Phạm Đình Trọng
9-11-2023
Tiếp theo kỳ 1
KỲ 2: VÒ RƯỢU QUỐC LỦI
Dắt xe đạp len lách qua những gánh hàng rau của cái chợ cóc tự phát vỉa hè phố Yết Kiêu, tôi lại lên những bậc cầu thang đổ ra góc phố. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kĩ. Vẫn bà Băng, người bạn đời chia sẻ mọi hoạn nạn với Văn Cao ra mở cửa. Vẫn bức tượng chân dung do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ở Đà Nẵng tạc, tặng ông, đặt trên chiếc đàn piano cũ. Ở phòng khách lần này có một cái mới là thêm bức ảnh đẹp do Lê Quang Châu chụp Văn Cao ngồi bên đàn với bình hoa cúc vàng đến ngẩn ngơ. Tôi chợt nhận ra màu vàng của hoa cúc mùa thu, sao đồng điệu với Văn Cao đến thế.
Từ phần buồng phía sau chiếc tủ sách, Văn Cao bước ra. Trông ông khỏe mạnh, bước đi nhanh nhẹn hơn hồi tôi gặp ông năm trước. Cái bắt tay của ông cũng có lực nắm mạnh hơn, bàn tay ông cũng nóng ấm hơn. Ông rót cho tôi li rượu. Căn phòng như ấm hẳn lên bởi mùi rượu thơm nồng.
Mấy năm nay các nhà điện ảnh trong nước và ngoài nước làm khá nhiều phim về Văn Cao. Trong nước có phim Giai Điệu Văn Cao do đạo diễn Kinh Môn ở hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương thực hiện. Phim Người Đi Dọc Biển Không Để Lại Dấu Chân của hãng phim Truyện Một do Hoàng Tích Chỉ biên kịch và Trần Phương đạo diễn. Ban Việt Kiều trung ương cũng làm phim về Văn Cao do anh Nguyễn Thụy Kha thực hiện. Ngoài nước có phim của đài RFI, Pháp, phim của đài BBC, Anh.
Tôi hỏi ông có được xem những bộ phim đó không và cảm nhận của ông về những bộ phim đó. Ông nói rằng mỗi phim ông đều nhận được một băng video và ông thích bộ phim Homeland (Quê Hương) của đài BBC hơn cả, vì nó dung dị, nhẹ nhàng, chân thực, gần gũi với những gì ông có, không cao giọng tán dương như cách làm phim chân dung của ta. Hóa ra những bộ phim người ta cao giọng ca ngợi, hùng hồn tán dương ông thì ông lại không thích
Tôi hỏi về bộ phim Đinh Anh Dũng đang làm về ông. Ông kể về chuyến đi của Dũng và ông đến sông Cầu, về làng Thổ Hà. Bao giờ ông cũng nhắc đến Dũng trước, Dũng và tôi. Ông nâng li rượu lên và nói rằng, rượu này do Dũng mua ở Thổ Hà, cũng thuộc dòng rượu làng Vân, Kinh Bắc, đưa về tận nhà cho ông. Rượu đựng trong vò sành, nút lá chuối khô, đúng cách trữ rượu của dân gian. Vò sành màu đất, nút lá chuối màu quê để dưới gầm bàn thờ. Rượu dân dã, vò đựng rượu cũng rất dân dã! Mở nút lá chuối khô ra, hương nếp thơm thoang thoảng. Thứ rượu quê thuần khiết mang quốc hồn, quốc túy thế mà bao năm phải chui lủi, dấm dúi khốn khổ để rồi phải mang tên là rượu quốc lủi!
Tôi thăm dò suy nghĩ của Văn Cao về ý tưởng bộ phim của Đinh Anh Dũng làm về ông:
– Dũng rất thích bài thơ Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật của bác. Dũng sẽ làm bộ phim về bác theo tứ bài thơ. Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật là năm giấc mơ. Theo Dũng, mỗi tác phẩm của bác là một giấc mơ và cả cuộc đời của bác cũng là một giấc mơ dài, bác thấy thế nào ạ?
Văn Cao tặng tôi bản photocopy trang thơ Văn Cao in trên tờ báo của người Việt ở nước ngoài, trong đó có bài thơ Năm Buổi Sáng Không Có Trong Sự Thật. Ông nói nhỏ và chậm rãi:
– Thật ra cuộc đời ai cũng chỉ là một giấc mơ thôi. Có giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng có giấc mơ cay đắng!
Dừng giây lát, tôi tưởng ông nghĩ ngợi, bỗng ông nói to:
– Còn cuộc đời mình là vò rượu quốc lủi thì đúng hơn!
Văn Cao cười rung chòm râu thưa. Gương mặt ông dãn ra. Vui vì câu trả lời bất ngờ và hóm của Văn Cao, tôi càng vui hơn thấy Văn Cao cười rạng rỡ. Nhưng gương mặt rạng rỡ và tiếng cười của ông thoáng qua nhanh rồi gương mặt già nua, gày guộc của ông lại hằn sâu nét khắc khổ, trầm luân.
Sau này, khi hoàn thành, bộ phim của Đinh Anh Dũng về những tác phẩm âm nhạc của Văn Cao có tên chính thức là Giấc Mơ Một Đời Người.
GIẤC MƠ MỘT ĐỜI NGƯỜI
Xem phim Giấc Mơ Một Đời Người của đạo diễn Đinh Anh Dũng về những tác phẩm âm nhạc của Văn Cao, mọi người đều thòm thèm, như một món ăn ngon được chờ đợi nhưng lại quá ít, vừa đụng đũa đã hết. Giọng hát hay. Tạo hình đẹp. Những giai điệu làm lay động, xao xuyến lòng người còn đang muốn được nghe nhưng đã hết rồi. Mới chỉ có Thiên Thai, Suối Mơ, Bến Xuân, Cung Đàn Xưa, Sông Lô. Văn Cao còn nhiều bài hát hay nữa chưa có trong Giấc Mơ Một Đời Người. Hình ảnh Văn Cao còm cõi, mong manh như chiếc bóng và xiết bao trìu mến, thân thiết nhưng xuất hiện quá ít trong Giấc Mơ Một Đời Người. Nhiều người hối thúc Dũng làm tiếp phần hai bộ phim ca nhạc về người nhạc sĩ tài hoa và lận đận.
Đối với Dũng, được làm phim về Văn Cao, được tìm hiểu cuộc đời và khám phá thế giới tâm hồn phong phú và đẹp đẽ của Văn Cao là một điều may mắn, quí giá, là một hạnh phúc không dễ có được. Vì thế mỗi dịp được gặp Văn Cao, Đinh Anh Dũng đều hối hả tranh thủ ghi hình ông khá kĩ làm tư liệu. Dũng đã nung nấu rất kĩ ý tưởng cho phần tiếp theo của Giấc Mơ Một Đời Người và anh tự hẹn rằng khi nào Văn Cao về chốn Thiên Thai anh sẽ làm phim ca nhạc tài liệu thứ hai về ông. Không ngờ anh lại phải thực hiện lời hứa này quá sớm, chỉ hơn một năm sau.
Ngày mồng mười, tháng bảy, năm một ngàn chín trăm chín mươi nhăm (10. 7. 1995), bốn giờ sáng, Dũng vừa từ Mỹ về đến Sài Gòn thì sáu giờ một cú phôn từ Hà Nội gọi vào thảng thốt báo cho Dũng biết, nhạc sĩ của những giai điệu thần tiên đã đi về chốn Thiên Thai trước đó hai giờ, tức là đúng lúc Dũng đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đúng là số phận cho Dũng cái duyên được gắn bó với Văn Cao vì thế Dũng mới may mắn kịp về nước đúng giờ phút hệ trọng này. Dũng lại hối hả mang máy quay phim ra sân bay, bay ra Hà Nội và một trăm năm mươi ngày sau khi Văn Cao mất, bộ phim thứ hai về Văn Cao của Đinh Anh Dũng đã hoàn thành với tên gọi Buổi Sáng Có Trong Sự Thật.
Rút từ tập kí sự Những Cánh Buồm — Chân dung chính trị. Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia, 2022
KỲ SAU: BUỔI SÁNG CÓ TRONG SỰ THẬT
MUÀ XUÂN ĐẦU TIÊN
*****************
Mùa Xuân Đầu Tiên
https://www.youtube.com/watch?v=BxkTYEuLDrE
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)
LE PREMIER PRINTEMPS
********************
https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao) – Thanh Thúy
Entendez-vous le Premier Son du Printemps ?
Dans l’obscurité, les alouettes déploient leurs ailes;
Leurs voix nous réveillent du sommeil.
Au bord d’une rivière escarpée, il y a un coq qui chante
Dès le lever du soleil notre sommeil profond.
Entends-tu les Premières Notes du Printemps
Dans le Cœurs des Mères Vietnamiennes qui chantent ?
Leurs Voix embrassent nos fils avec des Larmes,
Pour effacer les années où nous vivions dans la peur
D’un fardeau que personne ne devrait porter.
Oh, comme c’est triste – cette folie qui est la nôtre !
Où personne ne gagne.
Oh, quelle Joie – la fin de cette Deuxième Guerre Civile
Une Nouvelle Journée commence !
Maintenant nous connaîtrons-nous ;
Maintenant, pouvons-nous nous montrer ;
Maintenant devons-nous nous aimer.
Chantons notre Premier Chant du Printemps ;
A travers le vallon, les alouettes déploient leurs ailes.
Nos Voix apaiseront les Âmes qui dorment
Alors que la rivière pleure, il y a un coq qui chante
Dès le lever du soleil notre chagrin profond.
Nhạc sĩ Văn Cao ( XUÂN 1975)
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT chuyển từ Tiếng Mẹ sang Pháp ngữ
Ngày mồng 5 Tết QUÝ MÃO 2023, Paris – Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789)
{Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Kinh thành THĂNG LONG …Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789)…}
Hình như Mùa Xuân đầu tiên …cho linh cảm Mùa Xuân cuối cùng !
***********************************
https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)
Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
Ba mươi hai năm anh em xa nhau cơ
Chiều qua dẫn bác thăm nhà anh Tuấn
Chiếc xe vespa sau cửa sắt hững hờ
Đại uý không quân bốn con cùng vợ di tản
Giờ cuối phi trường Tân Sơn Nhất còn rủ cô !
Nhìn bác người cha đại úy bên kia mất tất
Cả trai đầu lòng sinh nơi Paris giờ đôi bờ
Ba mươi hai năm cha con tạm chia tay trước
Anh em hai chàng lính Pháp vào phiêu lưu Sử thơ
Dưới Ngọn cờ Tam Tài chiến đấu vì Mẫu Quốc
Rồi về lại Cố hương .. Quê Hương thôi thúc bất ngờ
Cả hai thành tử tội trước Toà quân sự vì phản bội
Tống giam ngay chờ giờ hành quyết hạ ngục Hỏa Lò
Bác sở trường khoét tường đào hầm về bưng trốn thoát
Bố may mắn giảm án còn chung thân vì có công cơ
Từ Hoả Lò xuống nhà giam khét tiếng Hải Phòng, Đoạn Xá
Hiệp định Genève bố ra tù di cư vào Sài Gòn Thủ đô !
Mùa Xuân 76 đầu tiên bác vào thăm Bố :
Ba mươi hai năm rồi anh em xa nhau đến giờ
Chỉ thấy nhiều nước mắt vỡ thầm thay lời nói
Cuộc đoàn viên xum họp bi hùng chất Sử thơ !
Như hàng triệu xum vầy rồi lại chia ly ly tán
Vào nhà tù lao cải mọc lên như nấm độc đã ngờ
Vượt biên trên Biển Đông chuyến hành trình nguy hiểm
https://www.youtube.com/watch?v=uNslGBQlFV0
Ly Rượu Mừng – Xuân Miền Nam
Mùa Xuân 76 đầu tiên …linh cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
70 Mùa Xuân giã từ Hà Nội nơi chôn nhau không một lần trở lại
Đây hương đây nhớ đây thương hoài hương giao thoa bất ngờ !
Mùa Xuân 76 đầu tiên …tiên cảm Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
51 Mùa Xuân giã từ Đà Nẵng dấu yêu cũng không một lần trở lại
Đây hương đây nhớ đây thương hoài cảm đan bện chẳng chờ !
Mùa Xuân 76 đầu tiên … mộng triệu Mùa Xuân cuối cùng đến giờ !
42 Mùa Xuân giã từ Sài Gòn Tự do cũng không một lần trở lại
Đây hương đây nhớ đây thương hoài niệm quyện đan tình cờ !
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Trăm năm Cánh Hạc Lạc Hồng còn vọng mãi tận Muôn Năm…
**********************
https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao – Thanh Thúy)
Hết Đàn hết Địch hết Thời Văn Cao :
Nhân văn giai phẩm toàn máu lệ trào !
Uất hận Núi xương Cải cách ruộng đất
Hà Nội vỡ toang hết Thu Năm nào !
Cuốn mất bao Hy vọng Đại Hồng thủy
Dương cầm dưới Nguyệt tắt tiếng thanh tao
Điêu tàn nối tiếp Tang thương Miền Bắc
Chí meo Hồ ly tinh thòi đuôi Mao
Hết Đàn hết Văn Cao quanh toàn địch
Thiên Thai giờ đây Hiện thực ngã nhào !
Cốc Mao Đài rẻ tìm Quên săn Lãng
Tự do Sáng tạo chẳng còn là bao
Chỉ còn tự biên tự diễn tự huỷ !
Mùa Xuân Đầu tiên lại mơ mộng nào ?
Thành Xuân Cuối cùng Niềm tin lại vỡ
Thống nhất + Hoà bình + Đoàn tụ…= Lao đao
Hai Miền Nam-Bắc = gông cùm-xiềng xích !
Địa ngục trên Trần gian ? Quê Mẹ sao ?!
Bao giờ c..uốc kỳ c..uốc hiệu thiêu huỷ ?
Bao giờ c..uốc huy c..uốc khánh đổ nhào ??
Bao giờ c..uốc thiều c..uốc ca hoàn Chủ ???
Chắc Cánh Hạc Trăm năm vui trên Cao !…
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Tiến Quân Ca, (Trường ca) Sông Lô và Làng Tôi đều là vài tác phẩm đáng nể của VCao, là những “Thánh ca” của tác giả bài viết,
sao lại không thấy người ta cho ghi âm vào băng nhạc “Giấc Mơ Một Đời Người” nầy nhỉ,
khiến cho “mọi người đều thòm thèm, như một món ăn ngon được chờ đợi nhưng lại quá ít, vừa đụng đũa đã hết” !
Thật dễ ợt chuyện ghi âm thêm vì còn khá nhiều bài hay nữa của Văn Cao, nào là Buổn tàn thu, Tiến về Hà nội, Thăng Long Hành khúc…
và vô số bài nhạc cổ động sinh hoạt xhcn không thấy xuất hiện.
VÌ SAO?
Thứ nhất, có lẽ tác giả VCao không muốn nhắc lại loại “sáng tác để tồn tại” của mình trong xh cs.
Tác giả muốn QUÊN ĐI loại văn nghệ khổ sai thiếu cảm hứng nầy, nên không đồng ý cho ghi âm!
Bản nhạc lâu lắm VCao mới sáng tác (vào giáp Tết Bính Thìn 1976 ngay tại miền Nam, theo đơn đặt hàng của báo Sài Gòn Giải Phóng), với ca từ tha thiết và cảm động, tên “Mùa xuân đầu tiên”, chính là thông điệp VCao muốn nói, suốt cuộc đời “theo CM” và bị đày ải sau vụ NV – GP, ông chả có mùa xuân nào.
Thứ hai, bản “Buồn tàn thu” từng bị Ban văn hoá Tư tưởng của đảng chỉ thị cb văn hoá của Đài đả kích trên sóng điện ĐTNVN từ thuở chưa xảy ra vụ 4/75, theo chủ đề “Địch dùng mùa Thu để trù ám “Cách mạng mùa Thu” của họ.
Thu Cách mạng mà tàn với buồn thì còn chó gì nữa! Cấm!
Cùng vụ án Thu, “Mùa Thu Chết” của PD (phóng dịch từ “L’Adieu” [Vĩnh biệt] của Guillaume Apollinaire cũng bị đả kích. Buồn cười cho chế độ công an trị nhìn bài thơ nầy như loại thù địch chống Cộng, là sự thể thi sĩ Pháp Apollinaire có quảng đời khá yểu mệnh, có 38 tuổi, lại vắt ngang 2 thế kỷ: sinh 1880 lại chết vào 1918; bài thơ của ông hoàn toàn vô can, vì lúc ông mất, đảng CSVN còn chưa ra đời !
Mùa Thu Chết, PD, cũng bị đem…đấu tố lãng nhách trên làn sóng đài Hà nội, trong loạt bài cùng chủ đề nầy!
Thứ ba, Thăng long Hành khúc (VCao) bị cấm vì nội dung không phù hợp.
Bởi là, đoạn đầu của bài hát, VCao mô tả một Hà nội xưa cũ tàn tạ, thiếu vắng…”thời oanh liệt nay còn đâu”:
Tháp đây! Gươm Thần đâu dưới nước biếc
Có chăng! Bao ngươì bao nhiêu luyến tiếc
Này phường này phố cũ
Này đường về Ô xưa!
Bóng xưa ngàn năm hồ phai khi tàn mơ
Thăng Long! Thành xưa!
Thăng Long, ngày nào cờ khoe sắc phấp phới
Loa vang xa chiêng thu không tiếng hát ngát trong trống thành
Bao năm qua các chốn cũ cũng đã mất hết tinh anh
Thế rồi đoạn kế, ông lại ca tụng sức sống mới của HN mới, với làn sinh khí đến từ…xứ tư bản đang giãy chết!
Thăng Long thành:
Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long! Ơi Thăng Long ngày nay
Dân trí sống yên vui chờ gió mới theo về
Bao ánh sáng phương Tây từ khắp chốn theo về
Thế là a lê dẹp phương Tây.
Dẹp luôn Thăng Long hành khúc!
Ông đã nói sửa lại là :thề hy sinh phấn đấu không ngừng- Tiến lên,cùng tiến lên ! Nước non Việt Nam ta vững bền !
Tội nghiệp một thiên tài bị chôn vùi trong cái lồng việt cọng!
“Cộng sản nó giết mình và nó mang vòng hoa đến phúng điếu mình” Thích Trí Quang.
Cuộc đời người tài năng nhuu Văn Cao là thế đó, bị chúng nó hành lên bờ xuống ruộng rồi làm phim ca ngợi.
Cũng may là còn có người thành thật và yêu mến nhân tài như Dũng đã thực lòng quay nhưng thước phim kỷ niệm một tài hoa.
(Chỉ có một hạt sạn nhỏ trong bài Tiến Quân Ca là có màu tiết canh), tôi nghĩ sau này ông muốn sửa nhưng đảng súc vật vấn tiệt và quy cho ông là phản động.