Nhã Duy
5-1-2024
Có dịp sang Nhật và quan sát thì ắt nhiều người cũng ghi nhận được vài điều gì đó về tính cách chung của người Nhật qua các giao tiếp hay trong các sinh hoạt hàng ngày của họ. Với tôi thì hai điều nhỏ còn lưu lại là sự vệ sinh và trật tự nơi công cộng nhưng chúng lại cho thấy thêm về một tính cách đáng học hỏi từ người Nhật.
Tại những khu trung tâm Tokyo có khá ít hay thậm chí tôi không thấy thùng rác tại vài con đường nhưng đường phố vẫn rất sạch sẽ. Chỗ công cộng nếu có nhiều thùng rác sẽ giúp ngăn chận tình trạng xả rác bừa bãi, còn ở đây không có thùng rác mà người dân vẫn giữ được sạch sẽ, quả là một ý thức rất cao. Có người bảo tôi là họ giữ rác lại và mang về nhà bỏ chứ không vứt bừa xuống đường.
Thứ nhì là hành khách sử dụng các trạm xe điện ngầm rất kỷ luật, lên xuống các cầu thang cấp đi bộ chỉ một phía cố định, xuống phía trái và lên bên phải dù chỉ có một cầu thang chung và chẳng có ngăn cách. Họ không tùy nghi lên hay xuống lộn xộn, nhờ vậy mà ra vào hay lên xuống rất nhanh, lại chẳng va chạm nhau.
Có thể họ đã được huấn luyện từ nhỏ. Hoặc có thể đó là thói quen và lâu ngày trở thành một ý thức chung. Là gì thì tôi nghĩ cả hai điều trên thể hiện một tinh thần kỷ luật tự giác rất cao của người Nhật, giúp cho xã hội vận hành văn minh, hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tinh thần kỷ luật cao độ của người Nhật thường được nhắc đến nhiều như sự thừa hưởng truyền thống và tinh thần hiệp sĩ đạo Bushido từ lâu đời. Bushido là sự can đảm, danh dự, tinh thần tự thắng, tự kỷ luật và đặt người khác lên trước mình. Điều này đã ảnh hưởng đến hành xử, ý thức và văn hóa của người Nhật.
***
Tôi nghĩ về những điều này khi đọc tin tức về tai nạn của chiếc phi cơ hãng hàng không Nhật – Japan Airlines (JAL) trong những ngày đầu năm mới. Chiếc phi cơ này khi hạ cánh xuống phi trường Haneda tại Tokyo đã đụng phải chiếc phi cơ của lực lượng tuần duyên, có thể đã hiểu lầm hiệu lệnh và tiến vào phi đạo thay vì chờ đến lượt mình. Nếu phi hành đoàn của lực lượng tuần duyên hầu hết bị thiệt mạng thì chuyến bay JAL516, với tổng cộng 379 hành khách lẫn phi hành đoàn 12 người, đều thoát hiểm an toàn chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau 18 phút với chỉ ba trong số tám cửa thoát hiểm bởi phi hành đoàn quyết định chỉ sử dụng cửa thoát hiểm nào ngăn lửa và khói tràn vào phi cơ.
Truyền thông Nhật và thế giới gọi đây là phép lạ, ca ngợi sự chuyên nghiệp lẫn kỹ năng được huấn luyện tốt trong tác vụ của phi hành đoàn, đã bảo vệ cho tất cả hành khách được an toàn. Nhưng yếu tố quan trọng khác mà một vài hành khách trên chuyến bay khi được phỏng vấn đã cho biết là, chính thái độ bình tĩnh và tinh thần kỷ luật rất cao của hành khách mà tất cả họ đã được thoát hiểm an toàn.
Họ cho biết các, hành khách tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của các nhân viên phi hành đoàn, vẫn ngồi cúi đầu tại chỗ để tránh hít phải khói và đợi đến phiên mình được hướng dẫn sẽ lần lượt thoát khỏi phi cơ theo cửa thoát hiểm nào trong khi phi cơ đang bốc cháy phía ngoài.
Chính vì không hoảng loạn, không chen lấn dành sự sống cho riêng mình và gia đình, không ráng mang theo hành lý cá nhân mà tất cả họ cùng được sống sót vì chỉ vài phút sau cuộc thoát hiểm hoàn tất thì phi cơ đã bùng cao lửa và phát nổ. Khi không tranh giành mạng sống cho riêng mình thì họ đã tạo ra sự an toàn cho chính họ.
Kỷ luật đã giúp những hành khách Nhật lẫn gia đình họ sống sót trong tai nạn của chuyến bay JAL516 này. Tổn thất sinh mạng duy nhất trong tai nạn là phi hành đoàn đã không cứu được hai chú chó hay mèo gì đó trên chuyến bay, theo như thông cáo xin lỗi của JAL hôm nay.
Thử hỏi rằng nếu đây là chuyến bay của hãng hàng không Việt hay Trung Quốc trong tình cảnh này thì sẽ như thế nào?
Vài ý với Nhã Duy về một sự so sánh
https://baotiengdan.com/2024/01/06/vai-y-voi-nha-duy-ve-mot-su-so-sanh/
Krishna Trần
6-1-2024
Vọng về Phú Sĩ, Đông Kinh, kính trọng một Người ANH Đỗ Thông Minh… lâu nay vắng bóng chắc sức khỏe … hay ngay cả Bạn Đinh Thế Dũng một thời cũng du học Đông Kinh…
Ngay sau tháng 4 năm 1975 qua Pháp, rồi học xong Tiến sĩ Đại học Luis Pasteur ở Thủ đô Âu châu Strasbourg (nhân đây thân thăm hỏi gia đình Đinh Thế Dũng và vợ đâu nữ sinh Trưng Vương gần Võ Trường Toản ngày xưa của Đinh Thế Dũng… rất tử tế trong những ngày đầu đến Strasbourg hay mời dùng cơm hồi ấy Đinh Thế Dũng mới có cậu con trai đặt tên Đinh Hưng Quốc….sau về Saint-Etiennes làm Bộ Nông nghiệp Pháp rồi khoảng năm 1991 cả gia đình có thêm cậu con trai thứ hai di dân qua Melbourne … Lâu nay cũng chẳng đọc bài viết nào của Đinh Thế Dũng… Chuyện Strasbourg tạm gác nơi đây sẽ có dịp phân tích dài về những kỷ niệm về Cộng đồng Người Việt Quốc-cộng nơi Thủ đô Âu châu này trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt … đầy vui buồn có thể viết thành phim bản phim truyện…)
Đọc bài dưới đây trích nguyên con về cái bác đúng hơn HÀN..G THẦN chết đúng 10 năm chứ xứng gì cái DANH HÃO ấy !!!
Theo tôi nhận định của bài chính 100…0% bác này CHẲNG HIỂU tí gì VỀ VĂN MINH NHẬT BẢN nhất là Khí phách ÁI QUỐC & DANH DỰ & TỰ TRỌNG &… &…. tự thọc kiếm ngắn vào bụng và vinh dự được chém đầu
Một trong những người Việt Nam am hiểu Nhật Bản là Hoàng thân Vĩnh Sính (1944-2014), là giáo sư lịch sử và văn hóa Nhật Bản tại Canada. Ông viết một quyển sách tên là “Nhật Bản cận đại”, dành cho độc giả người Việt. Mở đầu quyển sách, ông trích dẫn hai câu thơ:
“Giống nòi lỡ bước văn minh chậm
Non nước đang chờ tiết khí cao”
2 bác hàn..g thần VĨNH + LÊ nay đều đã theo về chầu tiếp tục bưng bô bệ ống nhổ cho tổ sư MAO XẾNH XÁNG
“NƯỚC DÂN sa bẫy vì “chồn lùi” mèo mả
Đúng siêu vi trun..g c..uốc chưa nhận lỗi ta !!!”
“Giống nòi lỡ bước văn minh chậm
Non nước đang chờ tiết khí cao”
Chuyện về anh Vĩnh Sính
– Ashahi shimbun – Hồng Lê Thọ — published 08/01/2014 01:00, cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:22
https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/chuyen-ve-anh-vinh-sinh
Chuyện về anh Vĩnh Sính*
Bác Hồ qua đời
Ngày 5 tháng 9 năm 1969, tức hai hôm sau khi bản tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời được lan truyền, anh vội mặc ngay chiếc áo sơ mi vừa mới giặt mới ráo nước, chân xỏ chiếc quần mùa đông lành lặn thay chiếc quần mùa hè đã lủng một lỗ khá to ngay ở đầu gối. Thắt vội chiếc cà vạt, đi dự lễ truy điệu Người. Tất tả, nhảy lên tàu điện.
“không biết tàu có đến đúng giờ không. Ở Việt nam thì thường đến muộn, và cũng có khi chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Hòa bình như người ta nói, sướng thế.”
Trong buổi lễ truy điệu, mọi người đều bật khóc. Anh Chánh (Huỳnh Trí Chánh–ND) phát biểu nói về công lao của Bác Hồ cũng đã ngập ngừng nửa chừng vì không nén nổi nghẹn ngào đang dâng trào. Anh Sính cũng không buồn lau nước mắt, khóc tức tưởi. Anh gập người cúi lạy ba lần, lưng ôm tròn như bé lại….
” thật là đáng tiếc lúc Bác còn sinh thời, vẫn chưa hoàn thành được Độc lập…”
bieutinh-1
Chiếm Sứ Quán Sài gòn ở Tokyo, đốt hình nộm Nixon (6/1969)
bieutinh-2
Tuần hành truy điệu Bác Hồ trên đường phố Tokyo 9/1969
Dòng dõi Hoàng tộc
Lần đầu tiên người ta thấy Anh có mặt ở trong sân Tòa đại sứ Nam Việt Nam ở trong phố Yoyogi thuộc quận Shibuya (Tokyo) vào một ngày thượng tuần tháng 6 (1969). Đó là ngày hai mươi mấy anh em trong số vài trăm lưu học sinh Việt Nam của «Tổ chức Người Việt tại Nhật bản đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước” tề tựu về đây để phản đối sự can thiệp của Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đương nhiệm. Ở hàng đầu, cùng với anh em, chạy vòng quanh sân, anh cùng các bạn hét thật to “đả đảo Thiệu-Kỳ” tay phất cờ biểu hiện sự thống nhất. Thế là Phong trào Hòa bình cho Việt Nam đã được bắt đầu bởi chính những người Việt Nam trên đất Nhật vào một ngày đầu hè đáng nhớ.
Căn phòng trọ của người bạn mà anh thường trú nằm ở một xóm lụp xụp những xưởng máy đầy rác rến. Hôm chiều tôi đến thăm anh, một chiếc giường và chiếc bàn học, giữa căn phòng trọ 4 chiếu rưỡi là mấy tờ giấy báo trải thay cho bàn, trên đó là dĩa cơm trắng, vài lát cá hộp và súp tương (ăn liền) nhưng anh vẫn ăn một cách ngon lành. Anh sinh ra ở cố đô Huế vào năm 1944, dưới thời quân Nhật chiếm đóng. Không biết mặt Cha vì ông đã bỏ nhà ra đi vào lúc chiến tranh chống Pháp năm 1945. Được mẹ nuôi dưỡng, tên của 3 chị em đều mang xưng hiệu của dòng dõi Hoàng tộc. Đó là hoàng tộc cuối đời nhà Nguyễn đã tồn tại cho đến khi bị Pháp đô hộ… là gia đình người thân của chính phủ tay sai Bảo Đại.
Chuông điện thoại reo vang, một lần, hai lần, đến lần thứ ba thì Anh bắt máy lên vừa “Vâng” chưa xong thì phía bên kia vội cắt ngang, “chuyện ( đe dọa) như thế vẫn luôn xảy ra với bọn tôi ” anh tâm sự.
Đông du
Anh đến Nhật vào năm 1963. Qua được kỳ thi tuyển của chính quyền Ngô Đình Diệm, vào học tiếng Nhật ở Đại học Chiba một năm, thi đỗ vào Đại học Thương Thuyền Tokyo (1) nhưng gần đến tốt nghiệp thì anh thôi học vào tháng 3 năm ngoái vì từ mùa thu năm trước đó anh đã trở thành Sinh viên tuyển thẳng vào Đại học Quốc tế Cơ Đốc Giáo (2) và đã chuyển trường từ đây.
Ở Việt Nam, có hai từ “Đông Du”. Sau cuộc chiến tranh Nhật-Nga một phong trào rủ nhau đi học “Hiện đại hóa” ở Nhật bản là nước tiên tiến ở Châu Á mới nổi lên, và truyền thống đó vẫn ăn sâu cho đến ngày nay… Anh Sính thay đổi con đường học vấn của mình một cách đột ngột, có lẽ có nhiều quá trình diễn biến phức tạp… nhưng anh rất kiệm lời, không buồn nói ra. Mãi đến khi biết được thì rằng anh đã bị đối xử hành hạ ở Đại học Thương thuyền một cách vô cớ, khi anh đến Bộ Giáo dục (Nhật) xin chuyển trường khác thì họ lại dọa là sẽ cắt học bổng, đuổi về nước đi lính… và anh đã trả lại học bổng để phản đối, mượn tiền của bạn bè để chuyển trường, đó là cách duy nhất để tiếp tục việc học. Anh than thở rằng “không thể nào chịu đựng nổi sự nhục nhã về tinh thần”. Nhưng tiếp theo đó điều anh phải đối đầu trước tiên là kiếm tiền mưu sinh mỗi ngày. Các việc làm ngoài giờ như giao sữa tại nhà, phát báo tư gia.. tất tất phải làm để sống dù “phải ngậm đắng nuốt cay”, nhưng rồi tháng tư năm nay lại gặp đình công (kế sinh nhai lại càng khó khăn)
Phá Xiềng
phaxieng
Báo Phá Xiềng số đặc biệt để tang Bác Hồ 9/1969
Ở nhà không thể gửi tiền sang. Các lưu học sinh khác cũng vậy, từ khi tham gia biểu tình từ tháng 6, mọi người đã bị cắt đứt chuyển ngân. Cũng chẳng có học bổng. Tiền để sinh sống phải dựa vào tiền dạy tiếng Việt cho những nhà báo sắp sang Việt nam làm việc hay biên dịch tài liệu Việt ngữ. Giỏi lắm là được 20,000 yen (tương đưong với 250 đô la). Gặp Anh lúc đang nghĩ giải lao ở một quán nước gần Roppongi (Tokyo). Những chàng thanh niên ăn mặc sặc sỡ chung quanh cứ nhìn chăm chăm vào vòng khăn tang đen anh đeo ở cánh tay.
“Không có bóng dáng của chiến tranh trên khuôn mặt những người trai trẻ Nhật bản nhỉ. Người bà con cô cậu của tôi vừa mới bị bom oanh kích chết sau khi lập gia đình chưa đầy nửa năm.”, rằng “anh có biết tuổi thọ bình quân của người Việt nam không, đàn ông thì 27, cho nên tôi cũng chỉ còn hai năm nữa. Mọi người ai cũng chết sớm mất thôi.”.
Dù rằng anh ta đã xa rời tổ quốc, sống ở một nước nói chung là hòa bình, có tự do cũng không làm cho anh ta thoát khỏi ám ảnh đó. Về nước tham gia đấu tranh cho hòa bình, thống nhất thì sẽ ra sao?
“Tôi vẫn còn trẻ mà. Tôi muốn trở thành người lính để chiến đấu, làm như thế may ra còn đỡ hơn bây giờ. Dẫu sao thì phải cho mọi người biết sự thật về Việt nam, dù là lặng lẽ, kết quả khiêm tốn cũng được”.
Để thông tin những sự thật về Việt nam anh đã nhận đứng ra biên tập tờ “Phá Xiềng” cho bạn đọc người Nhật bản, một khâu quan trọng (của phong trào yêu nước tại Nhật Bản), tên gọi Phá Xiềng có hàm ý là phá bỏ xiềng xích của Mỹ và chặt đứt dây xích ý thức tự cho mình thuộc tầng lớp “ưu tú” (Elite).
Trong số báo đầu tiên, anh viết:
“Đại đa số người Việt Nam mong mỏi không phải là một xã hội vĩ đại như nước Mỹ. Nguyện vọng nhỏ nhoi của họ là giành lại cuộc sống mà tổ tiên của họ đã dựng xây hàng nghìn năm nay”.
Chẳng chóng thì chầy, một ngày nào đó anh Sính sẽ trở về quê hương mình, dù là tự nguyện hay cưỡng chế (3).
“Nhưng tôi không muốn trở thành một người thượng lưu sống trên lưng, bằng máu của đồng bào mình”
——–
* Chú: bài báo “Có một lưu học sinh Việt Nam” trên Asahi shimbun ngày 13/9/1969. Sau đó anh Vĩnh Sính cùng gia đình sang định cư tại Canada, lấy bằng tiến sĩ tại đây và hiện là Giáo sư Sử học tại đại học Alberta.
(1) Đại học Thương Thuyền Tokyo là đại học nhà nước, không phải đóng học phí vì anh là sinh viên được học bổng của Bộ Giáo dục Nhật bản
(2) Đại học Quốc tế Cơ Đốc Giáo (International Christian University) là trường tư ở Tokyo chi phí rất cao
(3) Chính phủ Nhật Bản có thể lấy cớ tham gia “biểu tình” để cưỡng chế trục xuất những sinh viên nước ngoài về nước, tác giả bài báo muốn nói đến hiểm nguy đó.
Hồng Lê Thọ
sưu tầm, dịch và chú thích
(có bổ sung ngày 26/02/2011).
https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/chuyen-ve-anh-vinh-sinh
Diễn Đàn cảm ơn anh Hồng Lê Thọ đã cho phép đăng lại bài này.
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Thử hỏi rằng nếu đây là chuyến bay của hãng hàng không Việt hay Trung Quốc trong tình cảnh này thì sẽ như thế nào?
thì chết sạch chứ cỏn hỏi gì nửa