Trân Văn
9-12-2023
Đáng ngạc nhiên là dù “chửi khách như chửi con” nhưng quán Xôi chè bà Thìn lúc nào cũng đông, đặc biệt là nếu đến quán vào cuối buổi trưa và cuối buổi chiều thì rất khó tìm được chỗ ngồi…
Theo tờ Dân Trí thì quán Xôi chè bà Thìn ở Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đang ế khách. Đây là một trong những quán ăn nổi tiếng nhờ xôi chè và nhờ… nói năng cộc cằn, xử sự thô lỗ với khách. Đáng ngạc nhiên là dù “chửi khách như chửi con” nhưng quán Xôi chè bà Thìn lúc nào cũng đông, đặc biệt là nếu đến quán vào cuối buổi trưa và cuối buổi chiều thì rất khó tìm được chỗ ngồi…
Hôm 4/12/2023 có thêm một người đưa lên mạng xã hội chuyện bị phục vụ viên ở quán Xôi chè bà Thìn chửi. Khác với rất nhiều thực khách, người này dị ứng với việc phục vụ viên gọi khách là “con này, thằng kia”, vừa nói, vừa đệm thêm vài từ tục tĩu và khác với rất nhiều lần trước, lần này, quán Xôi chè bà Thìn đột nhiên vắng ngắt (1). Có thể khách hàng thân thiết với quán đã chán “đi nhẹ, nói khẽ” khi ăn phải “nhìn trước, ngó sau”!..
***
Hà Nội không chỉ có Quán xôi chè bà Thìn nổi tiếng nhờ… nói năng cộc cằn, xử sự thô lỗ với khách. Trước giờ, thiên hạ ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam chẳng còn lạ gì với “bún mắng, cháo chửi” như một đặc trưng của thủ đô Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tháng 10/2016, báo điện tử Đảng CSVN lên tiếng biện minh… “Bún mắng, cháo chửi” không thể là văn hóa Hà Nội!
Sở dĩ báo điện tử Đảng CSVN phải nhập cuộc vì sau khi giới thiệu bún chả với ông Obama, ông Anthony Bourdain – vừa là đầu bếp trứ danh, vừa là người thực hiện sách, phim tài liệu, show truyền hình về du lịch và ẩm thực – giới thiệu với khán giả CNN về… “bún chửi” ở Hà Nội, làm thiên hạ… “ngạc nhiên khi thấy khách hàng tới ăn uống vẫn bình thản chấp nhận sự yếu kém, thậm chí vô văn hóa của dịch vụ tại Hà Nội” và “vì sao những hàng “bún mắng, cháo chửi” khét tiếng vẫn đông khách?”. Báo điện tử Đảng CSVN vừa băn khoăn: “Cái sự ngon, bổ, rẻ ấy liệu có đủ sức mạnh để khiến người ta sẵn sàng chịu đựng bị chửi như tát nước vào mặt mà vẫn cúi đầu ngồi ăn? Thật trớ trêu khi người ta sẵn sàng ẩu đả chỉ vì va chạm giao thông, sẵn sàng nóng nảy cãi vã với hàng xóm vì những lý do nhỏ nhặt nhưng lại ngoan ngoãn nghe chửi để được thưởng thức sự đặc sắc của ẩm thực”, vừa cho rằng đó là hệ quả của thời bao cấp, đồng thời khẳng định: “Văn hóa Hà Nội không thể dễ dàng chấp nhận sự bừa bãi hay tha hóa về cư xử” (2).
Trong thực tế, “bún mắng, cháo chửi” vẫn song hành với sự phát triển của thủ đô Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bốn năm sau – 2020 – báo Pháp Luật Việt Nam than: “Không biết từ bao giờ, trong văn hoá ẩm thực đường phố Hà Nội, các hàng quán bún mắng, cháo chửi với phong cách phục vụ chửi khách như hát hay lại được coi là một nét đặc sắc. Phải chăng chính thái độ dễ dãi thậm chí là sẵn sàng chịu nhục của các ‘thượng đế’ để được thưởng thức bát bún, bát phở ngon đã và đang tiếp tay cho những hành vi phi văn hóa này lên ngôi?” (3). Thêm hai năm nữa – 2022 – “bún mắng, cháo chửi”vẫn còn đó, VnExpress tập hợp ý kiến của nhiều người, vừa thể hiện sự hoang mang khi nhiều quán ăn, nhà hàng chọn mắng chửi khách hàng làm phương thức quảng bá thương hiệu, vừa ngao ngán khi có nhiều người không những chấp nhận bị xúc phạm mà còn coi sự xúc phạm như nét riêng về ẩm thực, chọn việc đến những nơi đó làm phương thức thể hiện… “đẳng cấp” về ẩm thực (4)…
***
Ai cũng biết “bún mắng, cháo chửi” chỉ xuất hiện sau khi đảng CSVN quyết định xây dựng CNXH tại Việt Nam, tạo ra những… “con người mới XHCN”. Chưa rõ bao giờ sự nghiệp xây dựng CNXH thành công nhưng… “con người mới XHCN” không dùng được nên cách nay hai năm, đảng CSVN tổ chức “Hội nghị Văn hóa toàn quốc”, chính thức khai tử việc tạo ra những “con người mới XHCN”, nhận thức lại, “văn hóa mới giúp thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ” và “ soi đường cho quốc dân đi”…
Tuy nhiên ai tin cung cách, tổ chức quản trị – điều hành quốc gia sẽ thay đổi nhận thức và ứng xử lệch chuẩn của các cá nhân? Sự xuất hiện và tồn tại dai dẳng, đáng ngại của những vấn đề liên quan đến “bún mắng, cháo chửi” chỉ là một trong vô số ví dụ xác định trách nhiệm của đảng CSVN. Có người đã từng khẳng định, đại khái thế này: Con người là thực thể hợp thành giữa yếu tố sinh học và hiện thực xã hội chứ không phải là sinh vật trừu tượng. Con người chính là sự hợp thành từ thế giới con người, xã hội, nhà nước... Đã có vài thế hệ ở Việt Nam được hướng dẫn tư duy theo quan điểm vừa dẫn. Chiếu theo quan điểm này, đảng CSVN “chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội” phải chịu trách nhiệm về “bún mắng, cháo chửi” nói riêng và sự “tha hóa về cư xử” nói chung, song hướng dẫn tư duy theo quan điểm vừa giới thiệu – quy trách cho đảng CSVN – thì không phải… “tuyên truyền chống nhà nước” cũng là… “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
Khi phổ biến quan điểm: Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Nhận thức về bản chất con người, đời sống xã hội của con người cần phải được tiến hành trong đời sống xã hội cụ thể – nhân vật vừa đề cập đã lợi dụng “triết học duy vật biện chứng” chỉ ra đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về thực trạng suy đồi đạo đức, văn hóa của xã hội Việt Nam. Căn cứ vào thực tế áp dụng pháp luật của hệ thống thực thi pháp luật tại Việt Nam đối với “những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, hận thù cách mạng”, không chỉ “có biểu hiện” mà thật sự đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, cần phải khởi tố và truy nã nhân vật ấy. “Ta” đã có hồ sơ của Karl Marx, bao giờ “ta” hành động?
Chú thích
(2) https://dangcongsan.vn/ban-doc/bun-mang-chao-chui-khong-the-la-van-hoa-ha-noi-410785.html
(3) https://baophapluat.vn/bun-mang-chao-chui-ton-tai-nho-khach-hang-tot-nhin-post365516.html
“Kẻ chợ làm gì có bản sắc riêng, nơi hỗn tạp tứ chiếng, 9 người 10 làng, trị loạn tùy thời, lấy đâu ra lúc nào cũng thanh với lịch.”
* Có chứ!
Trước khi lực lượng VM kéo vào Hanoi ngày 10/10/1954, Hn vẫn còn là một thành phố nhỏ, tuy là thủ đô.
Hanoi dĩ nhiên không phải như cảng Haiphong khá nhiều dân tứ xứ; tình hình giao thông vận tải từ Hn đi các nơi hầu như không có, chỉ dựa vào ghe thuyền và duy nhất đường sắt đi Hải phòng do Pháp xây dựng, phần lớn cũng đã bị quân VM giật mìn hư hỏng;
cũng chẳng có bao nhiêu gia đình ngoại giao đoàn còn ở lại đây, với viễn tượng quân VM sắp tiếp thu tp nầy;
Còn du lịch, thì thời đó là một khái niệm xa lạ.
* Do đó ngoại kiều đi lại trên phố Hn chỉ lèo tèo còn lại vài ba nhân viên sứ quán, mà dân tứ xứ cũng chẳng bao lăm.
Cho nên khó lòng gọi Hn là vùng đất “hỗn tạp tứ chiếng, 9 người 10 làng”. Thời kỳ đi lại khó khăn vậy, làm gì có dâu rể phương xa.
Trở lại chuyện “người Tràng an thanh lịch”.
Thanh lịch, lễ nghĩa, nề nếp, câu nệ bảo thủ vốn là truyền thống văn hoá của chốn nghìn năm văn vật, có từ thời phong kiến lễ nghĩa đạo đức làm người…xa xưa.
Chỉ vài năm sau 10/10/1954, “nếp sống cách mạng” như cơn bảo, sóng dữ, đã lấn át càn quét “cái gọi là” nếp sống thanh lịch – tàn tích của “tay sai thực dân phong kiến “;
người ta mới hô hào xoá bỏ nó,
mà nó cũng chỉ dần dà mới chịu hoàn toàn biến mất sau vài thế hệ.
Dân Bắc 54 trước 75 ở miền Nam, và ở nước ngoài, nay vẫn còn cái thanh lịch đó…dĩ nhiên là với thế hệ di tản 30/4. Con cháu họ đã đồng hoá với nếp sống Âu Mỹ…
Tôi đã gặp họ và biết sự lưu hương văn hoá đó vẫn còn tồn đọng nơi họ (Vì họ là dâu rể trong gia đình và người sui gia).
Lý do là họ ở phương xa, miễn nhiễm với B75.
B54 sau 75 đã mất cái đó….vì gần mực thì…!
@HuePhan
Xin thưa, đất đô hội chẳng là nơi tụ họp dân tứ chiếng (tứ chiếng=tứ chính: Đông, Đoài, Kinh Bắc, Sơn Nam) là gì, cả cái cõi người này từ Âu sang Á, từ Mỹ đến Phi đều vậy cả.
Thởi “phải gió Tây” thì chỉ cần xem Vũ Trọng Phụng là biết cái thanh văn lịch của “người Tràng An”.
Vì cái lỗ tai khác cái bao tử, nên ăn cứ ăn và chửi cứ chửi. Hai thứ đi hai ngã, anh đường anh tôi đường tôi, xong đường ai nấy bước. Nên nếu vì chuyện này mà đòi truy nã Karl M cũng tội cho nó. Chết bao đời rồi mà cũng không yên thân với cái đám hậu duệ Hà Lội văn minh!
Một nét chấm phá trong bức tranh toàn cục xã hội xã hội chủ nghĩa mà hàng triệu người đã đổ máu oan vì nó.
Thứ nhất:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.”
một câu được nhiều người cho là ca ngợi lối sống của người Tràng an, đấy là một điều nhảm nhí.
Kẻ chợ làm gì có bản sắc riêng, nơi hỗn tạp tứ chiếng, 9 người 10 làng, trị loạn tùy thời, lấy đâu ra lúc nào cũng thanh với lịch.
Thứ hai, quảng bá cho tự do và khai phóng, sao lại phản đối chửi bậy. Nếu việc chửi bậy ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, xin mời đưa ra tòa.
Thứ ba, bọn chửi lại gặp bọn thích nghe chửi, tốt thôi. Còn giờ chán nghe chửi, cũng tốt thôi.
Thứ tư, nhà đương cục, đám quyền lực thứ tư, thứ năm, nhân cơ hội bu vào kiếm ăn, chuyện thường.
Sau cắt mạng tháng 8 thành công và cướp chánh quyền của cụ Trần Trọng Kim thì mấy chục phần trăm răng hô mã tấu nhảy ra làm lãnh đạo, nhóm trâu bò chậm chân uống nước đục thì quay ra kinh doanh vỉa hè và truyền thống bún mắng cháo chửi xuất thân từ đó. Đây là văn hóa thuộc loại kế thừa ở thủ đô sau khi bọn trí thức cục phân bỏ của chạy lấy người vào Miền Nam và đám có não bị đày đọa bì cái tội biết chữ ta chữ tây. Hãy xem cái tầm văn hóa của đám bún mắng cháo chửi cũng ngang tầm với đám lãnh đạo ngồi văn phòng máy lạnh giữa thủ đô nay không còn văn chỉ có vật.
Ta không hành động.
Ta chịu trách nhiệm, ta tự hào vì đã gây nên cái thực trạng suy đồi đó.
Ta có bộ trưởng bộ văn hóa Nguyễn Văn Hùng.
Ta có tổng bí lú Nguyễn Phú Trọng câng cẩng cái mặt lên nói :” đất nước ta đã bao giờ được như thế này chưa”