Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành

20-5-2024

Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 bế mạc vào buổi sáng 18-5-2024, nhưng dư âm “hậu trường” hội nghị vẫn còn đó những dư luận xôn xao.

Hội nghị không “thành công tốt đẹp” như lời ông Nguyễn Phú Trọng và truyền thông của đảng công bố với dân chúng. Nhiều nội dung không thể thực hiện được, đó là lý do tại sao hội nghị bị cắt ngắn một buổi so với lịch làm việc ban đầu.

Sáng ngày 20-5-2024, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 khai mạc. Trong nhà nước độc tài đảng trị, Quốc hội chỉ là nơi “thể chế hoá các nghị quyết của đảng”.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin, trong Hội nghị Trung ương 9 khóa 13, đảng chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm Bộ trưởng Công an, “vì thế, tại kỳ họp này chưa phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an“, ông Cường phát biểu.

Thông tin trên đồng nghĩa với việc Tô Lâm vẫn ôm khư khư ghế Bộ trưởng Bộ Công an.

Cán bộ cấp cao luôn thể hiện sự “đoàn kết”. Ảnh trên: Tô Lâm ngồi cạnh Trương Thị Mai. Ảnh dưới: “Em ở đầu sông, anh cuối sông”. Nguồn ảnh: Cắt từ VTV và website Bộ Công an

Tiếp tục khủng hoảng

Tại hội nghị Trung ương 9, có bốn nội dung tranh cãi gay gắt, để rồi đi vào ngõ cụt:

1. Bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị:

Cả 4 nhân vật được bầu bổ sung đều là người của các ban đảng:

– Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

– Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương

– Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

– Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nhân vật Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, không được bầu vào Bộ Chính trị, sẽ gây ra cuộc sát phạt “một mất một còn” của các thành viên chính phủ.

Lê Minh Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ. Nếu Huệ lên A1 (Tổng bí thư), Khái sẽ ngồi A3 (Thủ tướng). Nay Huệ bị phế truất, Khái cũng “tứ bề thọ địch”. Ghế ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ thuộc về Lê Hoài Trung.

2. Không bầu bổ sung được thành viên Ban Bí thư:

Một nhân vật nào đó chỉ cần vào được Ban Bí thư khóa 13, sẽ chắc suất ngồi ghế Bộ Chính trị khóa 14. Do đó, các phe phải đấu nhau không khoan nhượng. Kết quả, nhân sự của các phe đưa ra lấy phiếu thăm dò đều không đạt yêu cầu. Vì vậy, việc bầu bán tạm dừng, chờ hội nghị lần sau.

Tại hội nghị này, yêu sách đưa người của mình vào Ban Bí thư, để nắm Bộ Công an khóa 14 của Tô Lâm đã bị “đánh chặn”. Người của phe Tô Lâm không vào được, người phe khác cũng không thể vào. Việc không bổ sung thành viên Ban Bí thư, gây hệ quả khủng hoảng, thiếu nhân sự cho các vị trí quan trọng cần bổ sung:

– Chức danh Chánh văn phòng Trung ương (Lê Minh Hưng đã sang Trưởng ban Tổ chức Trung ương).

– Chức danh Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (khi tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sang nắm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng).

3. Không giới thiệu được nhân sự để đưa ra Quốc hội bầu và phê chuẩn các chức danh sau:

– Bộ trưởng Bộ Công an (thay Bộ trưởng Tô Lâm đã leo lên Chủ tịch nước).

– Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (thay Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã lên Chủ tịch Quốc hội).

4. Tờ trình xin ý kiến Trung ương về Danh sách quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, đã bị ách lại:

Các bộ, ban, ngành Trung ương và tất cả các địa phương đã tổ chức hội nghị giới thiệu nhân sự quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031, đã hoàn tất cuối tháng 8-2024. Tuy nhiên, đề cử là một việc, chốt danh sách lại là việc khác. Các phe vẫn đang đấu nhau để loại tên này, cắm tên kia, là người của mình vào danh sách quy hoạch.

Hồi chuẩn bị đại hội 11, Hồ Đức Việt, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức, chỉ vì gạch tên Nông Quốc Tuấn ra khỏi danh sách, đã bị Nông Đức Mạnh đánh văng ra khỏi đại hội 11.

Việc ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai, thành viên Tiểu ban nhân sự đại hội 14 bị “cưa ghế” bất ngờ, đã làm cho cục diện xoay chiều. Danh sách nhân sự chắc chắn sẽ thay đổi khi “bộ tam” Tô Lâm – Lương Cường- Lê Minh Hưng thọc tay vào.

Nhân tố bất ổn: Tô Lâm

Mọi sự chú ý của dư luận xã hội hiện đang đổ dồn vào nhân vật Tô Lâm. Năm 2021, đại hội 13 ra mắt Bộ Chính trị với 18 thành viên. Theo thứ tự trong đảng lúc đó, bộ trưởng Tô Lâm chỉ ở vị trí A13, xếp sau cả Phạm Bình Minh và Trần Tuấn Anh. Khi Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh bị “cưa ghế”, Tô Lâm được đôn lên A10.

Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ lần thứ 7 khóa 13, diễn ra hồi tháng 5 năm 2023, lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cả Tô Lâm và Trần Thanh Mẫn chỉ đạt 150/185 phiếu “tín nhiệm cao” trong cuộc chơi này.

Ảnh: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong đảng tháng 5-2023. Nguồn: Lê Văn Đoành gửi Tiếng Dân

Đến nay, tròn một năm sau ngày lấy phiếu tín nhiệm lần đó, cán cân quyền lực đã quay 180 độ.

Sau khi dùng các đòn phép “chứng cứ phạm tội”, “lời khai của bị can”, “kết quả điều tra” … Tô Lâm đã lần lượt đốn ngã các nhân vật sừng sỏ trong Bộ Chính trị khóa 13 gồm: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, để nhảy thẳng từ A10 lên A2, xếp trên cả Phạm Minh Chính!

Trong số này, Vương Đình Huệ là người cay đắng nhất, từ bỏ giấc mộng đế vương, ngậm ngùi rời chính trường. Huệ được Nguyễn Phú Trọng quy hoạch chức danh Tổng bí thư khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031.

Tuy đã vọt lên ghế chủ tịch nước, ung dung chắc suất “nhân sự đặc biệt” khóa 14, nhưng Tô Lâm vẫn không chịu “nhả” ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đang làm Nguyễn Phú Trọng dở khóc, dở cười.

Trước đây, ông Trọng đã “ngồi xổm” lên Điều lệ đảng, khi ôm ghế tổng bí thư ba nhiệm kỳ. Nay Tô Lâm bắt chước ông, “ngồi xổm” lên Hiến pháp. Tay trái bộ trưởng Tô Lâm ném người ta vào tù, tay phải chủ tịch nước Tô Lâm cầm bút ký đơn ân xá hoặc giữ nguyên bản án tử hình.

Theo khoản 2 điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước – Bộ trưởng Tô Lâm sẽ có quyền “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ”.

Điều này chưa từng có trong lịch sử bất kỳ quốc gia nào, dù đó là nhà nước cộng sản. Hiến pháp bị Tô Lâm biến thành trò chơi khôi hài và giễu cợt.

Cuộc đua vào ghế A1

Đến thời điểm này, lộ rõ hai ứng viên tranh chức tổng bí thư khóa 14: Tô Lâm và Phạm Minh Chính. Nếu Tô Lâm là A1, Phạm Minh Chính sẽ là A2; và ngược lại.

Tướng Lương Cường, chỉ là nhân vật “gặp thời” để nhảy lên A5, ngồi ghế Thường trực Ban bí thư, khi cả Thưởng, Huệ, Mai đều bị văng ra khỏi chính trường. Nếu không có biến động này, Lương Cường sẽ về vườn đầu năm 2016, với chức danh Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị.

Quân đội dưới thời tướng Phan Văn Giang bị lép vế so với bên công an. Tô Lâm “làm mưa làm gió” lấn át tất cả, trong khi đó quân đội chỉ biết “kính nhi viễn chi”. Vì vậy, việc Lương Cường tranh A1, gần như đã hết cửa.

Ảnh: Nụ cười xã giao. Nguồn: TTXVN

Chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu mô và thủ đoạn. Phe nào lên, dân cũng là người khổ nhất. Võ Văn Thưởng, trùm lý luận muốn “Tiếp tục làm sáng tỏ con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đang trốn biệt tăm, không xuất hiện.

Còn đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” thì đang hụt hơi và thua trắng khi chơi cờ với các kỳ thủ trong bóng tối.

Tô Lâm (trái) và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh gốc trên mạng, Tiếng Dân edit
Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN


  1. Trong khi đợi Chú Sam chờ Hoa Thịnh Đốn nên tạm ghé qua Mạc Tư Khoa – chớ dại bưng bô T(b)ắc Kinh mà giữ y chế độ nguyên trạng
    ********************************

    Dư âm Chiến tranh Lạnh đến Toàn cầu hóa
    Vẫn “cơ số hai”: Tàu cộng hay Nga ?
    Tránh T(b)ắc Kinh bỏ hẳn nguyên trạng
    May chút tự lập tự cường theo Mạc Tư Khoa
    Vòng Kim cô trên đầu Định luật địa chính trị:
    Đế c..uốc Đại Hán kìm kẹp Tương lai Dân ta
    Khựa chệt muốn dìm đè Trụ đồng Mã Viện
    Từ nghìn xưa đến Hôm nay Mai sau vẫn là
    Cam – Lào phía Tây + Tàu đè nặng đầu Bắc
    Đường trung dung còn lợi tạm hướng Nga
    Bám thể chế chính tự cô lập với Âu-Mỹ
    Chờ Hoa Thịnh Đốn tạm ghé Mạc Tư Khoa
    Chuyển giao Bắc Hàn công nghệ cao quân sự
    Bạch Nga hay Hồng Nga vẫn hơn Tàu chệt rất xa
    Chớ dại bưng bô T(b)ắc Kinh giữ nguyên trạng
    Đợi Chú Sam bỏ chú Chệt tạm chơi Nga
    Đấy mới chính là Ngoại giao Tầm xa cây Trúc
    Chớ dại bám Lũy Tre làng toàn lò tôn bà bà !…

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Binary system = “cơ số hai” như trong Mùa Nội chiến lần Hai (1945-1975) trong bối cảnh Thời Chiến tranh Lạnh (1945-1991) Tàu cộng và Liên Xô cũ đối đầu với Thế giới Tự do do Mỹ và Tây Âu lãnh đạo
    Hình như não trạng vẫn lập lại Thời Toàn cầu hóa (1990-…) trong bối cảnh Thời Chiến tranh Lạnh (1945-1991) Tàu cộng và Liên bang Nga

  2. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

    Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
    Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
    Nhưng sự thật khó tin mà có thật
    Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

    Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
    Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
    Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
    Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

    Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
    Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
    Những oan hồn không sức gì cản nổi
    Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

    Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
    Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
    Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
    Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

    Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
    Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
    Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
    Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…

    NGUỒN MẠNG

  3. Tướng Công Trần Độ

    Tôi vào bộ đội, năm mười sáu tuổi
    Chia tay gia đình, bố mẹ, các em
    Đôi chân cứng, rong ruổi mọi miền
    Lửa chiến tranh, cháy tuổi xuân năm tháng

    Nhớ mãi ngày, khi tôi vào Đảng
    Nắm tay thề: “Với Tổ Quốc, Non Sông”.
    Bên cây súng đi đến ngày chiến thắng.
    Mái tóc xanh, đã chuyển màu bạc trắng.

    Thân già nua, cùng gối mỏi, chân chùng
    Nhưng lương tâm, trí tuệ cứ bồn chồn
    Lòng trăn trở, vấn vương, day dứt
    Cao hơn hết, tôi ngẫm suy về Đảng
    Như người cha, chỗ dựa của lòng tin.

    Đi theo Đảng, đâu phải Mác – Lê nin?
    Mà chính là Tình yêu Tổ Quốc
    Đến với Đảng để làm điều nhân đức
    Cùng lương tâm, cống hiến cho đời.

    Nhưng, hôm nay, đầy méo mó, cạn vơi
    Thì ắt hẳn, ngày mai tràn cay đắng.
    Thời gian trôi, như bóng câu qua cửa
    Đảng cứ tàn dần chân lý trong tôi.

    Đau thắt lòng! Tôi cất tiếng Đảng ơi!
    Sao lại thế: “Mùa thu Tháng Tám”
    Vinh dự, tự hào: “Đảng viên Cách mạng”
    Ngày qua ngày! Nhục nhã thế này ư?

    Sách mấy ngàn trang, chữ mấy triệu từ
    Rao giảng rất hay, việc làm thì nháo
    Khi trích Lê nin, “xúc phạm lời Bác”
    Nên thực thi, không thuyết phục được nhân tâm.

    Nhớ ngày xưa, Đảng phải gắn với dân!
    Như cá phải rúc, chui vào nước!
    Đảng đề cao Nhân dân là trên hết
    Nói hộ dân và nghĩ cũng hộ dân.

    Mọi người dân, tìm chỗ để đặt chân
    Đều phải bước theo chân của Đảng!
    Còn hôm nay, vẫn “vì Dân trong sáng”!
    “Quyền lợi nhóm”, giọng lưỡi “Lý Thông”

    Nhớ tuyên ngôn, buổi đầu Cách mạng
    Đảng không tham quyền chức nghênh ngang
    Cách mạng thành công, cáo lão về làng
    Vui thú điền viên, thung dung câu cá.

    Hãy nhìn trông, không có ai về cả
    Cố bám quyền, giành mũ áo cao sang
    Bày đặt ăn chia, tài lộc khang trang
    Chẳng dại gì về quê cha đất tổ.

    Từ huyện, xã, quận, phường, thành phố
    Đảng chiếm một bên, Nhà nước một bên
    Bí thư thành ủy, Chủ tịch ủy ban
    Hai guồng máy, đè đầu dân đau khổ.

    Đây Sở Ngoại thương, kia Ban Kinh tế
    Nội chính bên này, bên nọ Công an
    Sống đàng hoàng, bao dinh sở khang trang
    Một cổ hai tròng, người dân tội nghiệp

    Đảng dậy răn: Giữ tấm lòng liêm khiết
    Sao đút túi liền những triệu đô la
    Tiền nước ngoài họ tranh thủ chúng ta
    Người “ăn mảnh” là Tổng bí thư của Đảng!

    Để mị dân, Đảng tăng cường lao động
    Chức vu vơ, trừu tượng “chủ nhân ông”
    Làm chủ ngu ngơ, nhà máy ruộng đồng
    Đảng nắm chặt tiền và quyền sinh sát.

    Thân “ngọc ngà” phải về với đất
    Đảng chiếm giữ riêng Mai Dịch cho mình.
    Rồi cho xây Hoàn Vũ rất môi sinh
    Riêng với Đảng, không ai thiêu cả

    Nơi đô thành, chạy dọc ngang đường phố
    Đặt tên đường, Đảng giành giật phần mình.
    Đây đường Lê Duẩn, kia đường Trường Chinh
    Đường to đẹp Đảng giành phần dự trữ

    Các tỉnh huyện, ổn định cùng lịch sử
    Đảng hội vài ba điểm vào nhau
    Cuộc “đoàn viên” chưa “ân ái” bao lâu
    Rồi vẫn Đảng truyền ra lệnh tách.

    Quá tùy tiện, Đảng làm theo sở thích
    “Khắc khắc, nhập nhập” như trò chơi
    Cuối cùng chỉ khổ sở Dân thôi
    Còn ý Đảng, vẫn luôn luôn là đúng.

    Ghế Đảng trị, quyết giữ cho bằng được
    Đảng khóa xiềng vào Dân chủ, Tự do
    Từ miền quê cho tới thành đô
    Cấm ngôn luận, cấm tự do báo chí.

    Đảng chúa ghét các nhà nghệ sĩ
    Nhàn cư ngồi thóc mách lăng nhăng
    Ai dũng cảm, đòi hỏi lẽ công bằng
    Đảng biến tướng, “chính chuyên” bằng nhiều cách.

    Về bàu cử Đảng tạo khuôn bằng sắt
    Rất “tự do”, rất “dân chủ, khách quan”
    Nhân danh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Duyệt danh sách, đưa người ra ứng cử.

    Thế là “nguyên khí hiền tài” xứ sở
    Đảng loại bỏ đi, rất “khéo”, rất “tình”.
    Các đại biểu đều đồng chí của mình
    Chẳng ai dám chỉ danh, xung khắc.

    Quốc hội diễn trò, điều trần vấn đáp
    Như chuyện xưa “Bài thơ Con cóc”
    “Con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô”
    Bầy cơ hội, cùng ra sức điểm tô!

    Sáng đúng chiều sai, mai lại đúng!
    Chống chân lý bằng lưỡi lê họng súng.
    Đảng trượt theo vết xe đổ ngày xưa
    Chuyện nghĩa tình chỉ “sớm nắng chiều mưa”.

    Từ “Đồng chí” là mỹ từ vô nghĩa!
    Đảng thấu không, dòng đời đang mai mỉa
    Đảng lộng hành, đạp Dân Chủ dưới chân.

    Nhớ một thời Đảng chiến đấu vì Dân.
    Dân tộc đã nghiêng mình kính trọng.
    Rồi gặp được khi như diều bay bổng
    Đảng ngất ngây trong tiếng ngợi ca.

    Hàng trăm tờ báo, vài triệu cái loa
    Điệp khúc, điệp ca: Công ơn của Đảng.

    Đảng say mê, dối lừa không nhàm chán
    Xóa sao được, những tội lỗi gây nên!
    Đạo lý Việt Nam “máu chảy ruột mềm”
    Cải cách địa điền, người, cửa nhà tan tác

    Dù Đảng đã chia vài ba miếng đất
    Suốt mấy năm nghèo vẫn hoàn nghèo.

    Nhóm “Nhân Văn” hỏi tội đáng bao nhiêu?
    Đảng đày đọa bao cuộc đời chí sỹ.
    Bao trí thức bắt giam thời chống Mỹ
    Gán ghép “chống Đảng” tội tày trời

    Lửa chiến tranh dẫu đã tắt lâu rồi
    Sao ác tâm, cảnh nồi da nấu thịt!!!

    Hai đảng bạn, đồng hành bao thân thiết
    Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Nam
    Vai sát kề vai, suốt mấy chục năm
    Gắn bó thế! Hà cớ chi loại bỏ?!

    “Chanh kiệt nước rồi, vứt luôn cái vỏ”
    Bạn bè thủy chung, sao nỡ phản thùng!?
    Nỗi đoạn trường càng lộn xộn lung tung
    Sợ hậu họa, Đảng xuống tay, chấm hết….

    Đêm đã khuya, trước khi dừng bút
    Xin dùng câu của Gớt tặng cho đời
    “Lý luận nào, rồi cũng xám bạn ơi,
    Còn cây đời, vẫn xanh tươi mãi mãi”.

    Xin được xếp vần thơ, dừng lại
    Vài dòng chân, tôi gửi tặng cho đời
    Thơ của tôi như tia nắng ban mai
    Cộm mắt ai, nhưng không hề độc hại.

    Ta biết ơn, khi Đảng còn vĩ đại
    Còn hôm nay, cuộc đổi chác bán mua
    Đừng biến mình thành những chúa những vua
    Mà thống trị dân đen, như thuở trước.

    Đảng ngụy ngôn: “Có công giành Độc Lập”
    Chức, Quyền, Tiền dân đã trả Đảng rồi
    Nơi cung đình, đâu phải chợ trời
    Dân hết nợ, Đảng cứ ngồi, cứ hưởng

    Để trần gian, lại công hầu khanh tướng
    Đảng một bên, Dân chịu nhục một bên.

    Những luận cứu: Các Mác và Lê nin
    Giờ xa lạ với Con Hồng Cháu Lạc!

    So với Đảng, có súng bom bạo lực
    Vần thơ tôi là vẫn điệu lương tâm
    Tố Như ơi! Tôi sẽ đợi trăm năm
    Rồi chân lý sáng ngời vào lịch sử!

    Đảng của ngày xưa, Đảng là bất tử
    Còn tương lai!? Phút mặc niệm, bắt đầu!

    Nguồn Mạng.

  4. Tô Lâm đã chính thức rời bộ công an. Dù ai về làm bộ trưởng thì hai cậu Quang và Ngọc cũng chuẩn bị khăn gói lên đường. Bộ công an cần phải được cải tổ triệt để và phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của quốc hội và tập thể Đảng . Cho đến hiện giờ tất cả các đề nghị của bộ công an khi đưa ra trình quốc hội thảo luận. Không một ai dám có ý kiến khác hoặc phản đối . Vì lo sợ trước sự trả thù của công an . Ví dụ mới nhất là Lưu Bình Nhưỡng!

  5. Ô TRỌNG CÓ MÀ CHẠY ĐẰNG GIỜI MỚI THOAT ĐƯỢC SỰ “TRUY BẮT” CỦA ĐẠI TƯỚNG VÀ TRUNG TƯỚNG CÔNG AN .

    (xem ảnh 2 tướng CA đứng 2 bên ô Trọng )

  6. Thấy Lê Văn Đoành nói “gà đoàn” Trương Thị Mai “trong veo” mà lại bị đạp xuống, thực là oan Thị Mầu.
    Vương Đình Huệ đi viếng lăng, có nhẽ cháu Nguyễn Sinh Hùng, Trần Sỹ Thanh, là “trong veo”, đợt sau làm bí thơ Hà thành.
    Có điều Thanh là Trong, nhưng mất Thủy lại thành ra Thanh là Xanh em của Lam và Chàm.
    Còn Lâm hay Le thì cũng Xanh ngắt cả.

  7. Ngồi ghế CTN, Tô liệu kiếm lấy chục mẫu ruộng dưới quê làm khu lăng mộ riêng đi là vừa.
    Thuốc độc của Nga chỉ búng tí ti bằng đầu tăm là đủ đưa Tô về thế giới ông Hồ.

  8. Cây gậy của Nguyễn Phú Trọng đang đập chính vào lưng của ông kkk, đây gọi là quả báo. Nay mai thì có cuốc táng, bọn trẻ và bợm nhậu trong và ngoài nước đang mong từng ngày.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây