10-7-2024
Đặt câu hỏi về luật học trong các hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đâu phải là dễ.
Qua đặt câu hỏi, những người lành nghề biết ngay là người hỏi có hiểu biết và có nắm được vấn đề pháp lý liên quan tới đề tài luận văn, luận án hay không.
Sự thật là có không ít thành viên hội đồng đặt câu hỏi làm ngay cả học viên hoặc nghiên cứu sinh đang bảo vệ phải bật cười hay bĩu môi, tế nhị lắm thì cúi đầu xuống để che giấu thái độ coi thường.
Vì vậy để tránh xấu hổ, họ ra điều ủng hộ nghiên cứu sinh và thường ra oai đại loại như sau:
“Về cơ bản là tớ ủng hộ cậu; tớ định hỏi một vài câu nhưng thôi vì nghĩ cậu khó trả lời; tuy nhiên cậu phải gia cố thêm theo ý kiến của hội đồng sau khi bảo vệ nhé; chúc thành công; à mà này tớ biết sếp của cậu đấy; thôi được lúc nào tớ về đó, tớ gọi nhé; liệu có nhớ tớ không đấy?…”
Muốn có được câu hỏi sắc nét để có câu trả lời làm rõ được trình độ chuyên môn, kiến thức nền tảng và tư duy pháp lý, cũng như độ sâu sắc trong nghiên cứu đề tài của học viên hay của nghiên cứu sinh đòi hỏi thành viên hội đồng trước hết phải có kiến thức pháp lý nền tảng, có hiểu biết đủ sâu và đủ rộng về chuyên môn liên quan tới đề tài luận văn hay luận án, đặc biệt là phải có tư duy pháp lý và tư duy phản biện tốt.
Thế nhưng với cách đào tạo và cách xét, cũng như tiêu chuẩn xét, công nhận học vị, học hàm hiện nay của ta về luật học thì khó có thể tìm được người như vậy, nhất là trong lĩnh vực luật công bởi cái “bao cấp” trong nghiên cứu luật công đã ăn hằn quá sâu rồi, chưa kể đến thói quen của chúng ta là cứ thấy chức to, học hàm to, học ở nước to về là “sì sụp” bất kể trình độ, khả năng, kinh nghiệm, tư cách thật của họ ra sao.
Trình độ luật học không thể đo được bằng mấy cái thông tin đơn thuần đọc được từ sách báo của nước ngoài. Nếu như một luật gia Nepan nào đó đọc được mấy bài báo của luật gia Việt Nam nào đó đăng trên tạp chí quốc tế mà nghĩ pháp luật Việt Nam là vậy và chạy theo, thì chắc chắn là anh ta sẽ không bao giờ ngóc đầu, ngóc cổ lên được trong lĩnh vực pháp luật?
Ngồi hội đồng có thể cho luận văn, luận án qua nhưng không thể không làm rõ cái được và cái chưa được của nó. Tuy nhiên dứt khoát không thể cho luận án nào đó qua, nếu nó sai nghiêm trọng kiến thức nền tảng hay chống lại sự tồn tại bình thường của nhân loại như trường hợp luận án tiến sĩ của Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang).
Thầy cô gì trời, chấm điểm cho trò xong rồi quỳ xuống dâng trò tấm bằng ấy, đám này là đám giáo rục nhục, chưa thời nào khốn nạn như thời nhà Sản.
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LÊ THANH VÂN BỊ BẮT
HÃY KỊP THÒI ĐƯA TIN VÀ BÌNH LUẬN
Nhầm lẫn giữa khái niệm nhân quyền với quyền công dân là bộc lộ độ rỗng đến kinh ngạc kiến thức Luật của NCS Vương Tấn Việt và cả Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ ,