21-5-2024
Vụ tai nạn của bác Lê Kiên Thành, mình thấy nhiều người chê/ chửi quá rồi, nên thấy chả cần thêm làm gì nữa. Nhưng qua vụ này mới thấy, đúng như mình đã viết rất nhiều lần, là nhận thức về chính trị, xã hội của rất nhiều người có học hàm, học vị, đại gia, quan chức (tạm coi là giới tinh hoa) ở Việt Nam là rất có vấn đề. Bình thường không nhắc tới các vấn đề này thì không ai biết, nhưng khi họ buột mồm nói/ viết nó mới lòi ra vấn đề.
Mình đi cãi nhau với nhiều tiến sĩ rồi nên đây là kinh nghiệm thực chiến thôi, không phải tất cả, nhưng đông đó. Vì thế nên mọi người cũng cần bao dung tý, vì biết đâu cũng có lần mình bị vậy, ở một vấn đề lắt léo hơn chút.
Tất cả cũng là từ nền giáo dục XHCN thôi, giáo dục về chính trị, xã hội theo một chiều, không có những tranh luận, nghị luận về những đề tài tương tự trong nhà trường, nên thành ra như vậy. Mình thì rất lo, nếu con mình chăm học các môn chính khóa quá, rồi nhận thức xã hội nó bị vậy, do không có thời gian tìm hiểu, rồi lớn lên đi làm, lại đâm đầu học mấy lớp kỹ năng sống, self-help thì cũng muộn rồi.
Với các giáo viên Văn, câu hỏi của anh Lê Kiên Thành nên được đưa vào đề văn nghị luận xã hội để học sinh được nêu quan điểm cá nhân. Hoặc các cháu được tranh luận với nhau trực tiếp. Các cháu bò đỏ hay có suy nghĩ kiểu anh Thành lắm.
Cả anh em đại gia chỉ lo cày tiền cũng vậy, họ không quan tâm chính trị, không đọc sách, khi họ nói về những đề tài này sẽ làm bạn không khỏi bất ngờ đâu.
Trường hợp của anh Lê Kiên Thành thì khá đơn giản. Nhưng trường hợp khác phổ biến hơn mà rất nhiều người suy nghĩ theo lối mòn, thành ra cũng nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ: Phân chia ra một số nghề cao quý hơn các nghề khác, như nghề giáo viên, bác sĩ, quân đội, công an… Ý là nghề dạy người, cứu người, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân…
Suy nghĩ vậy cũng khá lệch lạc dẫn đến định hướng xã hội, phân công lao động bị sai về năng lực. Công an, quân đội bây giờ là lựa chọn để kiếm sống, chả phải do hy sinh bản thân để cứu ai! Nghề giáo hay bác sĩ cơ bản cũng vậy thôi. Còn quan trọng với xã hội thì có khi nghề móc cống hay hốt rác lại quan trọng hơn. Vì họ dừng làm 1 tuần là biết nhau ngay.
Hay nghề quân đội, công an, vì định hướng cao quý lại lương cao, nên các cháu học giỏi nhất lại đổ vào đó, rất uổng. Lẽ ra học giỏi nên làm các nghề nghiên cứu khoa học, giảng dạy thì hợp lý hơn.
Tóm lại, sự phân công nghề nghiệp trong xã hội nó là tự nhiên dựa trên quy luật cung, cầu. Sư, cha, kiến trúc sư, giáo viên, móc cống, thông tắc bể phốt, shipper, tài xế Grab, công an, bộ đội… đều quan trọng và cần thiết. Hơn hay kém là tùy tình huống cụ thể. Nếu cứ định vị nghề cao quý rồi xã hội đổ xô vào đó là cũng tạo ra các hệ lụy không tốt.
Nên anh Thành viết vậy cũng không tuyệt đối sai, nếu xét tổng quát. Bởi nếu xã hội quá cuồng 1 nghề cao quý nào đó thì sẽ bị tăng số lượng người làm công việc đó quá mức cần thiết là vấn đề thực tế nhãn tiền.
Hồi 9x, 200x, định hướng nghề nghiệp cho hoa hậu là… tiếp viên hàng không (bản chất là làm người phục vụ), thế là rất lệch lạc, lãng phí tài nguyên hoa hậu!
Nhiều thế hệ ở miền Bắc từ 1954, miền nam từ 1975 đã bị nhồi sọ từ lúc mới sinh ra đến lúc nằm xuống . Trong môi trường giáo dục phiến diện, thì những suy nghĩ như Lê Kiến Thành là hoàn toàn không có gì lạ . Việt nam không có tầng lớp trí thức thực sự gọi là tinh hoa . Họ chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục độc tài . Những sản phẩm này cũng lên tiếng này nọ về những cái cong vênh trong XH . Dân chúng lầm tưởng và hy vọng vào sự hiểu biết của họ sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Nhưng trong bản chất họ vẫn không thoát ra khỏi vũng bùn mà chế độ đã tạo ra . Chỉ cần một vài phát biểu cũng đã lột trần bản chất của họ . Sự bất hạnh của đất nước và dân tộc VN là ở chỗ đó !