11-10-2023
Đây không phải lần đầu tiên bài thơ Bắt nạt trở thành chủ đề cho những phê phán, tranh cãi. Trước đó, năm 2021 nó từng nổi lên và ồn ào đối với một tác phẩm văn học bị cho là kém chất lượng nhưng lại được đưa vào sách giáo khoa. Tôi có mấy ý nghĩ thế này.
1. Chuyện hay dở của một bài thơ hay tác phẩm nghệ thuật nói chung là không dễ kết luận, có những thứ từng hay, có những thứ sẽ hay, và có cả những bài đang hay nhưng rồi sẽ sớm bị lãng quên. Và ngay cả những tác phẩm hay một cách lâu dài thì cái hay đó cũng cần phải xem nó hay về khía cạnh nào, ngôn ngữ, văn hóa, sự mới mẻ độc đáo hay ý thức xã hội – chính trị… Cho nên, tranh cãi về chuyện hay dở này rất khó để đi đến hồi kết.
Tôi không đánh giá cao bài thơ Bắt nạt về khía cạnh nghệ thuật, nhưng cũng không đến nỗi thấy nó như một “thảm họa” mà nhiều người đang nhận xét. Hơn nữa, ở một khía cạnh nào đó, như việc cảnh báo và giáo dục ý thức cho trẻ em trong mỗi quan hệ học đường, nó có tác dụng và ý nghĩa nhất định.
2. Sách giáo khoa lớp 6 tập Một, bộ Kết nối, có 8 tác phẩm thơ được đưa vào giảng dạy, trong đó có 2 tác giả mới chưa từng xuất hiện trong các bộ sách giáo khoa ngữ văn trước đây, là Nguyễn Thế Hoàng Linh và Mai Văn Phấn. Các tác giả, tác phẩm quen thuộc từ xưa như Nguyên Hồng, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ta-go, Ca dao…, dường như không nhận phải sự phản đối nào, nhưng cả 2 người mới đều ít nhiều đang hứng gạch đá. Đây cũng là một điều đáng suy nghĩ. Cái mới, chưa xét hay dở, thường thì khó tiếp nhận/ chấp nhận. Chính vì tâm lý rất đặc thù này mà tôi nghĩ, đối với những gì mới/ lạ, cần sự bình tĩnh và cẩn trọng nhiều hơn.
3. Việc đưa một tác phẩm vào sách giáo khoa để làm ngữ liệu cho việc đọc văn tất nhiên phải đáp ứng những tiêu chí nhiều mặt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, không nên mặc định nó là kinh điển/ kinh thánh để học thuộc lòng nhằm coi đó như là mục đích tối hậu của việc học môn Văn trong nhà trường; và càng không nên quên rằng nó chỉ là văn liệu để giúp học sinh biết đọc văn và rèn luyện những năng lực quan trọng khác như viết, nói, nghe…
Với tinh thần ấy, thậm chí có thể đưa một văn bản dở vào sách. Đọc để nhận biết cái hay là cần nhất nhưng biết nhận diện cái dở cũng quan trọng không kém. Văn thơ trong sách giáo khoa, theo tôi không phải chỉ để thưởng thức, mục đích quan trọng hơn của nó là giúp người học hình thành được các kỹ năng khi đối trước văn bản và sau đó là tạo lập văn bản.
Vài ba chục năm nữa chẳng hạn, khi “những tù nhân của sách giáo khoa” đã được phóng thích, có thể giáo viên Việt Nam cũng giống giáo viên ở nhiều nước tiên tiến, là có thể tự soạn lấy tài liệu mà dạy, và lúc ấy họ hoàn toàn có thể chọn lấy những tác phẩm mà mình cho là phù hợp với mục đích giáo dục các năng lực cho người học để đưa vào giảng dạy. Trong một hoàn cảnh như thế, thật khó để soi hết mọi tài liệu của hàng vạn giáo viên trên cả nước!
Xuất phát từ đặc trưng môn học (Ngữ văn), các tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa vốn là văn liệu cho việc giúp học sinh hình thành và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt như đã nói, cộng với mục đích giáo dục mang tính tích hợp, tôi nghĩ thay vì quá coi trọng giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm thì nên chú ý nhiều hơn nữa đến vấn đề giáo dục mà bài thơ này đặt ra: nạn bắt nạt học đường. Có thể ngay lúc này, khi chúng ta đang mải chỉ trích bài thơ thì ở trường, con cái mình đang bị bắt nạt bởi các bạn!
Tôi dùng từ “nạn” chắc không ngoa đâu, tình trạng này đã trở nên quá phổ biến và nguy hại trầm trọng. Dạy con cái chúng ta biết tôn trọng, thương yêu và đồng cảm với bạn bè, đồng thời dạy cho chúng biết cách ứng xử trước những hành vi bắt nạt, đó là điều nên thường trực trong mỗi chúng ta.
Đọc một bài thơ dở (giả sử thế) không hẳn đã tai hại bằng việc bị bắt nạt hàng ngày ở trường. Nó để lại trong đưa trẻ những tổn thương và sự tàn phá ghê gớm mà chúng ta đôi lúc vì vô tâm mà đã để con cái đang phải lặng lẽ chịu đựng một mình. Đã có những em học sinh tự tử vì bị bắt nạt, phần nhiều hơn là sợ hãi, chán nản, trầm cảm, đau khổ… Đừng để các em đơn độc và bị bỏ rơi vì sự bận bịu của mỗi chúng ta.
4. Với tinh thần Một chương trình nhiều bộ sách, tôi không quá nặng nề về chuyện hay dở của một tác phẩm hoặc một vài hạt sạn trong sách giáo khoa. Trong cái nhìn của tôi, chất lượng giáo viên mới quyết định chất lượng giáo dục. Với một thầy thuốc giỏi, nọc rắn có thể cứu người; nhưng với một thầy thuốc tồi, sâm quý cũng có thể giết người. Dùng một văn liệu như thế nào, việc ấy quan trọng hơn bản thân cái văn liệu ấy. Tôi đã từng đưa những bài văn dở cho học sinh đọc và từ đó cùng nhau mổ xẻ, tìm ra các bài học…
Trong hoàn cảnh nền giáo dục Việt Nam hiện tại, điều quan trọng hơn nữa, với tôi, là môi trường giáo dục. Chính môi trường giáo dục mới quyết định giá trị nào sẽ được xây lên hoặc điều tồi tệ nào sẽ ngự trị. Những chuyện buông lỏng quản lý, sai lầm trong “hợp tác công-tư”, loạn thu, lách luật dạy thêm, tình trạng mất dân chủ, sự thô bạo và phản giáo dục trong cách hành xử của ban giám hiệu hay giáo viên, v.v., đang tàn phá nền giáo dục hiện nay. Và nó chính là cái mà chúng ta cần chung tay nhiều hơn nữa để “chấn hưng”.
Giả sử nếu có một bộ sách giáo khoa hoàn hảo nhưng nếu mang thả vào cái vũng lầy của môi trường giáo dục như nó đang là, thì rồi cũng sẽ bị làm hỏng hoặc ít tệ hơn thì cũng sẽ bị tê liệt, vô hiệu hóa. Tập trụng nhiều hơn, mạnh hơn, coi môi trường giáo dục là tâm điểm cho sự phê phán, góp ý, xây dựng, việc ấy mang lại nhiều ý nghĩa và ý nghĩa nền tảng hơn là sự chú mục vào những chi tiết trong một tài liệu dạy học.
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng
Hu hu … anh Nguyễn Chí Vịnh !
Phi đội VietJet một mình 1 đồng chí HÒM bay…
ANH HÙNG LÝ TỐNG : Thần Phong Đại Việt vừa về lại Đền Hùng ! …
****************************************************
https://www.youtube.com/watch?v=ane5cqGb9XY
映画【連合艦隊】主題歌 ~『群青劇場公開版』
Giờ triệu triệu Cánh Đào Mai tàn Xuân
Rơi khắp Quê Mẹ .. .. Anh Hùng lìa trần !
Đời Lý Tống như Thần Phong Đại Việt
Hương gió thơm ngát tận đến Muôn Năm
Về lại Sài Gòn Cánh Tự do tung gió
Thủ đô Cu Ba in mãi dấu Vĩnh hằng
https://www.youtube.com/watch?v=UDdP5z4TSpc&t=196s
The Flight of the Eagle
Gió Thánh về tăng tốc triệu vó ngựa
Đánh thức lúa nở đồng xanh đồng bằng
Thần Phong cùng Hưng Đạo Nguyễn Huệ
Vào trận Biển Đông lập lại Bạch Đằng
Đêm Cali Ó Đen hóa thân Câu Trắng
Tinh Hoa về Đền Hùng lệ huyết Trăng
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11501
Cảm tác xin tiễn đưa Anh Hùng LÝ TỐNG Lê Văn Tống về lại ĐẾN HÙNG cùng Tổ tiên …
30 bài thơ về LÝ TỐNG bằng Việt , Anh và Pháp ngữ
http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11501
09 giờ 16 phút Tối 5/4/2019, giờ Cali – 06 giờ 16 phút Sáng 6/4, giờ Paris
Sắp du Nam Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’ : “Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo ‘..ễnh ..ảo’ hai Á hậu vương !!!”
******************
Như Kỷ niệm Hà Nội Ngàn Năm lạc hướng :
Chúng cho Vua Lý chạy thẳng tuốt về Bắc phương !
Chẳng phải Thăng Long : lại lạc qua T(b)ắc Kinh kinh Bắc !
Muốn biến Dân Việt thành lũ con hoang đường
Lệch hướng lạc vào vòng quỹ đạo Đại Hán..G
Bưng bô Mao Xếnh Xáng như thằng Hồ vương !
Chúng đã đang bôi f..ân Toàn Việt sử Cận đại
“Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý” viết Vũ Hoàng Chương
“Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do” Dân chủ
Vịt cộng Hán nô cố hư cấu trộn sáo Trương Lương :
Giao cấu Tề-Vệ bệnh hoạn thành “Chính nghĩa Hội” !
‘Iêu nước’ Ngô Cẩu “chống Mỹ cứu Tàu” phục Minh vương
Chạp phô hủ tiếu bó chân thắt bím váy đầm tàu cổ
Hán hóa Nước Mắm thành xì dầu bún tàu hủ nước tương
Chúng nhào dzô bàn nhậu uống bia Tàu Thanh Đảo
Mắt dán vào phim “Đất Rừng Phương Nam” mùi Hán..g vương
Hồng đế Tập cận Bình sắp du Nam lên lớp giảng “iêu nước”
Bầy nghị gật cái-đực cúi đầu giữa ‘Dziên hồng’ Hội trường
trấn thành “chệt hóa” áo Bác Ba Phi đầy nút thắt Khựa
Áo bà ba hương lụa Hà Đông hóa váy Tàu xuềnh xoàng
Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo hai Á vương !!!”
“Nhào dzô ! Nhậu dzô ! Nốc dzô bia Tsingtao Bia sống Gạc Ma + Thanh Đảo
Đồng ch..ấy Trun..g C..uốc mại dzô ! Hễnh hảo Tập Hồng vương !!!!
Minh tinh điện ảnh khổng tử “tài chết” Trấn Thành + Tuấn Trần + Hồng Ánh
Nặc chệt Hứa Vĩ Văn mùi tàu Băng Di (bà Tư Mắm cái) lò tôn “đợi” trên giường !!!
“Tày háy” đúng ‘cái ấy’ Mai Tài F..ến thơm mùi chú chệt lão khựa đặc sệt
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo hai thằng Á vương !!!”
Du Nam Vua đỏ Tập xoa đầu Lú vương cùng trấn thành = tên đạo diễn ‘cuội’
“Hễnh hảo ! Hễnh hảo cả Vua lú cùng Tà đạo ‘..ễnh ..ảo’ hai Á hậu vương !!!”
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Một công nghệ mới, một cỗ máy mới giúp cho chất lượng sản phẩm tốt lên, năng suất lao động cao lên, thì cái mới ấy được người ta hồ hởi đón nhận.
Cái mới không ích gì cho chất lượng sản phẩm hay năng suất lao động thì cái thứ mới ấy bị thiên hạ xếp xó và lãng quên.
Không thể vì mới mà người ta khen những câu thơ như:
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về,
hoặc:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng
là thơ hay rồi đưa vào sách giáo khoa dạy học trò.
Đưa cái dở vào sách để phê phán thì phải nói ngay đó là cái dở, phải biết chê, biết tránh. Không để trắng đen lẫn lộn được.
Thực ra đây là một bài vè cổ động, có thể đưa vào chương trình dạy các môn luân lý, đạo đức. Đưa vào môn ngữ văn rồi bắt các thày cô giáo phải giảng cho học trò đây là một bài thơ hay thì thật tội cho các thày cô giáo.
Dạy như thế chỉ có thể tạo ra những cái loa tuyên giáo, không thể dạy con người yêu chân, thiện, mỹ được.
Lại dài dòng văn tự, ngáp ngán ngẩm
Định chỉ ra chỗ đầu đuôi không ăn khớp, mâu thuẫn nhau, nhưng ….
“mục đích quan trọng hơn của nó là giúp người học hình thành được các kỹ năng khi đối trước văn bản và sau đó là tạo lập văn bản.”
không nghĩ ra là ý thế nào, đành thôi, để chờ nghĩ thông rồi tính.
Hoàng Như Mai có nói, đại để: cái nhục của nghề dạy văn là năm sau lại nhai lại đúng câu năm trước.