Lê Văn Đoành
18-3-2024
Suốt tuần vừa qua, chính trường Việt Nam nóng như lửa đốt, với nhiều đồn đoán xoay quanh số phận chính trị của nhân vật Võ Văn Thưởng, đương kim chủ tịch nước.
Mọi việc càng trở nên nóng hơn khi ông Thưởng vắng mặt bất thường ở phủ chủ tịch nhiều ngày, thêm chuyện hoàng gia Hà Lan thông báo, vua Willem-Alexander và hoàng hậu Maxima huỷ chuyến thăm Việt Nam, theo yêu cầu của phía Việt Nam với lý do “tình hình nội bộ”; chuyến thăm đã được ông Võ Văn Thưởng mời từ cuối năm ngoái, dự kiến diễn ra từ ngày 19-3 đến 22-3-2024.
Đến hôm nay mọi chuyện đã ngã ngũ. Theo thông tin nội bộ mà chúng tôi có được, ngày 16-3-2024 Bộ Chính trị đã nhóm họp để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nội bộ đảng, như sau:
– Xem xét đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong đảng của Võ Văn Thưởng.
– Thảo luận, giới thiệu nhân sự tạm nắm quyền chủ tịch nước.
Sau khi bàn bạc, cân nhắc, lấy phiếu kín trong các ủy viên, Bộ Chính trị quyết định triệu tập kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương bất thường khoá 13, thống nhất kết thúc vai trò của ông Võ Văn Thưởng.
Thời gian họp vào lúc 15 giờ 00 chiều ngày 20-3-2024 tại Hà Nội. Địa điểm tại Trụ sở Trung ương Đảng, số 1 Hùng Vương, Ba Đình Hà Nội. Nội dung kỳ họp, Bộ Chính trị khoá 13 sẽ có tờ trình đề nghị Ban Chấp hành Trung ương:
– Xem xét và đồng ý cho thôi tất cả các chức vụ của ông Võ Văn Thưởng: Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng ý để ông Võ Văn Thưởng ngưng công tác và nghỉ hưu.
– Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ quốc hội triệu tập phiên họp đại biểu quốc hội bất thường vào lúc 8 giờ sáng 21-3-2023 để bỏ phiếu, ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.
– Bế mạc phiên họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc đồng ý cho bà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương khoá 13, giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch nước mới.
Như vậy, ông Võ Văn Thưởng sẽ bị truất phế kể ngày 22-3-2024 và chính thức nghỉ hưu vào ngày 1-12-2024.
Việc giới thiệu nhân sự thay ông Võ Văn Thưởng để quốc hội phê chuẩn, ngồi vào ghế chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ phải chờ đến kỳ họp dài ngày của Hội nghị Trung ương 9, diễn ra trong nay mai.
***
Đây sẽ là lần thứ hai trong nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13, bà Võ Thị Ánh Xuân đảm nhận vị trí quyền Chủ tịch nước. Tháng 1-2023, bà Xuân giữ quyền Chủ tịch nước, thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc bị phế truất. Đến ngày 2-3-2023, bà Xuân bàn giao cho tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Và trong những ngày sắp tới, bà Xuân nhận trở lại cái “quyền chủ tịch nước” lần thứ hai.
Đây là sự kiện hiếm hoi trong lịch sử đảng CSVN: Bà Xuân là Phó Chủ tịch nước làm việc với ba đời chủ tịch nước trong cùng một nhiệm kỳ. Cũng như ông Lê Khánh Hải, cháu nội đích tôn lãnh tụ Lê Duẩn, hiện là Chủ nhiệm Văn phòng chủ tịch nước, cũng có cơ hội phục vụ ba đời chủ tịch trong nhiệm kỳ 2021-2026.
Ai sẽ thay Võ Văn Thưởng?
Theo Quy định số 214-QĐ/TW của Bộ Chính tri, ngày 2-1-2020 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh dành cho vị trí chủ tịch nước, có đoạn “đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh Bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị một nhiệm kỳ trở lên”.
Nhằm tránh xáo trộn quá nhiều trong “bộ tứ” quyền lực, thời điểm này đảng sẽ chỉ thay đổi ghế chủ tịch nước. Hiện tại chỉ có hai ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng Quy định 214-QĐ/TW là bà Trương Thị Mai và Tô Lâm.
Nhà nước cộng sản chưa có tiền lệ phụ nữ giữ chức chủ tịch nước, nên có lẽ Tô Lâm sẽ là ứng viên duy nhất cho cái ghế này.
Cái bóng của Tô Lâm phủ lên cả thượng tầng chính trị Việt Nam
Đây được xem là cơ hội duy nhất để Tô Lâm làm “nhân sự đặc biệt” ở lại đại hội 14. Nếu không lên chủ tịch nước kỳ này, Tô Lâm sẽ từ giã chính trường và sẽ về vườn sau tháng 1-2026.
Từ nay đến Hội nghị Trung ương 9, sẽ có những thay đổi bất ngờ trong thượng tầng chính trị Việt Nam. Được biết Hội nghị Trung ương 9 sẽ giải quyết nhiều việc quan trọng như: Giới thiệu nhân sự chủ tịch nước, bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị, bố trí nhân sự đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Kinh tế Trung ương và thay đổi các ghế bộ trưởng, bí thư một số tỉnh thành…
Quan thì cứ đánh nhau để chia chác kiếm ăn, đại thần triều đình thì dốc hết binh đao để tranh giành quyền lực đứng đầu thiên hạ, còn dân đen thì lầm lũi “đốn củi đốt than” kiếm sống qua ngày. “Đất nước chưa bao giờ được như hôm nay” ông giáo Nguyễn Phú Trọng ạ!
Luật sư Đặng Đình Mạnh
Đã xuất hiện những lời bào chữa, thông cảm dành cho Thưởng, nào là người miền Nam, nào trâu bò tranh ghế húc nhau, nên Thưởng “chết” oan, nào là Thưởng còn trẻ nên ngây thơ chính trị… Nói thế, chắc mọi người vẫn chưa biết Thưởng là một trong những người soạn thảo và cổ súy hàng đầu cho chủ trương đàn áp quyền tự do ngôn luận, là người từ chối ân xá cho tử tù oan dẫn đến việc tử hình em Lê Văn Mạnh, là người đã từng ngửa tay nhận số tiền hối lộ 60 tỷ đồng…
Thưởng bất tài, điều đó không cần bàn cãi. Thưởng tự biết nên đã lập công với đảng bằng cách soạn thảo các chủ trương gia tăng đàn áp nhân dân một cách khốc liệt để thể hiện sự trung thành với đảng… Và cũng để bù vào sự bất tài.
Cho nên, Thưởng là tội đồ chứ oan nỗi gì?
Cái đau của Thưởng là đã hí hửng tưởng mình là một phần “xương thịt”, “giọt máu” của đảng, nên đã dẫn lại câu thơ “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu…” khi được bơm lên ghế chủ tịch nước. Hôm nay thì Thưởng đã trắng mắt về hắn và về đồng chí của hắn.
Cái đau khác là vài triệu đồng chí của Thưởng. Trước ngày Thưởng bị lộ mặt, họ phải ngồi chăm chú lắng nghe từng lời giảng đạo đức kách mệnh của Thưởng.
Cái đau kế là hệ thống báo chí kách mệnh. Cũng đã phải cúc cung tận tụy hầu hạ khi Thưởng ban lời phủ dụ cấm bài viết này, cho phép đăng tin kia khi hắn ngồi ghế trùm tuyên giáo.
Giờ cả bọn, cả hệ thống trơ mắt ếch. Nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ.
Vì thế, Thưởng không hề oan. Số mang thẻ đảng, leo cao đến trung ương, luồn sâu vào ban chấp hành, bộ chính trị thì có kẻ nào oan? Kẻ nào không nhúng chàm? Những Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Đức Chung, Đào Ngọc Dung, Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng… oan phổng? Những kẻ còn lại, đang ngồi đó là chưa lộ mặt mà thôi.
Nói về oan, thì 95 triệu đồng bào không mang thẻ đảng, bị tước đoạt các quyền tự do, phẩm giá bị chà đạp, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn bị cướp đoạt, phải sống kiếp nô lệ… Chưa hết, phải chịu đựng những kẻ tội phạm đại diện cho mình ngồi ghế nguyên thủ quốc gia mới là đại oan.
Phổng ạ!
Nguồn Mạng.
NHÀ THƠ NHÂN DÂN: TBT.
“Chính nó, đảng cộng sản,
Làm tha hóa con người,
Không cho sống tử tế
Với đúng nghĩa con người.
Chính nó, đoàn cộng sản,
Làm thui chột thanh niên.
Không cho bọn trẻ sống
Trung thực và hồn nhiên.
Chính nó, mớ lý tưởng,
Vớ vẩn và ẫm ương,
Đã làm cả xã hội
Thành rất không bình thường.
Vì sao? Vì cộng sản
Thứ chủ nghĩa dở hơi,
Về mọi mặt, đi ngược
Với bản chất con người
…………………………”
Nguồn Mạng
Nếu anh Thưởng mất chức thì mới tấy tầm cụ Trọng, cứ ai dính chàm dù bé cũng không đáng làm lãnh đạo nhân dân, vừa lên chức hay đã nghỉ hưu đều bị xử như như nhau, cụ nói được làm được, cụ mãi đỉnh. Còn bên ngoài mấy bọn định kiếm cớ vẽ chuyện câu view kiếm sống qua ngày thì Việt nam quê hương ta yên tâm phát triển rồi, bao năm kêu gào bịa đủ thứ chuyện mà đất nước vẫn đi lên, các nước vẫn đến nâng tầm quan hệ mới đau chứ.
Oh thế à? “Tầm cụ Trọng” ha ha ha…
Tớ thì thấy như bác Nguyễn Thông thấy, rằng “Đây là minh chứng rõ nhất sự xạo ấy” của đảng ta!
Bác Nguyễn Thông viết thế này:
Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao lại thế, vì đâu, lý do gì…) chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham nhũng không có vùng cấm này nọ. Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào cái gương/kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có… quốc tang.
Ông hàng xóm nhà tôi nhận xét rằng chống nửa vời, giấu sai phạm của cán bộ như mèo giấu cứt. Một đứa đã làm tới chủ tịch nước, tự dưng cho nó nghỉ, nói nó có “vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu”, rồi kỷ luật nó thì không phải chuyện thường. Chủ tịch nước chứ đâu phải trưởng thôn trưởng ấp. Vụ Võ Văn Thưởng, và cả Nguyễn Xuân Phúc trước đó hơn một năm nữa, đều vậy.
Xứ này kỷ luật chủ tịch nước còn dễ hơn kỷ luật trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố. Hoặc là chủ tịch nước chỉ hữu danh vô thực, bày ra cho có, không là cái gì; hoặc là giấu diếm sợ “xấu chàng hổ ai”, “rút dây động rừng”, “vừa đ*o vừa run”…
Cần phải công bố cụ thể sai phạm của nó cho dân biết, nếu nó sai, chứ không có kiểu ỡm ờ vậy được. Vừa để giải tỏa dư luận nhỡ nó bị oan thì sao, vừa để chứng minh sự kiên quyết trong chống tham nhũng chứ không phải đấu đá nội bộ, bè phái.
Làm quái gì có cái kiểu kỷ luật bằng quy trình đương sự làm đơn xin từ chức, sau đó tập thể họp đồng ý và cho nghỉ “về làm người tử tế”. Vậy là xong. Phúc cũng thế, và Thưởng cũng thế. Rất hài.
Đứa nào nói không có vùng cấm chỉ nói phét nói xạo. Đây là minh chứng rõ nhất sự xạo ấy.
Và điều nguy hiểm hơn, và cũng rất bi đát: cách kỷ luật, chống tham nhũng kiểu đó đã không coi pháp luật là cái đinh gì. Ngồi xổm trên pháp luật.
Gần 500 “đại biểu quốc hội” sáng nay sẽ gật gù thông qua biện pháp kỷ luật, chắc không ai dám hó hé lấy một lời chỉ ra sự nguy hiểm ấy, thì nên tự thấy mình có đáng để dân tốn tiền chi cho cái ghế “cấp trên biểu” chứ không phải “dân biểu”.
https://baotiengdan.com/2024/03/21/noi-thang/
Hồ Chí Minh coi Hoàng Sa chỉ là “mấy cái đảo chim ỉa, bạn cần thi cho bạn”.
Đất nước có là gì so với quyền lợi của cộng sản. Khi cần chúng chỉ tung hô “đất nước” trên đầu môi chót lưỡi. Còn sự tồn vong của đảng, của chế độ mới là thứ chúng thực sự quan tâm.