Trân Văn
4-12-2023
Hiếm có minh họa nào cho dân chủ XHCN, cho thiện chí hòa hợp – hòa giải, cho mời gọi góp ý xây dựng chính quyền rõ như thế này.
Ông Thái Kế Toại, 75 tuổi, Đại tá, cựu Trưởng phòng An ninh văn hóa Cục A25 của Bộ Công an, cựu Giám đốc Điện ảnh Công an, cựu Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Hà Nội vừa công bố thư khiếu nại mà ông mới gửi ba người: Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Giám đốc Công an Hà Nội, Cục trưởng Cục A03 của Bộ Công an. Nội dung chính thế này:
Mấy ngày qua tôi có đọc được tin tức trên mạng về việc Sở cấm triển lãm của ông Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không được treo 31 bức tranh chân dung gò đồng các trí thức, văn nghệ sỹ trong đó có tranh chân dung tôi. Vậy có phải danh sách đó do Sở Văn hóa- Thể thao Hà Nội quyết định hay không? Nếu đúng là quyết định của Sở thì các ông dựa trên văn bản, quy định pháp luật nào liên quan đến 29 ông trí thức, văn nghệ sỹ và cá nhân tôi? Nếu các ông cấm treo tranh chân dung tôi thì đó là sự xâm phạm nhân phẩm, quyền cá nhân của tôi và vi phạm pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các ông sẽ xử lý sự việc thế nào? Xin đề nghị ông Giám đốc Công an Hà Nội, ông Cục trưởng Cục A03 Bộ Công an xem xét điều tra sự việc, xử lý những vi phạm pháp luật theo mức độ nặng nhẹ. Mong các ông hồi âm cho cá nhân tôi và công luận. Cám ơn sự quan tâm và công tâm của các ông (1).
Dường như ông Toại là người đầu tiên “có liên quan” đến scandal Tranh ‘TREO’ khiếu nại chuyện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cấm trưng bày tranh chân dung của một số cá nhân mà cả đương sự (nghệ sĩ tổ chức triển lãm tác phẩm), người “có liên quan” (văn nghệ sĩ được nghệ sĩ chọn – thể hiện chân dung và mang ra trưng bày) lẫn công chúng không ai biết vì sao lại thế.
***
Phạm Xuân Trường là một nhà thơ ngụ tại Hải Phòng. Ông không chỉ nổi tiếng về thơ mà còn nổi tiếng vì dùng các lá đồng để tạo ra tranh – tranh gò đồng. Ngày 2/12/2023, Phạm Xuân Trường tổ chức triển lãm lần thứ hai 184 tấm tranh gò đồng của ông tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là lần thứ hai Phạm Xuân Trường tổ chức triển lãm những tấm tranh gò đồng của ông (lần đầu cách nay năm năm – 11/2018 – tại Hải Phòng).
Trong 184 tấm tranh gò đồng mà ông Phạm Xuân Trường mang đến Hà Nội để thực hiện triển lãm “Chân dung các văn nghệ sĩ” có 31 tấm bị Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cấm treo. Lệnh cấm được thể hiện trên Danh sách tác phẩm đính kèm Giấy phép triển lãm, mỹ thuật số 563/GP-SVHTT mà Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cấp ngày 1/11/2023 bằng dòng chữ: KHÔNG CẤP PHÉP TÁC PHẨM (2)…
Những người mà Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội không cho ông Phạm Xuân Trường giới thiệu chân dung của họ tại triển lãm của ông gồm: Phan Khôi. Hoàng Cầm. La Khắc Hòa. Tạ Duy Anh. Hoàng Quốc Hải. Hoàng Minh Tường. Trần Đức Thảo. Nguyễn Duy. Lê Đạt. Phùng Cung. Đỗ Hoàng. Phạm Lưu Vũ. Thái Bá Tân. Nguyễn Xuân Diện. Thái Kế Toại. Trần Dần. Phùng Quán. Nguyễn Quang Lập. Trần Huy Quang. Vũ Thư Hiên. Phạm Viết Đào. Nguyên Ngọc. Ý Nhi. Dương Tường. Bùi Chí Vinh. Hoàng Hưng. Đặng Văn Sinh. Trương Tửu. Phạm Xuân Nguyên và bốn người cùng góp mặt trong một tấm tranh gò đồng là Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Toàn, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường.
Một số trong số những nhân vật vừa kể đã từng bị cáo buộc là lợi dụng văn hóa, văn nghệ để tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hồi cuối thập niên 1950 ở miền Bắc Việt Nam – “phong trào Nhân văn Giai phẩm”. Một số đã từng bị nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tống giam. Một số đã từng hoặc vẫn còn đang lên tiếng chỉ trích về những điều trái tai, gai mắt.
Tuy nhiên cần lưu ý là trong số những nhân vật mà Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cấm ông Phạm Xuân Trường trưng bày tác phẩm thể hiện chân dung của họ, có nhiều người đã được chiêu tuyết rồi được trao các giải thưởng quốc gia mà chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam xác định là cao quý như Giải thưởng Hồ Chí Minh (trường hợp Triết gia Trần Đức Thảo – Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000), Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (trường hợp các ông Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm,…), hoặc được tôn vinh bằng những giải không kém phần quan trọng như Giải Thành tựu văn học trọn đời (trường hợp ông Hoàng Quốc Hải)…
Thế thì tại sao Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội lại xử sự như vậy? Quyết định của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội chính là minh họa cho chuyện: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cho phép các viên chức hữu trách sử dụng công quyền theo kiểu… “mày, tao”, bất kỳ ai cũng là… “mày” nên các quyền hiến định dành cho công dân chỉ tồn tại trên giấy, “tao” không thích thì “tao” cấm.
Chiêu tuyết bằng các giải thưởng, bằng việc dùng tên để đặt cho một hay một số con đường nào đó chỉ là… động tác kỹ thuật. Sự nghi kỵ, thậm chí thù hằn vô lối vẫn còn nguyên và đó có thể là lý do ông Thái Kế Toại – người góp phần đáng kể vào việc giải oan cho các thành viên “Nhân văn Giai phẩm” cũng trở thành kẻ đắc tội với hệ thống nên không được phép góp mặt.
Hiếm có minh họa nào cho dân chủ XHCN, cho thiện chí hòa hợp – hòa giải, cho mời gọi góp ý xây dựng chính quyền rõ như thế này. Đừng nghĩ đó là lỗi nhận thức của Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nói chung, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nói riêng. Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội chỉ có thể ngang nhiên biểu diễn sự thô bạo như vậy sau khi đã tham khảo ý kiến của những ngành khác như tuyên giáo, công an. Ở lần triển lãm tranh gò đồng đầu tiên vào năm 2018 tại Hải Phòng, Sở Văn hóa – Thể thao Hải Phòng cũng cấm ông Phạm Xuân Trường treo 8 trong 108 tác phẩm của ông (3). Không có chủ trương, không ai dám làm và làm một cách nhất quán như thế.
Chú thích
(3) http://trannhuong.net/tin-tuc-56602/tai-sao-ha-noi-khong-cho-treo-tranh-.vhtm
Cho tớ được phép phủ định sạch trơn bài này, và cả cái “đơn” hít-bít-phải-gọi-là-gì lun
– Đầu tiên, với những cáo buộc kiểu hổng theo 1 tiu chửn nào, theo tớ thì quyết định này chính là chỉ dấu cán bộ lãnh đạo nhà ta đã đi vào thực chất trong việc học & làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh . Là 1 dấu hiệu (rất) tốt, có nghĩa Đảng đang cố gắng xây dựng (lại) 1 tiêu chuẩn văn hóa rành mạch & lành mạnh như ngày xưa, vinh danh những giá trị đã & đang bị mai một của văn hóa cách mạng . So, những cáo buộc quyết định này hổng dựa trên 1 cơ sở gì hoàn toàn baseless. Và đúng, tất cả những quyết định về văn hóa, mỹ thuật … đều gây ra controversial, giải Nobel văn chương cho Bob Dylan là 1 ví dụ, so is this one, & có thể cho tới mãi mãi . Chỉ xin bắt chước Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng “Ơn Đảng, ơn Chánh phủ!” là đã xuất hiện những cánh én báo hiệu mùa xuân đang trở lại . Công lao & cố gắng của họ cần được ghi nhận & tưởng thưởng xứng đáng . God know, đất nước cần có những lãnh đạo như vậy . Đây mới có thể gọi là “đột phá” in a constructive kinda way, thay vì kiểu tàn phá, phá nát à la xì tai Đỗ Mười Đổi Mới Đan Mạch
– Về “giá trị” này nọ, VN … ờ thì VN. Đây là cách nhìn ngoài này . Nói Phạm Xuân Trường là “nghệ sĩ” artist là tầm bậy . PXT chỉ là 1 nghệ nhân artisan at best, đúng, khéo tay . Nhưng “nghệ sĩ” … Puh-leez! Khéo tay nên ổng chỉ dừng ở chân dung những người mình biết, người xung wanh hoặc những ông chủ có tiền commission ông này . Chất liệu ổng dùng, ổng dừng ở đó, như 1 công nhân khéo tay & cần cù . Nghệ sĩ, one gotta do mo than that xít . Có nghĩa đây hổng phải là 1 cuộc trưng bày các “tác phẩm” nghệ thuật, mà trưng bày cái sự khéo tay hay làm của ô PXT. Có nghĩa nội dung có thể được & phải được thẩm định để bảo đảm theo 1 tiêu chí nào đó về social norms, hay về 1 số quy tắc nào đó về đạo đức … Nó bình thường như ở Mỹ, không có triển lãm nào có chân dung Bin Laden, Võ Văn Kiệt, Saddam Hussein, Mohammed Attah … ví dụ vậy . In other words, Subjects actually matter khi đụng tới những thứ dư thía lày . Vì VN chưa -or used to be- có 1 tiêu chửn nào, việc nhà nước tạo ra những cột mốc giá trị qua tài trợ & “biên tập” nghệ thuật cũng là 1 điều tốt
– Ở bên đây có những thứ như Arts of the Deranged, of the Macabre, ở đó người ta có thể “thưởng thức” những “tác phẩm” của John Wayne Gacy, hình chụp crime scene “đền thờ” của Jeffrey Dahmer, “nghệ thuật” của Ted Bundy, a so-called pic of 1 trong những nạn nhân của London’s Slasher … Nhưng những institutions như MoMA hay MoCa, Guggenheim … chả bao giờ trưng bày những của khỉ đó cả . Sêm xít happen everywhere, VN included. Không thiếu những người đáng kính trọng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tố Hữu, Nguyễn Đắc Xuân, Đặng Thai Mai, tứ trụ của sử học Việt Nam Lân-Lê-Tấn-Vượng, Nguyễn Đắc Xuân, Gs Hoàng Tụy, Gs Tạ Quang Bửu, Nguyễn Đắc Xuân … tác giả hổng tạo ra chân dung, cứ nhè mấy thứ gây phản cảm chi hổng bít nữa . Mún tạo shock of the new thì tạo shock bằng tài năng, chứ this … its freakin cheap shot.
– Tạ Duy Anh nên xem chiện này tương đương với “biên tập” 1 thứ như “Thơ Đến Từ Đâu”. Lãnh đạo thấy đúng là Phạm Xuân Trường thật sự khéo tay, vì vậy cần được công chúng bít tới . Và đã có những người biên tập, về tài năng có thể sánh ngang TDA, có thể học trò của bác hổng chừng . Và họ đã mang tư di tương tự như khi ông được giao phó chiện biên tập cho “Thơ Đến Từ Đảng”. Và những thứ đã được “biên tập”, eh, nobody missin anythin
– “nhân quyền” ở đây hổng thỉa hiểu theo nghĩa sai hơn . i mean Huy Đức sáng tạo ra “hổng thể hiểu theo nghĩa thông thường . “nhân quyền” của những người được “biên tập” about sêm xít as Ted Bundy. Nhưng ở VN, theo Huy Đức, đ còn gì có thể hiểu theo nghĩa thông thường được nữa gòi, cứ rạch mặt ăn vạ thì thiên hạ sẽ hả hê .
– Cho tớ được quyền hy vọng . Trân Văn nói đúng, nền dân chủ mà ta có được bằng đánh Mỹ đuổi Ngụy rất có thể sẽ trở về . Chiện hòa giải hòa hợp cũng đang được tiến hành, và tớ ủng hộ ý kiến văn học-nghệ thuật sẽ là cây cầu Thiện Lương, Hiền Lương & Hiền thục . Văn hóa XHCN hổng thiếu những tài năng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Anh Xuân, Huy Cận, Xuân Diệu với những bài thơ về Bác, Tố Hữu, Nguyễn Tuân … bên Quân Đội Việt Nam cũng hổng thiếu nhân tài . Tại sao những người như PXT hổng vinh danh họ ? Hơn 100 “tác phẩm” chỉ được biên tập khoảng 3 chục, có nghĩa gần trăm còn lại rất OK. Cứ dựa theo số còn lại mà tạo phẩm, thay vì những thứ phản cảm đã được biên tập .
– Cúng cùi, mong Đảng ghi nhận đây là 1 “đột phá” -cant think of any better circumstances- theo hướng “Đổi Đúng”, và có tưởng thưởng xứng đáng . Đây mới là học & làm theo về thực chất . Cần phát huy & phát triển
Bọn ra lệnh cấm treo các bức chân dung gò đồng của một số nhân vật được giải thưởng tối cao như giải thưởng Hồ Chí Minh.giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật,giải Thành tựu Văn học trọn đời,hay được đặt tên đường cho phố thị thì, một là những kẻ muốn bôi nhọ thể diện nhà nước,hai là không có trí,không phân biệt được phải trái theo đạo lý làm người,đúng sai theo luật pháp nhà nước,ba là những tên ngông cuồng,thích gì làm nấy,bất kể đúng sai,không coi ai ra gì,dù là cấp trên,dù là dư luận xã hội.Đối với những tên này,các giải thưởng danh giá cao quý,được những hội đồng chuyên môn dày công sàng lọc lựa chọn cũng coi như rác rưởi,cũng bị chúng chà đạp với thái độ thô bạo,tởm lợm.
Bộ văn hóa của Nguyễn Văn Hùng cần 340000 tỷ đồng để chấn hưng cái loại văn hóa : “mày có biết tao là ai không ?
“tao không thích thì tao cấm
“tao là luật, luật là tao
“sòng phẳng, mẹ nó sợ gì…
Có chấn hưng được hay không, cũng phải đợi đến cuối thế kỷ này mới biết được.
HỌC GIẢ BÙI CHÍ VINH
Thiên hạ đẩy ta về một phía
Phía ngàn năm không có mái nhà
Lạy Chúa, đất trời đâu có chật
Lẽ nào thiếu thốn chỗ dung ta
Bình sinh ghét nhà cao cửa rộng
Ai đẻ ra lại thích chửi thề
Nhưng thiên hạ ưa trò lều chõng
Thôi thì nói tục chỉ ta nghe
Rượu áp phê là trời nhỏ xíu
Chụp, bỏ vào bàn tay lắc chơi
Thiên hạ muôn đời thèm Văn Miếu
Ta chỉ cần chỗ ngã lưng thôi…
NGUỒN MẠNG