Trần Đông A
20-7-2024
Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.
Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên! Chẳng ai dám đưa ra một lời dự báo chắc chắn!
Giới phân tích nói nhiều về ‘sự toàn thắng’ của Tô Đại tướng, tân Chủ tịch nước (CTN) Tô Lâm, nhưng mấy ai trả lời được thật rạch ròi. Tô Lâm sẽ giảm nhiệt ‘cái lò bát quái’ của cố Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng để lại, hay tân CTN sẽ tiếp tục tăng nhiệt và đốt tiếp ‘bầy sâu bự’, nhằm dẹp nốt mọi mầm mống chống đối trên con đường tiến lên ghế cửu trùng TBT, và rất có thể ‘nhất thể hóa’ luôn hai ngôi vị TBT và CTN lại làm một? Những câu hỏi ấy đều quá sớm để đưa ra câu trả lời vào lúc này!
Điều bất định thứ hai trong tương lai là gì? Chưa thể khẳng định một giai đoạn lịch sử mới đang ló dạng! Các sự kiện Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) công bố đến nay – tin tức về lễ quốc tang (1), về việc ông Trọng được tặng Huân chương Sao Vàng và việc ‘Bộ Chính trị phân công ông Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn quy định’ – tuy có gây xúc động, nhưng sức khỏe của ông Trọng từ lâu đã không còn là ‘bí mật quốc gia’ và cho đến nay nó cũng chỉ thu hút sự quan tâm của một bộ phận dân chúng và xã hội. Đơn giản vì, những sự kiện ấy chưa nêu bật lên được các xu hướng nổi trội nào trong dài hạn, ít nhất là cho đến Hội nghị Trung ương 10, nơi mấy trăm Ủy viên sẽ bầu ra một Tổng bí thư mới. TBT Nguyễn Phú Trọng từ trần mà trước đó đã không diễn ra một nghi thức ‘từ chức công khai’ nào, chỉ có một thông báo chính thức của Bộ Chính trị (2), nguồn gốc gây ra nhiều giả thuyết.
Bất định thứ ba, là tại sao ĐCSVN không tuân thủ theo các nguyên tắc của Điều lệ, cử Thường trực Ban Bí thư (tức Phó Bí thư) thay thế Đảng trưởng để điều hành hoạt động của Ban Chấp Hành Trung ương (BCHTW), ít nhất cho đến khi Trung ương họp? Lịch sử gần đây đã có tiền lệ BCHTW phủ quyết đề xuất của BCT định kỷ luật ‘đồng chí X’ và ông Trọng đã phải khóc trước Đài truyền hình quốc gia vì việc đó (3).
Tương tự, các đồng chí Trung ương tại Đại hội 13 cũng đã phủ quyết ý đồ của chính TBT Trọng trong việc ‘đôn’ Thường trực BBT Trần Quốc Vượng lên làm người thừa kế, thay thế ông (4). Đấy là chưa nói, từ nay đến Trung ương 10 (hoặc sớm hơn?), kể cả đến Đại hội 14, còn bao nhiêu nước chảy qua cầu? Từ cánh Nghệ Tĩnh đến chân rết của thế lực Nguyễn Tấn Dũng trong Nam, liệu tất cả sẽ quy phục tân CTN trong một sớm một chiều?
Bất định thứ tư, đường lối đối nội, đối ngoại tới đây của tân TBT sẽ là gì? Dư luận còn nhớ, sáng 10/1/2024, Tô Lâm đã tiếp Trần Tư Nguyên, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Trong buổi đó, Tô Lâm đề nghị tăng cường trao đổi về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý… (5). Đối với Tô Đại tướng, kịch bản ‘đả hổ diệt ruồi’ sao chép từ Tập Cận Bình có thể vẫn chưa đủ, tân CTN tương lai, ngay từ bấy giờ, muốn có một bản sao hoàn thiện hơn về đường hướng xây dựng CNXH?
Chưa hết, ngày 17/2/2024, trên toàn cõi Việt Nam, là ngày khởi đầu cho những tuần, những tháng ‘giỗ tập thể’. Thay vì tưởng niệm hàng vạn dân thường và bộ đội bị bỏ mạng và hy sinh trong cuộc chiến tranh xâm lược từ bên kia biên giới (1979 – 1989), Tô Lâm đã hành động một cách khác người. Tối hôm 17/2/2024, tại Nhà hát Hồ Gươm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Đại tướng Công an Tô Lâm đã linh đình tổ chức một bữa đại tiệc âm nhạc chào xuân Giáp Thìn. Báo chí trong ngành Công an ‘bốc lên tận mây xanh’ bữa đại tiệc âm nhạc và cũng là ngày khởi đầu cho đại lễ ‘giỗ tập thể’ ấy là ‘tinh tế, sang trọng và đậm sắc xuân’ (6).
Bất định thứ năm, làn sóng phản ứng quốc tế đối với sự ‘lên ngôi’ của Tô Lâm cả về mặt đảng lẫn chính quyền sẽ ra sao, khi ai cũng biết rằng, dịp tân CTN nhậm chức, hầu như rất ít các nguyên thủ quốc gia thế giới gửi điện mừng. Lần này, theo một nguồn tin nội bộ không thể tiết lộ danh tính, Bộ Chính trị có kế hoạch sẽ tổ chức một đại tang hoành tráng, với sự có mặt của các quan khách quốc tế, hay ít ra có đại diện đoàn ngoại giao tham dự. Nhưng các thăm dò qua đường ngoại giao cho thấy, sự chấp nhận lời mời tới Hà Nội dự quốc tang không mấy thuận lợi. Chưa rõ quyết định sau cùng của lãnh đạo Ba Đình sẽ như thế nào. Nếu một quốc tang mà chỉ có đại diện của Trung Quốc, Nga, Bắc Triều tiên cùng với Lào và Campuchia tham dự thì ‘hẻo’ quá.
Chưa hết, sau Quốc tang, cố Tổng bí thư sẽ được chôn cất ở đâu, về Đông Anh (quê hương bản quán, theo nguyện vọng của gia đình) hay lên Tam Đảo (theo yêu cầu của Tổ chức) cũng là vấn đề đại sự!
‘Chết trên ngai vàng!’ Giấc mơ ấy của cố TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành tựu. Tuy nhiên, các kế hoạch khác ông chuẩn bị để ngồi lại nhiệm kỳ thứ tư đành bị dang dở… (7) Di sản ông để lại còn hàng loạt các vấn đề cho hệ thống chính trị Việt Nam mà ai kế vị ông cũng phải giải quyết. Tổng kết di sản của một đế vương cần có sự khách quan của các sử quan. Điều này quả thật khó thực thi ở Việt Nam hiện nay, vì các thông tin chính thống thì đều phải viết theo ‘lề Đảng’. Mọi tư duy phản biện đều bị cấm hoặc bị buộc tội hình sự. Đời sau sẽ nhớ những gì về ông Nguyễn Phú Trọng? Theo TSKH Nguyễn Quang A, di sản của ông Trọng là một người tham quyền cố vị, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, còn công cuộc đốt lò là hoàn toàn thất bại. Những di sản về đối ngoại thì chẳng phải của riêng ông, đó là quyết định tập thể (8).
Tham khảo:
(1) https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-tran-post819993.html
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2lwp08epxgo
(4) https://www.voatiengviet.com/a/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-h%E1%BB%A3p
(6) https://www.voatiengviet.com/a/dai-tuong-to-lam-nen-tro-lai-vach-xuat-phat-/7517717.html
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=846367317529547&id=100064688586481&set=a.634443198721961
Đây là mong mún/kiến nghị của tớ cho tương lai của Việt Nam
– Cần có 1 sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các đảng Cộng Sản & các nước Xã hội chủ nghĩa . Đúng, hổng thể làm lớn chiện này . Nói chung cứ như hiện nay, mọi việc cứ âm thầm nhưng đi vào thực chất là đủ . Hợp tác ở đây phải là toàn diện, hổng những an ninh, kinh tía, mà cả zìa chính trị, các chính sách nhân sự cũng như điều hành đất nước . Những cán bộ bị/được đào tạo ở các nước tư bửn đã cho ta thấy 1 sự thực khá ê chề, nên chăng VN gửi cán bộ đi các nước XHCN đào tạo ? Nguyễn Thiện Nhân hòa bình hóa Tp Hồ Chí Minh nên chăng là 1 ví dụ khá sinh động ? Biết đâu biết đâu đấy VN (sẽ) có được 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh của thời nay
– Cần đưa lại chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh, tất nhiên, dạng ô la zin vào các chương trình đào tạo cán bộ . Hiện tượng Thích Minh Tuệ cho thấy all it takes is one mofo làm gương, và lòng dân đang (rất) cần ít nhứt 1 người Cộng Sản chân chính ở cương vị lãnh đạo . Càng nhiều càng tốt, và mún tạo ra 1 thế hệ lãnh đạo như zị, mấy nước tư bửn is the wrong answer.
– Cũng cho thấy 1 số những điều lệ trong Đảng hiện nay đã hoàn thành nhịm zụ lịch sử, cần bổ xung, phát chiển & hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới . Tư tưởng Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, nên chăng đưa lại những điều lệ đã làm nên thế hệ vàng ? Them worked wonders once, hổng lẽ them wouldnt do the same second time around. Loại bỏ được tư di nhiệm kỳ trên thượng tầng, ít gây ra xáo trộn zìa nhân sự, tạo sự ổn định tối thiểu & cần thiết . Nhiệm kỳ có thỉa tốt với những đứa học trò ngổ ngáo, lừa thầy phản bạn, nhưng có hại khi đất nước có sự lựa chọn đúng đắn, lãnh đạo là những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Tất nhiên, để bảo đảm an ninh, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các đảng Cộng Sản
– 1 lần nữa, nhắc lại tấm biển chỉ đường của trí tuệ hiện này là “Cứu Đảng là cứu nước”, là đề xuất của nhà trí thức Nguyễn Trung, 1 trong những nhân sĩ trí thức có trách nhiệm với Đảng cũng là đất nước. Dẹp khẩu hiệu “Còn Đảng còn mình” đi, vì nó gây ra phản cảm . Trưng “Cứu Đảng là cứu nước” chắc chắn shut most of them foul-mouth schnooks. Mà mún “Cứu Đảng là cứu nước”, Kim Văn Chính đã chỉ ra, cũng xem là công cũng như bài học lớn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng . Bảo vệ được Đảng là tiền đề của tất cả mọi thứ, kể cả lương hưu vừa được tăng cho những người đã có những cống hiến, đóng góp cho Đảng cũng là đất nước .
Còn nhiều nữa, nhưng hiện tại có thỉa xem là những món khai vị appetizers. Oh, và nên đưa vào trại tạm giữ những ai cổ súy cho tư tưởng phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, white supremacism … keywords “những nước văn minh, tiến bộ, dân chủ”. Cái đó là trích verbatim tư tưởng Neo-neo Nazi, mà bi giờ kiu là Ultra Left, neo-con … hay những thử đại loại như zị
Có hội để loại trí thúc như t.s Lu, Chí Bảo, các trường loại Đông Đô.đại học luật Hanoi và cả cái cuốc hội vâng lòi như hiện nay sẽ phát triển mạnh…
– Chắc chắn Vingruop sẽ vươn lên mạnh mẽ khi chủ tịch nước ( kiêm cả tổng bt) đi quãng bá cho ông Vượng để bán ô tô! Đáp lại ông Vượng dùng nguồn vốn tự cos và VỐN NGÂN SÁCH Quốc gia để xây dựng Hưng yên thành mẫu mực cho cả nước dưới sự trực tiếp chỉ đạo của bộ trưởng công an LTQ ( sẽ là phó thủ tướng thường trực nếu TL làm tổng bí thư!).
Sợ bị trả thù nên bộ ngoại giao khối tự do chỉ gởi người của sứ quán đại diện viết sổ tang, họ sẽ viết những lời đại loại như người mỹ và người tàu đã viết, tâng bốc anh Chọng lên tận mây xanh, không làm thế thì Tô Lâm sẽ trả thù bằng cách giảm đầu tư hoặc hạ thấp giao dịch.
Tô Lâm có nhiều thành tích “phản phé”, anh em ắt phải đề phòng:
-Bị uy hiếp vụ AVG, quay lại cắn đồng đội Đinh La Thăng.
-Đớp bò dát vàng, đạp thẳng mặt liên minh Nguyễn Xuân Phúc.
-Lấy lòng Nguyễn Phú Trọng, dàn dựng vụ Đồng Sênh, mổ bụng moi gan Lê Đình Kình không chớp mắt.
-O ép Nguyễn Công Khế để có gái đẹp bú … , túm cổ quăng ngay vào trại.
-Nhân Nguyễn Phú Trọng ốm yếu, hạ bệ thân tín của Nguyễn Phú Trọng để giành quyền lực …
Giờ đây, tình huống chính trị chưa thuận lợi. Xấu thì xấu rồi, đểu thì đểu rồi, có thêm cũng chỉ là xấu đểu mà thôi. Trên vũ đài, không hạ nó, nó hạ mình, một sống một mái, một mất một còn.
Tô Lâm quyết đoán lên.