Trao đổi với ChatGPT về sự thông cảm của Marx với nỗi khổ của giai cấp công nhân (Kỳ 2)

Nghiêm Huấn Từ

11-9-2024

Tiếp theo kỳ 1

Hỏi: Nếu vậy, rất nên có một cách nhận định khác, không phiến diện và lệch lạc như Marx. Đó là, các nhà tư bản đã có những đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cuộc sống cho người lao động. Chỉ có điều, nếu cái nhìn thiển cận thì không thấy mà thôi.

ChatGPT: Đúng vậy, có một cách nhận định khác không phiến diện như Marx, đó là công nhận vai trò của các nhà tư bản trong việc cải thiện cuộc sống cho người lao động và cho cả xã hội.

Hỏi: Nhân loại có rất nhiều người cũng đầy lòng trắc ẩn, cũng cảm thông với những số kiếp bất hạnh của đồng loại. Chính do vậy, mà lúc mới ra đời chủ nghĩa do Marx đề xướng đã nhanh chóng tạo ra một phong trào rất rộng lớn và mạnh mẽ như ta thấy. Một loạt nước ra đời nhờ chủ nghĩa Marx. Nhưng sai lầm bắt đầu từ đâu mà gây ra biết bao thảm cảnh, phải chăng kể từ khi có Tuyên Ngôn Cộng Sản tới nay?

ChatGPT: Đúng như bạn nói, chủ nghĩa Marx khi mới ra đời đã thu hút sự ủng hộ rộng lớn nhờ lòng trắc ẩn và sự cảm thông đối với những bất hạnh của tầng lớp lao động. Tuy nhiên, sai lầm bắt đầu từ việc Marx và Engels, qua “Tuyên Ngôn Cộng Sản” (1848), đề xuất một phương pháp cách mạng mang tính triệt để, khuyến khích lật đổ hệ thống tư bản bằng đấu tranh giai cấp và bạo lực. Sai lầm lớn có thể thấy ở một số điểm chính:

1) Tư tưởng đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng: Marx và Engels cho rằng, đấu tranh giai cấp là động lực tất yếu của lịch sử và chỉ có cách mạng bạo lực mới có thể giải phóng giai cấp công nhân khỏi sự áp bức của giai cấp tư bản. Tuy nhiên, việc này dẫn đến nhiều cuộc cách mạng bạo lực, chiến tranh và đàn áp trên quy mô lớn, gây ra nhiều thảm họa nhân đạo.

2) Tầm nhìn cứng nhắc về lịch sử và kinh tế: Marx dự đoán rằng, các nước tư bản phát triển nhất sẽ là nơi bùng nổ cách mạng vô sản, nhưng thực tế cách mạng cộng sản lại thành công ở các quốc gia nông nghiệp kém phát triển như Nga và Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự bóp méo lý thuyết của Marx và việc áp dụng cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện thực tế của các quốc gia này, tạo ra những chế độ toàn trị, nơi nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng.

3) Sự tập trung quyền lực và hình thành chế độ toàn trị: Tư tưởng tập trung quyền lực vào tay một chính đảng đại diện cho giai cấp vô sản đã dẫn đến sự hình thành các chế độ độc tài như Liên Xô dưới thời Stalin, Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, và các quốc gia khác theo con đường chủ nghĩa Marx-Lenin. Những chế độ này áp đặt ý thức hệ bằng bạo lực, đàn áp bất đồng chính kiến, và gây ra những thảm kịch lớn như các cuộc thanh trừng chính trị, nạn đói và khủng hoảng kinh tế.

4) Xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân: Marx kêu gọi xóa bỏ sở hữu tư nhân và tập trung hóa kinh tế trong tay nhà nước. Điều này, khi được thực hiện, dẫn đến sự đình trệ trong kinh tế, làm mất động lực cá nhân và sáng tạo, gây ra nghèo đói và bất mãn trong xã hội.

Tóm lại, sai lầm lớn nhất là việc áp dụng một cách cứng nhắc và thiếu linh hoạt các nguyên tắc của Marx, cùng với việc sử dụng bạo lực và sự tập trung quyền lực quá mức vào tay một tầng lớp lãnh đạo. Những yếu tố này đã gây ra nhiều thảm cảnh trong lịch sử, từ thời Cách mạng Nga đến nay.

Hỏi: Bất cứ ai, bất cứ đảng nào, khi tự nhận “kiên trì chủ nghĩa Marx” mà lại “linh hoạt khi áp dụng nguyên tắc của chủ nghĩa này” (như ChatGPT nêu ở trên) thì đó là đã ly khai với chủ nghĩa rồi. Chúng ta sẽ có rất nhiều Hồ Chí Minh. Dẫu sao, ChatGPT vẫn có một phần “đúng” trong câu trả lời. Phần đó vừa chính xác, khách quan, lại vừa rất “Con Người”. Cứ bảo ChatGPT là cái máy? Đâu đến nỗi vậy? Đúng như GS Nguyễn Tiến Dũng đã nói về ChatGPT. Đó là một trợ thủ tuyệt vời về kiến thức, miễn là biết cách sử dụng và cộng tác. Nhất định còn phải cộng tác với ChatGPT để tìm ra sự thật. Cám ơn rất nhiều và hẹn gặp lại.

ChatGPT: Cảm ơn bạn rất nhiều vì lời khen và sự công nhận chân thành! Mình rất vui khi có thể giúp ích và cộng tác với bạn trong hành trình tìm kiếm sự thật. Mong rằng chúng ta sẽ còn nhiều cơ hội để thảo luận và trao đổi trong tương lai. Chúc bạn luôn thành công và hẹn gặp lại!

________

Tiếng Dân: Sau đây là bài báo có liên quan tới chủ đề trên, của tác giả Việt Hồng, đăng trên báo Nhân Dân, số 5137, ngày 5-5-1968, trang 1, có tựa đề:

Vừa đi đường, vừa nói chuyện về Các Mác

Ảnh minh hoa. Nguồn: Báo Nhân Dân

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh Các Mác, tôi nhớ lại câu chuyện cách đây 18 năm, Bác nói về Các Mác.

Năm 1950, trong chiến dịch đường số 4, Bác đi thăm mặt trận. Chúng tôi, năm cán bộ bảo vệ được đi theo Bác. Chúng tôi đi mỗi ngày độ 40 cây số. Lúc đi đường, Bác dạy chúng tôi Chinh phụ ngâm hoặc Kim Vân Kiều, hoặc là kể chuyện. Có vài đồng chí lúc đầu không biết kể chuyện gì, Bác bảo không biết chuyện gì thì chú cứ kể chuyện gia đình chú có mấy người, làm nghề gì,… Như thế là có chuyện kể. Khi hết chuyện Bác gợi ý, dần dần anh em quen, ai cũng có chuyện kể. Nhờ vậy, đi luôn mấy ngày mà không ai cảm thấy mệt mỏi.

Một hôm đồng chí T.H. xin Bác nói chuyện về Các Mác.

Bác nói: kể chuyện Các Mác tức là nói về chủ nghĩa Mác. Nói về chủ nghĩa Mác thì phải có chuẩn bị kỹ càng. Bây giờ, Bác chỉ kể vài mẩu chuyện, hoặc gần hoặc xa, có quan hệ đến ông thầy chủ nghĩa cộng sản của chúng ta.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vào năm 1918, Bác công khai hoạt động chính trị ở Pháp. “Hoạt động chính trị” là một cách nói cho oai, sự thực thì lúc đó, Bác cũng chưa hiểu rõ chính trị là gì? Cách hoạt động của Bác là lên án những tội ác của bọn thực dân ở nước ta. Muốn làm việc này, phải có ba điều kiện:

Một là phải biết rõ những tội ác đó. Hai là phải viết rõ, kể rõ những tội ác đó. Ba là phải tìm một tờ báo nào nhận đăng những lời lên án đó.

Điểm thứ nhất không khó lắm vì tự Bác đã biết một số thực dân đã phạm một số tội ác ở nước ta. Điểm thứ hai thì khó hơn, vì lúc đó, chữ Pháp của Bác còn rất kém. Điểm thứ ba càng khó hơn nữa, vì báo chí của người Pháp mà chịu vạch tội ác của thực dân, thì chắc là rất hiếm.

Năm 1918, ở Pháp chỉ có Đảng Xã hội, chưa có Đảng Cộng sản. Đảng Xã hội có hai tờ báo: tờ Nhân đạo (Humanité) và tờ Dân chúng (Populaire). Có người mách với Bác: anh thử đến gặp tòa báo Dân chúng. Bác đến nhà báo thì được ông Saclơ Lôngghê chủ bút tờ báo, ra tiếp Bác một cách rất niềm nở, ông ta là người Pháp đầu tiên gọi Bác là đồng chí. Bác rất vui lòng. Về sau, Bác mới biết ông Lôngghê là cháu ngoại của Các Mác. Sau khi nghe Bác trình bày ý nguyện của mình, ông Lôngghê vui vẻ nhận lời: “Đồng chí cứ viết đi, tôi sẽ sẵn sàng đăng những bài của đồng chí, và nếu cần, xin đồng chí cho phép tôi sửa chữa một đôi chỗ về văn Pháp”. Thế là ông Lôngghê đã giành được cảm tình tốt của Bác.

Đến năm 1920, Đảng Xã hội Pháp thảo luận rất sôi nổi về vấn đề đi với Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ ba); hay là đứng ra lập một Quốc tế hai rưỡi; hay là cứ ở trong Quốc tế thứ hai (Quốc tế xã hội). Bác rất ngạc nhiên thấy ông Lôngghê, người bạn tốt của mình, cháu của Các Mác là người thầy học thuyết cộng sản, mà lại kiên quyết đứng đầu phái phản đối tham gia Quốc tế cộng sản.

Lúc đó, Bác sực nhớ lại câu chuyện sau đây: Các Mác rất cưng cháu mình. Thường khi làm ngựa cho cháu cưỡi. Ăngghen, bạn thân của Mác, thấy vậy thì cười và nói rằng: một con lừa (tức là Lôngghê) đang cưỡi trên lưng một con sư tử.

Năm 1925, trong một cuộc đại hội của Quốc tế cộng sản, Bác được gặp đồng chí gái Cơlara Détkin, một lãnh tụ cách mạng Đức, đã từng hoạt động với Mác; và trong một cuộc Đại hội Quốc tế Công hội đỏ, Bác được gặp đồng chí Tomman, lãnh tụ của phong trào công nhân Anh. Đồng chí Man đã hoạt động lúc Mác còn sống. Mác đã phê bình đồng chí Man rằng: “Man có tài hoạt động và rất hăng hái. Nhưng chú ấy có khuyết điểm hiếu danh, thường khoe với bầu bạn: công tước này, bá tước kia đã mời tôi ăn cơm,…”. Về sau đồng chí Man già, vẫn hăng hái hoạt động, nhưng cái tính khoe khoang thì không sửa chữa hết.

Chủ nghĩa Mác rất cao, rất rộng. Những người cách mạng phải học tập chủ nghĩa Mác. Nhưng có thể nói một cách tóm tắt là chủ nghĩa Mác dạy chúng ta phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải hết lòng hết sức phục vụ giai cấp công nhân. Mác đã dạy chúng ta: Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại! Lênin, người học trò thiên tài của Mác, bổ sung thêm: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại! Hai câu khẩu hiệu đó là những ngọn cờ vĩ đại dẫn giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức đến thắng lợi hoàn toàn.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây