Đào Tăng Dực
5-9-2023
Điều 4 Hiến Pháp được cho là vô cùng tai hại cho dân tộc Việt vì điều này củng cố tính độc tài toàn trị của đảng CSVN.
Dĩ nhiên chúng ta đều muốn hiểu biết thêm nội dung chính xác của điều 4 Hiến Pháp là gì và trên bề mặt, xuất xứ của điều 4 Hiến Pháp đến từ đâu?
Thật vậy, Điều 4 Hiến Pháp năm 2013 tuy là niềm hãnh diện của TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị CSVN nhưng lại là nỗi nhục của nhân dân và trò cười cho cả nhân loại văn minh.
Điều 4 hiến pháp Việt Nam ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.
Trước đó, Điều 126 Hiến Pháp Liên Xô năm 1936 là: Đảng Cộng sản Liên Xô (CSLX) là “Đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, là cốt lõi lãnh đạo tất cả mọi tổ chức nhân dân lao động và cả quần chúng lẫn nhà nước”.
Đến năm 1977, điều 126 của hiến pháp Liên Bang Xô Viết được thay thế bằng điều 6 của hiến pháp mới như sau:
Đảng CSLX là: “Lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô Viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác – Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Xô Viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô Viết, đem lại tính kế hoạch, hệ thống và nội dung lý thuyết cho công cuộc tranh đấu đem lại chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản. Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp Liên Bang Xô Viết”.
Các nhà nghiên cứu chính trị thông thường cho rằng, điều 4 hiến pháp hiến định hoá chế độ toàn trị tại Việt Nam, được phát xuất từ điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Bang Xô Viết và được hiến định hóa lần đầu trong Hiến Pháp CSVN năm 1980.
Việc phân tích đuợc dừng tại đây vì họ nghĩ rằng, cả ông Hồ Chí Minh lẫn đảng CSVN đều tự cho mình là học trò ngoan của Stalin và đảng CSLX, nên không truy tầm xa hơn về xuất xứ của điều 4 hiến pháp.
Trên thực tế, cả điều 6 lẫn 126 của Hiến pháp Liên bang Xô Viết còn có một xuất xứ xa hơn nữa mà các nhà nghiên cứu chính trị không để ý.
Xuất xứ nguyên thủy đó chính là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.
Nghi vấn tại đây là: Theo lich sử thì các nhà độc tài CSLX như Lê Nin và Stalin đều lên cầm quyền trước Đức Quốc Xã của Hitler, thì làm sao Stalin lại phải học hỏi từ Hitler? Có chăng là ngược lại?
Chúng ta đều biết rằng, có ba nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỷ 20: Đó là Lê Nin và Stalin của CSLX, và Hitler của Đức Quốc Xã. Lê Nin nắm quyền từ năm 1917 đến năm 1924. Sau đó Stalin lên kế vị cho tới năm 1953. Tại Đức, Hitler lên nắm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Khi nói đến các mốc thời gian, Hitler dường như có nhiều cơ hội học hỏi từ Lê Nin và Stalin về phương thức cai trị độc tài.
Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì giả thuyết này không chính xác. Lê Nin là nhà độc tài đầu tiên đã tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, xây dựng lên guồng máy mật vụ, và nắm quyền sinh sát trong tay mà không cần qua một hệ thống tư pháp nào.
Điều này không có gì lạ. Những hành động tương tự đã từng xảy ra thường xuyên trong lịch sử loài người, qua các cuộc tương tranh quyền lực và thay đổi triều đại. Khi Stalin lên nắm quyền, ông vẫn theo đuổi các chính sách của Lê Nin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Lê Nin và Stalin chỉ nằm ở mức độ tàn khốc và có tính đột biến.
Trong khi đó tại Đức, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng (Chancellor) vào tháng 1 năm 1933. Hitler đã thực thi chính sách xâm chiếm toàn bộ Âu Châu và chứng minh khả năng thống trị của mình bằng nhiều bước đi sáng tạo, mà chính Stalin và các lãnh tụ CS khác phải học hỏi.
Sau đây, chúng ta có thể chứng minh cụ thể hơn tại sao điều 4 Hiến Pháp lại có thể phát xuất từ chế độ Quốc Xã mặc dù chế độ Đức Quốc Xã sinh sau chế độ CSLX và là kẻ thù không đội trời chung với các chế độ CS, thậm chí còn hơn là các chế độ tư bản nữa?
Những sự kiện lịch sử khách quan cho biết rằng: Tuy lên cầm quyền sau và có thể học hỏi nhiều thủ thuật độc tài khác từ Lenin và Stalin, nhưng Hitler là nhà độc tài đầu tiên chính thức luật hoá sự độc đảng của chế độ Quốc Xã.
Ngày 14/7/1933, Hitler công bố bộ luật gọi là Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới (Law against the founding of new political parties). Điều khoản của bộ luật này ghi rõ vị trí độc tôn của Đảng Quốc Xã như sau:
“Điều 1: Đảng Quốc gia Xã hội Lao Động Đức (viết tắt là Đảng Quốc Xã) là chính đảng duy nhất của nước Đức”.
Điều 2: Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”.
(https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/law-against-the-founding-of-new-parties)
Trước đó vài ngày, Hitler tự tin tuyên bố trong một bài diễn văn rằng: “Tất cả mọi chính đảng đã bị hủy diệt. Đây là một biến cố lịch sử, mà ý nghĩa cũng như hậu quả chưa ai ý thức được trọn vẹn… Đảng đã trở thành nhà nước, và toàn bộ quyền lực thuộc về nhà nước”.
Mặc dù Hitler không cần sắc luật trên để cai trị dân. Nhưng việc công bố sắc luật cho thấy, một điều mà chưa nhà độc tài nào trên thế giới dám làm trước đó.
Trong giai đoạn lịch sử này, Hitler vô hình trung được sự chú ý của một đệ tử được coi là giỏi hơn sư phụ: Đó là nhà độc tài CSLX Stalin.
Chúng ta cần lưu ý mốc thời gian. Hitler thông qua sắc luật nêu trên năm 1933, luật hóa sự cai trị độc tôn của đảng Đức Quốc Xã. Ba năm sau, tức năm 1936, Stalin làm một điều mà chính Lê Nin chưa dám làm. Stalin đã bắt chước Hitler thông qua bản hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, trong đó điều 126 hiến định hoá quyền độc tôn của đảng CSLX.
Rõ ràng là Stalin đã đánh cắp bản quyền “tiền thân nguyên thủy” của điều 4 Hiến Pháp từ tay tác giả nguyên thủy là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.
Câu hỏi phải nêu ra tại đây là: Tại sao 2 kẻ thù không đội trời chung như Hitler của Đức Quốc Xã và Stalin của CSLX lại có thể chôm chĩa thủ thuật của nhau trên phương diện chính trị, hầu cai trị nhân dân bạc phận của họ như thế?
Thật ra, tuy là những kẻ thù không đội trời chung, nhưng cả Đức Quốc Xã lẫn Liên Xô đều là những chế độ toàn trị trong bản chất. Cá nhân Hitler và Stalin đều là những nhà độc tài đồ tể, giết hằng triệu sinh linh như ngóe.
Thêm vào đó, khi phân tích 2 khái niệm “quốc xã” và “quốc tế cộng sản” chúng ta thấy một sự tương đồng nền tảng. Thật ra, cụm từ quốc tế cộng sản có nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa không những trong một quốc gia mà trên cả thế giới đại đồng. Trên thực tế, ngay từ thời Stalin, giấc mơ thế giới đại đồng xã hội chủ nghĩa đã bị buông bỏ. Chỉ còn cố gắng vô vọng xây dựng XHCN trong LBXV mà thôi.
Trong khi đó cụm từ quốc xã của Đức Quốc Xã có nghĩa là xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia.
Tuy có sự khác biệt giữa “trong một quốc gia” như tại Đức và “thế giới đại đồng” như tại LX, nhưng chính cái điểm tương đồng XHCN còn lại này đã là bản chất keo sơn giữa 2 khái niệm độc tài.
Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã. Sáng kiến toàn trị của Hitler được nhà độc tài Stalin chôm chĩa và sử dụng thiện xảo cũng chính vì bản chất tương đồng là độc tài và xã hội chủ nghĩa này.
Không phải TBT Nguyễn Phú Trọng, vốn là hậu duệ của Stalin và Hitler, qua điều 4 hiến pháp, cũng đang cố gắng vô vọng xây dựng xã hội chủ nghĩa trong chỉ một quốc gia là Việt Nam hay sao?
Như vậy chúng ta phải làm gì?
Dựa vào các sự kiện lịch sử nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là điều 4 hiến pháp mà Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đang bám víu để sống còn, thật sự không có xuất xứ tốt đẹp gì. Điều 4 Hiến Pháp và các tiền thân của nó là các điều 126 và 6 của LBXV, đều chỉ là là hậu thân của Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới Đức Quốc Xã, được Hitler công bố vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, nhằm luật hoá sự toàn trị của Hitler và Đảng Quốc Xã Đức mà thôi.
Đáng mừng cho dân tộc Đức là chế độ toàn trị của Đảng Quốc Xã chỉ tồn tại 12 năm. Nguyên khí của quốc gia này đã phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ 2, mặc dù Đức là nước bại trận.
Trong khi đó, chế độ tòan trị Lê Nin và Stalin tồn tại đến 70 năm, làm tiêu diệt nguyên khí của dân Nga.
Dân tộc Việt, qua 7 thập niên cũng tang thương không kém!
Chính vì thế, toàn bộ HP 2013, nhất là điều 4 Hiến Pháp trở thành biểu tượng của độc tài toàn trị và sự thống khổ lầm than của dân tộc, vì xuất xứ từ những chế độ và băng đảng bại hoại nhất của nhân loại như Quốc Xã và Cộng Sản.
Chúng ta phải phát động một phong trào đả phá hiến pháp 2013 ma quỷ này, xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho các thế hệ mai sau, hầu phục hồi nguyên khí quốc gia.
“Điều 2: Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”.
Nếu thế Hitler và luật lệ của y còn nhân đạo gấp 3 lần quốc xã vn.
Tù nhân lương tâm ở xứ nầy lãnh trên 9 năm tù là chuyện không hiếm!
Cái may mắn của nước Đức là Quốc xã đã bại trận.
Cái đại họa của Việt Nam là cộng sản Việt Nam đã giành phần thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Không thể nói là đại họa được . Nhà văn hóa Nguyên Ngọc gọi đó là “chiến thắng huy hoàng”, những trí thức cả dân hải ngoại đều kính trọng & nghĩ họ mắc phải hội chứng Stockholm đều có những đóng góp trực hoặc gián tiếp vào “chiến thắng huy hoàng” đó, và họ tự hào về những đóng góp của mình . Chưa kể những anh hùng liệt sĩ, biết bao hy sinh của dân tộc để giành được thắng lợi “chiến thắng huy hoàng”, giải phóng miền Nam cho Trung Quốc . Và vì áp dụng quy luật lao động của chủ nghĩa Mác nên họ, những người sống sót, & con cháu họ được hưởng chính thành quả đạt được từ những hy sinh của chính mình . Ngụy hổng phải “huynh đệ” của họ, đừng có thấy sang bắt quàng làm họ đi . Quê lém!
Tập Cận Bình sẽ dùng mọi thứ tốt nhất để duy trì mạng sống của tên thái thú trung thành hòng tiêu diệt ý chí quật cường của dân việt nhưng dân thì lại mong hắn sớm chết.