tay, chảy máu”!
Ngài hãy tỉnh thức trong từng giây phút, thực hành đúng những điều người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã từng căn dặn: “Làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm điều gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Hy vọng những điều nói trên sẽ lọt lỗ tai ngài tân Tổng bí thư ĐCSVN! A di đà Phật, Thiền sư Thích Nhất Đảng
Thể chế tứ trụ, đảng và nhà nước lãnh đạo song trùng là một khối u nhức nhối của xã hội, ấy vậy mà vua mới, mới chỉ rào đón thế thôi đã bị ông anh phương bắc đốn mất một ghế rồi thì thử hỏi làm sao mà từ bỏ hôn ước cộng sản được?
> Không biết mà làm sai là lỗi lầm, chưa/không phải là tội…, đáng trách vì lý do vô-minh, không sáng suốt…;
Nhưng
> Biết sai mà cứ tiếp tục làm mới thật sự là tội phạm, khó có thể tha thứ được, nhất là sai lầm đó có ảnh hưởng đến sự sống còn của những người khác!