Nhận thức khác và nhận thức lại về cộng sản

Nguyễn Đình Cống

6-9-2023

1.- Sơ lược về nhận thức

Nhận thức là khởi đầu của mọi hành vi và công việc. Nhận thức đúng sẽ tạo ra hành động đúng, làm lợi cho bản thân và xã hội. Nhận thức sai về tự nhiên có ảnh hưởng xấu đến khoa học mà ít ảnh hưởng đến xã hội (Thí dụ Thái Dương hệ là Địa tâm hay Nhật tâm ảnh hưởng rất ít đến sản xuất và đời sống). Ngược lại, nhận thức sai về xã hội và chính trị thường gây ra những tác hại nghiêm trọng (thí dụ cho rằng cộng sản là tốt hay xấu để theo hay không theo).

Quá trình nhận thức xảy ra suốt cuộc đời và đặc biệt nhất là trong những năm đầu tiên, lúc trí khôn chưa phát triển (thường dưới 6 tuổi), khi mà mọi nhận thức của trẻ con chủ yếu do người lớn truyền dạy, được ghi sâu vào tâm thức và rất khó thay đổi. Những điều tiếp nhận từ lúc bé thường được khẳng định và ghi dấu rất sâu đậm, gần như biến thành tiềm thức.

Quan trọng của nhận thức là đánh giá được bản chất của đối tượng, của sự vật, trả lời câu hỏi “như thế nào” và câu hỏi “tại sao” hoặc giải thích nguyên nhân làm phát sinh.

Để đơn giản cách trình bày, tạm gọi A là trả lời cho câu hỏi như thế nào (có hay không, đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác, dương hay âm v.v…) và gọi B là phản, hoặc khác A.

Nhận thức của loài người về các đối tượng thường không thống nhất hoàn toàn ngay từ đầu, mà có quá trình thay đổi để tiếp cận chân lý. Có nhận thức A của một số người về một đối tượng nào đó. Nhận thức khác (B) là của người ngoài các người trên. Nó có thể xảy ra đồng thời hoặc khác thời với nhận thức A. Nhận thức và nhận thức lại là của cùng một người. Ban đầu nhận thức là A, sau vì một lý do nào đó mà nhận thức lại thành B. Quá trình nhận thức lại thường được gọi là “giác ngộ”, hoặc “ngộ ra”. Sự giác ngộ này có thể do người đó tự trải nghiệm và rút ra (tự giác ngộ) hoặc do tác động của người khác (được giác ngộ).

Một đứa bé có nhận thức A là sai, nhưng vì nó tiếp nhận bị động từ bé, đã in sâu vào tiềm thức nên khi lớn lên nó vẫn đinh ninh A là đúng, rất khó để nhận thức lại, rất khó để người khác giác ngộ trừ khi nó trở thành một người lớn có trí tuệ cao, có bản lĩnh lớn để tự giác ngộ.

Lý thuyết về nhận thức đã được một số nhà nghiên cứu tâm lý tiến hành và có những công trình nổi tiếng. Riêng về nhận thức khác và nhận thức lại còn tương đối có ít phân tích, lý giải.

Trong vòng gần hai thế kỷ vừa qua thì nhận thức, nhận thức khác, nhận thức lại về chủ thuyết, phong trào và bản chất của cộng sản gây ra quá nhiều sóng gió, quá nhiều xung đột.

2.- Về nhận thức khác

Cho rằng những người cộng sản có nhận thức A, rằng chủ thuyết cộng sản là hoàn toàn đúng đắn và tất yếu, rằng đảng cộng sản thông minh, sáng suốt, không thể sai lầm, là đảng cách mạng triệt để, lãnh tụ của đảng là thiên tài, có đạo đức rất cao thượng, rằng chủ nghĩa cộng sản là trí tuệ và lương tri của nhân loại, là chân lý của thời đại.

Cơ bản của nhận thức này do Mác nghĩ ra rồi dùng ngụy biện để tuyên truyền, được một số người tin theo vì nó đáp ứng nhu cầu và tâm lý một số người nghe.

Với vô sản cùng khổ, Mác đề cao việc đem quyền lợi vật chất cho họ, đề cao việc chống bóc lột, rồi còn đẩy họ lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng vô sản và xây dựng chế độ chuyên chính vô sản. Với trí thức, Mác đưa ra hình ảnh xã hội công bằng, tự do, no ấm, bác ái, nhân đạo. Với tuổi trẻ, Mác đưa ra lý tưởng cao đẹp để phấn đấu. Với một số người có mơ ước trở thành lãnh tụ, họ nhận thấy ở đây, cách mạng vô sản là dịp để thi thố tài năng và trèo lên đỉnh danh vọng. Với những kẻ cơ hội, họ lại thấy vô sản chuyên chính là nơi có thể dễ dàng dùng thủ đoạn tạo thành giai cấp mới để tiếm quyền và trục lợi.

Đến lượt Lênin, ông phát hiện ra nhu cầu được giải phóng của các nước thuộc địa, nên còn đưa thêm vào luận cương sự ủng hộ các nước này làm cách mạng giải phóng, giành độc lập.

Tuyên truyền ngụy biện chỉ thành công được ở một số ít nước như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba vì dân trí ở các nước ấy còn thấp, dễ tin, còn rất nhiều nước chẳng ai theo. Ngay cả ở Việt Nam cũng chỉ có một số nào đó thực tin, còn phần lớn là tình thế bắt buộc phải theo mà thôi.

Ngay từ khi cộng sản mới được truyền vào, nhiều người đã phát hiện được những mầm mống độc hại và chống lại. Thế nhưng, cộng sản đã nhanh chóng lợi dụng được lòng yêu nước của dân Việt mà lôi kéo được một số người.

Tuyên ngôn cộng sản năm 1848 tuy được một số người hưởng ứng và ca ngợi, nhưng số người có nhận thức khác, phản đối là nhiều hơn. (Họ cho rằng cộng sản như một bóng ma bao trùm châu Âu và ra sức chống lại).

Tại sao lại như vậy? Tại vì ngay từ đầu đã có nhiều người nhận ra rằng, chủ thuyết cộng sản đã phạm phải một số sai lầm từ gốc, đó là triết học duy vật, đề lên quá cao vai trò của vật chất, là hiểu không đầy đủ về con người, cho rằng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của nhân loại, rằng tư bản bóc lột vô sản bằng giá trị thặng dư, rằng sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là tất yếu (Tôi đã trình bày và phân tích những sai lầm này trong loạt bài: “Chất đất sét của đá tảng Macxit”. Ở đây xin không nhắc lại để tránh dài dòng).

Ngoài ra, chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, chủ trương dùng bạo lực để đàn áp, tiêu diệt những người có ý kiến khác với họ, chủ trương dựa vào giai cấp vô sản để làm chuyên chính, cách dùng ngụy biện trong tuyên truyền không thể nào thuyết phục được nhiều người có lương tri.

Mác còn nhầm, cho rằng nguyên nhân tạo ra vô sản là vì họ không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để sống. Đúng là có chuyện đó, nhưng vì sao vô sản không có tư liệu sản xuất thì Mác đổ tội cho là tư liệu đã bị tư bản chiếm hết. Mác không thấy được nguyên nhân cơ bản của vô sản ngay từ đầu là thiếu trí tuệ, kém bản lĩnh và nghị lực. Dựa vào sư lãnh đạo cuả những người như vậy để xây dựng xã hội là không đáng tin.

Những người tuyên truyền cho cộng sản dẫn ra rằng, không những giai cấp vô sản đi theo họ làm cách mạng mà cộng sản còn thu hút được một số tri thức, trong đó có người nổi tiếng, đã tự nguyện xa rời thành phần giai cấp cũ của mình để phục vụ cho lý tưởng, để tạo nên liên minh công nông cùng trí thức. Chuyện này là có thật, nhưng chỉ là một phần sự thật vì lúc còn trẻ một số trí thức bị mê hoặc bởi hình tượng cái bánh vẽ của lý tưởng, nhưng khi trưởng thành, đa số người trong họ đã nhận thức lại và từ bỏ cộng sản.

3.- Nhận thức lại

Từ nhận thức của một con người, rằng cộng sản là tốt đẹp (A) đến nhận thức lại, rằng cộng sản là xấu xa (B), chỉ mang lại quyền và lợi cho một số ít người và mang lại tai họa cho số rất đông những người còn lại. Đó là một quá trình do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.

Nguyên nhân chủ quan là tự người đó suy nghĩ, chiêm nghiệm, đối chiếu với thực tế, phát hiện ra mâu thuẫn lớn khi thấy rõ có sự khác nhau xa giữa việc làm thực tế và lời tuyên truyền. Nguyên nhân khách quan là khi tự thấy có gì đó nghi ngờ về sự không đúng đắn của cộng sản và được người khác giải thích cho rõ. Với người có trí tuệ cao thì nguyên nhân chủ quan là chính, với người bình thường thì nguyên nhân khách quan là chính.

Nếu vì một lý do nào đó mà người nhận thức không có chút nghi ngờ về việc làm của cộng sản, một lòng tuyệt đối tin tưởng thì hầu như không thể có ai làm cho người đó giác ngộ được, họ là loại người cuồng tín, trừ phi có một biến cố rất xấu do niềm tin của họ gây ra.

Nguyên nhân của cuồng tín có hai. Một là vì cộng sản đem cho họ quyền lợi, thứ đã làm mờ mắt, điếc tai những kẻ quá tôn thờ vật chất mà coi thường đạo lý. Hai là họ bị nhồi sọ từ thuở ấu thơ, lớn lên không có đủ trí tuệ để phát hiện, lại không gặp được hoặc cố tình từ chối người giúp giác ngộ. Thật bi thảm cho loại người trước vì họ rồi sẽ phải trả những nghiệp chướng nặng nề vì đã gây ra tội ác khi kiếm tiền bất chính. Thật bất hạnh cho loại người sau, bị chìm đắm trong vũng bùn mà tự hào là được tắm trong dòng suối tươi mát.

Nhận thức lại nổi tiếng trong lịch sử nhân loại là việc bác bỏ Thuyết Địa Tâm để thay bằng Thuyết Nhật Tâm. Đây là một sự nhận thức lại trái với câu “tai nghe không bằng mắt thấy”. Nhận thức lại này phải trả giá bằng mạng sống của nhà bác hoc Brunô và sự tù đày của Galilê.

Người có nhận thức lại về cộng sản đầu tiên trên thế giới có lẽ là Milovan Djilas (1911-1995), người nước Nam Tư cũ. Ông là một trí thức, vào đảng cộng sản từ năm 21 tuổi, trở thành bạn chiến đấu thân thiết của lãnh tụ Ti Tô. Djilas là nhân vật số hai của cộng sản Nam Tư. Nhưng rồi ông đã nhận thức lại về cộng sản, bị Ti Tô khai trừ và bắt giam. Trong tù, ông đã viết sách “Giai cấp mới”, vạch ra sự hình thành và đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp đảng viên cộng sản có quyền cao chức trọng, trở thành tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân theo cách mới, thao túng xã hội về mọi mặt.

Người nổi tiếng có nhận thức lại về cộng sản là nhà khoa học người Anh Bectơrăng Rutxen (1872-1970), người đã nhận được thư cảm ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã hết lòng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Ông Rutxen đã ca ngợi cộng sản trong thời trai trẻ, lúc về già đã nhận thức lại và tích cực chống đối.

Nhận thức lại của Milovan và Rutxen đã dựa vào sự tồn tại của cộng sản ở Liên Xô trước khi sụp đổ và các nước cộng sản khác để chỉ ra rằng sự độc quyền đảng trị là tàn bạo, chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, rằng sự sùng bái cá nhân lãnh tụ là biện pháp làm ngu dân, rằng giai cấp mới do cộng sản tạo ra là thế lực bóc lột và đàn áp tàn bạo kiểu mới, tước bỏ hết quyền tự do tư tưởng của nhân dân, tiêu diệt hết mọi nguồn phản biện, rằng cộng sản và chế độ phát xít là giống nhau về bản chất mà nhân loại cần trừ bỏ.

Nhận thức lại của Gocbachôp, nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (vào năm 1991).

Ở Việt Nam, có khá nhiều người nhận thức lại về cộng sản, trong đó có những người từng là cán bộ cao cấp của Đảng, như tướng Trần Độ, tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Tống Văn Công, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đình Bin, Chu Hảo, các trí thức như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Mạc Văn Trang, Tương Lai và rất nhiều, rất nhiều người khác.

Trong số những người nhận thức lại thì một số đã tuyên bố từ bỏ Đảng, những người khác, tuy không công khai từ bỏ Đảng, nhưng bỏ sinh hoạt.

Hầu hết những người nhận thức lại về cộng sản ở Việt Nam đều bắt đầu bằng phát hiện ra một số việc làm của Đảng trái với lý thuyết được học, trái với tuyên truyền của Đảng, các việc đó xâm phạm đến mong ước của nhân dân, phạm vào những đạo lý thông thường, ví như trong cải cách ruộng đất, trong phong trào hợp tác xã nông nghiệp, trong công cuộc cải tạo công thương, trong những hành động dân chủ giả hiệu, trong việc chính trị hóa giáo dục đã làm cho đạo đức và giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, trong việc đàn áp biểu tình, đối xử thô bạo với người bất đồng chính kiến, trong việc tao ra vô số oan sai cho người dân và dẫm đạp lên công lý khi xử những bản án bỏ túi v.v… Những việc đó làm tổn hại uy tín của Đảng, làm mất lòng tin của dân.

Để bảo vệ uy tín của Đảng, của Học thuyết, của lãnh tụ, tuyên truyền của cộng sản cho rằng, những sai lầm, tai họa giáng xuống đầu dân là lỗi của cán bộ thừa hành, chứ Đảng không bao giờ sai, học thuyết luôn luôn đúng, lãnh tụ hoàn toàn sáng suốt. Thực ra, đây là một kiểu ngụy biện để che đậy bản chất.

Những người nhận thức lại rất muốn phản biện, góp ý với lãnh đạo để tìm cách sửa chữa sai lầm, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, bằng những lời phản biện đầy tính xây dựng. Nhưng rồi vì những giáo điều trói buộc mà lãnh đạo, tuy cũng rất muốn làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh (theo cách của họ) mà không thể nào làm được.

Tình hình càng ngày càng xấu hơn, làm cho những người phản biện phát hiện thêm những độc hại chứa đựng trong bản chất lý thuyết cộng sản, là bản chất của cộng sản nhưng được che kín bằng mặt nạ cho đến khi họ nắm được chắc quyền lực thì mới lộ ra. Đó là những độc hại do chủ trương toàn trị, do độc quyền về tư tưởng sinh ra. Mà để giữ được toàn trị thì Đảng phải dùng bạo lực của công an để trấn áp người phản biện và dùng tuyên truyền (che bớt đi một số sự thật) để mong lấy lại lòng tin.

Những người phản biện lại thường được gọi là các nhà hoạt động dân chủ. Họ hoạt động để nâng cao dân trí về chính trị, đó là cơ sở để “dân chủ hóa” xã hội. Họ thực sự là những người yêu nước thương dân. Họ giống như những người truyền đạo.

Sau khi nhận thức lại và trải qua nhiều trăn trở thì một số người nhận thức lại mới dám vượt qua nỗi sợ hãi bình thường đế nói ra quan điểm của mình. Họ, cũng giống như nhiều chiến sĩ cộng sản thời còn bí mật, không sợ sự đàn áp, tù đày dành cho mình, mà sợ cộng sản trả thù đến con cháu nhiều đời sau. Nhưng họ đã vượt qua nỗi sợ đó.

Sự đàn áp hình như có tác dụng phần nào vì những tiếng nói của những người hoạt động dân chủ gần đây có dấu hiệu giảm xuống. Nhưng thật ra không phải thế. Đó chỉ là sự giảm tạm thời để tích lũy năng lượng cho một cải cách dân chủ trong tương lai.

Mọi sự độc tài, dù ngắn hay dài thì cũng chỉ là tạm thời và những kẻ độc tài tàn bạo, tuy có được quyền lực cao trong lúc còn tại vị, song sẽ bị phỉ nhổ nhiều đời trong lịch sử, bị mang nghiệp báo nặng nề. Còn những kẻ ủng hộ, ca ngợi độc tài, không sớm thì muộn sẽ bị quả báo tương xứng. Mọi sự độc tài sẽ bị lich sử loại bỏ.

Theo nhận xét của Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng thì cộng sản là chế độ “đại độc tài”, được sinh ra trong nghèo khó và dốt nát, trưởng thành bằng bạo lực và dối trá, sẽ bị hủy diệt trong sự khinh bỉ và hân hoan của nhân loại.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Chủ nghĩ cộng sản sai thì vứt nó vào sọt rác của lịch sử, nhân thức đi nhân thức lại CNCS chả mang lai lợi ích gì .

  2. OK, bi giờ nói về những ngụy biện, vốn có xuất phát điểm là sự trống vắng của kiến thức của ô C về chủ nghĩa Mác

    “do Mác nghĩ ra rồi dùng ngụy biện để tuyên truyền”

    Sai . Mác chưa bao giờ phát biểu 1 thứ tương tự “chủ thuyết cộng sản là hoàn toàn đúng đắn và tất yếu, rằng đảng cộng sản thông minh, sáng suốt, không thể sai lầm, là đảng cách mạng triệt để, lãnh tụ của đảng là thiên tài, có đạo đức rất cao thượng, rằng chủ nghĩa cộng sản là trí tuệ và lương tri của nhân loại, là chân lý của thời đại”. Những nhận xét này là của những người về sau, phần lớn là của những học giả, vd Trần Đức Thảo . Tất nhiên bằng những lập luận sắc bén, lô dít, & bằng những bằng cớ rõ ràng, có thể chứng minh được . Vd rõ nhất trong tiếng Việt là bài của Trần Đức Thảo phản bác Hà Sĩ Phu, khi ổng chưa đổ đốn . Đúng, Mác có bảo vệ quan điểm của mình về tính tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng Mác đưa tới kết luận đó là dựa trên Hegel & những tư tưởng triết học trước đó, kết hợp với chủ nghĩa duy vật .

    “đáp ứng nhu cầu và tâm lý một số người nghe”

    (much) more than anybody would like to admit. Hiện nay Zizek được xem là triết gia hàng đầu, và là 1 steadfast người theo chủ nghĩa Mác . Eagleton cũng vậy .

    “Mác đề cao việc đem quyền lợi vật chất cho họ”

    Sai . Điều mà Mác hướng & nhắm tới aint quyền lợi vật chất, mà là giải phóng sự sáng tạo của con người . Actually, Mác muốn thủ tiêu “quyền lợi vật chất” của tất cả mọi người, aka vô sản, aka xóa bỏ tư hữu . Điều này thì Mác nhấn mạnh liên tục, rằng nếu có thể gói gọn toàn bộ tư tưởng của mình trong vài chữ, thì đó là “xóa bỏ tư hữu”.

    “Mác đưa ra hình ảnh xã hội công bằng, tự do, no ấm, bác ái, nhân đạo”

    Không chờ tới Mác . Như đã nói, Mác là đệ tử rất trung thành của những trào lưu triết học trước Mác . Plutarch, Archimedes, Socrates, Newton … cho tới Jesus, Thích Ca -nếu có thể xem là những triết gia- ai cũng tư duy tới chuyện này .

    “ở Việt Nam cũng chỉ có một số nào đó thực tin, còn phần lớn là tình thế bắt buộc phải theo mà thôi”

    Đưa lại cái list của ô C “tướng Trần Độ, tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Tống Văn Công, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đình Bin, Chu Hảo, các trí thức như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Mạc Văn Trang, Tương Lai và rất nhiều, rất nhiều người khác” Name one that fit nhận định của ô C, rùi đọc lại họ để xem những tình cảnh nào đã đưa họ tới với chủ nghĩa Mác-Lê & chủ nghĩa Cộng Sản . Each & every single one of them, tất cả đều xuất phát từ trí tuệ, bản lãnh, tư duy & những thứ hầm bà lằng sắn cấu như vậy . Ô C included. Nobody kê súng vào đầu, bắt ổng đi theo chủ nghĩa Mác, được hưởng những lợi lộc do chủ nghĩa Mác mang lại, trở thành 1 trí thức do chủ nghĩa Mác tạo ra . Nếu phải nói cái gì, ô C chính là người theo chủ nghĩa Mác như gió trời, như không khí, như khí thiêng sông núi mà ô C đã hấp thụ .

    “Tình hình càng ngày càng xấu hơn” so với nhận định “việc làm của Đảng trái với lý thuyết được học, trái với tuyên truyền của Đảng”, có nghĩa Đảng càng phản bội lý thuyết Mác-Lê, dẫn tới hiện tượng nói 1 đàng, làm 1 nẻo . Và vì vậy, “Tình hình càng ngày càng xấu hơn”. Like i said, slip of the tongue is when the truth come out in full display. Problem is whenever the truth come out, tất cả những thứ xung quanh nó hóa ngụy biện hết .

    Toàn bộ bài này, tất cả những gì ô C làm là chứng minh tính đúng đắn & ưu việt của chủ nghĩa Mác .

    Chỉ nói thế này, chính ô C cũng thú nhận rằng ông hổng bằng 1 góc của quốc sư Mạc Văn Trang . Và chính quốc sư Mạc Văn Trang đã xác minh giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Give it up ô C ạ . Nên dành thời gian còn lại để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, rùi truyền lại cho con cháu truyền thống cách mạng tốt đẹp của gia đình .

    Đảng & đất nước chỉ mong ông có thế thui

  3. Ố Cống, WTF can i say. Ổng với Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có thể xếp vào 1 loại riêng biệt . Ở ngoài này thì những người đó được arranged để có thể tham dự những cuộc họp cấp cao tại các dưỡng trí viện tâm thần . Nhưng ở VN các bác, họ trở thành những trí thức đáng kính trọng . ill try my worst, và sẽ (ráng) dùng ô C để phản biện chính ổng . Hegelians, và chính Hegel cũng từng nhận định nghiên cứu về (bất cứ) 1 thứ gì cũng có nghĩa nghiên cứu về lịch sử của vấn đề (subject) đó . Lets see, shant we?

    “Những người tuyên truyền cho cộng sản dẫn ra rằng, không những giai cấp vô sản đi theo họ làm cách mạng mà cộng sản còn thu hút được một số tri thức, trong đó có người nổi tiếng”

    Cái list của ô C “tướng Trần Độ, tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Tống Văn Công, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đình Bin, Chu Hảo, các trí thức như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Thư Hiên, Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Mạc Văn Trang, Tương Lai và rất nhiều, rất nhiều người khác”

    Trích ô C ở 1 bài khác “Nhưng không phải tất cả người Việt đều nhầm, chỉ là một số rất đông, gồm nhiều thành phần, nhiều trình độ. Có thể kể ra một số như sau:

    Thứ nhất là những người chưa có được khả năng phân biệt đúng/ sai trong trường hợp phức tạp, chưa biết nhận ra những điều bị che giấu. Họ rất mong ước điều tốt đẹp nhưng vì còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị nhầm, dễ bị cảm tính chi phối. Họ là những người trẻ tuổi ưu tú, có bản lĩnh hoặc là những người có học vấn nhưng thật thà, dễ tin vào những điều hứa hẹn tốt đẹp.

    Thứ hai là những người ít suy nghĩ, có thói quen nghe theo lời của người tỏ ra có hiểu biết. Gần hết trẻ con giữ lại cho đến già những điều được dạy bảo từ rất bé. Với người lớn, họ bị người ta đem những lợi ích vật chất làm mồi nhử để lôi kéo, họ đang rất thiếu và thèm khát những thứ này. Thêm nữa là những người vì sợ mà không dám nghĩ khác những điều bị tuyên truyền, nhồi sọ.

    Thứ ba là người không có nhận thức gì cả, họ không suy nghĩ, chỉ nói theo người khác mà không hiểu nói gì.

    Thứ tư là bọn người cơ hội”

    One in 4. Pick a name trong cái list & đoán xem họ thuộc loại nào . Nếu họ không thuộc loại nào thì tuyên giáo đúng . Ô C thuyết phục được tớ, tuyên giáo sai . Chỉ nhớ, ngay cả “nhận thức lại” hàm ý used to be different. Và chỉ lói thía lày, những người đó, trước khi “giác ngộ Cách Mạng” aint nobody in particular. Chính ánh sáng của Cách Mạng đã làm nên tên tuổi những người đó, hay đúng hơn, chính chủ nghĩa Mác-Lê . Heck, chính chủ nghĩa Mác-Lê đã tạo ra những trí thức mà ngày nay các bác đã & đang (rất) kính trọng lun . Hổng tin cứ đọc lại ô C, mình vừa có tài lại hổng phải là con địa chủ, phản động, aka những người “có nhận thức khác”.

    “cách dùng ngụy biện trong tuyên truyền không thể nào thuyết phục được nhiều người có lương tri”

    Nhưng lại “rất hợp với dân trí” như nhiều người đã nhận định về những gì ô C viết

    Đoạn này thể hiện 1 mong ước của ô C, và cũng của (rất) nhiều người

    “Hầu hết những người nhận thức lại về cộng sản ở Việt Nam đều bắt đầu bằng phát hiện ra một số việc làm của Đảng trái với lý thuyết được học, trái với tuyên truyền của Đảng, các việc đó xâm phạm đến mong ước của nhân dân, phạm vào những đạo lý thông thường

    Đó là, Đảng hổng nên làm trái với lý thuyết được học, aka chủ nghĩa Mác-Lê nữa . Vì việc (làm trái chủ nghĩa Mác-Lê) đó xâm phạm đến mong ước của nhân dân, phạm vào những đạo lý thông thường

    Cả bài chỉ mỗi đoạn đó là hổng ngụy biện . Ở ngoài này quan niệm Slip of the Tongue hổng phải là 1 lỗi gì cả, its when the truth come out.

    Về chủ nghĩa Mác-Lê, ô C hổng có 1 chút kiến thức nào hít để có thể làm được cái gì . All he could do hiện giờ là 1 anh cán bộ tuyên truyền, có điều anh cán bộ này đang tuyên truyền rằng chủ nghĩa Mác-Lê là ẹ . One tiny problem, những gì ảnh đem ra làm dẫn chứng thì lại chứng minh cho tính đúng đắn & ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lê . Tiếng u là tự bắn vào chân mình, hoặc nhẹ hơn, chân này đạp chân kia

  4. Hình như cụ Cống chưa phân biệt rạch ròi hai loại người phản biện.
    Một số người phản biện nhận thức được rằng chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm ngụy tạo, dựa trên những kiến thức sai lầm rồi lôi kéo người khác bằng dối trá, lừa bịp. Do vậy cần phải vất bỏ cái chủ nghĩa độc hại ấy, đi theo những giá trị tự do, dân chủ phổ quát của nhân loại.
    Một số khác lại cho rằng cộng sản vẫn đúng, Hồ Chí Minh vẫn đúng, chỉ có những kẻ đầu đảng hiện nay là những kẻ đầu cơ, tìm mọi cơ hội leo cao chui sâu thực hiện sai, lạm dụng quyền lực vun vén cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân là cần phải loại bỏ.
    Do nhận thức khác nhau nên hàng ngũ những người phản biện bị phân hóa.

Comments are closed.