24-4-2024
Câu hỏi này hôm trước đã trả lời một nửa, nay nói nốt nửa còn lại.
Người ta thấy, hiện nay nhà sư hay chùa chiền làm đủ thứ chuyện, như nuôi trẻ con, nuôi người già, làm từ thiện, bốc thuốc, v.v… Những chuyện này đều tốt cả, nhưng hỏi đó có phải là mục đích rốt ráo của tu hành hay không?
Không. Nuôi dưỡng người cô quả thì giống các cô nhi viện hay trại tế bần, làm từ thiện thì từ cá nhân đến các tập đoàn lớn đều có, chữa bệnh thì bệnh viện hay nơi này nơi khác cũng làm. Ăn chay thì chả cứ phải tu, nhiều người Âu, Mỹ bây giờ cũng ăn chay vì lý do sức khỏe; phóng sinh thì các tổ chức bảo vệ động vật trên khắp thế giới còn làm tốt hơn nhiều.
Vậy đi tu là để sống cho tốt và thanh thản tâm hồn? Cái này ở nhà cũng làm được. Vả lại ở đâu mà chả phải lo sống cho tử tế; còn thanh thản thì do cái suy nghĩ của mình thôi. Đấy là nói vậy, chứ người không làm việc xấu ác thì tâm hồn tự thanh thản, đâu cần phải cạo tóc đi tu. Còn suốt ngày “hiến kế” để lùa tiền cúng dường của bá tánh thì có cạo đầu ở chùa tâm vẫn bất an.
Phật nói “Nước trong bốn biển chỉ có một vị, là vị mặn; pháp của ta cũng chỉ có một vị, là vị giải thoát”. Mục đích tối cao của Phật giáo là giải thoát. Giải thoát khỏi cái gì? Cái khổ.
Phật giáo nhìn thấy bản chất của đời sống chỉ có một màu: khổ đau. Nghèo hay giàu, khỏe hay bệnh, nam hay nữ, sang hay hèn, trẻ hay già….tất cả đều khổ. Và cái khổ cuối cùng là chết. Chết không phải là hết, chết là để bắt đầu một hành trình khổ mới. Đi tu là để thoát khỏi tất cả những nỗi khổ này, mà mấu chốt là ở chỗ đoạn dứt sinh tử luân hồi.
Tất cả những việc đã kể trên chỉ là trợ duyên, là phụ họa, muốn đạt được mục đích thì phải Giới – Định – Tuệ. Không giới thì chẳng thể định, không định thì tuệ mờ tối, tuệ đã mờ tối thì không cách chi chứng được thật tướng của tồn tại. Vì thế, dù có từ thiện, phóng sanh, ăn chay… vạn kiếp cũng chỉ là kẻ sống trong ảo ảnh do cái thức điên đảo của mình dựng lên, và cứ thế trôi lăn mà không cách gì tự nhận biết được.
Đọc lịch sử từ thời Đức Phật còn tại thế, chúng ta thấy ông cùng học trò không hề làm tất cả những việc kể trên, cùng lắm là “tùy duyên”, tiện tay thì làm, xong là thôi và liền trở lại con đường của giới định tuệ. Các nước theo truyền thống nguyên thủy bây giờ cũng vậy, chùa chiền không phải là nơi để đến ngắm cảnh, du lịch hay trại tế bần. Người tu sĩ có một công việc lớn lao phải làm, đó là dồn toàn bộ cuộc đời và sinh mạng mình vào con đường khai mở trí tuệ để đạt đến giải thoát. Và vì thế, nhiều người đã trở thành mô phạm cho thế gian về đức hạnh và sức mạnh tinh thần.
Đi tu là để thoát khổ, vì thế, tất nhiên nếu anh không thấy khổ thì chẳng việc gì phải đi tu, cứ ở đời mà sống cho sướng. Oái oăm ở chỗ không phải ai cũng biết thế nào là sướng là khổ thật sự. Để thấy Khổ (và Không, Vô thường, Vô ngã) lại cần phải có trí tuệ.
Bài này không phải phản đối việc làm từ thiện, làm được thì tốt thôi, tôi chỉ nói cái cốt lõi của tu hành để không lẫn lộn nó với các tổ chức từ thiện. Đấy là chưa kể những thứ méo mó như mượn hình tướng Phật giáo và việc từ thiện để gom tiền thiên hạ.
Cho tớ được phép phản biện Thái Hạo . Fair Warning: cái-gọi-là “lí thiết” của Phật giáo, tớ thú thật, cũng như mọi người, kể cả Thái Hạo, kiến thức khá lõ mõ, và phần lớn là từ tiếng phi-mẹ đẻ . Thus, khi đề cập tới “lí thiết” Phật giáo, chủ yếu là trích dẫn hơn từ mớ kiến thức vốn lõm bõm & tạp nham của chính mình
Trước hít, câu hỏi là tựa bài “Đi tu để làm gì?”, câu trả lời “Đi tu là để thoát khỏi tất cả những nỗi khổ này, mà mấu chốt là ở chỗ đoạn dứt sinh tử luân hồi” của TH hoàn toàn … uh, thía lào nhẩy, hít bít phải gọi là thía lào lun . 1- Vừa chứng thực sự tồn tại của luân hồi, kiếp này rùi kiếp sau, tuần hoàn, và chứng thực tính đúng đắn của wi luật nhân kiếp này là quả của kiếp sau . Thầy Thích Chân Quang đúng . 2- Phật giáo có đủ quyền lực để thoát khỏi vòng luân hồi, which is absolutely bô (full of) xít . Níu thoát khỏi vòng luân hồi có nghĩa trở thành ngang với các vị thần có thể ban phát đặc ân . Then, cúng dường become quite valid. TH vừa chứng minh những gì Thầy Thích Chân Quang nói ra là chân lý, cụ thỉa lun . Tất nhiên, những gì tớ hỉu thì hổng, well, gần như hổng phải như vậy . Bên Phật gọi là tích đức . Tu 70 đời … blah, blah, blah … rùi trở thành phụ tá cho Thái Thượng Lão Quân, hay hầu hạ Quan Thế Âm vv … vv …
Đời thường thì hổng có đơn giản như zị . Thời Ngụy thì đi tu là để trốn quân dịch, vì đi lính là cầm súng bắn vào anh em, gây ra nợ máo với nhân dân . Cầm súng Mỹ, đi hành quân với Mỹ là rước voi về dày mả tổ, là tiếp tay với quân xâm lược gây tội ác với nhân dân, với đất nước . Vì vậy đi tu là 1 cách tránh . Tiến thêm 1 bước nữa, đi tu để hoạt động cách mạng cho dễ dàng hơn . Hổng ít người đã chọn con đường này, và phần lớn chùa ở miền Nam trở thành những cơ sở cách mạng, là chỗ trú ẩn của các đảng viên hoạt động nội thành như Huỳnh Tấn Mẫm mỗi khi giặc bố ráp, săn lùng . Giải thoát 1 cách active. Cũng là góp phần vào chiến thắng huy hoàng giải phóng miền Nam
Chiện “duyên kiếp”, ác thì phải trả vv … vv … Trích “Sự tích Vu Lan báo hiếu trong văn hóa Phật Giáo có nguồn gốc từ câu chuyện về Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.
Sau khi Tôn giả Mục Kiền Liên tu thành chánh quả và có khả năng nhìn xuyên qua không gian, ông đã phát hiện mẹ mình vì đã gây ra nhiều tội ác trong quá khứ nên đã phải hóa thành một ngạ quỷ và phải chịu đói chịu khát để trả giá cho lỗi lầm của bà … Ông đã chuẩn bị thức ăn và cúng dường cho mẹ, tuy nhiên, do bà Thanh Đề còn quá sân si và có nhiều ác nghiệp, cơm đã biến thành lửa khi đưa vào miệng. Nhìn mẹ chịu khổ nhưng Tôn giả Mục Kiền Liên không thể cứu mẹ được, vì vậy ông đã quay về hỏi Đức Phật để tìm hiểu cách giải thoát cho mẹ.
Khi tìm đến Đức Phật, Đức Phật đã bảo với ông rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”.
Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời dạy của Đức Phật và cung thỉnh chư tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch, và sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát”
Nói Thái Hạo sai cũng hổng sai, mà nói Thái Hạo đúng cũng hổng đúng . i mean, thiệt tình lun!