Gió Bấc
15-9-2023
Dân chúng Việt Nam chưa kịp nuốt trôi cơn phẫn uất về đề xuất đốt núi tiền 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, thì lại một lần nữa phải nén tiếng văng tục, nuốt nước bọt khi chứng kiến lễ hội đình đám “hát trên những xác người” của các quan chức hàng đầu ngành văn hóa, tư tưởng, truyền thông báo chí cấp trung ương.
Ngày 13-9, dư luận xã hội, truyền thông nhà nước đều xót xa, đau đớn, kinh hoàng về vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng nửa đêm trước đó tại một chung cư mini cao khoảng 9 tầng nằm sâu trong hẻm 29/70 Khương Hạ, phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hình ảnh ngọn lửa kinh khiếp, bao trùm ngôi nhà, cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Những khung cửa cháy đen, sắt thép cũng cong queo vặt vẹo thì còn gì thân thể con người. “Trong tòa chung cư mini có 45 căn hộ, nhiều mái ấm với 3-4 người cũng không còn ai sống sót. Số phận của họ đã được định đoạt trong bối cảnh chung cư không thiết kế sẵn lối thoát hiểm và ngọn lửa dữ đã bịt kín lối ra vào” (1).
Ngôi nhà nhỏ mặt bằng chỉ có 200m2 hình ống, trong ngách sâu 400m làm việc tiếp cận, cứu chữa càng khó khăn. Những nạn nhân chỉ có thời gian ngắn ngủi có thể giải thoát bằng cách liều lĩnh nhảy lần xuống sân thượng nhà lân cận. Có người không chết cháy mà chết vì chấn thương nhảy lầu.
Theo Công an Hà Nội, vụ cháy chung cư mini gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hơn 100 người được cứu thoát, nhưng có đến 56 người tử vong.
Thông tin dư luận đặt ra nhiều điều bức xúc như quản lý xây dựng đô thị vì sao để tồn tại khu chung cư mini mất an toàn như vậy? Trách nhiệm về ai? Quản lý phòng cháy chửa cháy thế nào để chung cư cao 9 tầng không có phương tiện thoát hiểm… Đã rút ra kinh nghiệm gì từ vụ cháy chết hàng chục người ở Karaoke Bình Dương hơn một năm trước mà lại để xảy ra tổn thất lớn hơn?….
Nhưng theo tâm thức chung của con người, luồng dư luận chính vẫn là đau đớn, xót thương những nạn nhân xấu số. Tiến sĩ Đoàn Lê Giang ở Trường ĐH XH&NV TP.HCM đã viết stt ngắn trên nền đen tang tóc “Đề nghị Quốc tang để tưởng niệm 56 nạn nhân hỏa hoạn và để nhắc nhở cả nước sao cho thảm hoạ không lặp lại!” (2)
Sự kiện chấn động đến mức dù bận bịu với nhiều nhiệm vụ quan trọng trước chuyến đi Mỹ dự hội nghị Liên Hiệp Quốc và nhiều nước khác, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đến hiện trường và vào bệnh viện Bạch Mai thăm các nạn nhân vụ cháy (3).
Thế nhưng ngay trong tối đầu tiên tang tóc ấy, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hồn nhiên tưng bừng tổ chức Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ Nhất. Đến dự lễ trao giải có đủ mặt các quan chức cao cấp nhất của đảng, nhà nước với những chức danh dài lòng thòng. Nào là Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; nào là các Ủy viên Trung ương Đảng Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương, các tác giả đoạt giải cũng như phóng viên thông tấn, báo chí (4).
Buổi lễ được truyền hình đăng tin tràn ngập các mặt báo, các kênh truyền hình, truyền thông với hình ảnh diêm dúa cờ quạt, hoa tươi, ca múa hát hò.
Quan chức, báo chí, hớn hở tươi vui khen tặng nhau những thành tựu văn hóa, tự hào là người lãnh đạo văn hóa, người làm văn hóa, người truyền thông văn hóa giỏi nhưng tất cả đều không nhớ đến câu nói của ông bà xưa “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Người cộng sản thường truyền tụng nhau câu nói của Karl Marx “Chỉ có con vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại để săm soi bộ lông của mình”. Ở đây còn hơn cả nỗi đau, đó là cái chết. Cao hơn đồng loại đó là đồng bào.
Nhà báo Ngọc Vinh, nguyên Thư Ký Tòa Soạn báo Tuổi Trẻ không dằn được sự phẫn uất, đã viết trên fb “trong khi hàng chục người dân thủ đô chết cháy thảm thương, thủ tướng và bí thư Hà Nội đều có mặt để chia buồn thì bộ văn hóa vẫn vui vẻ tổ chức lễ lạt cho các nhà báo.
Từ lãnh đạo bộ cho đến các nhà báo đều…ko có chút văn hóa nào.
Vậy mà, không biết hổ thẹn khi ngửa tay xin tiền ‘chấn hưng văn hóa’.
Ít ra các nhà báo cũng phải biết từ chối, nếu còn 1 chút lương tri của người cầm bút để thương xót đồng bào mình” (5).
Nhà báo Trần Xuân Thái, Thư ký Tòa Soạn Thời Báo Kinh Tế Việt Nam mượn tựa bài hát của Trịnh Công Sơn viết stt “HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI?”
Trần Xuân Thái biện luận rằng: “Nếu sự kiện vẫn phải diễn ra, dù không có bất kỳ lý do gì chính đáng để cần thiết phải diễn ra mà không thể tạm dừng, thay vì cắt bỏ chương trình văn nghệ mở màn để thay vào đó là phút tưởng niệm 56 đồng bào vừa tử nạn vì chết cháy và 37 đồng bào khác đang quằn quại trong nỗi đau phỏng cháy, họ lại nhảy nhót, ca múa để chào mừng đại biểu.
Không thể có sự vô cảm nào lớn hơn sự kiện của Bộ VH-TT-DL tổ chức đêm qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi vừa xảy ra trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu cháy hơn 1/3 số cư dân đang lưu trú.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tham dự sự kiện trao giải báo chí Vì sự nghiệp phát triển VH-TT-DL, cảm giác đêm qua ra làm sao và sẽ trả lời trước nhân dân như thế nào?
Xin hãy cầu nguyện cho những đồng bào đã khuất!” (6).
Facebooker Ha Vu Hien đã đưa ra sự so sánh hết sức xác đáng và cũng hết sức cay đắng về cách hành xử rất tế nhị, nhân văn của Đại sứ Mỹ trong cùng thời điểm:
“Trong cuộc họp báo do Đại sứ quán Mỹ tổ chức ngày hôm qua nhân kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, Đại sứ Mỹ Marc Knapper, trong phần phát biểu của mình, đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân của vụ cháy khủng khiếp vừa xảy ra tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội cướp đi mạng sống của gần 60 người.
Đấy là ứng xử văn hoá thường thấy ở các chính khách trước một sự kiện đau buồn như thế này.
Cũng tại Hà Nội tối qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’ rất trọng thể. Rất nhiều người trong đó có các nhà báo, nhà văn hoá, cho rằng, Bộ này nên hoãn sự kiện trên để tưởng niệm các nạn nhân xấu số trong thảm họa trên. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn diễn ra. Tôi chưa có thông tin là trong buổi lễ này, ông Bộ trưởng có lời chia buồn nào tương tự như lời chia buồn của Đại sứ Mỹ với các nạn nhân của vụ cháy này hay không.
Dù thế nào, việc một cơ quan có tên là Bộ Văn hoá vẫn còn tâm trạng để tổ chức lễ lạt vui vẻ, hoành tráng trong những ngày đau buồn của cả nước như thế này là một thảm họa về văn hoá tiếp theo sau ngay thảm họa cháy kinh hoàng vừa xảy ra” (7).
Có thể trước làn sóng dư luận phẫn nộ sôi sục, đảng nhà nước phải đổi màu, ngưng trò “hát trên những xác người”. Chiều tối ngày 14-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo tạm dừng tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí do TP, các đơn vị thuộc TP, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức từ ngày 14-9 đến hết ngày 17-9. Đồng thời, thống nhất các cơ quan, đơn vị từ TP đến cơ sở đồng loạt tổ chức mặc niệm các nạn nhân đã tử vong trong vụ cháy vào lúc 8h ngày 18-9-2023 (8).
Thà muộn còn hơn là không bao giờ! Thông báo trễ tràng ấy có thể vuốt mắt cho những thi hài nám đen đỡ xót xa thân phận của công dân thủ đô ngàn năm văn vật, trái tim nhân loại mà phải chết oan khốc, thảm thương. Thân nhân của họ đỡ phải tủi hờn khi quan chức văn hóa tung tóe ca hát giữa đại tang.
Điều đáng nói là, chỉ mới một tuần lễ trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Chính phủ cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng.
Vượt lên trên cách đốt tiền lẻ tẻ vài ngàn tỉ xây tượng đài, cổng chào, nhà hát, của người tiền nhiệm, Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hùng đã sáng tạo đốt tiền sỉ từng núi, từng dãy núi tiền với chương trình tổng thể quốc gia như đến năm 2030 có 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa như trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa nghệ thuật, bảo tàng, thư viện.
Cấp huyện và cấp xã có trung tâm văn hóa thể thao, 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.
Xin miễn bàn tính hữu ích, khả thi của chương trình chấn hưng văn hóa đó. Không bỏ bóng đá người nhưng phải áp dụng đúng lý luận của đảng để bàn. Xưa nay đảng thường nêu khẩu hiệu “Không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không có con người mới xã hội chủ nghĩa”. Tương tự, không thể chấn hưng văn hóa bởi những con người lãnh đạo thiếu văn hóa. Văn hóa bao hàm nghĩa rất rộng và căn bản nhất không thể thiếu là nhân tính.
Qua cách ứng xử phi nhân, bất nghĩa vừa rồi, khoan nói đến chấn hưng văn hóa dân tộc, không riêng ông Bộ Trưởng Hùng, mà tất cả các quan chức đã tham dự lễ hội “Hát trên những xác người” vừa qua, cần được đưa vào trường “phục hồi nhân tính” tương tự như cách đã đưa những cô gái bán trôn nuôi miệng vào trường “phục hồi nhân phẩm”.
_________
Chú thích:
3- https://vnexpress.net/thu-tuong-thi-sat-hien-truong-vu-chay-chung-cu-mini-4652719.html
HỒN NHIÊN NHƯ CÔ TIÊN
TIÊN SƯ LÙ SÂU BỌ
VÔ HỒN VÔ CẢM,CHỈ TIỀN MÀ THÔI
Đảng và Chính phủ csVN muốn chấn hưng văn hóa! Bởi vì văn hóa ở cái xứ xã hội chủ nghĩa này đã xuống cấp trầm trọng, những đặc tính tốt đẹp của văn hóa VN đã dần biến mất, thay vào đó là những thứ xú uế tràn lang trong xã hội con người.
Nhưng vì sao mà văn hóa của người VN trở nên tồi tệ? Hệ thống chính trị hiện tại đã làm gì khiến cho văn hóa của người VN trở nên tồi tệ? Đảng và Chính phủ csVN có trách nhiệm gì trong sự việc này?
Việc quan chức của Đảng và Chính phủ csVN chủ trương trích xuất nguồn kinh phí hơn 350.000 tỉ đồng để chấn hưng văn hóa bằng những cơ sở vật chất chỉ là trò hề, vì văn hóa là điều thuộc về tinh thần. Đề xuất chấn hưng văn hóa của Đảng và Chính phủ csVN thực chất là một dự án để quan chức đảng viên csVN chia nhau chấm mút mà thôi.
Hề … hề….
1. Bọn CHÓ LỢN tính (SÚC SINH, CHÓ ĐẺ) không có NHÂN tính thì làm sao PHỤC HỒI!!?
2. Chỉ những NGƯỜI tuy bị tẩy não nhưng chưa làm ác VỚI DÂN thì mới mong họ PHỤC HỒI thôi!
Hội văn nghệ tp HCM còn tổ chức lễ tưởng niệm LÊ VĂN 8 với đủ mặt già trẻ đã nói lên cái VĂN HOÁ XHCN hôm nay!
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không một lời hỏi thăm, không một lời chia buồn ?
Vì ông Trọng là TBT đảng Cộng sản, đây chỉ dân chết thôi.
Hề… hề…, CHÓ LỢN TÍNH có khi nào phục hồi thành NHÂN TÍNH được không!?
MÀ ĐỂ KẺ KHÔNG CÓ VĂN HÓA LÀ THỦ LĨNH CỦA NGÀNH VĂN HÓA LÀ SAO? CHỨC VỤ NÀY CÓ GIÁ BAO NHIÊU?