Tại sao sư phụ Thích Chân Quang thường chống gậy?

Thái Hạo

1-7-2024

Xem các hình ảnh trên mạng, ta thường hay thấy thầy Thích Chân Quang chống gậy, dù mới hơn 60 tuổi và nom vẫn rất khỏe mạnh, chưa hề có dấu hiệu của già yếu. Chắc nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như tôi, là tại sao thầy Quang lại thích chống gậy đến thế.

Tôi tra Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier và Alain Gheerbrant) để tìm hiểu về ý nghĩa của biểu tượng này và thấy rằng, một cách khái quát: “Gậy xuất hiện trong thế giới biểu tượng dưới nhiều dạng vẻ, nhưng chủ yếu như một vũ khí, và trước hết như một vũ khí ma thuật, như là vật chống theo bước đi của người chăn cừu và của người hành hương, và như một trục của thế giới” (trang 349). Dưới đây là trích một số biểu hiện về nghĩa trong các nền văn hóa khác nhau của cây gậy, nhưng có phần liên hệ hoặc gần gũi với văn hóa Việt Nam cũng như hình ảnh thầy Quang.

Gậy “là vật chống để bước đi, nhưng nó cũng là dấu chỉ của quyền uy”. “Cái khakkhara của nhà sư là gậy chống đi, là vũ khí tự vệ ôn hòa, dấu hiệu của một cá tính rõ nét: nó trở thành biểu tượng của trạng thái tu hành và vũ khí trừ tà; nó xua đuổi những ảnh hưởng độc hại, giải thoát những âm hồn khỏi địa ngục, thuần hóa những con rồng và làm khơi chảy nguồn nước”. “Trong tôn ti trật tự của các hội kín luôn luôn có những gậy đỏ gia hình”. “Những tiên ông Đạo giáo thường được biểu hình tay cầm gậy đỏ […]. Khi đắc đạo, cái gậy ấy có thể đưa người ấy lên trời”.

“Là trụ đỡ, vật phòng vệ, vật hướng đạo, gậy trở thành quyền trượng, biểu tượng của vương quyền, của quyền lực và quyền chỉ huy, trong trật tự tinh thần và tôn giáo cũng như trong tôn ti trật tự xã hội”. “Cái gậy thống chế là biểu hiện của quyền chỉ huy tối cao”. “Cũng thế, cái gậy là chỉ hiệu quyền lực hợp pháp được trao cho thủ lĩnh được bầu của hội đoàn”.

Sư phụ Thích Chân Quang, trong một quan sát rộng hơn, khi ta thấy xe sang, bộ sưu tập đồng hồ hàng hiệu, đến việc tự đắp tượng mình cho Phật tử và khách thập phương lễ bái, việc tự đặt mua khánh vàng “Quốc trung hiền sĩ” và tổ chức cả một buổi lễ cho người khác trao cho chính mình, việc tự phong (?) “nhân tài đất Việt”, và gần đây nhất là sự kiện “lấy” bằng tiến sĩ một cách thần tốc và chưa ráo mực ở Đại học Luật Hà Nội đã lại đăng ký làm thêm ngay một bằng nữa ở Đại học KHXH&NV…, thì đặt cây gậy vào bức tranh chung này sẽ cho thấy một sự khao khát danh tiếng đến cháy bỏng và lòng muốn thể hiện quyền uy đến tột bậc.

Trong tất cả các nỗ lực tự xây dựng hình tượng rất tốn kém và công phu kia thì riêng cây gậy lại có vẻ là thứ nhẹ nhàng nhất, ít tiền nhất (?) và khiêm tốn nhất. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở trên, với ý nghĩa biểu tượng của mình, cây gậy trong tay sư phụ Thích Chân Quang lại dường như mới chính là nơi thể hiện mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và cồn cào nhất cái khát vọng trở thành đấng bậc, không chỉ đối với tín đồ mà còn đối với cả “thế giới khác”.

Một người còn trẻ khỏe, đỏ da thắm thịt, “răng chắc”, đã “sáng tạo ra một môn phái võ thuật” và hiện đang dạy cho nhiều nghìn võ sinh môn võ của mình, nhưng lại bước xuống từ một chiếc xe sang trọng với cây gậy chống trên tay, hình ảnh ấy không những đẹp một cách kỳ quái mà còn có phần gây nên sự hài hước rất cảm động.

Nó bỗng làm tôi nhớ đến hình ảnh cụ cố Hồng trong trong tiểu thuyết ‘Số đỏ’ của Vũ Trọng Phụng, khi cụ cố Tổ vừa mới chết và cả nhà đang nô nức chuẩn bị đám tang. “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: – Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa! Cụ chắc cả mười rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”. Lưu ý, lúc ấy cụ cố Hồng cũng mới ngoài 60 tuổi.

Lúc này, cái gậy lại trở thành một biểu tượng khác, rất “đậm đà bản sắc dân tộc”: Chứng tỏ rằng mình đã rất già và có phúc lớn. Trong tâm lý và văn hóa Việt Nam, già là một loại quyền uy, “sống lâu lên lão làng”. Dù chưa sống lâu (mới hơn 60) nhưng làm ra một dáng dấp già cả là một cách khác để thể hiện đã “sống lâu”.

Có một từ trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc vừa chỉ cái già này vừa chỉ vị thế và quyền uy “lãnh tụ tinh thần”, đó là từ “trưởng lão”. Có lẽ sư phụ Thích Chân Quang đã thấy (hoặc muốn thấy một cách cháy bỏng, thiêu đốt) rằng mình là một trưởng lão như thế, người chỉ huy toàn bộ giáo phái với “quyền lực mềm” là cây gậy khiêm tốn nhưng đầy tính biểu tượng và ma thuật kia…

_______

Một số hình ảnh ông Thích Chân Quang chống gậy mà tác giả sưu tầm:

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Rất thánh kiều Thái Hạo vì sự hiện diện ở 1 nơi như Việt Nam, thật ra VN is THE perfect place để tạo ra những người như Thái Hạo, và những đóng góp của bạn cho sự phát triển tư di của người Việt . Cũng rất vui khi có hổng ít người ủng hộ ông, Hoàng Tuấn Công & ông đã trở thành 1 thứ Bá Nha-Tử Kỳ của AI đang đào tạo những clones của chính chính .

    “Tài cao, đức mỏng” + bài này … Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết “Ngưỡng mộ giúp cho người ta phấn đấu để trở thành tốt hơn, tri ân hơn, và ghi nhận thực tế tốt hơn. Nhưng ganh tị thì có tác động ngược lại, vì nó làm gãy vỡ các mối liên hệ xã hội và làm cho kẻ ganh tị trở nên độc địa trong suy nghĩ và việc làm

    Với tài, Thái Hạo nghĩ mình cao, thì những sự ngưỡng mộ của quần chúng đáng lẽ phải dành cho ông & những người như ông, nhưng những người, theo ông, kém cỏi, thậm chí ma, ác … thì lại được như vậy

    Nhận định về chính bản thân “tài cao, phận mỏng”, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, trích, “người ganh tị muốn có những tài năng, tiền bạc, địa vị, nhan sắc, sự thành công mà ‘đối thủ’ đang sở hữu. Thật ra, người ganh tị không muốn ‘đối phương’ có những vật thể đó”. Worse, “người ganh tị cảm thấy đau khổ vì sự kém cỏi của mình; nỗi đau của người ganh tị được mô tả như là một cảm giác trống không, thất bại. Trong Tam Quốc Chí, La Quán Trung đã cho Chu Du than một cách thống khổ rằng ‘Trời đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng?” Trời đã sinh ra Thái Hạo, tại sao lại còn sinh ra Thích Chân Quang, là đệ tử chân truyền của Thích Trí Quang

    Tớ cũng đồng ý với câu trích của Fususu là illustration của bài “Khi ganh tị với những người giỏi hơn, thì cùng lắm bạn chỉ kết thân được với những người kém hơn hoặc bằng mình”. Có thể đem câu này ra giải thích số người mến mộ Thái Hạo được không, who the Phúc methink i am, rite?

  2. Đã đi tu rồi mà vẫn còn “tham, sân, si” như Vương tấn Việt tức TT Thích chân Quang thì còn gì chánh pháp đạo Phật nữa. Nếu nhìn kỹ ánh mắt của Vương tấn Việt sẽ thấy lóe lên ánh sáng xanh lè đầy tham vọng danh vọng, quyền lực, tiền tài và sắc dục.

  3. HỌC GIẢ: BÙI CHÍ VINH

    Sư tặc tự dựng tượng mình
    Chơi cha kiểu đó thần linh chạy dài
    “Hot girl” sư tặc mới oai
    Đúc mặt mình thay hình hài Quan Âm

    Chùa mà như chốn thông dâm
    Nam mô giữa tiếng rì rầm thị phi
    Ai chống lưng bọn trụ trì
    Để cho ma quỷ tùy nghi lộng hành ?

    19-6-2024
    NGUỒN MẠNG.

  4. Những kẻ dối trá hoặc tiếp tay cho sự dối trá trong học thuật đều là TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC! Những kẻ dối trá hoặc tiếp tay cho sự dối trá trong học thuật đều là TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC!

    Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela trong chuyến thăm trường đại học Nam Phi như sau:

    ⦁ “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
    ⦁ Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ của nền giáo dục ấy.
    ⦁ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy.
    ⦁ Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy.
    ⦁ Nhân loại chết dưới bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy.
    ⦁ Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy.
    ⦁ Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”

    The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:
    « Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
    « Patients die at the hands of such doctors. »
    « Buildings collapse at the hands of such engineers. »
    « Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
    « Humanity dies at the hands of such religious scholars.*
    « Justice is lost at the hands of such judges.»
    « The collapse of education is the collapse of a nation. »

    Nguồn: Fb Son Nguyen

  5. Cho những chia xẻ mang tính cá nhân và những chia xẻ của những cách nhìn khác nhau về biểu tượng của “chiếc gậy” được tác giả thu thập được. Cá nhân tui cho rằng,hiểu và đánh giá nội dung bài viết sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn xa và độ mở rộng của mỗi cá nhân thế nên NẾU, trong chúng ta có sự khác biệt âu cũng rất bình thường, miễn sao chúng ta tôn trọng nhau là đủ. Trân trọng và chúc sức khỏe.
    Cảm ơn Tiếng Dân cho những cơ hội để chúng tôi được chia xẻ, học hỏi lẫn nhau.

  6. Nội cái việc viết ra những lời này là đủ biết người này thành Phật rồi: Thái Hạo rồi đây sẽ phải trả quả báo vô cùng tàn khốc nếu cứ tiếp tục tạo Ác Nghiệp. Không tránh được. Luật Nhân quả là Công bằng Tuyệt đối. Những kẻ hủy hoại Chánh Pháp, quả báo sẽ là nếu còn cha còn mẹ thì cả hai chết không toàn thây, con cái thì chết bất đắc kỳ tử, vợ thì cắm sừng, còn bản thân thì đói khát thê thảm, một kẻ dở điên dở dại, chết bờ chết bụi, nhiều nghìn năm đọa lạc trong địa ngục A Tỳ. Không tin thì cứ đợi xem.

    • Ông bạn là đệ tử của sư đầu trọc Chân Quang đó à? Tên sư trọc này mới là kẻ hủy hoại Chánh Pháp, làm tan nhà nát cửa hàng trăm ngàn gia đình, quả báo sẽ sớm đến với ông ta nhanh thôi ông bạn ạ, ông bạn không tin thì cứ đợi xem, không lâu đâu.

    • Khẩu Nghiệp là một trong những cái “Tạo Ra Ác Nghiệp” đấy!
      Chúc Phong Trần may mắn!

  7. Cái lỗi trước hết thuộc ngành giáo dục .Giáo dục Vn đã thi thố đủ các ngón qua bao lần cải cách với những : mỗi ngày đến trường là một ngày vui, toán là môn vua, đi tìm triết lý giáo dục,vnen… và bây giờ là tích hợp…., vậy mà vẫn không làm được thứ gì.Học ngày đêm mà vẫn không hiểu được cái nhân loại đã tìm ra để vận dụng vào cuộc sống ,trong khi đó lại rất dễ dàng tin vào mấy thứ nhảm nhí ma quỷ ,đó chính là thất bại thảm hại của giáo dục. Hãy đi tìm hướng giải quyết, đừng nặng về tìm lỗi, bởi vì khi khoa học phát triển thì những thứ nhảm nhí sẽ bị đẩy lùi…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây