Tưởng Năng Tiến
9-1-2024
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban:
“Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt”.
Thảo nào mà hằng năm vẫn có Lễ Hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Xên Mường, theo Wikipedia) “được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng”. Chỉ có điều hơi đáng tiếc là giữa không gian thi vị và thơ mộng như thế mà Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Điện Biên lại tổ chức đua xe, nên ngó cũng thấy hơi kỳ.
Báo Công An Nhân Dân cho biết: “Đây là lần thứ 3 cuộc thi này được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Hoa ban nhằm tái hiện lại hình ảnh những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến chở hàng ngàn tấn lương thực vào chiến trường chỉ bằng chiếc xe đạp thồ thô sơ … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Ngoài ra, chiếc xe đạp thồ còn là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc, quyết tâm giành độc lập, tự do cho đất nước”.
Chỉ “hơi kỳ” thôi thì bỏ qua đi. Chuyện nhỏ mà. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn cần phải đặt ra là thế cái Nhà Nước CHXHVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) đã đãi ngộ “những chàng trai, cô gái dân công hỏa tuyến … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu” ra sao?
Trận chiến này kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954 nhưng mãi đến hơn 60 mươi năm sau, nhà đương cuộc Hà Nội mới ban hành Quyết định 49/2015/QĐ -TTg – ký ngày 14 tháng 10 năm 2015 – về chính sách đối với dân công hỏa tuyến (tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế) như sau:
“Chế độ trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được ấn định theo các mốc thời gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến (trường hợp có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến ở các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn) cụ thể như sau:
- a) Dưới 01 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng;
- b) Đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng;
- c) Từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3.500.000 đồng”.
Má ơi! Sao “tham gia làm nhiệm vụ quốc tế” mà chỉ được trợ cấp có một lần thôi (và ít xịt vậy Trời) dù tuyệt đại đa số những người trong cuộc đều đã qua tuổi 80, hoặc đã chết hết trơn rồi?
Người tuy đã chôn sâu (hay nói theo ngôn từ cách mạng là đã đi vào lịch sử) nhưng mấy cái xe thồ thì chưa. Thỉnh thoảng, thiên hạ vẫn thấy chúng xuất hiện trên đường phố ở khắp ba miền. Tuy chủ nhân không còn phải thồ lương thực/ súng đạn như xưa nhưng trách nhiệm thì vẫn nặng nề, đường thì vẫn dài lê thê, và (e) sẽ không có điểm dừng:
– Khoảnh khắc xúc động: Mẹ lam lũ đèo 2 con nhỏ trong ngày mưu sinh
– Mẹ nghèo chở con đi học trên chiếc xe đạp lượm ve chai, chiếc nón lá che nắng mưa cũng nhường con
– Cậu bé hôn mẹ trên xe đạp đầy ve chai gây bão mạng
– Bố đèo con nhỏ trên xe đạp, chữ viết phía sau thùng hàng khiến nhiều người nghẹn ngào
– Những chiếc xe đạp cũ gánh gồng mưu sinh giữa phố phường Hà Nội
– Nhọc nhằn nghề xe đạp thồ mưu sinh ở khu chợ nổi tiếng nhất cố đô Huế
Qua một bài phóng sự ngắn (“Thương cảnh mẹ đạp xe 50 km đưa con đến trường, chăm con bại não”) phóng viên Q. Chiến cho biết thêm nhiều tình tiết về cách mưu sinh cọc cạch, và nhọc nhằn, này:
“Đã 3 năm nay, bất kể mưa hay nắng, người mẹ tóc đã bạc ấy vẫn hằng ngày đạp xe 50 km đi về, đưa con đến trường rồi sau đó cùng đứa con gái bệnh tật đi nhặt ve chai mưu sinh. Quê ở Kiên Giang, lên thành phố kiếm sống rồi bị chồng bỏ từ khi mang thai đứa con thứ 2, hằng ngày bà Nguyễn Thị Mai (53 tuổi) đều đạp xe đưa con gái nhỏ đi học miễn phí cùng với đứa con gái bị bại não. Hiện mẹ con bà đang trọ ở quận 2, TP HCM.
Để cho con gái nhỏ, bé Khưu Thị Huỳnh Giao (9 tuổi) được đi học trường tình thương Ánh Sáng (quận 3, TP HCM) đã 3 năm nay bà Nguyễn Thị Mai phải đạp xe từ đường Nguyễn Thị Định, quận 2 sang đường Tú Xương, quận 3. Từ 5 giờ sáng, bà Mai đã dậy sớm khăn gói đưa con đến trường”.
Cuộc mưu sinh cùng cực bằng chiếc xe thồ và sức chịu đựng vô song của những người trong cuộc nhắc nhớ đến những kỳ tích của những dân quân hoả tuyến, hồi giữa thế kỷ trước – theo tường thuật của VietNamNet:
“Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công của ta sử dụng gần 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 đến 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao.
Xe đạp thồ là một phương tiện linh hoạt nó có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của các phương tiện khác. Mỗi chiếc xe thồ có thể chở trung bình từ 80kg đến 100kg tương đương với sức mang của 5 người. Nhiều xe thồ đến hơn 200 kg, đặc biệt có những xe thồ đến hơn 300 kg.
Các học giả nước ngoài nói rằng, chưa ở đâu có như ở Việt Nam, khi sử dụng một lượng lớn xe đạp thồ – một phương tiện đơn giản trở thành phương tiện vận tải hữu hiệu. Họ đã đánh giá rất cao chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Việt Nam đã huy động được mọi sức mạnh, huy động mọi lực lượng, huy động mọi yếu tố, phát huy mọi sáng kiến để phục vụ cuộc kháng chiến cho nên Việt Nam giành thắng lợi là tất yếu”.
Hơn nửa thế kỷ sau – sau khi Việt Nam đã dành thắng lợi – nhiều bà mẹ tả tơi vẫn nhẫn nại chở con theo đi nhặt ve chai, nhiều ông bố khốn cùng vẫn đèo con cùng với thùng kem bán dạo, và không ít những đứa trẻ bẩm sinh dị tật vẫn chưa bao giờ được nhà nước hiện hành nhìn nhõi đến. Cái đất nước này “đã huy động được mọi sức mạnh, huy động mọi lực lượng, huy động mọi yếu tố, phát huy mọi sáng kiến để phục vụ cuộc kháng chiến” và “dành thắng lợi” cho ai?
Đã thế, hằng năm vẫn “sôi nổi tổ chức đua xe đạp thồ” để làm gì vậy chứ? Ăn mày dĩ vãng như thế liệu có “nuôi” được hiện tại không?
Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: “Ban tổ chức mong muốn qua cuộc thi này giúp người dân hiểu về công tác hậu cần đưa lương thực từ hậu phương đến tiền tuyến, góp phần rất lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Đây là hoạt động trải nghiệm tốt để thế hệ học sinh, bộ đội tân binh cảm nhận được sự gian nan, vất vả của ông cha trong kháng chiến cứu nước, giáo dục ý thức trách nhiệm của thanh niên với quê hương, đất nước”.
Thế cái nhà nước hiện nay có chút “ý thức trách nhiệm” nào đối với dân không?
Thế cái nhà nước hiện nay có chút “ý thức trách nhiệm” nào đối với dân không?
Có đấy ông ơi !!!, ý thức trách nhiệm ăn cho bằng sạch đến xương tủy cho chúng mày chết hết, ai bảo chúng mày ngây thơ dễ tin chúng tao sẽ đưa chúng mày đến thiên đường không bao giờ có.
Dân thì đói nghèo, khốn khổ, khốn nạn trăm bề . Quan thì tiền tỉ muôn vạn tha hồ ăn chơi hưởng lạc , các cậu ấm, cô chiêu thì du học ở các nước Âu , Mỹ . Bao giờ sẽ hết cảnh bất công này ??!!
Hoan nghênh tác giả Tưởng Năng Tiến đã quan tâm tới những người dân thiếu thiểu năng nên không nắm bắt được những cơ hội do Đổi Mới đưa lại, nhất là những người dân đó đang sinh sống nơi địa danh lịch sử là Điện Biên Phủ . Tuy vậy, chỉ mún phản biện Tưởng Năng Tiến bằng những lập luận rất chặt chẽ của trí thức nước nhà, là Giáo Sư Nguyễn Đình Cống & trí thức Thái Hạo .
Theo Giáo Sư Nguyễn Đình Cống, những người hổng nắm bắt được những cơ hội do ĐM đưa tới thường là giới công nông, vốn hổng có hưởng thụ được tinh wa sông núi, nên tiên thiên của họ là 1 vòng tròn bất tử . Những người đó xã hội hổng nên wan tâm tới, ngoại trừ họ thuộc những gia đình có công với cách mạng . Họ cũng hổng có đòi hỏi nhiều, cũng hổng màng tới giá trị thặng dư, theo trí thức nhà mềnh, là của các nhà tư bửn, lộn, kinh doanh . Họ cũng chả cần gì cả, nói chung, Phúc ’em, phúc ’em all. Thái Hạo thì xem họ là cùng đinh mắt toét, hổng đáng bất cứ 1 thứ gì hít chơn hít chọi á . Hổng những xã hội cần Phúc ’em, phúc ’em all, mà phải tiêu diệt cái giai cấp này . Ngày xưa họ dùng chiên chính để gây ra những “tội ác” với các giai cấp khác, ngày nay nền chiên chính vô sản đã được Đổi Mới lật đổ, we gotta trả thù
Tất nhiên, ngoài những người có công với cách mạng . Tưởng Năng Tiến, 1 trí thức luôn nặng lòng với đất nước cũng là với Đảng -hải ngoại nên it gone backward, cũng đã nói nếu Đảng quên công ơn của những người đã hy sinh cho công cuộc đánh Mỹ đuổi Ngụy, tái thiết Dân Chủ trên cả nước thì Đảng hổng xứng đáng lãnh đạo đất nước . Who the Phúc am i to disagree. Và có lẽ đây là điều mà tất cả những ai còn xem mình là người Việt, be it trong nước hay hải ngoại, đều đồng ý nhứt trí . Bút nô của RFA cũng xem 3 đời cống hiến cho cách mạng là 1 bằng chứng cho sự chính xác của tất cả những gì họ nói/phun/phọt ra . Quên đi công ơn đóng góp của họ, theo nhiều người, trong đó có Tưởng Năng Tiến, cũng có nghĩa không (bao giờ) xứng đáng là người Việt .
Và Điện Biên Phủ nữa, xít man, ngay cả trí thức PAP như Tỷ Lương Dân Nguyễn Hữu Vẹm cũng xem đó là 1 trang sử oai hùng của dân tộc . Đúng, Trung Quốc cầm tay các bác viết, nhưng who the Phúc ke about sự thật now, rite?
Kiến nghị Đảng & Chính phủ để ý tới lời ca cẩm thống thiết của Tưởng Năng Tiến . Hey, khứa này coi vậy mà để ý tới giai cấp công nông hơn cả những người Đảng đào tạo ra là Nguyễn Đình Cống & Thái Hạo
Nhà nước hiện nay đã bỏ công bỏ tiền ra làm một cục tượng kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, để cho dân có đói có rét đến đó chiêm ngưỡng thì cũng no lòng ấm cật rồi còn gì.
Muốn đòi hỏi hơn thì hãy cắn răng bấm bụng đợi đến cuối thế kỷ này.