Không chạy theo dự án

Nguyễn Ngọc Chu

19-1-2024

1. Không cần chuyên môn, ai cũng hiểu, giao thông Hà Nội sẽ mỗi ngày một thêm tắc nghẽn, nếu không giải quyết giao thông nội đô trước. Nếu cứ lo xây các tuyến đường vận chuyển người từ ngoài vào thành phố thì càng thêm tắc. Hà Nội cần xây các tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) nội đô, gồm đường vòng xuyến, đường xuyên tâm, ngầm hoặc trên cao trong khu vực nội đô trước. Sau đó mới xây các đoạn ĐSĐT từ ngoại thành về nội đô.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể khai thác hết công suất khi khách đến ga Cát Linh rồi dừng lại, mà không có các tuyến ĐSĐT nối đến các địa điểm trong thành phố. Nhưng lãnh đạo Hà Nội hiện thời đã vội vã đề nghị xây tuyến ĐSĐT kéo dài Hà Đông – Xuân Mai thêm khoảng 20 km [1]. TP Hà Nội còn đề nghị “triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Hà Đông – Xuân Mai từ nguồn vốn ODA để đảm bảo đồng bộ kỹ thuật, công nghệ với đoạn tuyến (Cát Linh – Hà Đông) hiện đang hoạt động” [1].

Không biết “để đảm bảo đồng bộ kỹ thuật, công nghệ với đoạn tuyến (Cát Linh – Hà Đông) hiện đang hoạt động” có hàm ý là để cho Trung Quốc tiếp tục làm tuyến Hà Đông – Xuân Mai hay không?

Tuyến ĐSĐT số 5, Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc (38,43km, gồm 6,5km đi ngầm, 2km đi cao và 29,93km đi trên mặt đất) thời ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã chưa cho triển khai. Bởi nhẽ, đoạn Láng – Hoà Lạc đường cao tốc đang chưa khai thác hết công suất, thì vội làm ĐSĐT Láng – Hoà Lạc để làm gì?

Nhưng thật ngạc nhiên, Lãnh đạo TP Hà Nội bắt đầu khởi động lại với bản ghi nhớ hợp tác với Trung Quốc [2]. Không biết là chỉ định thầu hay đấu thầu mà đã ký kết “hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng cầu Tứ Liên và tuyến metro số 5” [2]?

2. Xây dựng ĐSĐT, ngoại trừ đi ngầm dưới đất (metro), còn đi trên mặt đất hay trên cao, là điều không phức tạp, các kỹ sư Việt Nam thừa sức tự làm. Chỉ cần thuê thiết kế và giám sát nước ngoài, mua thiết bị nước ngoài.

Giá thành xây ĐSĐT trên cao hay trên mặt đất chẳng khác gì giá thành xây dựng đường sắt tốc độ 150 km/h, dao động trong khoảng 25 – 30 triệu USD/km (kể cả thiết bị, nhà ga). Đường sắt tốc độ 150 km/h còn phải bắc cầu qua sông, đào hầm xuyên núi, còn tuyến Cát Linh – Hà Đông chỉ việc xây cầu cạn, đặt đường ray cho tàu điện chạy, mà tốn 868,04 triệu USD cho 13,05 km, trung bình 66,5 triệu USD/km.

3. Lãnh đạo cao nhất của Bộ GTVT các nhiệm kỳ gần đây, hoặc không đúng chuyên môn, hoặc chuyên môn chưa đúng tầm, nên không đủ tự tin để quyết định điều gì Việt Nam làm được, điều gì phải nhờ trợ giúp nước ngoài. Và những đồng tiền mà người Việt Nam đáng ra được nhận, lại bị chảy vào túi người nước ngoài. Các công ty Việt Nam trở thành thầu phụ thứ cấp và không thể lớn mạnh.

4. Lãnh đạo Việt Nam thế kỷ 21 cũng không giống lãnh đạo Việt Nam những năm 1960-1970.

Lãnh đạo Việt Nam những năm 1960-1970 chưa dự báo đúng về tốc độ phát triển, nhưng khát khao một nước Việt Nam hùng cường với những con người và nền công nghiệp tự chủ, sản xuất được sản phẩm trong nước thay thế được sản phẩm nước ngoài, rồi tiến đến có những sản phẩm vượt sản phẩm nước ngoài. Nên chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp quan trọng, cùng với đào tạo nhân lực. Điều khiến họ không thành công, chính là cơ chế vận hành.

Lãnh đạo Việt Nam thế kỷ 21 quan tâm đến tăng trưởng GDP dựa vào nguồn đầu tư nước ngoài, mà chưa chú trọng đến tự sản xuất thay thế. Xem tăng trưởng 5% – 7% GDP như là một thành công lớn, mà dường như quên mất đầu tư nước ngoài chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu [3]. Được bạn bè quốc tế ghi nhận, thì cảm thấy tự hào, mà không để ý rằng sau ba mươi năm mở cửa, Việt Nam chưa tự làm được sản phẩm thay thế các sản phẩm công nghệ cao do đầu tư nước ngoài sản xuất. Nếu đầu tư nước ngoài rút, nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình cảnh bi đát.

Vì chưa quan tâm đến tự sản xuất, nên các ngành công nghiệp được gây dựng trong thế kỷ 20 bị bỏ rơi. Các nhà máy bị di dời, nhường chỗ cho phát triển bất động sản. Ngành công nghiệp đóng tàu, đã có lúc phát triển rực rỡ, vì đua nhau làm bất động sản, du lịch…, rời bỏ giá trị cốt lõi, đến bây giờ bị phá sản [4], xoá đi công sức nhiều chục năm gây dựng.

Nếu lãnh đạo quan tâm đến sự tự cường, đến một quốc gia tự sản xuất để hùng cường, chứ không phải đi mua để giàu có, thì đã có cách giải quyết khác với nền công nghiệp đóng tàu. Nếu tiếp tục đi theo hướng phát triển hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể thoát nghèo, và không thể trở thành một quốc gia tự cường như Hàn Quốc hay Israel.

5. Các dự án dễ ra tiền lời cho người tham gia dự án, mà không đưa đến sự mạnh giàu đích thực và bền vững cho đất nước, cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Không chạy theo dự án.

TƯ LIỆU DẪN

[1] https://tienphong.vn/kien-nghi-thu-tuong-ve-duong-sat-cat-linh-ha-dong-keo-dai-toi-xuan-mai-post1531916.tpo

[2] https://tuoitre.vn/ha-noi-va-tap-doan-trung-quoc-ky-hop-tac-nghien-cuu-xay-cau-tu-lien-tuyen-metro-so-5-20240118121908227.htm

[3] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2023/

[4] https://tienphong.vn/bat-dau-pha-san-tong-cong-ty-cong-nghiep-tau-thuy-viet-nam-post1603117.tpo

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phủ định (gần như) sạch trơn Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, vì nhiều điều quá bậy bạ . Có thể do nghiên cứu Toán, mệnh Giời, luật Nhân Quả & tư tưởng Hồ Chí Minh hổng tới nơi tới chốn . Chắc ổng hiểu rõ Nhất Nghệ Tinh Nhất Thân Vinh, với tư di người Việt hiện đại, đã đề mốt đê lâu gòi, nên ổng biết nhiều nhưng chỉ thoáng wa, mọi thứ chỉ sơ sài chút đỉnh

    “Nếu cứ lo xây các tuyến đường vận chuyển người từ ngoài vào thành phố thì càng thêm tắc”

    Not really. Có thỉa lãnh đạo Thủ Đô viễn kiến Hà Nội sẽ trở thành 1 thứ như DC, chỉ người thật sự giàu có như TS NNC mới có thể sống ở trỏng, những người khác sống chung wanh, nhưng vô HN để làm việc ban ngày . Một điều nữa là có thể đây là thí điểm hợp tác với khối XHCN trong phát triển . Nếu thành công, và chắc chắn như vậy, chắc chắn sẽ tính tới các dự án nội đô . Kế nữa, làm tàu điện các loại trong HN khá phức tạp, có thể nảy sinh nhiều vấn đề . Giải tỏa mặt bằng là 1. Ngay cả không có Trung Quốc, độ phức tạp của nó cũng là 1 bài toán những tiến sĩ Toán cỡ TS NNC vô phương giải quyết . Từ từ rùi khoai cũng nhừ . No Star Where.

    “còn đi trên mặt đất hay trên cao, là điều không phức tạp, các kỹ sư Việt Nam thừa sức tự làm”

    Bi giờ tớ mới hiểu tại sao có hiện tượng cù chuông . TS NNC cũng có khiếu hài hước như 3 Tê bên bển . Cho cười cái … Hahahahahaha! Well, cũng có phần đúng . Kỹ sư Việt Nam có thể làm thợ, và mua từ cây đinh trở đi .

    “hoặc không đúng chuyên môn, hoặc chuyên môn chưa đúng tầm, nên không đủ tự tin để quyết định điều gì Việt Nam làm được, điều gì phải nhờ trợ giúp nước ngoài”

    Chiện “hoặc không đúng chuyên môn, hoặc chuyên môn chưa đúng tầm” cho ra 2 trường hợp, 1 là thiếu tự tin, có nghĩa họ nhận thức được khả năng của mình chỉ tới thế . 2 là overconfident, quá tự tin, nghĩ cái gì mình cũng có thể làm được . Khi mọi thứ trở thành đống bầy hầy thì có ngay đám chiên da chích đùi . Nên hát ru, nên ngụy biện, nhưng khôn hồn thì chớ có ray rứt . Nát bét dư thía lày hổng phải bởi tụi tao . TS NNC là loại nào, oh, có đám chiên da chích đùi nịnh bợ nên cứ an nhiên tự tại thui .

    “Lãnh đạo Việt Nam thế kỷ 21 cũng không giống lãnh đạo Việt Nam những năm 1960-1970”

    Chính vì vậy mà họ cần học & làm theo LĐVN những năm 60s-70s

    “Lãnh đạo Việt Nam những năm 1960-1970 … khát khao một nước Việt Nam hùng cường với những con người và nền công nghiệp tự chủ”

    Chính vì vậy mà họ đưa các bác wa mấy nước XHCN học tập, họ khuyên đoàn kết dựa theo những nguyên tắc Mác-Lê, họ khuyến khích đánh Mỹ đuổi Ngụy … Lãnh đạo VN thế kỷ 21 cần học & làm theo về thực chất những chiện đó . Oh, và họ đưa các chuyên gia, chí nguyện quân từ các nước XHCN vào để giúp TA phát chiển cùng lúc với chống Mỹ . Nếu lãnh đạo thế kỷ 21 đang học & làm theo những chiện đó then why the Phúc anyone complainin now, specifically TS NNC?

    “sau ba mươi năm mở cửa, Việt Nam chưa tự làm được sản phẩm thay thế các sản phẩm công nghệ cao do đầu tư nước ngoài sản xuất”

    You want “đi trên mặt đất hay trên cao, là điều không phức tạp, các kỹ sư Việt Nam thừa sức tự làm” nữa thôi ?

    Nói thía này nhá . Ngày xưa các bác đánh Mỹ cho họ, tất nhiên họ trang bị mọi thứ trở thành bạn đời của Bùi Chí Vinh ở Trường Sơn, và họ cũng giao ban, chung chiến hào với các bác, nhưng bộ đội Cụ Hồ thời đó hổng khác gì lính đánh thuê . May mà áp dụng luật lao động của Mác nên các bác “cướp” luôn thành quả lao động lẫn giá trị thặng dư là dân Ngụy . Nhờ dân Ngụy mà hổng thiếu cán bộ trở thành giàu có, lập nên giai cấp mới là tư bửn đỏ . Từ đó nảy sinh ra tư di dân các bác xứng đáng được hưởng hạnh phúc . Quan các bác đi tham sân si, lộn, quan nước ngoài nghĩ phải có những thứ này mới (tạm) gọi là hạnh phúc . Có điều các bác chơi cha thiên hạ nên áp dụng luật tư bửn định hướng dân tộc lại quả với anh em XHCN của mình, thay vì áp dụng luật lao động Mác-Lê như thời giải phóng miền Nam .

    Thế là giá mềm đấy . Chai hia với 50% dùng để lại quả -hồi tớ còn ở VN, là 56-62% với phó của TT Võ Văn Kiệt- thì giá quá mềm lun . Nobody can beat that price. Siemens thì bán nửa nước đi cũng hổng đủ, thiệt tình lun

    Điều nữa, để cho những ai nói là hổng cần, là tất cả những tp lớn trên thía zới, DC, NYC, Sinhgabo … đều xây dựng những hạ tầng kiểu này trước, sau đó sẽ là chính sách gây khó cho những người có xe cá nhưn . Hồi lên NYC lần đầu, tớ register rental car trước . Đi được nửa ngày trả lại, vì chỗ đậu xe rất mắc, và hệ thống giao thông công cộng rất tốt & rẻ . Subway có hẳn 1 văn hóa riêng, và Music Videos của Mỹ, cả Madonna, Huey Lewis & the News, Lionel Richie … cũng lấy bối cảnh đó .

    Điều tốt, nên làm

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây