3-12-2023
Hà Nội trời lạnh buốt,
Không gian mạng mưa dầm.
Chỉ vì lệnh bắt buộc:
Không treo những người câm!
Ba mươi tư gương mặt
Cúi, nghiêng, và ngoảnh sau,
Buồn, vui, và nghiêm nghị…
Không ai nói một câu.
Có người khi còn sống,
Nói nhỏ hoặc nói to,
Kể cả từng chửi đổng,
Rồi xuống mộ nằm co.
Nay chỉ còn gương mặt
Một mảnh mạ gò đồng,
Nhưng vẫn còn ám thị
Những nhà quản lý công.
Ám thị vì nơi đó
Chứa hơn trăm mảnh đời
Cả chết lẫn đang sống
Như tụ tập đông người!
Người sống nhìn người chết,
Người chết tưởng chưa xong.
Biết đâu sẽ nổi loạn,
Chính quyền đổ vì vong?
Muốn chấn hưng văn hoá
Phải dẹp bọn sĩ phu.
Chúng như vong trái chủ
Làm loạn đất thổ đu!
Cấm tự do ngôn luận,
Sợ luôn cả hình câm,
Văn hoá này chỉ có
Sau hơn bốn ngàn năm!
Mà cái ông hoạ sĩ
Cũng chơi trò xỏ xiên
Da thịt thành đồng hết
Nhiều thằng sướng phát điên.
Mặt thịt không tu sửa
Chỉ lo cái mặt đồng
Tưởng được treo lên vách
Thì thằng cũng thành ông!
Bây giờ người đã chết
Vẫn lặng im nhìn đời.
Treo lên hay gỡ xuống
Thì cũng thế mà thôi!
Nhiều thằng sống kêu khóc,
Vì mất mặt mất danh.
Chỉ một người thoát dục,
Đó là Bùi Chí Vinh!
Khi vàng thau lẫn lộn,
Vinh biết treo mặt ta,
Khác gì bị treo cổ
Mà khóc với kêu la?
TÁC GIẢ L T V.
Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh – ba trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội lớn nhất của cả nước vừa lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo.
Giật mình khi có điều chung:
Đỗ Đình Hồng – giám đốc sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội
Trần Thế Thuận – giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Mạnh Hà – giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Quảng Ninh
đều có phiếu “tín nhiệm thấp”… vào hàng cao nhất và số phiếu “tín nhiệm cao” vào hạng thấp nhất.
Nếu phiên cho rành mạch đúng tiêu chuẩn đánh giá không uốn éo sợ bẽ mặt người của đảng thì:
Tín nhiệm cao: Tốt.
Tín nhiệm thấp: Kém.
Vậy là ba ngài giám đốc sở VH và TT đều có số phiếu “kém” nhiều hơn so với các lãnh đạo khác và phiếu “tốt” ít hơn các vị lãnh đạo khác, tức là đều đứng đội sổ xếp hạng.
Kết quả này nói lên điều gì?
Ngành VH chưa được coi trọng để lựa chọn những cán bộ ưu tú nhất làm lãnh đạo.
Cụ Hồ nói: “Văn hoá là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi”.
Vậy tại sao các vị đang cầm quyền không theo lời dạy của cụ Hồ để dẫn đến tình trạng những người cầm “đuốc Văn hoá soi đường”ở ba Trung tâm lớn quốc gia là Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh bị Hội đồng ND bỏ phiếu bét hạng?
NGUỒN MẠNG
HỌC GIẢ BÙI CHÍ VINH
Thiên hạ đẩy ta về một phía
Phía ngàn năm không có mái nhà
Lạy Chúa, đất trời đâu có chật
Lẽ nào thiếu thốn chỗ dung ta
Bình sinh ghét nhà cao cửa rộng
Ai đẻ ra lại thích chửi thề
Nhưng thiên hạ ưa trò lều chõng
Thôi thì nói tục chỉ ta nghe
Rượu áp phê là trời nhỏ xíu
Chụp, bỏ vào bàn tay lắc chơi
Thiên hạ muôn đời thèm Văn Miếu
Ta chỉ cần chỗ ngã lưng thôi…
NGUỒN MẠNG
“Đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói tại Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam, ngày 30. 09. 23.
Nay Sở VHTT Hà Nội cấm treo 31 bức tranh đồng chân dung các văn nghệ sỹ trong một cuộc triển lãm.
Đây là điển hình của “văn hóa xã hội chủ nghĩa” nhưng “không biết đến cuối thế kỷ 21 đã có chủ nghĩa xã hội chưa!?”
Nói vậy, không phải vậy khiến mọi người nhớ đến câu của tổng thống Việt Nam Công hòa Nguyễn Văn Thiệu, “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy chú ý những gì cộng sản làm!”
Vậy “văn hóa xã hội chủ nghĩa” nên gọi là “Văn hóa xuống hố cả nước” như đồng bào Nam Bộ thường nói.
Thiền sư Thích Nhất Đảng
“Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
“”Bảy mươi năm lẻ”, hỏi trời sâu
Một câu hỏi lơn, không lời dáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau ! ”
( Xin lỗi đã sửa bốn chữ trong thơ Huy Cận cho hợp văn cảnh )
ĐÁNG XẤU HỔ
Tác Giả L T V
Quyết định của Sở VHTT Hà Nội cấm treo 31 bức tranh đồng chân dung các văn nghệ sỹ trong một cuộc triển lãm bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.
Vì sao xảy ra sự việc lẽ ra không được phép xảy ra tại ngay thủ đô – trung tâm Văn hoá của cả nước như vậy?
Nếu trong ban giám đốc Sở VHTT Hà Nội có người có tầm văn hoá – đồng nghĩa có tầm hiểu biết văn học và sự tiến bộ chính trị xã hội thì sự việc cấm trên khó xảy ra.
Sở VHTT Hà Nội lẽ ra phải có dàn lãnh đạo có tầm văn hoá khá nhất trong 63 sở VHTT cả nước mà còn như vậy, thì có nên đặt lại vấn đề về việc cơ cấu, chọn lựa nhân sự lãnh đạo ngành văn hoá – ngành mà cụ Hồ coi trọng hàng đầu, bao năm qua và hiện nay ra sao?
Chấn hưng văn hoá không bằng tiền chứ đừng nói đến 350.000 tỷ, mà cần tầm nhìn tổ chức nhân sự tuyển chọn con người lãnh đạo văn hoá và thiết lập đường lối văn hoá.
Hãy tổng rà soát toàn bộ lãnh đạo bộ, thứ trưởng VH và giám đốc, phó giám đốc 63 sở VH cả nước xem họ xuất thân thế nào, tầm văn hoá cơ bản về thế giới và QG ra sao, trình độ hiểu biết và cảm nhận VH ra sao, chúng ta sẽ biết chấn hưng VH bắt đầu từ đâu và nên thực hiện ngay như thế nào.
Đó là chưa kể nhiều nước văn minh, tiêu chuẩn của một chính khách, một lãnh đạo QG, một thị trưởng thủ đô hoặc đô thị lớn trước hết phải là nhà văn hoá lớn.
Trở lại sự kiện nóng 31 bức chân dung bị lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội cấm treo, thể hiện trình độ hiểu biết, đọc, cảm nhận giá trị tác phẩm văn học và thời cuộc chính trị của họ quá non nớt.
Tiêu chuẩn để một văn nghệ sĩ được tôn trọng, tôn vinh hay không, không phải ở những giải thưởng của họ, họ thuộc thành phần được đảng cầm quyền ca ngợi tin dùng hay không, mà ở tác phẩm họ đóng góp cho nền văn học nước nhà có giá trị nhân văn, có tinh thần dân tộc, yêu nước, có giá trị nghệ thuật, có giá trị ngôn ngữ, có giá trị chân thực và nâng cao thẩm mỹ hay không?
Với các thước đo ấy thì các nhà văn Phan Khôi, Trương Tửu, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Dương Tường, Tạ Duy Anh, Hoàng Quốc Hải…đã cống hiến tài năng của họ cho những giá trị được nhân dân bao năm qua đón nhận, trân quý.
Rõ ràng sự việc lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội can thiệp thô bạo và không trên nền tảng pháp luật khi ra lệnh cấm treo 31 bức chân dung VNS trên là một sự việc khó chấp nhận. Sự phản ứng dữ dội của công chúng yêu văn học nước nhà là tất yếu và cũng là sự trưởng thành về ứng xử văn hoá của công chúng.
Trước sự việc này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – chủ tịch Hội Nhà văn VN cảm thấy: nỗi buồn và sự thất vọng. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa phó chủ tịch Hội Nhà văn VN phải phẫn nộ thốt lên: dở hơi và đáng xấu hổ!
NGUỒN MẠNG
Chúc mừng ba mươi mốt quý vị có tên trong danh sách đen , xin hỏi thật quý vị vui hay buồn và có một chút hãnh diện không ?