Phải chăng Chủ nghĩa Mác Lê góp phần làm hủy hoại văn hóa dân tộc (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

4-10-2023

I. Dự án 350 ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa

Gần đây dư luận quan tâm nhiều đến dự án chi 350 ngàn tỉ đồng do lãnh đạo Bộ Văn hóa đề xuất nhằm chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.

Dự án này ẩn chứa ba điều sau: 1- Công nhận nền văn hóa dân tộc bị hủy hoại nặng nề; 2- Nhầm lẫn tai hại giữa bản chất văn hóa và những hoạt động do Bộ Văn hóa phụ trách; 3- Hy vọng rằng có thể dễ dàng lừa được lãnh đạo nhà nước và nhân dân để kiếm một số tiền lớn chia nhau.

1.1- Một nền văn hóa bị băng hoại

Để tránh dài dòng, xin không dẫn ra các hiện tượng cụ thể về sự băng hoại văn hóa và tác hại của nó (vì đã trình bày nhiều), chỉ xin viết rằng nền văn hóa của dân tộc Việt được hình thành, truyền lại qua mấy ngàn năm, bỗng chốc bị hủy hoại trong vòng vài chục năm gần đây, do việc Đảng Cộng sản kiên trì thực hành Chủ nghĩa Mác Lê, thể hiện ra trong mọi lĩnh vực (giáo dục, kinh tế, chính trị, tôn giáo, lịch sử v.v…).

Nếu chỉ cần thực hành cho bằng được những quan điểm mà cộng sản chủ trương thì có thể không cần đề ra nhu cầu chấn hưng văn hóa dân tộc, dù cho nó có bị hủy hoại đến tận gốc rễ, vì theo lý thuyết thì cộng sản không quan tâm đến dân tộc (qua chủ thuyết “Tam vô”: Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo). Cộng sản chủ trương: “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành (Lời bài Quốc tế ca – phá tan cả truyền thống văn hóa của dân tộc, họ cho là tàn dư của phong kiến, của chế độ cũ).

Xã hội cộng sản chỉ là ảo tưởng, chỉ những người người muốn và có thể dựa vào nó để kiếm lợi mới tuyên truyền, cổ vũ cho nó, nhưng họ chỉ chiếm một số ít. Sự hủy hoại văn hóa đụng đến tình cảm của đại đa số nhân dân, buộc một số người có trách nhiệm phải nói đến chấn hưng để lừa bịp quần chúng chứ chưa chắc họ đã có thực lòng. (Trừ những người thực tâm đau khổ vì văn hóa bị hủy hoại và nóng lòng về chuyện đó).

Nếu thật sự muốn chấn hưng văn hóa thì trước hết cần có nghiên cứu nghiêm túc, vạch ra được đúng nguyên nhân cơ bản làm hủy hoại văn hóa, phải tìm cách làm có hiệu quả. Cách làm như thế nào cần được phản biện đầy đủ của các nhà văn hóa, các nhà khoa học chứ không thể dựa vào ý chí chủ quan của một vài chính khách có quyền.

1.2- Lẫn lộn bản chất của văn hóa với hoạt động văn hóa

Văn hóa là lĩnh vực khá phức tạp, dễ gây ra nhầm lẫn. Trong từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên), cụm từ Văn Hóa có 5 nội dung (ND) khác nhau. Xin trích hai ND chính.

ND 1: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,

ND 2: Văn hóa là những hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.

ND 1 thể hiện bản chất của văn hóa, nó có nội hàm phong phú, có ngoại diên rất rộng, vì thế có trên trăm định nghĩa, phản ánh các cách nhìn và đánh giá khác nhau mà ND 1 chỉ mới là định nghĩa ngắn gọn.

ND 2 là các hoạt động do Bộ Văn hóa điều hành, quản lý, như công việc xuất bản, biểu diễn, triển lãm, hội hè, di tích, bảo tàng v.v…

Có một nhận thức nhầm lẫn tai hại là, lẫn lộn bản chất văn hóa ở ND 1 với hoạt động văn hóa ở ND 2. Nguyên nhân trực tiếp của việc này là có một Bộ Văn hóa. Bộ này ít hoặc không quan tâm đến bản chất Văn hóa ở ND 1. Về nhầm lẫn này, trước đây tôi đã trình bày trong vài bài viết.

Việc lẫn lộn hai khái niệm trên, nếu chỉ ở trong dân chúng thì chỉ ảnh hưởng ít đến nhận thức, nhưng những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước mà bị lẫn lộn như thế thì sẽ gây ra nhiều tai hại. Tôi phát hiện một số lẫn lộn như vậy trong các phát biểu tại “Hội nghi Diên Hồng về văn hóa của Đảng” vào tháng 11 năm 2021 và trong nhiều bài viết về văn hóa.

Chấn hưng văn hóa là chấn hưng bản chất của nó, nêu ở ND 1 chứ không phải chấn hưng các hoạt động nêu ở ND 2. Thế mà hình như dự án chi 350 ngàn tỉ đồng lại có xu hướng giúp Bộ Văn hóa tăng cường hoạt động.

Tôi có nhận xét rằng, suy thoái nặng nề nhất, nguy hiểm nhất là trong “Văn hóa cầm quyền, Văn hóa lãnh đạo”, rồi từ đó lan rộng ra toàn xã hội với những thói bạo lực, gian dối.

Nền văn hóa hình thành, phát triển trong nhiều ngàn năm, bị suy thoái trong thời gian ngắn từ khi đảng Cộng sản lãnh đạo dân tộc làm cách mạng. Từ năm 1945 đến 1975 văn hóa đã bị suy thoái với cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp v.v… tuy vậy người dân vẫn còn có lòng tin vào lãnh đạo. Từ năm 1975 trở về sau, văn hóa và giáo dục xuống cấp trầm trọng, lòng tin của người dân vào Đảng giảm sút toàn diện.

Tháng 11 năm 2021 Đảng mở Hội nghị Diên Hồng nhằm tìm cách chấn hưng văn hóa, nhưng càng ngày chỉ thấy nó càng xuống cấp thêm.

1-3. Hy vọng và mưu đồ trong việc dùng tiền của ngân sách

Có một khả năng lớn là những người đề ra dự án 350 ngàn tỉ đồng cho rằng, nhiều lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, của Quốc hội lẫn lộn bản chất và hoạt động văn hóa (điều này là có thật) và có thể lợi dụng để lừa dối, nhằm thông qua dự án. Họ nghĩ rằng, có thể dễ dàng vượt qua sự chỉ trích của dư luận để tiêu hết số tiền khổng lồ và mỗi người tham gia sẽ kiếm được nhiều chục, nhiều trăm tỉ đồng.

Họ nhầm mà cho rằng, rồi đây những tiếng nói phản biện không những bị lãnh đạo bỏ qua, mà còn có thể bị buộc tội vì bị quy kết là luận điệu của “thế lực thù địch”, “chống phá chế độ”, chống lại sự lãnh đạo của Đảng. Phải chăng họ đã có nhầm lẫn lớn trong chuyện này, và ôm ấp mộng tưởng “hốt một mớ tiền chùa”?

II. Nguyên nhân làm cho văn hóa suy thoái

Đầu đề của bài tôi dùng từ “Phải chăng…” vì rằng những phát biểu chỉ mới mang tính cá nhân, chưa được những cơ quan khoa học thẩm định, đánh giá. Nhưng ở góc độ cá nhân, tôi xin nói ngay rằng, chủ nghĩa Mác Lê (CNML) là một trong những nguyên nhân cơ bản làm suy thoái nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tất cả bắt đầu từ Mác. Thời còn trẻ, ông nhận thức rằng, chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của nó, là lúc nó giẫy chết. Đó là nhận định quá chủ quan, rất sai lầm, dẫn đến việc xúi dục công nhân “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” bằng các cuộc cách mạng vô sản. Về già, Mác nhận ra sai lầm của tuổi trẻ nhưng đã quá muộn. Ông đã nhặt được “chiếc hộp Pandora” và đã mở nó.

CNML chọn bạo lực cách mạng của Quốc tế ba mà chống lại con đường hòa bình của Quốc tế hai. Họ cho rằng cách mạng của họ là triệt để nhất, toàn diện nhất với phương châm “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành”. Bạo lực trong cách mạng, thấm sâu vào công an, vào chính quyền, lan ra khắp xã hội, làm suy thoái rất nhanh nền văn hóa.

Lênin lại nghĩ ra cách tổ chức và hoạt động của các đảng Cộng sản kiểu mới, một tổ chức khá chặt chẽ, kỷ luật nghiêm, hoạt động có hiệu quả cao, nhưng mang lại nhiều tai họa cho nhân loại vì theo chủ thuyết sai lầm của Mác. Chủ trương của các đảng cộng sản là độc quyền về tư tưởng, không để cho truyền bá bất kỳ một ý kiến phản biện nào, không cho phép tồn tại bất kỳ một tổ chức nào không do họ lập ra. Lê nin chủ trương thiết lập nền “Vô sản chuyên chính”, một loại chính quyền độc quyền đảng trị, độc tài còn khủng khiếp hơn so với chế độ phát xít.

CNML chủ trương “Duy Vật, Vô Thần”, bài bác tôn giáo, hướng cuộc đấu tranh của vô sản nhằm vào tranh đoạt các lợi ích vật chất, đưa con người về gần với bản chất “CON” hơn là “NGƯỜI”. CNML không chỉ ra được bản chất của văn hóa gắn chặt với đạo đức, với đời sống tinh thần, mà các tôn giáo là là nơi quan tâm đến lĩnh vực này rất nhiều. Bài bác tôn giáo khác nào chống lại cơ sở của đạo đức.

Mác khá phiến diện khi cho rằng, “bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, bỏ qua phần quan trọng là thể tâm linh và tính tư hữu thuộc “tiên thiên” (là bản chất có sẵn của con người). Mác thấy vô sản bị nghèo khổ là vì họ không có tư liệu sản xuất. Mác không chỉ ra được nguyên nhân sâu xa sinh ra vô sản là vì kém trí tuệ, (nói nôm na là ngu dốt). CNML đưa ra hứa hẹn làm cách mạng đem lại quyền lợi vật chất cho vô sản. Điều đó làm cho họ có nhiệt tình cao, có quyết tâm lớn. Nhưng Mác không biết hoặc cố tình bỏ qua một nguyên lý là khi kết hợp nhiệt tình với sự ngu dốt, sẽ thành phá hoại.

CNML đánh giá sai vai trò của vô sản nên mới chủ trương xây dựng thể chế: “Vô sản chuyên chính” mà dần dần chuyển thành thể chế “độc tài đảng trị”.

Khi vô sản còn nghèo khổ, họ có những đức tính tốt, nhưng khi họ đã nắm được quyền lực thì sẽ trở thành loại người khác, chứ không còn như xưa. Theo Milovan Djilas, thì họ đã tạo nên một giai cấp mới, quay lại bóc lột và đàn áp bằng thủ đoạn mới tàn bạo hơn. Tuy rằng có lúc Mác cũng nói tới điều đó, có dự báo, nhưng vì quá tin vào “Bản chất giai cấp” mà hy vọng vào vô sản trong những vai trò không thực tế.

CNML tạo ra cơ chế “Độc quyền đảng trị”, không những đồng nhất đảng với nhà nước mà còn đặt đảng cao hơn. Để duy trì cơ chế này đảng phải dựa vào công an và tuyên giáo. Công an chủ yếu dùng bạo lực làm cho dân sợ, tuyên giáo dùng những mánh khóe dối trá mê hoặc dân. Ai không sợ bạo lực, ai vạch ra sự dối trá liền bị vu cho tội vi phạm luật pháp, bị tù tội bằng các bản án bỏ túi hoặc oan sai. Những điều đó phá hoại văn hóa rất lớn.

Độc quyền đảng trị còn tạo ra nền dân chủ rởm, theo kiểu “đảng cử dân bầu”. Việc này làm suy thoái lòng tin, dẫn đến suy thoái văn hóa.

Riêng ở Việt Nam, nền hành chính sinh ra để giải quyết những công việc của người dân liên quan đến chính quyền thì nhiều nơi đã trở thành “HÀNH dân là CHÍNH”. Việc này càng làm suy thoái văn hóa.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. 1 câu hỏi nữa được đặt ra là nền văn hóa đó, aka Mác-Lê có xuống cấp hoặc/và lâm vào khủng hoảng không ? Một lần nữa, Giáo Sư Mạc Văn Trang cho ta 1 điểm mốc để so sánh

    4. Những “người cộng sản ngày xưa” có ý thức tu dưỡng đạo đức

    Họ đã từng cố gắng tu dưỡng đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; sống gắn bó với nhân dân; không muốn sống xa lạ với cuộc sống của nhân dân lao động; lối sống “Tiểu tư sản” đã bị phê phán, còn lối sống như tư sản, quan lại, vua chúa bị coi là sa đọa.

    Và hôm nay … uh, WTF can we say now! Chỉ lấy 1 hình ảnh cụ thể & khá tiêu biểu . Giáo Sư Lưu Trọng Văn xem sát gái -ngày xưa gọi là “hủ hóa”- là 1 thứ thành tích có thể tự hào, 1 đặc tính tốt của lãnh đạo, nếu hổng có “hủ hóa”, thì người đó, ở cương vị lãnh đạo, sẽ được xem là mờ nhạt, yếu đuối, thiếu cá tính, hổng tạo nên được dấu ấn -ngày xưa gọi là đóng trăn trên mặt gian phu- nào .

    Đổi Mới phúc up everything in the worst kinda way. Mới đầu ĐM trồng chuối đạo đức cách mạng, sau đó băm vằm, thái nhỏ, kế tới là trộn lẫn với đủ thứ thượng vàng hạ cám . Voilà, phái Xuyên Quyền Thế ra đời, where nothing is what it seems. Tất cả mọi thứ cứ như 1 quantum world, anything that can happen, will happen or not, nobody knows. Its a goddamn nitemare cho bất cứ ai muốn làm bất cứ 1 cái gì . Dẫn tới 1 thái độ chung là Eh, Phúc it. Anh/chị/chúng ta phải sống, by the motto live & let die

    Nhà văn hóa Nguyên Ngọc rất xứng đáng với niềm tự hào của các bác . Trong thời biển động gió cấp 5, ông vẫn vững tay chèo . Giải thưởng Phan Chu Trinh đã thành 1 tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản, 1 mệnh lệnh đanh thép với lưỡi lê tuốt trần . Giáo Sư Mạc Văn Trang chỉ từ đúng trở lên, và đóng góp của nhà văn hóa Nguyên Ngọc không dừng lại ở tuyên giáo . Chính Bảo Ninh, dưới sự chăm sóc của Nguyên Ngọc, đã thay đổi cách nhìn của thế giới về những bộ đội Cụ Hồ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam . Ngày xưa, anh bộ đội Cụ Hồ là phiến quân Cộng Sản, là Nguyễn Thái Bình, niềm cảm hứng của ISIS. Ngày nay họ cũng vẫn là như vậy, nhưng có hẳn 1 bộ măt người, cũng biết hỷ nộ ái ố dục như những gì được biểu tả qua những thứ gọi-là Auschwitz albums, bộ hình của những chiến sĩ được phân công phụ trách trại tạm giữ ở Auschwitz. Đạo diễn Đặng Ngọc Minh, đàn anh Tạ Duy Anh, cũng đã làm như vậy với điện ảnh .

    Rồi giải thưởng cho Lữ Phương, i mean Holy Xít! Hoàn toàn Khách Quan & Khoa học .

    Nói không ngoa, nhưng nhà văn Nguyên Ngọc single-handedly làm sống dậy 1 appreciation mới, 1 đường hướng sáng tác mới cho văn hóa Mác-Lê, hiện đại & nhân bản, appeal với đám snobs, hoặc những kẻ ăn tiền thuế của dân Mỹ để giới thiệu văn hóa ISIS. Trước đó, hổng ít người đã nói văn hóa cách mạng đã lui vào hoạt động bí mật . Nhưng đã có những thay đổi theo hướng tích cực, và sự thay đổi đó bắt đầu từ Nguyên Ngọc . Giải thưởng Hồ Chí Minh năm qua đã là minh chứng, và các trí thức như Lê Thiếu Nhơn đã bắt đầu lạc quan hơn .

    Chỉ mong Đảng giữ được winning streak của mình . Đảng hiện giờ, theo quán tính Đổi Mới, có khả năng làm bậy, phúc everything up beyond recognition. Chưa kể những trí thức như Nguyễn Ngọc Chu hay Trương Nhân Tuấn, những đề xuất của họ chỉ đem về những kết quả ngược lại . Seppuku có vẻ ít đau đớn & nhìn cũng oai hùng hơn đi theo những đề xuất của họ . Số tiền đó đã không vực lại nền văn hóa cách mạng, văn hóa Mác-Lê thì chớ. Tệ hơn, lại dùng để vực dậy văn hóa Ngụy, là thứ văn hóa hạ đẳng, đang tự cung hình cầu cạnh để ké, quá giang nền văn hóa Mác-Lê vào lich sử thì mất cả chì lẫn chài

  2. Rất đồng ý với MCX trong đánh giá về Giáo Sư Nguyễn Đình Cống, và hầu hết những bài viết của ô C đều mắc những lỗi này . May quá, ô C đã trám những lỗ hổng này bằng ngụy biện . Phew, hú hồn hú vía! Tuy vậy, có vẻ cái lỗ hổng kiến thức quá lớn nên có đổ bao nhiêu ngụy biện trong đó cũng (gần như) vô phương . Như đổ xi măng vào miệng núi lửa vậy . Vì vậy, tớ bỏ qua phần phản biện, cant argue w trí thức XHCN, mà coi như đây là còm phăng tê di

    – Về chuyện bỏ 1 số tiền không nhỏ ra cho văn hóa, VN hổng phải là duy nhứt . Từ Âu, Mỹ cho tới Trung Quốc, ngoại trừ Ấn Độ, chí tới Tanzania, chính phủ nào cũng có 1 ngân sách để phát triển văn hóa . Ở Mỹ thì thường xuyên phồng lên khi con lừa lên làm tông tông, và xẹp lại khi con voi nắm quyền . Và số tiền VN bỏ ra, gọi là lớn thì nó lớn, mà nhỏ thì cũng hổng sai . Hoặc khít khìn khịt thì cũng được . Tớ chỉ lập lại ý rằng 1 đồng bỏ vô văn hóa sẽ thâu lại hàng trăm ngàn đồng từ những lãnh vực khác như kinh tế, xã hội … Trung Quốc đã nhận ra điều này từ lâu, nên đã cho ra những nghệ sĩ lớn như Trương Nghệ Mưu, Đàm Thuẫn … Tới độ diễn viên VN chán, không muốn làm phim với đạo diễn Việt sau khi làm việc với Trương Nghệ Mưu . Just sayin

    – Về định nghĩa thế nào/cái gì là văn hóa, theres no clear-cut answe, cũng như đạo đức . Đoàn Bảo Châu, 1 độc tài về đạo đức kiêm văn hóa, hễ anh ta phán người nào/cái gì vô đạo đức hay phi văn hóa thì mọi người như anh ta đều công nhận là thế . Nhưng nếu hỏi anh ta theo hệ thống giá trị nào để ra những phán quyết làm gợi nhớ tới Cải Cách Ruộng Đất … DONT EVER ASK HIM. Nhưng ở đây, cứ tạm chấp nhận có 1 sự tương đồng về tư di, thái độ, ứng xử, niềm tin & whatnot của 1 nhóm người nhứt định, và ta có thể gọi chung đó là văn hóa (riêng) của nhóm người đó, just fo the sake of arguments. Vì hy vọng dựa trên 1 thứ, OK, aint the best, tạm gọi là được thì mới có thể đánh giá 1 cách sơ bộ .

    – Với 1 khái niệm tạm bợ như vậy, ta có thể xem có 1 thứ gọi là văn hóa Mác-Lê, được thể hiện bởi những người đã đi theo chủ nghĩa này . Họ là những người Cộng Sản, tạo ra & tiếp nối những sản phẩm của nền văn hóa này . 1 người khá quen thuộc altho some would argue their luck of HAVIN To have known, cho ra 1 cái list tướng Trần Độ, tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Tống Văn Công, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đình Bin, Chu Hảo, các trí thức như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Mạc Văn Trang, Tương Lai và rất nhiều, rất nhiều người khác . Giáo Sư Mạc Văn Trang cũng come up w another xít list, Nguyễn trọng Vĩnh, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Quốc Hải, Tương Lai, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Chi Lan, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Bin, Trần Nhương, Tư Thân, Phan Đắc Lữ, Võ Văn Thôn, Phạm Đình Trọng, Phạm Nguyên Trường, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Kim Chi…

    Tạm gọi những người này là A, là đại diện chân chính của văn hóa Mác-Lê vì họ có 1 điểm chung là cùng đi theo tiếng gọi của cách mạng, aka chủ nghĩa Mác-Lê . Thay vì đi về phe phản cách mạng Ngụy hay những đảng phái phản động khác . Nhìn chung, họ có những đặc điểm chung, Giáo Sư Mạc Văn Trang đã tổng hợp dùm chúng ta

    1. Những “người cộng sản ngày xưa” có lý tưởng

    Lý tưởng đó là đánh đuổi đế quốc, giành độc lập cho Tổ quốc; đánh đổ giai cấp bóc lột, giải phóng người dân khỏi bị áp bức, bóc lột, bất công. Tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản không còn người bóc lột người; con người được tự do, bình đẳng, người với người là bạn; tiến tới làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

    2. Những “người cộng sản ngày xưa” có niềm tin vào chủ thuyết

    Họ được giáo dục, tin tưởng tuyệt đối vào cơ sở lý luận chủ nghĩa Marx- Lenin, coi đó là chủ nghĩa “vô địch”, “bách chiến, bách thắng muôn năm”! Dẫu phần lớn đảng viên CS Việt Nam chỉ được nghe trích dẫn, bình luận những câu trong “kinh điển” như Kinh thánh, nhưng đầy lòng sùng kính, tin tưởng

    3. Những “người cộng sản ngày xưa” rất có ý chí

    Họ từng được giáo dục noi theo những tấm gương đảng viên “tiền bối” kiên cường; họ có quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng; họ được rèn luyện thực tế bằng việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra (hay trên giao) để đạt mục tiêu đã xác định. Nhiều người từng qua thử thách trong những điều kiện ác liệt của chiến tranh, tù đày; từng phải quên mình quyết tâm thực hiện “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”…

    Đấy, văn hóa Mác-Lê đã sản sinh ra những con người như vậy, và họ chính là những người Cộng Sản chân chính nhứt mà VN đã từng có, và còn lâu nữa mới có được những con người như vậy . Những ai hô hào chống Cộng tức là chống những người này, #ĐMCS là mong muốn Đổi Mới hoặc dùng Tbt Đỗ Mười nói tiếng Đan Mạch với những người này . Thử hỏi những người đó có đáng ăn xít mũi, lộn, muỗi không, xin cho ý kiến ngắn ở đây

    Thêm nữa, Cộng Sản để lâu ngày sẽ thành trí thức, như lời bài hát chế “xít chó để lâu ngày sẽ thành bơ”. Những người trong 2 cái lists ở trên đã trở thành kính trọng đv cả trong lẫn ngoài nước, Giáo Sư Mạc Văn Trang, 1 of many, đã khẳng định như vậy . Hơn thế nữa, các chiều hướng “hợp lưu” đều xuất hiện ở hải ngoại, hành xử như 1 con chó leng keng, cầu cạnh nền văn hóa Mác-Lê, mong muốn văn hóa Mác-Lê công nhận cái mong muốn của nó muốn hòa nhập với nền văn hóa Mác-Lê . Tưởng Năng Stench mong muốn dân hải ngoại đọc Nguyên Ngọc, rùi Đinh Từ Bích Thúy giới thiệu thơ của vợ Hoàng Phủ Ngọc Tường, và bao nhiêu cố gắng của trí thức hải ngoại làm cái cầu khỉ bắc qua Thái Bình Dương, hay đúng hơn, làm 1 chuyến tàu Trường Xuân nối 2 điểm xa nhất của Thái Bình Dương . Lê Minh Dũng cũng khinh rẻ dân hải ngoại, là văn hóa Mác-Lê dù có lâm vào khủng hoảng cũng vẫn hơn đứt đám hải ngoại & thứ văn hóa xítty của toàn những SOB’s

    Vậy có đủ chứng cớ về sự ưu việt của văn hóa Mác-Lê chưa ?

  3. CHỦ NGHĨA dáo mác lưỡi lê MÁC N..Ê đã phá sản TÌNH TỰ DÂN TỘC ĐẠO ĐỨC DÂN VIỆT

    Còn ai trồng khoai ngô xứ Vệ nữa suốt gần Thế kỷ đúng gần 8 Thập kỷ ĐÊM DÀI BẤT TẬN đói nghèo lạc hậu cố dâu về xứ Hán ngữ, trí nô lao nô thùng nhân ,

    https://www.youtube.com/watch?v=yAwfBR85HN8&t=10s

    PARIS – NGUYỄN NGỌC D..AO

    trí ngủ vịt kìu iêu nước ao nước lã ham bằng khen danh hão du hí hè hành DDDDDDDDDD ương Tết Tàu tán phét phọt phẹt bủn xỉn keo kiệt NGAY CẢ chỉ 1 lời tạ tội xin lỗi


    Khoa học & Kỹ thuật mở ra Thế kỷ 21 Diệu kỳ cho Tất cả chúng ta cùng nhau dựng xây !…
    ***************************

    Não ơi vào Tầm mức Thang Thời gian
    Cực kỳ tuyệt ngắn một phần tỷ tỷ phần
    Mười lũy thừa trừ mười tám của giây ấy
    Giao cảm với xung động cực ngắn Từ tâm
    Cho ta nhìn đời bằng Ánh sáng Chân lý
    Chỉ dài atto giây tri kỷ tri âm
    Trường Nhân loại rơi hỗn loạn Niên kỷ
    Hỗn mang dù đã phù du phù vân
    Thế giới vi mô giống vĩ mô thế giới
    Từ Nguyên tử đến hệ Mặt trời
    Từ Thiên hà đến Vũ trụ xa xôi
    Số lượng Atto trong một giây xấp xỉ
    Số giây trong tuổi Vũ trụ khung trời
    Ngân hà chuyển động vận tốc Ánh sáng
    Nặng thêm Chia ly đôi bờ Sông Ngân chia phôi
    Ngay dù chỉ sống hết đêm nay thôi nhé
    Vẫn yêu đời lạc quan còn vô số Atto giây !
    Dành cho mình cho Dân cho Nước Việt
    Tâm não ơi vào Thang Thời gian mới đây:
    Thế kỷ 21 Diệu kỳ cho ta cùng dựng xây !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TỶ LƯƠNG DÂN cảm tác nhân hay Tin vui hai Nhà Vật lý Pháp Anne L’Huillier và Pierre Agostini nhận Giải Nobel Vật lý năm nay

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

    Mùa Giải Nobel 2023

    Atto giây = 0, 000 000 000 000 000 001 giây


    Vĩnh biệt Nhà Thông thái Maurice Allais giữa Mùa NOBEL Kinh Tế
    **************************

    Kính chúc Bậc Đại sư, Nhà Trí thức Chân chính của Nhân loại yên nghỉ Miền Vĩnh hằng.. .. .

    hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=57

    Kính tặng Giáo Sư Vũ Quốc Thúc từng giữ nhiều chức vụ Kinh tế Miền Nam ….

    Had Allais’s earliest writings been in English, a generation of economic theory would have taken a different course
    Nếu như các tác phẩm của giáo sư Allais được dịch sang Anh ngữ sớm hơn, thì cả một thế hệ các nhà nghiên
    cứu kinh tế chắc hẳn đã đi theo một con đường khác

    Giáo sư người Mỹ Paul Samuelson
    Giải Nobel Kinh tế năm 1970

    Thủ khoa vào / ra Trường Bách Khoa (1) !
    Khoa học lẫn Văn chương tài hoa
    Thăng tiến nhờ Thang máy xã hội (2)
    Sinh trong nhà nghèo mồ côi cha
    Khởi hành chọn đường ngành vật lý
    Hiệu ứng Allais (3) vinh danh NASA :
    Ánh sáng biến thiên trong Trường hấp dẫn
    Vì đời .. . giã từ Vật lý gia !
    *
    Hiến dâng cho Kinh tế trọn đời
    Lập mô hình toán học dễ như chơi !
    Đáp án thoả mãn cầu – cung / Dân – Nước
    Nguyên tắc vô tận – hạn chế : vực – trời !
    Học thuyết sáu Thập kỷ còn thời sự :
    Luân chuyển rối lọan tài chánh hại đời
    Lạm phát phi mã không kiểm soát :
    Ngân Hàng Thế Giới điều tiết Luật chơi
    *
    ” Sản phẩm càng rủi ro càng hấp dẫn
    Nguồn khủng hoảng chứng khoán sụp sàn
    Chính sách kinh tài dẫn lạm phát !
    Ngân hàng + kẻ in tiền giả cùng chăn ! ! !
    Kinh tế quân bằng : dịch vụ đúng mức
    Tín dụng thừa trục lợi giới tư nhân… ” (4)
    Bài học Mỹ khủng hỏang địa ốc
    Tiêu bao triệu mảnh đời Lương dân !
    *
    “Thương chiến trong Thế giới Toàn cầu !
    Thất nghiệp bất công – Trần gian về đâu ?
    Xáo trộn xã hội chỉ đem nghèo khó
    Lợi khổng lồ cho tập đoàn lớn thả câu
    Xóa rào mậu dịch các nền kinh tế
    Lương – giá hối đoái … mất việc khổ đau” (4)
    Tiên tri vấn nạn Thời Hiện đại
    Thiên tài hạc trắng khuất bể dâu …

    15/10/2010

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Maurice Allais đỗ vào thủ khoa và khi tốt nghiệp đỗ đầu
    khóa thủ khoa khi ra trường Bách Khoa – Ecole Polytechnique
    một trong những trường lớn của Pháp

    2. Nước Pháp có chính sách gọi là “thang máy xã hội – ascenseur social ”
    nếu dân nghèo nhưng học giỏi thì nhà nước Pháp sẽ tiếp tục tạo điều
    kiện cho bạn học tới trình độ mình mong muốn.

    3. Say mê với ngành Vật lý, ông tìm ra Hiệu ứng mang tên Allais
    theo đó vận tốc ánh sáng thay đổi theo lực hấp dẫn – Ánh sáng biến
    thiên trong Trường hấp dẫn
    Hiệu ứng Allais được Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian
    Hoa Kỳ NASA áp dụng trong tính tóan các chuyến bay của con tầu vũ trụ

    4. Tóm lược vài nét sơ qua Học thuyết Kinh tế ALLAIS – Maurice Allais
    nhận Giải NOBEL Kinh tế 1988
    Maurice Allais ( SINH Paris, 31 tháng Năm năm 1911 – MẤT Saint-Cloud
    gần Paris, 9 tháng Mười năm 2010)
    Học thuyết mà Nhà Kinh tế Maurice Allais (1911-2010) đã đưa ra
    vào giữa Thế kỷ 20 vẫn còn tính thời sự trong bối cảnh kinh tế Tòan
    cầu hỗn lọan hiện nay .
    Maurice Allais lên án những chính sách kinh tế dẫn tới lạm phát, nhất là
    khi không kiểm soát được vận tốc luân chuyển dòng tiền điện tử ảo …
    Phải chăng Maurice Allais cất giấu trong kho sách gần trăm tác phẩm
    Maurice Allais để lại những bí quyết để giải quyết phần nào nạn thất
    nghiệp, cho phép Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đẩy
    lùi đe dọa lại nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009
    và tránh được mối đe dọa Chiến tranh Tiền tệ ?
    Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha và nhờ có
    học bổng của nhà nước năm 1933 Maurice Allais đỗ thủ khoa khi
    tốt nghiệp trường Bách Khoa, Ecole Polytechnique một trong
    những trường lớn của Pháp.
    Say mê với ngành Vật lý, Maurice Allaistìm ra Hiệu ứng mang
    tên Allais theo đó vận tốc ánh sáng thay đổi theo lực hấp dẫn – Ánh
    sáng biến thiên trong Trường hấp dẫn
    Hiệu ứng Allais được Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian
    Hoa Kỳ NASA áp dụng trong tính tóan các chuyến bay của con tầu vũ trụ
    Maurice Allais đã đến Kinh tế một cách tình cờ và Maurice Allais
    lưu lại qua gần 100 tác phẩm kinh điển cho Thế giới nhiều dấu ấn
    đậm nét trong lý thuyết cũng như đối với đời sống hàng ngày.
    Chính Giải Nobel kinh tế năm 1970, giáo sư Mỹ Paul Samuelson
    nhạn định các công trình KINH TẾ
    của Maurice Allais như sau :
    « nếu như các tác phẩm của giáo sư Allais được dịch sang Anh
    ngữ sớm hơn, thì cả một thế hệ các nhà nghiên cứu kinh tế chắc
    hẳn đã đi theo một con đường khác ».
    Mô hình toán học của Maurice Allais vào những năm 1950-60
    đã giải mã được những bí ẩn chung quanh các sàn chứng khoán
    phức tạp nhất hôm nay.
    Sản phẩm tài chính càng mang tính rủi ro cao thì lại càng có sức
    hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và đó là điểm khởi đầu dẫn tới
    các vụ đầu cơ, đến các cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt
    thế kỷ 20 và ở đầu thế kỷ 21.
    Suốt đời, Maurice Allais luôn lên án những chính sách kinh tế
    và tiền tệ dẫn tới lạm phát, nhất là khi khôngcòn kiểm sóat được
    vận tốc luân chuyển dòng tiền điện tử ảo … gây ra lạm phát làm
    một nền kinh tế mất đi tính hiệu quả
    Từ hơn sáu Thập kỷ trước Maurice Allais đã đưa ra một kết luận
    rõ ràng về vai trò của các cơ quan tài chính trong một nền kinh tế
    quân bằng : các ngân hàng phải định giá đúng mức các dịch vụ ;
    và để họat động có hiệu quả, một ngân hàng chỉ được quyền
    cấp tín dụng trong một chừng mực nào đó. Có như vậy mới
    có thể tránh được hiện tượng tiền rẻ, tín dụng dư thừa, khiến
    tư nhân, doanh nghiệp vay mượn bừa bãi như những gì đã
    xảy ra ở Hoa Kỳ từ mùa hè 2007 với khủng hỏang tín dụng
    địa ốc tại Mỹ.
    Trong phân tích lý giải của Nhà Kinh tế Maurice Allais
    ngân hàng và bọn làm bạc giả không khác là bao….!!!!
    Khủng hỏang tài chính 2008 như nhắc các giới chức chính trị
    và tài chính của thế giới nên đọc lại các tác phẩm Kinh tế của
    Maurice Allais.
    Maurice Allais đã chứng minh rằng, xóa bỏ mọi rào cản mậu dịch
    giữa các nền kinh tế quá khác biệt với nhau về những điểm như
    là lương bổng, chênh lệnh về tỷ giá hối đoái … là nhân tố gây
    nên thất nghiệp, và làm yếu đi đà tăng trưởng kinh tế. Đối với
    thị trường tai chính cũng vậy, tự do hóa các luồng vốn cũng chỉ
    có lợi khi các nước tham gia có cùng một mức độ phát triển
    kinh tế, chính trị và xã hội
    Hiện nay cộng đồng quốc tế đang lo ngại xảy ra một cuộc chiến
    thương mại trong một thế giới toàn cầu hóa, thì ngay từ năm
    1974 cũng giáo sư Maurice Allais đã cảnh báo :
    « Nền kinh tế Toàn cầu sẽ chỉ đem lại bất ổn định, đẩy thị trường
    vào thế mất cân bằng, kèm theo đó là nạn thất nghiệp, là những
    bất công, những xáo trộn về phương diện xã hội và cuối cùng thì
    mô hình mở rộng đó chỉ đem lại nghèo khó cho các dân tộc
    Nền kinh tế Toàn cầu bệnh họan chỉ đem lại những khoản lợi
    lộc khổng lồ cho các tập đoàn đa quốc gia ».
    Maurice Allais đã đào tạo rất nhiều thế hệ các nhà tóan học,
    kinh tế học của Pháp.
    Trong số đó có rất nhiều các nhân tài như Giải Nobel kinh tế năm
    1980 Gérard Debreu VÀO QUỐC TỊCH MỸ là học trò của
    Maurice Allais được trao tặng giải thưởng Nobel đã nhận giải
    Nobel trước thầy mình tám năm ..
    Vĩnh biệt Nhà Thông thái Maurice Allais giữa Mùa NOBEL Kinh Tế

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=57&idpoeme=5002

  4. Người thơ: NĐK

    dưới ngọn giáo
    mang tên,
    ý thức hệ,
    đất nước bị cầm tù.

    ý thức hệ,
    đấu tố cha ông,
    bỏ tù mọt gông,
    bất cứ trái tim nào dám sống.

    ý thức hệ độc tài,
    bội phản lẽ nhân sinh

    ý thức hệ,
    đẻ ra những điêu linh,
    biến bệnh họạn hóa ra lẽ thường tình
    người câm điếc hóa ra người biết sống
    quỳ gối, khom lưng ra kẻ ấy thiên tài.

    đất nước tôi
    không còn thấy những hình hài,
    nói dõng dạc tiếng Con Người,
    thuở ấu thơ mẹ dạy.

    Tội đấy phần ai,
    ngoài mi,
    ý thức hệ độc tài.

    Trích: Tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt”.

  5. “Tất cả bắt đầu từ Mác. Thời còn trẻ, ông nhận thức rằng, chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của nó, là lúc nó giẫy chết.”
    Sai từ tiền đề, lý luận cóp nhặt, dông dài vô ích.
    Kiến thức nền tảng sai, chả khác gì khi giảng “phong thủy”, 24 hướng hay 8 hướng mới là “chính tông” đây.

Comments are closed.