15-11-2023
43 ngàn người chết trong đại dịch. Các nhà văn mất tích. Chỉ có vài ba người tập tò làm thơ ngợi ca anh Đam. Thơ dở đến mức Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phải xắn tay làm thơ để động viên mọi người chống dịch.
Nay dịch giã đã yên. Nhà văn bắt đầu lên tiếng. Trái tim nhà văn rung lên bần bật khi nghĩ về đại dịch. Nhà văn nói, do vụ án Việt Á và Chuyến bay giải cứu mà người đời đã lãng quên công lao to lớn của đội ngũ y bác sĩ. Nhà văn tha thiết đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho xây dựng tượng đài về ngành y để người đời ghi nhớ công lao của đội ngũ y, bác sĩ.
Hoan hô sự lên tiếng kịp thời của nhà văn. Đúng là nhà văn luôn có tâm hồn và nhân cách lớn, có thể quên khi sự kiện đang nóng hổi chứ nguội đi một chút thì có cơ hội nhớ rất nhanh. Tôi tin, với dự án 350.000 tỉ chấn hưng văn hoá đang bị gây tranh cãi, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chắc chắn vui mừng như bắt được vàng. Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng không có lí do gì thoái thác, vì đó là vinh dự của cả ngành.
Chỉ e là Ban Tuyên giáo sẽ cho thiết kế một tượng đài chiến thắng. Theo khuôn mẫu sẽ là hình tượng các bác sĩ vung tay reo mừng, phía dưới chân là những con virus sợ hãi ra đi dưới nắng vàng rực rỡ. Nếu đúng vậy thì chán òm. Quá lý tưởng đến mức xa rời hiện thực!
Tôi đề nghị thiết kế tượng đài như sau. Hình tượng trung tâm là người đứng đầu ngành y, hiên ngang khoác veston, đeo cavat, tay cầm bộ test kit vung lên, miệng cười như địa chủ được mùa. Xung quanh là các bác sĩ khoác áo choàng, mặt phờ phạc, đau khổ, bất lực nhìn các xác chết trong túi nilon. Và la liệt những chiếc hũ sành…
Hiện thực của đại dịch là bi kịch. Không chỉ tưởng nhớ đội ngũ y, bác sĩ mà còn tưởng niệm 43 ngàn người đã chết. Nghệ thuật phải có kịch tính chứ nhàn nhạt thì không cần nữa. Nếu lại là tượng đài chiến thắng thì từ Nam chí Bắc đã có đầy. Nếu hoạ sĩ nào làm được như ý tưởng của tôi, ắt tác phẩm sẽ ấn tượng và lưu hậu thế.
Tôi sẽ ủng hộ 10 triệu đồng. Tôi hứa là tôi sẽ ủng hộ… mà có không hứa thì tôi cũng sẽ ủng hộ.
_____
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: ĐỪNG VÌ VỤ VIỆT Á MÀ QUÊN CÔNG LAO ĐỘI NGŨ Y TẾ!
Vậy là cho tới nay, 11- 2023, có thể nói, dịch Covid 19 trên thế giới và ở Việt Nam đã được gần như chấm dứt. Khi có đại dịch, sự táng tận lương tâm của nhiều quan chức cao cấp trong vụ án Việt Á cũng, đã bị Đảng và Nhà nước xử lí.
Nhưng trong kí ức của tôi không bao giờ phai nhoà được sự đóng góp đầy tinh thần hy sinh cao cả của Ngành y tế mà cụ thể hơn là Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên trong cả nước; nhất là khi phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh bị nạn dịch hoành hoành, tạo ra cơn chấn động sự sợ hãi khủng khiếp, nhiều đau thương. Trong giờ phút cam go ấy, đội ngũ y tế thành phố Hồ Chí Minh và toàn ngành y tế đã không sợ cả cái chết, trở thành những chiến sĩ tiên phong y như hành động của các chiến sĩ nơi mặt trận xông vào tận trung tâm nạn dịch để dập tắt chúng.
Ngành tuyên truyền VTV 1 đã tái hiện sự hy sinh cao cả ấy trong bộ phim thời sự tài liệu Ranh giới của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư.
Xem lại phim, theo dõi thời sự chính trị bấy nay tôi có cảm giác dường như vụ Việt Á, khuyết điểm rất nghiêm trọng của quản lí ngành y, làm ít nhiều phai nhạt đi của dư luận về sự đóng góp hy sinh vô cùng lớn lao của ngành Y, cụ thể là sự hy sinh của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y tế trong chiến công dập tắt cơn đại dịch, khi họ phải luôn luôn bám bệnh viện, nhiều anh chị em đã rời bỏ gia đình thân yêu của mình từ Hà Nội, từ nhiều địa phương khác tăng cường cho đội ngũ dập dịch ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự hy sinh lớn lao ấy tới mức quên thân mình cho bao mạng sống của nhân dân phải xứng đáng được tưởng thưởng.
Tôi được biết ở vài nước như nước Nga, sau đại dịch đã dựng tượng tưởng thưởng công lao của đội ngũ y tế.
Tôi cho rằng điều đó có ý nghĩa, nó vừa ghi nhận một giai đoạn lịch sử của đất nước mà tác dụng to lớn nhất là làm cho con người hiện tại nhìn những tượng đài ấy để làm dày dặn hơn lòng tri ân, một tinh thần văn hoá của người Việt cần giữ gìn.
Nếu có dựng tượng cũng không cần phải quá lớn gây sự thất thoát tiền bạc của nhân dân, gây bức xúc dư luận như các nhóm tượng hay tượng chưa đẹp về nhiều phương diện…
Tôi viết mote này tha thiết kính đề nghị ông Bộ văn hoá Nguyễn Văn Hùng cùng đặc biệt bà bộ Y tế Đào Hồng Lan xem xét, nghiên cứu, để có thể làm điều gì đó để chứng tỏ không vì vụ Viêt Á mà quên đi công trạng của đội ngũ cán bộ và nhân viên ngành Y tế trong giai đoạn đại dịch vừa qua. Chiến công của họ phải mãi mãi được ghi nhận!
Kính thư
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Tôi cũng tha thiết đề nghị bạn bè tôi nếu thấy đúng, chia sẻ, để đến tai Quốc hội ý kiến này.
Nếu tụi bay thật lòng muốn ghi nhận công lao của những nhân viên y tế thì việc cần có đó chính là CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO TRỌN ĐỜI CHO CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NHÂN VIÊN Y TẾ thay vì những “tượng đài” vô tri vô giác!
Nguyễn Văn Thọ, theo ngôn ngữ của Phạm Đamn Trang, với những mẫn cảm của 1 nhà văn, đã nói lên tiếng lòng của người dân . Có lẽ, trong 1 đám Thọ, chỉ có Nguyễn Văn Thọ này là được nhất
“XÂY TƯỢNG ĐÀI ĐỂ CHÔN SỐNG TỤI BAY À???”
Toát ra tình yêu Đảng nồng thắm, anyone? Nói chớ Đảng bi giờ can do no fault với các bác . Dân hải ngoại bi giờ chỉ chống chống Cộng -its not a Phúc Kđinh typo- thui, ai cũng 1 lòng hướng về đất nước, cũng là hướng về Đảng . i know, đám dân Ngụy hoàn toàn backwards, WTF you expect. Đảng bi giờ có làm cái gì, miễn là hổng theo Mỹ để thiên hạ đàm tếu thui, cũng đều được sự ủng hộ của mọi người, cả trong lẫn ngoài nước . Nếu có kinh phí thì cứ xây . Không sao cả & cũng chả sao đâu
TƯỢNG ĐÀI MỘT PHỤ NỮ ĐƯỢC LŨ ‘TÀ QUYỀN’ KÉO RA KHỎI PHÒNG ĐỂ CHỌC MŨI LÀ CÓ ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA NHẤT!
Chân lý không lắm lời.
Để kỷ niệm covid-19 chỉ cần xếp 43 ngàn hũ tro cốt lại thành hình con rắn, dưới là hàng chữ “quyết liệt chống dịch như chống giặc” là đủ.