Không chỉ là sạn chữ

Thái Hạo

21-5-2024

Ảnh chụp màn hình status của ông Lê Kiên Thành

Tôi thì nghĩ, ai cũng có thể có những khiếm khuyết về tư duy và nhận thức, bởi không ai am tường hết mọi thứ trên đời, kể cả đó là một tiến sĩ. Nhưng là một người rất quan tâm đến tiếng Việt, tôi đã phải đọc lại status ngắn này của ông Lê Kiên Thành nhiều lần, để cố hiểu nó.

Ông viết: “Với tất cả sự kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang đi theo bước chân thầy…”. Tôi không rõ tác giả đang muốn nói ai là người “kính trọng thầy”, là tác giả hay những người “đi theo”?

Theo ngữ pháp tiếng Việt thì không thể hiểu là những người đi theo được, vì câu văn được bắt đầu bằng chữ “với” [tất cả sự kính trọng]. Nhưng đọc đến đoạn “và lòng yêu mến của các bạn với Thầy”, kết nối hai phần này lại với nhau thì ta mới nhận ra rằng cả “sự kính trọng” và “lòng yêu mến” ấy đều là “của các bạn”, chứ không phải của tác giả Lê Kiên Thành.

Một câu văn rất rối rắm, lởm khởm. Tuy nhiên, nó cũng đã khiến không ít người hiểu lầm nếu đọc vội: Họ sẽ tưởng tác giả “kính trọng” thầy Minh Tuệ.

Xin góp ý với tác giả để viết tiếng Việt cho trong sáng và đúng ngữ pháp. Câu trên có thể sửa thành: “Quan sát tất cả sự kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang đi theo bước chân thầy…”. Ở vị trí chữ “quan sát” còn có thể thay bằng “thấy”, “nhìn thấy”, “nhận thấy”.

Còn để viết cho gọn gàng hơn nữa thì nên sửa lại toàn bộ câu văn, ví dụ: “Quan sát tất cả sự kính trọng và lòng yêu mến của các bạn với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi…”. Viết như thế là đủ, không thừa, không thiếu và không gây hiểu lầm.

***

Trên thực tế, tư duy và nhận thức như thể hiện trong cái status này của ông Lê Kiên Thành hiện vẫn còn rất phổ biến (tối qua tôi cũng đã có viết vài dòng về cái lối nghĩ ấy). Về mặt logic thì lập luận này là rất vụng và nông nổi, thôi không cần bàn nữa, vì nó gần giống như câu hỏi “Nếu ai cũng là đàn ông thì lấy ai sinh đẻ?”.

Nhưng nhìn sâu hơn một chút thì thấy vấn đề rất đáng suy ngẫm, bởi nó đã gián tiếp bộc lộ cái quan niệm để thể hiện một thái độ văn hóa còn rất lạc hậu. Vì, thứ nhất, chỉ coi trọng những giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần/ tư tưởng; chỉ coi trọng những vấn đề xã hội sơ đẳng mà coi thường những vấn đề tâm linh, tôn giáo.

Thứ hai, là lối đồng phục xã hội. Đáng ra, cần phải tôn trọng và khuyến khích một xã hội đa dạng, đa nguyên, phong phú, thì lối nghĩ này thể hiện sự khước từ, quay lưng. Nó còn có tên gọi khác, là “chủ nghĩa tập thể”. Đây là con đẻ của tư tưởng chuyên chế (?).

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Bạn nói như vậy tuyệt vời, không có gì có thể làm cho đầu óc mr. Thành sáng sủa hơn lên được, cũng không hơn gì lũ sư xôi thịt ở cái GHPGVN mũ cối do đảng csvn lãnh đạo.

  2. Đọc đi đọc lại hai ba lần cũng chả hiểu được thằng cu Thành muốn nói gì về sư Minh Tuệ chỉ thấy sặc mùi nhồi sọ của HCM y như lúc bắt dân miền nam bỏ nhà, bỏ cửa đi Kinh Tế Mới, cách đây nửa thế kỷ nó đại loại như thế này: Nếu ai cũng ăn bám như các ông bà thì lúa gạo đâu mà ăn..v…v…. Khỏi phải nói cái khốn nạn của VC về việc này. Xin bàn vào vấn đề chính
    – Thế nên xin trả lời thế này:
    1- Ai là người trồng lúa gạo cho thầy dùng bữa?:
    – Trả lời: Người nông dân chứ ai, họ đã từng nuôi được thằng HCM và cả đoàn quân giải phóng miền nam của HCM nữa kìa, Thầy này ăn có chút xíu à, ngày có một bữa thôi,lượng cơm hay thực phẩm thầy ăn chắc thua con chó nhỏ anh anh cu Thành này luôn ấy chứ.
    2- Ai là người dệt những tấm áo cho thầy mặc?
    – Trả lời: Công nhân dệt may chứ ai. Hơn nữa bây giờ người ta thừa vải để may quần áo cho chó nữa kìa. thầy này mặc đồ do vải cũ rách bỏ đi mà thôi, tốn kém gì nào.
    3- Ai giữ bình yên trên những con đường thầy đi?
    Trả lòi:
    a- Về cá nhân, thầy chỉ có cái ruột nồi cơm điện, một bô áo bằng vải chắp vá có cái quái gì đâu mà sợ cướp.
    b- Về trật tự thì cái lục lượng “thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi” đông như quân Nguyên do thằng HCM thành lập chết hết rồi sao?. Thầy này là “dân” đó nghe.

    Kết luận: Cái lập luận của anh cu Thành này chỉ áp dụng được khi thằng chó HCM còn sống mà thôi. Hơn nửa thế kỷ rồi xưa lắm rồi không phù hợp nữa đâu cu Thành ợ!

  3. “ta mới nhận ra rằng cả “sự kính trọng” và “lòng yêu mến” ấy đều là “của các bạn”, chứ không phải của tác giả Lê Kiên Thành.” ( TH )
    Mình cũng hiểu như TH . Không hiểu, ông TS nầy chữ nghĩa thế nào mà viết lỏng lẻo quá . Một số bài trước đây đăng trên báo TD, ông TS bỗng nảy ra ý tưởng bằng những câu hỏi ” Tại sao. . .” rất vớ vẩn khi đặt vấn đề về chế độ, về xã hội và về những kẻ cấm quyền. . .. Bởi, những câu hỏi tại sao của ông ấy, một kẻ tầm thường như mổ cũng trả lời được dễ dàng và xác đáng .

    • Theo thiển ý của tôi,viết như dưới đây sẽ dễ hiểu, tránh đựợc ngộ nhận:
      Quan sát tất cả những sự kính trọng và yêu mến của những ai dành cho tu sĩ Thích Minh Tuệ,tôi chỉ muốn hỏi…

  4. Câu hỏi của ông Lê kiên Thành nên hỏi
    GHPGVN và các ông
    Thích trúc thái Minh
    Thích chân Quang
    Thích nhật Từ
    Còn ông Minh Tuệ câu hỏi ấy rất thừa
    Thiếu thiện chí
    Bởi vì ông Minh Tuệ đã thể hiện rất rõ giá trị tâm linh đã đánh thức những
    Người mà lâu nay họ không còn niềm tin vào những vị mặc áo tu mà chỉ biết hù doạ tín đồ và kêu gọi cúng dường
    Sao ông Thành không hỏi những tượng đài cổng chào trăm tỷ nghìn tỷ có phải là tiền mồ hôi nước mắt của người Dân
    Cùng cực không

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây