Ngộ nhận về ngày 21 tháng 6

Phạm Đình Trọng

25-6-2024

Đang trong thời nhiễu loạn; thật, giả, mọi giá trị bị đảo lộn. Xã hội ta hôm nay có quá nhiều ngộ nhận, một ngộ nhận ngày càng lan rộng rồi được nhìn nhận như một sự thật lịch sử hiển nhiên: Ngộ nhận ngày 21 tháng sáu là ngày nhà báo Việt Nam. Rực rỡ hoa tươi, thơm thảo quà cáp tưng bừng ở các tòa báo mừng ngày nhà báo Việt Nam. Tràn ngập những lời hoa mỹ trong không gian mạng rộn ràng xưng tụng ngày nhà báo Việt Nam, 21 tháng sáu!

Có bà do tổ chức phân công về nhận công tác ở một toà báo mà trở thành nhà báo. Như một cán bộ được tổ chức đảng cử đi học trường bổ túc công nông rồi được cử sang Liên Xô học đại học, làm tiếp nghiên cứu sinh mà có bằng tiến sĩ, có hàm giáo sư, dù chẳng có công trình khoa học gì có ích cho cuộc sống, cũng nghiễm nhiên là nhà khoa học của đảng.

Được phân công về toà báo, ngày thường bà đã chăm chỉ soi gương tự ngắm mình xúng xính trong bộ cánh nhà báo, ngày 21 tháng sáu càng ngắm trước, ngắm sau rồi trong sung sướng, thoả mãn, bà phán “Chỉ nên gọi là ngày Nhà báo VN thôi, chữ cách mạng nên bỏ đi vì có ai cách mạng và có ai chiến đấu với ai nữa đâu mà cách mạng…”. Đó, vốn liếng văn hoá xã hội của một nhà báo luôn hãnh diện: “Mình được bạn đọc và các doanh nghiệp, bạn bè yêu quý là nhờ những bài viết trên báo hơn 40 năm”! Ngày 21 tháng sáu được đôn lên, được xưng tụng là ngày nhà báo Việt Nam chính từ các nhà báo nông cạn, nghèo nàn nhận thức, trống hụt kiến thức xã hội như vậy.

Ngày 21 tháng sáu chỉ là ngày nhà báo cách mạng vì ngày 21.6.1925 ra đời một ấn phẩm thủ công chỉ để tuyên truyền cách mạng trong thanh niên thợ thuyền ở cảng Hải Phòng và mỏ than Hồng Quảng. Ấn phẩm thủ công thô sơ khổ 18 X 24 chỉ bằng trang vở học trò có tên Thanh Niên.

Ấn phẩm thủ công Thanh Niên do một mình Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Quảng Châu, Trung Hoa cặm cụi thực hiện toàn bộ việc chế tác. Viết bài. Chép bài viết bằng que nhọn trên giấy sáp. Lăn mực lên giấy sáp rồi in ra giấy trắng. Mỗi kỳ chế tác tạo ra khoảng hơn trăm tờ Thanh Niên với những bài viết truyền bá hận thù giai cấp. Giao tờ Thanh Niên cho người của tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội làm việc trên tầu biển chạy tuyến Quảng Châu – Hải Phòng, lén lút đưa về cảng Hải Phòng rồi bí mật chuyển đến các tổ chức do đảng viên cộng sản gây dựng trong thợ thuyền trẻ ở cảng Hải Phòng, ở mỏ than Hồng Quảng, như một tài liệu bí mật, nội bộ.

Một người mày mò, hì hục làm bằng tay nên tờ Thanh Niên vụng về, thủ công từ hình thức, định kỳ thất thường, có khi một tuần, có khi hai, ba tuần mới ra được một số. Có mặt ngoài vòng pháp luật. Tồn tại ngắn ngủi. Tháng tư năm 1927 quân đội Tưởng Giới Thạch mở chiến dịch tấn công quyết liệt vào lực lượng cộng sản Trung Hoa. Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu, lại bắt đầu một thời kỳ lang bạt vô định. Tồn tại chỉ hơn một năm, ấn phẩm thủ công Thanh Niên kết thúc ở số 88, cuối năm 1927.

Chỉ là tài liệu tuyên truyền những điều vỡ lòng, sơ đẳng về cách mạng vô sản trong nội bộ tổ chức cộng sản thời manh nha, nhỏ bé, bất hợp pháp, hơn trăm tờ Thanh Niên chỉ là tài liệu nội bộ của một tổ chức tồn tại ngoài vòng pháp luật, không làm chức năng thông tin về đời sống xã hội của một tờ báo, cũng không có tư thế, vị trí một tờ báo trong đời sống xã hội khi xã hội loài người đang hăm hở bước vào văn minh công nghiệp, văn minh đô thị, đòi hỏi phải có báo chí, lương thực văn hóa của con người, văn hóa xã hội đô thị.

Báo chí là sản phẩm của văn minh công nghiệp, văn minh đô thị, là hàng hoá của dây chuyền sản xuất công nghiệp để đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá xã hội của con người bước vào văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Như chiếc ô tô là sản phẩm của văn minh công nghiệp, là hàng hóa của dây chuyền sản xuất công nghiệp. Lao động thủ công không thể tạo ra chiếc ô tô. Không có nền sản xuất công nghiệp, không có sản phẩm ô tô.

Nền sản xuất công nghiệp tạo ra văn minh đô thị. Có cơ sở sản xuất công nghiệp mới có dây chuyền công nghệp xuất bản báo chí. Có văn minh đô thị mới có thị trường báo chí. Chức năng hàng đầu của báo chí là thông tin sinh hoạt đời sống xã hội loài người. Báo chí là hàng hoá của đời sống, là lương thực của con người văn hoá xã hội. Không có thị trường hàng hoá báo chí, không có không gian rộng lớn tự do lan toả thông tin, không có báo chí đích thực.

Nhà nước cách mang vô sản cần có lịch sử báo chí cách mạng liền lấy ngày ra đời ấn phẩm thủ công có tên Thanh Niên, làm ngày ra đời báo chí cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh ra nhà nước cách mạng Việt Nam thì báo chí cách mạng Việt Nam cũng do Nguyễn Ái Quốc khai sinh ra là một bảo đảm chính trị vững chắc hơn cả sự thật lịch sử!

Nhưng đó chỉ là ý chí của nhà nước cách mạng, không phải sự thật của lịch sử báo chí Việt Nam. Ấn phẩm thủ công Thanh Niên chỉ là tài liệu nghiệp vụ, là văn bản nội bộ của một tổ chức chính trị, không làm chức năng một tờ báo, không có mảy may vị trí, vai trò và tác động qua lại với đời sống xã hội. Tồn tại bấp bênh, được chăng hay chớ rồi chết non, không có sự nối tiếp, sự ra đời của ấn phẩm thủ công Thanh Niên không phải là sự kiện khai sinh ra một nền báo chí.

Sự thật cội nguồn báo chí Việt Nam được ghi nhận trong lịch sử cận đại Việt Nam: Tờ báo đầu tiên của báo chí Việt Nam ra đời từ dây chuyền sản xuất công nghiệp là tờ Gia Định Báo do nhà văn hoá lớn Trương Vĩnh Ký xuất bản ở Sài Gòn. Số 1 Gia Định Báo phát hành ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ ngày 15 tháng 4 năm 1865, trước ấn phẩm thủ công Thanh Niên của Nguyễn Ái Quốc sáu mươi năm. Gia định Báo bền bỉ có mặt trong đời sống xã hội, trong thị trường báo chí Việt Nam suốt 44 năm, gần nửa thế kỷ giữa những biến động dữ dội của xã hội Việt Nam và thế giới.

Xã hội Việt Nam giữa thế kỷ mười chín vẫn chìm đắm trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, tăm tối. Ngày 15 tháng 4 năm 1865, tờ Gia Định Báo phát hành ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành Nam Kỳ, mang ánh sáng văn minh công nghiệp, văn minh đô thị đến với xã hội Việt Nam tăm tối, thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Sự ra đời của tờ Gia Định Báo đã xác nhận sự có mặt của nền báo chí hiện đại trên đất nước Việt Nam nông nghiệp lạc hậu. Không phải chỉ là cuộc cách mạng, sự xuất hiện của Gia Định Báo cùng hàng loạt tờ báo ngày, báo tuần, báo tháng xuất bản bằng dây chuyển sản xuất công nghiệp ở Hà Nội, Sài Gòn là bước tiến dài của xã hội Việt Nam.

Lấy ngày ra đời của ấn phẩm thủ công Thanh Niên làm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, nhà nước cách mạng của những người cộng sản Việt Nam đã đoạn tuyệt với dòng chảy văn hóa Việt Nam. Coi ngày 21.6.1925, ngày ra đời ấn phẩm thủ công Thanh Niên yểu mệnh là ngày báo chí Việt Nam, nhà nước cách mạng Việt Nam đã phủ nhận lịch sử, bóp méo lịch sử hiển hách, lâu đời, và tràn đầy sức sống của nền báo chí Việt Nam.

Nối tiếp Gia Định Báo, nửa cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi, hàng loạt tờ báo tiếng Việt xuất bản bằng dây chuyền sản xuất công nghiệp ở Sài Gòn và Hà Nội liên tiếp xuất hiện và khoe sắc trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam: Nhựt Trình Nam Kỳ, ra đời năm 1883 ở Sài Gòn. Thông Thoại Khóa Trình, ra đời năm 1888 ở Sài Gòn. Đại Nam Đồng Văn, ra đời năm 1892 ở Hà Nội. Nông Cổ Mín Đàm, ra đời năm 1901 ở Sài Gòn. Đại Việt Tân Báo, ra đời năm 1905 ở Hà Nội. Đăng Cổ Tùng Báo, ra đời năm 1907 ở Hà Nội…

Tất cả những tờ báo đàng hoàng, chững chạc trên đã đưa ánh sáng văn minh công nghiệp, văn minh đô thị đến xứ sở bùn lầy nước đọng của nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ, nâng đời sống văn hoá tinh thần người dân Việt Nam lên một tầm nấc cao hơn, mở ra khung cửa sáng rộng cho trí thức và tuổi trẻ Việt Nam nhìn ra xã hội và nhìn ra thế giới, rút ngắn khoảng cách Việt Nam với thế giới trên tiến trình đi đến văn minh.

Những ấn phẩm đầu tiên thực sự là báo chí: Gia Định Báo, Đại Việt Tân Báo… đặt nền móng vững vàng cho nền báo chí Việt Nam đều được lưu giữ trong thư viện quốc gia ở Hà Nội và Sài Gòn như một giá trị văn hóa vĩnh hằng.

Ngày 15.4.1865 Gia Định Báo phát hành rộng rãi số báo đầu tiên, mở ra sự ra đời và phát triển mạnh mẽ, bền vững cả nền báo chí Vệt Nam. Ngày 15 tháng 4 hàng năm mới đích thực là ngày Nhà Báo Việt Nam.

________

Ảnh chụp tờ Gia Định Báo và các tờ báo khác, ra đời từ thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trước tờ Thanh Niên của Nguyễn Ái Quốc hơn nửa thế kỷ:

 

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cho phép tớ được phản biện bài này

    “Đang trong thời nhiễu loạn; thật, giả, mọi giá trị bị đảo lộn”

    Nên nhớ ơn các trí thức nước nhà zìa zụ này . Nhưng được cái cúng cùi cũng có người thừa nhận kết/hậu, tùy cách nhìn, quả này của Đổi Mới . Pre-ĐM, mọi thứ đều rõ ràng, trắng-đen, xấu-tốt, địch-ta, Cách mạng-phản Cách mạng … Nowaday, tư tưởng Xuyên Quyền Thế, mọi thứ đều nhùng nhằng đến nhầy nhụa

    “Xã hội ta hôm nay có quá nhiều ngộ nhận, một ngộ nhận ngày càng lan rộng rồi được nhìn nhận như một sự thật lịch sử hiển nhiên”

    Không sao cả, chính quá trình này đã tạo nên hổng ít người được xem là đáng kính trọng nhà mềnh . Phạm Đamn Trang là proud owner khoảng 2 tá thứ này, và mọi người, cả trong lẫn ngoài nước, đều hăng say & hăng hái bảo vệ bả như thỉa bả sắp trở thành 1 thứ như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang tới nơi . Đọc nè, “là thuộc tính của Cs., thưa nhà văn tác giả“. Người này “ngộ nhận” nhà văn tác giả hổng phải là Cộng Sản, hihi. Mọi chiện vưỡn tiếp diễn thui . Níu ai cũng ngộ nhận hít & cùng ủng hộ những ngộ nhận của mình thì ai chỉ ra họ đang ngộ nhận mới là kẻ giá chót cũng Vô Minh

    Ngay cả “nhà văn tác giả”. Đọc nè

    “Rực rỡ hoa tươi, thơm thảo … ngày nhà báo Việt Nam, 21 tháng sáu!”

    Việt Nam hôm nay là “Việt Nam” của RFA, mà Liên Sô & Trung Quốc là đồng minh . Cùng nghĩa đó, họ nói ngày 21 tháng 6 là ngày nhà báo Việt Nam là đúng lém gòi . Các cơ wan báo chí trưng hoa này nọ ăn mừng là đúng, vì họ là các cơ wan báo chí “Việt Nam” the RFA’s, ăn mừng ngày báo chí của riêng họ là đúng lém gòi . Chiện Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phải là Việt Nam hông, có ai dám cãi là không phải đâu . Trí thức các bác đều được xem là trí thức “Việt Nam”, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ai còn coi mình là người “Việt Nam” đều phải kính trọng, aint me, đó là nhận định của Tiến sĩ Mạc Văn Trang & hổng ít người khác, thì họ ăn mừng ngày 21 tháng 6 như ngày nhà báo Việt Nam hoàn toàn có ní

    “có ai chiến đấu với ai nữa đâu mà cách mạng…”

    Hahaha, Thái Hạo, được giải thưởng Tổng cục chính trị cho tác phẩm về tư tưởng Hồ Chí Minh, lên án bài luận án của Thích Chân Quang vì vi phạm tư tưởng Hồ Chí Minh … Lemme say this, Thái Hạo shouldve known better. Nhưng câu nói trên, thía lào dẩy, trét xít vào mồm Cụ Hồ bằng cách nói di chúc Bác không đề cập tới chủ nghĩa Mác-Lê, so với cái của khỉ trên, hổng bằng 1 góc . Mác-Lê-Mao-Hồ đều nhấn mạnh ngay cả khi kẻ thù hoàn toàn bị tiêu diệt, những người Cộng Sản chân chính cũng lun phải chiến đấu với nhiều thứ khác để giữ trong mình tính chất cách mạng . Bà này Mỹ cút Ngụy nhào nên phè ra từ hổi, nên … Thử hỏi “nhà văn tác giả”, nếu Phạm Quế Dương cũng phè ra như bà này thì tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản của ổng ngày xưa, bây giờ chắc chỉ là tiếng rủ rỉ rù rì rỉa cánh của mấy con quạ nhuôm nhuôm thui

    “Ngày 21 tháng sáu chỉ là ngày nhà báo cách mạng”

    Đúng . Nhưng “cách mạng” đã trở thành Việt Nam từ lâu . Chính “nhà văn tác giả” cũng kiến tạo ra bài toán làm giáo trình cho ngành toán “Việt Nam”, 1 đảng viên = 5000 dân thường thì bài toán đó là cách mạng hay Việt Nam, và ngành toán mà bài toán này làm giáo trình là ngành toán cách mạng hay Việt Nam, or nobody can Phúc Kđinh tell?

    “do một mình Nguyễn Ái Quốc”

    Không đúng . Nguyễn Ái Quốc có được sự trợ giúp đắc lực của Hồ Chí Minh, và người tài trợ là Đảng Cộng Sản Trung Quốc, rùi phân bộ châu Á của Đảng Cộng Sản Liên Sô . Được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các trí thức “Việt Nam” thời kỳ đầu, nên cái đúng của Đại hội Tours được nhanh chóng truyền bá … & the rest is lịch sử Cách Mạng mà Huy Đức là 1 phần hổng thỉa thiếu được

    “tài liệu nội bộ của một tổ chức tồn tại ngoài vòng pháp luật”

    Thiên Chúa giáo ngày nay cũng có 1 khởi đầu khá tương tự, được xem là 1 thứ cult, tà giáo . Guess what, cái tôn giáo chính ngày xưa cổ vũ cho tự do luyến ái, bi giờ được gọi là tà giáo

    “lịch sử, bóp méo lịch sử hiển hách, lâu đời, và tràn đầy sức sống của nền báo chí Việt Nam”

    Not really. Cái-gọi-là “nền báo chí Việt Nam”, the one phi-Cộng Sản hổng phải là thứ gì đáng giá trong mắt hổng ít người . Như báo chí dưới thời Ngụy vậy, chia ra làm 2 loại, 1 loại là “những con rối” của chánh phủ, tâng bốc chính quyền & chống phá Cách mạng . Loại làm báo thật sự thì do các trí thức yêu nước như Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, các trí thức đấu tranh làm chủ . Loại báo này lun kiu gọi hòa giải hòa hợp, cổ động cho Cách Mạng, viết ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh … Sau khi miền Nam được Cách Mạng giải phóng, họ hòa nhập vào báo chí Cách Mạng-Việt Nam và tạo ra ngành báo chí Việt Nam as we know it today

    Cứ nhập nhằng đến nhầy nhụa như hôm nay là rất tốt . Việt Nam cũng là Cách Mạng, cũng là Việt Nam … Chiện làm mọi thứ nhập nhằng đến nhầy nhụa, aint that one of the characteristics của ngành báo chí “Việt Nam” mà RF Phúc Kđinh A đang cố gắng gia nhập ?


  2. Hà Nội & Sài Gòn không phải chỉ có nơi Quê Hương Việt Nam
    **********************************

    https://www.youtube.com/watch?v=I4m8BUbHyrQ
    PBN 129 | Ý Lan, Đình Bảo, Khải Đăng – Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội

    Hà Nội không phải chỉ ở Miền Bắc
    Sài Gòn không phải chỉ ở Miền Nam
    Hà Nội & Sài Gòn không phải chỉ có nơi Quê Hương Việt Nam

    Có một Hà Nội cực kỳ nho nhỏ lạc nơi Paris
    Có một Sài Gòn Nhỏ to lớn nơi Cali, Hoa Kỳ
    Có một Sài Gòn nho nhỏ nơi Texas, Mỹ
    Có một Hà Nội bé tí lạc nơi Bá Linh
    Có một Hà Nội nho nhỏ lạc nơi Mạc Tư Khoa
    Và có lẽ Hà Nội bé tí lạc nơi Bắc Kinh
    Như trên đại dương thủy thủ chưa bao giờ nhìn thấy điểm kết thúc

    Hà Nội không phải chỉ ở Miền Bắc
    Sài Gòn không phải chỉ ở Miền Nam
    Hà Nội & Sài Gòn không phải chỉ có nơi Quê Hương Việt Nam
    Sau Hiệp định Genève, Hà Nội phố nhỏ di cư vào Nam
    Kết nghĩa kết bạn kết tình với Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn
    Hà Nội phố nhỏ như Cánh chim thiên di đậu Paris

    https://www.youtube.com/watch?v=OZbDM_O8Y5s
    Giấc mơ hồi hương – Z (Vũ Thành – Anh Dũng)

    Sau Tháng Tư Đen Sài Gòn thất thủ
    Thủ đô Sài Gòn như Cánh chim di vay về Cali
    Hóa thân thành Little Saigon, Quận Cam không Bố Hạ
    Và bao Sài Gòn thu nhỏ khắp Bang Nước Mỹ
    Rồi Sài Gòn nho nhỏ nơi Texas, Hoa Kỳ

    Có một Hà Nội & Sài Gòn bé tí lạc nơi Bá Linh
    Có một Hà Nội & Sài Gòn nho nhỏ lạc nơi Mạc Tư Khoa
    Và có lẽ Hà Nội & Sài Gòn bé tí lạc nơi Bắc Kinh
    Như trên Biển Đông ngư ông chưa bao giờ nhìn thấy điểm cuối
    Làm tình với ngư nhân quên cả gác mái
    Và chẳng quan tâm đến cuộc hải trình dài

    Sài Gòn & Hà Nội không phải chỉ ở Việt Nam nữa
    Sài Gòn & Hà Nội là nhà là điểm tựa Hy vọng
    Của bất cứ công dân Trái đất này gốc gác Việt Nam
    Gốc giá gốc rau muống gốc cà cuống gốc phổ gốc nem
    Sài Gòn & Hà Nội không phải là nơi ta nghĩ nữa
    Sài Gòn & Hà Nội Hôm nay là Quê Nhà của chúng ta chúng mình

    Đó là nơi ta đang mong đến, đó là nơi ta muốn
    Đây chính là nơi ta Hạnh phúc
    Và có lẽ cũng là nơi Bất hạnh

    Em không còn trong căn gác nhỏ bình thường đấy nữa
    Tối nay Paris, Em có hẹn hò bên bờ Sông Sen (Seine)
    Thơm ngát bạt ngàn như Hương Giang
    Trên Sông Seine pháo bông pháo hoa du thuyền
    Em sẽ thấy mọi thứ, khám phá mọi điều
    Trong đó có cầu Mirabeau than thở cầu Nghệ Thuật thở than
    Giữa lòng Ba Lê, Trái tim Nước Pháp
    Tất cả chỉ vì cặp đôi Người Hà Nội Xưa cũ nơi đây yêu nhau
    Có Tháp Ép-Em như Bà Đầm Thép làm chứng tưởng như Tình đầu

    Em không còn trong căn gác nhỏ bình thường đấy nữa
    Tối nay Washington, Em có hẹn hò bên bờ Sông Potomac
    Thơm ngát bạt ngàn như Sông Hàn
    Trên Sông Potomac pháo bông pháo hoa du thuyền
    Em sẽ thấy mọi thứ, khám phá mọi điều
    Trong đó có Cầu Tưởng Niệm bắc qua Sông Potomac
    Tượng đài Bia đá Đen tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam
    Giữa lòng Hoa Thịnh Đốn, Trái tim Nước Mỹ
    Tất cả chỉ vì cặp đôi Người Sài Gòn Xưa cũ nơi đây yêu nhau
    Có Tháp Bút trắng cao hùng vĩ làm chứng tưởng như Tình đầu

    Sài Gòn & Hà Nội không phải chỉ ở Việt Nam nữa
    Sài Gòn & Hà Nội là nhà là điểm tựa Hy vọng
    Của bất cứ công dân Trái đất này gốc gác Việt Nam
    Gốc giá gốc rau muống gốc cà cuống gốc phổ gốc nem
    Sài Gòn & Hà Nội không phải là nơi ta nghĩ nữa
    Sài Gòn & Hà Nội Hôm nay là Quê Nhà của chúng ta chúng mình

    https://www.youtube.com/watch?v=ecy8nUn-YZM
    Nắng Paris, Nắng Sài Gòn (Ngô Thụy Miên) – Vũ Khanh

    Đó là nơi ta đang mong đến, đó là nơi ta muốn
    Đây chính là nơi ta Hạnh phúc
    Và có lẽ cũng là nơi Bất hạnh

    Hà Nội & Sài Gòn là khi bạn nhìn thấy Bầu trời Paris & Vòm trời Washington
    Chìm dưới Cầu Mirabeau & Cầu Tưởng Niệm
    Ôi ! Có Hoàng hôn nào hiu hắt cho bằng Chiều tàn tha phương tha hương
    Đó là phía bên kia Nam Bán cầu buổi sáng nắng mưa
    Nơi đấy là nơi ta từng bao lần thật vô cùng Hạnh phúc

    Cho nên Sài Gòn & Hà Nội không phải chỉ ở Việt Nam nữa
    Sài Gòn & Hà Nội là nhà là điểm tựa Hy vọng
    Của bất cứ công dân Trái đất này gốc gác Việt Nam

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    • Nếu 2 đảng nhất thể hóa, Hà Nội sẽ trở thành ở miền Nam, và Tp Hồ Chí Minh thuộc loại Cực Nam

      & no, i dont wanna see Thành phố Hồ Chí Minh ở Washington

  3. Ngộ nhận hay “cầm nhầm” là thuộc tính của Cs., thưa nhà văn tác giả.
    Tôi nghĩ họ cố tình áp đặt “giá trị” mới của bọn cướp lên vùng đất mà
    họ chiêm đoạt. Đơn giản vậy thôi !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây