4-11-2023
Hầu như mỗi làng, mỗi xã, mỗi huyện, mỗi tỉnh ở khắp đất nước này đều có cổng chào với quy mô lớn nhỏ khác nhau; tuỳ thuộc vào độ giàu nghèo và độ “chịu chơi” của người dân và lãnh đạo chính quyền ở đó. Khẩu hiệu, biển vẫy treo tràn lan ở bất cứ đâu nhưng không biết có ai đọc nó hay không…
Rất nhiều khu tượng đài, khu tưởng niệm, bảo tàng được xây dựng vô cùng tốn kém nhưng sau đó sớm trở thành những nơi cô quạnh, heo hút, vắng bóng người. Người đã chết, người được vinh danh hẳn là sẽ buồn hơn khi tên tuổi của họ được đặt những chỗ đó theo ý của người khác.
Nhưng đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là cho khoa học, công nghệ ta đã làm được gì không? Không có tiền, không có cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vật tư phục vụ công tác nghiên cứu thì chắc 100 năm nữa chúng ta cũng không công nghiệp hoá đúng nghĩa được, ngoại trừ việc đất nước làm bãi rác công nghiệp cho tư bản, còn người dân thì làm culi suốt đời cho họ.
Ngày mới ra trường, tôi có làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài và tôi cảm nhận được sự xem thường của họ đối với người lao động mình ra sao. Giờ thì họ không dám nhìn tôi với ánh mắt tương tự nữa nhưng với người lao động khác thì chắc hẳn khó mà thay đổi suy nghĩ của họ.
Rồi đất nước sẽ đi về đâu khi giáo dục lụi tàn, khoa học, công nghệ bết bát? Không lẽ đất nước chỉ cần và chỉ đào tạo chỉ biết nói, biết diễn thuyết, còn để có những sản phẩm có trí tuệ thực sự thì vẫn phải mong chờ ở ngoại bang?
Liên quan đến sự việc lùm xùm liên quan tới việc một vị giảng viên có học hàm, học vị cao, làm việc ở một nơi nhưng đăng ký các bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín lại ở những trường khác; sau khi nghe được sự trải lòng thực sự của ông, rằng ông làm vậy là một cách để bán chất xám, mong cải thiện đời sống, đa số mọi người cảm thấy chạnh lòng và cảm thông với ông nhiều hơn. Chất xám thật ít giá trị ở xứ này, ông biết bán nó đi cũng đã là một sự thức thời nhất định. Nhiều người còn không làm được thế. Đa số đều cho rằng mua quan bán chức hẳn sẽ giàu nhanh hơn và họ chọn cách đó nhiều hơn, thay vì phải động não với những con số nhảy múa hoa cả mắt.
Cũng may là, dù đăng ký cho trường đại học khác để họ lấy danh chứ ông không viết hộ cho người khác để làm tiền đề cho họ được làm nghiên cứu sinh hay được phong hàm giống ông, khi đó ông còn có lỗi lớn hơn với học trò…
Nếu nhà nước cơ chế trọng đãi, có chính sách phát huy tài năng thì hẳn rằng ông giảng viên kia có đất sống, thậm chí sống tốt, thay vì lựa chọn cách làm sai để có được cuộc sống hơn mức trung bình.
Ông bác họ tôi, sau một số năm làm việc ở Viện Toán, cuối cùng cũng chọn đi Mỹ làm giáo sư giảng dạy cho một số trường đại học. Ông được thừa nhận, trọng dụng, được mời giảng ở nhiều trường đại học uy tín trên thế giới và đương nhiên, ông sống tốt với nghề của mình.
Vài người bạn của bác chọn cách ở lại, họ không có nhiều cơ hội làm toán và có người thì được phong là “phản động” khi chán nản thực tại mà lên tiếng.
Tôi không khuyên ai ra đi vì chính bản thân tôi cũng lựa chọn ở lại dù có nhiều cơ hội ra đi, không cần bằng con đường tị nạn chính trị. Thế nhưng, tôi không trách những người đã ra đi vì họ có quyền được chọn lựa khi mà những nỗ lực của họ không được ghi nhận, trọng dụng hay đơn giản chỉ là sự lắng nghe một cách chân thành.
Tôi vẫn luôn mong đất nước sớm có sự thay da đổi thịt khi lớp lãnh đạo trẻ dần dần thay thế thế hệ cha anh đã dần trở nên già nua, cằn cỗi, lỗi thời. Mong rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi tôi vẫn còn sống…
Câu hỏi “Chỗ đứng nào cho người tài?” cần 1 câu hỏi “tiên thiên, if you will” là định nghĩa cái gì, thế nào thì được xem là người tài ở Việt Nam . Cái mà tớ đòi hỏi là 1 định nghĩa khoa học, có dẫn chứng & ví dụ cụ thể, ai, với những đặc tính gì, có thể được-xem-là “người tài” ở VN. None of that “tiên thiên” hay do cha sinh mẹ đẻ, hấp thụ khí thiêng sông núi xít ở đây .
Nếu dùng “dư luận” do những dư lợn viên đưa ra, then Việt Nam chưa có vấn đề gì hết . Những cái lists do các Giáo Sư Mạc Văn Trang, Nguyễn Đình Cống & the likes đưa ra, nếu xem những người trong lists đó là người tài, them aint goin nowhere, và theo thiển ý của 1 kẻ vô học như tớ, VN is the best place fo them, vì Việt Nam hiện nay chính là thành quả do chính họ terra-forma mà thành . Xã hội VN hiện nay thể hiện rõ ước muốn & ý chí của họ . Yes, there some side effects, những mất mát, if you can call those mất mát, đã được tính trước & có thể chịu đựng được .
Nếu xem những người trong lists là người tài có nghĩa những người khác hổng được xem là người tài, thậm chí vô học . Càng đáng khinh bỉ hơn là những kẻ xem họ là những người tồi, then, họ sẽ bị/được lên án bằng nhiều cách, hình thức aka filtered out. Với những người đó thì Tẩu vi thượng sách .
Các bác nên yên tâm vì điều này cũng xảy ra theo chiều ngược lại . Những kẻ bên này cho là xít nhưng các bác lại kính trọng thì sẽ đi theo chiều ngược lại . Andre Menras Hồ Cương Quyết, Georges Boudarel, Nguyễn Đức Tùng …
“Người đã chết, người được vinh danh hẳn là sẽ buồn hơn khi tên tuổi của họ được đặt những chỗ đó theo ý của người khác”
Dead man tell no tale. Cái quan trọng là sự đồng thuận của người sống . Bài vị của Sáu Dân lênh láng máu dân được đưa lên Yên Tử thờ là (rất) hợp với lòng dân các bác . Có điều nên dọn chỗ trên Yên Tử để cho những Nguyễn Hòa Bình, trong tương lai, sẽ được đưa hết lên Yên Tử cho nó gọn . Yes, thành tích của những Nguyễn Hòa Bình còn lâu mới bằng trùm T-4 Biệt Động Thành, nhưng cái cần là khả năng nuôi trí thức gia nô của lãnh đạo nhà mềnh .
“Giờ thì họ không dám nhìn tôi với ánh mắt tương tự nữa”
Chúc mừng bạn đã giác ngộ lý tưởng cách mạng cho giới tư bửn nước ngoài . Có điều nên phân biệt sự khác nhau giữa ngày xưa bạn làm cho họ, và ngày nay họ cần bạn để có thể navigate pháp luật VN, có thể so sánh với cái rừng hoa của Hoàng Dược Sư, hay trận đồ bát quái của Khổng Minh, 16 cửa tử, nhưng trong đó có 1 đường disguised.
“Không lẽ đất nước chỉ cần và chỉ đào tạo chỉ biết nói, biết diễn thuyết, còn để có những sản phẩm có trí tuệ thực sự thì vẫn phải mong chờ ở ngoại bang?”
“trí thức” nhà mềnh xem văng -vì chả ai thèm mua- nước bọt aka “phản biện” là phẩm chất cao nhứt & thể hiện mình là “trí thức” nhứt . Thậm chí họ còn tự tâng bốc mình thành “triết gia”, và đòi giáo dục phải nhấn mạnh vô đào tạo kỹ năng “phản biện”. Nếu không thì họ xem là vứt .
Hổng nên xem đó là “ngoại bang”. Những trí thức phản biện như Giáo Sư Mạc Văn Trang cũng mong nhất thể hóa, 2 đảng Mác-Lê cùng cạnh tranh lẫn nhau . Lúc đó thì TA sẽ có sản phẩm trí tuệ thực thụ ngay í muh. Dân các bác xứng đáng được hưởng hạnh phúc do người khác đem lại, why not nối liền 1 vòng tử sinh với sông, với núi . Bán anh em xa lấy láng giềng gần, trí tuệ dân gian mình cũng đã nói . Vả lại, tụi “xa” cũng đang muốn “hợp lưu” với các bác, hổng nên lo lắng .
“Chất xám thật ít giá trị ở xứ này”
i beg to differ. “chất xám”, nếu hiểu theo nghĩa đặc biệt, ở VN có giá trị nhứt trên toàn thía giới . Cứ nhìn vào những GS-/TS Nguyễn Ngọc Chu, Chu Mộng Long, Mạc Văn Trang, Đoàn Bảo Châu … xít man, những người đó chỉ có VN mới kính trọng tới cỡ đó . Ra ngoài này … too gruesome!
“Vài người bạn của bác chọn cách ở lại, họ không có nhiều cơ hội làm toán”
Nếu còn những người như Nguyễn Ngọc Chu, more likely sẽ còn nhiều người giỏi Toán sẽ chọn đi hoặc/và bán kiến thức to the highest bidder(s)
Chỉ lói thía lày, rời Việt Nam hổng nên là lựa chọn của hổng ít người . Và rời bỏ VN aint that glamorous, điều này cả RF Phúc Kđinh A, Giáo sư Mạc Văn Trang, Tuyên Giáo & những người mà Dương Quốc Chính gọi là “bò đỏ” đã xác nhận & cổ vũ . Đúng, những người bị các bác lên án & mong mún đào thải, những loại “vô học” -proud of it, too-, SOB’s, hổng có tự trọng … aka những người như tớ, RẤT CẦN đi, ASAP! Những người được xem là hổng có mặn mà lém với Đảng, với đất nước, những cán bộ vừa có tiền vừa có thể xanh … những người đó cũng (RẤT) cần đi . Các doanh nhân thành đạt cũng nên lập ATK ở ngoài này .
Nhưng những người khác … Lấy ví dụ nhóm luật sư vừa rùi, họ đã rời VN thân yêu của mấy bác, nhưng them aint allowed to practice laws ở bên này . The way them did it, VN hổng phải là chỗ của họ, neither is ngoài này . Ngay cả họ có đi học lại, by the time họ có bằng, it would be time to retire. Và với lịch sử làm việc của họ, FB giữ lại hết cả, i doubt if them ever allowed to practice laws again. Ngoại trừ PAP thì … God know WTF them do overthere!
So, Việt Nam chưa có vứn đề gì hết về người tài, hay “chảy máu chất xám”. Những gì các bác xem là “chất xám”, them goin nowhere. Và những gì được các bác xem là “chất xám” sẽ đưa ra tính loại trừ . VN chỉ có chảy máu cặn bã & chất thải, và theo các bác, hiện tượng này nên xem là đi tỏng, bị Tào Tháo rượt . Hoặc nhẹ thì đi thăm Lăng Bác . 1 quá trình đúng quy trình
Cứ kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh thui là đủ gòi . Nói tới mấy chiện ruồi bu làm gì cho nó rức cái đầu hổng bít nữa .
Mong mỏi của tác giả cũng chỉ là há miệng chờ sung.
Kim Ủn cũng được đào tạo ở phương Tây đấy ạ.
Tác giả:” Tôi vẫn luôn mong đất nước sớm có sự thay da đổi thịt khi lớp lãnh đạo trẻ dần dần thay thế thế hệ cha anh đã dần trở nên già nua, cằn cỗi, lỗi thời. Mong rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi tôi vẫn còn sống…”
Tôi thì mong cho chế độ cs chết cho nhanh để xã hội và con người Việt Nam được tự do phát triển khi tôi còn sống…” đó là nói thẳng không phải cách nói lịch sự!
“Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc”
Ngô Anh Tuấn mà nhớ lại câu này thì sẽ giật mình tự hỏi trong cái lớp trẻ ấy có bao nhiêu phần trăm là con cháu lãnh đạo. Bọn công chúa, thái tử đỏ hầu hết đi theo con đường mà cha mẹ chúng đã vạch ra, tích cóp bằng tiền của dân để vinh thân phì gia chứ không phải để làm cho dân giàu nước mạnh.