18-6-2023
Tôi muốn gọi những biến động vừa xảy ra ở Daklak (xưa viết là Darlac) là một bi kịch, bi kịch trong mối quan hệ giữa những tộc người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm qua, từ khi “nước sông không phạm nước giếng” đến những năm dài chan hòa cuộc sống, và gần đây là những trận đụng độ kinh hoàng.
Lịch sử ghi chép rằng, cho đến thời các chúa Nguyễn, nơi sinh sống của các tộc người trên Tây Nguyên ngày nay vẫn được gọi là “nước”. Năm 1751, đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, (trích) “Thủy Xá, Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía Tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía Đông núi, vua Hỏa Xá ở phía Tây núi. Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây, sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về”. (Hết trích) – (Đại Nam thực lục – Tập một – NXB Giáo Dục 2002, trang 157).
Xem như thế, thấy rằng thời các chúa Nguyễn, chúa chủ động thể hiện tình lân bang bằng cách cho mang quà tặng hảo trước cho những sắc tộc sống ở Tây Nguyên ngày nay. Đó là cách thu phục chính danh nhất của kẻ bề trên, khiến người dưới chiếu cảm kích mà tuân phục. Năm 1794, dù cho cuộc chiến với nhà Tây Sơn đang hồi gay cấn, song khi vua Thủy Xá ở Tây Nguyên lên ngôi, chúa Nguyễn Ánh vẫn không quên ban phẩm vật cho, và vị vua này đã “sai man thuộc đến thông hiếu ở thượng đạo Phú Yên, xin làm phiên thuộc và xin ban ơn cho” (Đại Nam thực lục – sđd, trang 311).
Năm 1803, khi vua Gia Long đã thống nhất đất nước, vua hai nước Thủy Xá, Hỏa Xá lại sai sứ đến quy phục tại Phú Yên, vua lại sai ban phẩm vật cho (ĐNTL, sđd, trang 556). Mối quan hệ hữu hảo đó kéo dài cho đến khi Việt Nam hoàn toàn nằm dưới ách đô hộ của người Pháp.
Về phần người Pháp, có lẽ do còn phải đối phó với nhiều biến động dưới đồng bằng nên gần như trong suốt thế kỷ XIX, họ không quan tâm lắm đến vùng gọi là Tây Nguyên ngày nay. Song các giáo sĩ phương Tây thì không thế. Ngay vào năm 1848, nghĩa là hơn 10 năm trước khi Pháp áp đặt chế độ thuộc địa cho Việt Nam, một số giáo sĩ Pháp như Combes, Fontaine đã lặn lội lên vùng này, cất chòi sống chung đụng với người Bahnar để thực hiện sứ mạng truyền đạo do Giáo hội La Mã giao phó.
Sự chung đụng gợi ra nhiều nghi kỵ cho người bản địa, song sau một trận dịch đậu mùa, các giáo sĩ tiêm chủng cho họ và cứu mạng nhiều người, mối quan hệ giữa hai bên dần tốt đẹp lên. Việc giảng đạo đạt kết quả, các giáo sĩ dạy cho người bản địa cách cày bừa, trồng lúa và trở thành cố vấn cho họ về nhiều mặt của đời sống. Năm 1854, có 4 giáo sĩ Pháp bị triều đình Huế truy sát, họ lang thang trong rừng nhiều ngày, sau được người Bahnar cứu thoát (Lê Nguyễn – Cuộc phiêu lưu của Marie Đệ nhất, quốc vương xứ Sedang – NXB Tổng hợp TPHCM 2019, từ trang 49).
Cho đến những thập niên cuối thế kỷ XIX, mối quan hệ giữa người Kinh và các sắc tộc thiểu số vẫn diễn ra tốt đẹp. An Khê, khu vực địa đầu của tỉnh Bình Định, trở thành một trung tâm thương mại nhỏ, nơi người Việt dưới đồng bằng mang hàng hóa, thực phẩm lên để đổi lấy thổ sản vùng cao. Ca dao thời ấy có câu:
Ai về nhắn với nậu nguồn,
Măng le gùi xuống, cá chuồn chở lên.
Người miền xuôi (người Kinh) mang lên muối, các loại hải sản (cá, tôm, cua..), kim loại (thiếc, đồng…) đổi lấy thổ sản miền ngược (Tây Nguyên ngày nay) như gạo, thuốc lá, sáp ong, mật ong, sừng tê giác… Chuyện mua bán, đổi chác giữa hai tộc người hầu như không thấy gì bất ổn xảy ra.
Về phần thực dân Pháp, có thể nói trong suốt thế kỷ XIX, họ không bận tâm đến vùng Tây Nguyên. Trừ một trường hợp vào năm 1888, khi Toàn quyền Đông Dương Constans nhận được tin một đoàn khảo sát người Đức đang tiếp xúc với chính quyền Xiêm (Thái Lan) và Ai Lao (Lào) về nhiều điều chưa được biết rõ. Ông ta lo ngại là những người Âu này sẽ dòm ngó vùng Tây Nguyên và khống chế hay chiếm hữu nó, vì thế, đã nhờ một tay viết báo thích phiêu lưu mạo hiểm tên David de Mayréna lên Tây Nguyên, kết hợp các bộ tộc chính như Bahnar, Djarai, Sedang… đặt dưới sự quản lý hay ít ra cũng dưới sự chi phối của chính quyền Pháp.
Nhờ tài ứng biến, sự lanh lợi và may mắn, De Mayréna hoàn thành mỹ mãn sứ mạng được giao phó, song sang đến viên Toàn quyền kế nhiệm Constans là Richaud, có lẽ vì thấy sự lo ngại của Constans đã không xảy ra, phần khác, do De Mayréna làm nhiều việc không bình thường trên cái gọi là “vương quốc Sedang” mà đang từ kẻ có công lớn, De Mayréna trở thành kẻ tội đồ.
Mãi đến những năm đầu thập niên 1890, sau khi nhà bác học Yersin tìm ra cao nguyên Langbian (Lâm Viên), căn cứ vào tình trạng khí hậu và thổ nhưỡng tốt của vùng đất này, chính quyền Pháp quyết định biến nơi đây thành nơi nghỉ dưỡng của bọn thực dân da trắng.
Năm 1904, một biến động lớn xảy ra. Người bản địa dưới quyền hai quốc vương Thủy Xá và Hỏa Xá phản ứng lại chính sách trực trị của người Pháp đang manh nha trên lãnh thổ họ. Họ mời viên công sứ Odend’han đến ăn yến rồi mai phục hạ sát ông này cùng 7 người giúp việc (Đại Nam thực lục chính biên – Đệ lục kỷ phụ biên – NXB Văn hóa-Văn nghệ 2011, trang 419, cùng một bài viết của tiến sĩ Nguyễn Văn Huy). Từ đó, thực dân Pháp xóa sổ hai vương quốc Thủy Xá và Hỏa Xá.
Nhiều người trong chúng ta biết rằng, vào thời Pháp thuộc, người Kinh gọi người sống ở vùng Tây Nguyên ngày nay là “Mọi”. Lớp người sinh trưởng tại miền Nam vào thập niên 1940 trở về trước thường nghe cụm từ “mọi cà răng căng tai” dùng để chỉ người miền Thượng, vì nhiều tộc người cà cho hàm răng của họ ngắn lại, đeo những chiếc vòng nặng trĩu trên tai, khiến dái tai họ to ra và trĩu xuống.
Từ cách gọi của người Kinh, người Pháp cũng gọi họ là Moi hay Mois.
Từ “mọi” gợi ra một cái gì đó thấp kém, lạc hậu và dã man nữa. Thời Đệ nhất Cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm cấm chỉ gọi họ là “mọi”, mà gọi là “người Thượng”, thậm chí là “đồng bào Thượng”. Từ “đồng bào” có lẽ được sử dụng với một nghĩa bao quát hơn, chỉ những tộc người sống thành một cộng đồng rộng lớn bên dưới đại lục Trung Hoa. Từ đó, khẩu hiệu “Kinh-Thượng một nhà” rất phổ biến trên các biểu ngữ, các phương tiện truyền thông.
Song song với hai từ Kinh-Thượng, về mặt lãnh thổ lúc bấy giờ, miền Trung được chia thành hai vùng rõ rệt là vùng “cao nguyên Trung Phần”, tức khu vực của người Thượng và “duyên hải Trung Phần” của người Kinh, từ Qui Nhơn-Bình Định trở về hướng biển.
Cuối những năm 1950, có lẽ do bận rộn với việc định cư và cung ứng các điều kiện sinh sống của gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam mà chính quyền Ngô Đình Diệm có những sơ hở về mặt quản lý các đồng bào sắc tộc. Năm 1958, một tổ chức có chủ trương chống chính quyền ra đời có tên BaJaRaKa, với sự kết hợp của bốn sắc tộc khác nhau là Bahnar, Jarai (hay Djarai), Radhés, Kaho đã gửi thư đến các sứ quán Pháp, Mỹ và đại diện Liên Hiệp Quốc, tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chính quyền Đệ nhất Cộng Hòa và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.
Đầu những năm 1960, quan hệ giữa VNCH và chính quyền Cambodge (Campuchia) gặp nhiều rắc rối, đi đến chỗ bế tắc, hai bên rút Đại sứ về và chỉ quan hệ với nhau ở cấp thấp hơn (Đại lý Đại sứ). Năm 1964, với sự hỗ trợ tinh thần của quốc vương Campuchia Sihanouk, các tổ chức bất đồng với chính quyền VNCH liên kết lại thành một tổ chức thống nhất, lấy tên Pháp là Front unifié pour la Libération des Races Opprimées (Mặt trận thống nhất giải phóng các sắc tộc bị áp bức), viết tắt là FULRO.
Sau thời điểm này, chính sách của chính quyền VNCH đối với người thiểu số vùng cao đã có những cải tiến rõ rệt, về lượng cũng như về chất. Thông thường ở vùng đồng bằng, cơ cấu chính quyền cấp tỉnh có hai Phó Tỉnh trưởng là Phó Tỉnh trưởng Hành chánh và Phó Tỉnh trưởng Nội An (chức vụ sau bị bãi bỏ từ năm 1966). Tại các tỉnh cao nguyên Trung Phần, chính phủ VNCH đặt thêm chức Phó Tỉnh trưởng Thượng vụ, phụ trách các vấn đề liên quan đến đời sống của đồng bào Thượng. Phó Tỉnh trưởng Thượng vụ tỉnh Kontum đầu tiên là ông Paul Nưr, một thành viên trong các tổ chức chống đối trước đây. Dưới cấp tỉnh, ở cấp Quận, cũng có những ban sắc tộc do các công chức hay quân nhân người gốc Thượng đảm trách.
Không chỉ về mặt quản lý hành chánh, về mặt luật pháp, chính quyền VNCH cũng quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong cộng đồng người thiểu số có lý tới phong tục, tập quán của họ. Ngay từ năm 1929, thực dân Pháp đã cho thành lập các “Tòa án tập quán” ở các cấp Tỉnh, Quận, Xã nhằm để cho người Thượng xét xử người Thượng, xét xử căn cứ vào tín ngưỡng của các bộ tộc.
Sang thời VNCH, năm 1965, chính phủ cho thiết lập các “Tòa án phong tục” trên cao nguyên Trung phần, hoạt động như các Tòa án tập quán thời Pháp, chỉ có khác là Tòa án tập quán là một tổ chức hành chánh, còn tòa án phong tục là một tổ chức tư pháp hẳn hoi (Nguyễn Trắc Dĩ – Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong tục) – Sài Gòn 1972, trang 155-160)
Những cải tiến về các chính sách nêu trên giúp nhiều người Thượng có học vấn tham gia thiết thực vào việc điều hành công vụ của chính quyền VNCH. Tiêu biểu là ông Touneh Hàn Thọ, cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành chánh, vào những năm 1969-1970, từng được cử vào học trường Cao đẳng Quốc phòng, chung với nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội, thông thường ở cấp Đại tá. Năm 1970, ông Touneh Hàn Thọ ra trường Cao đẳng Quốc phòng với luận văn nhan đề “Quan niệm về sở hữu đất đai và thực trạng sinh kế của các sắc dân Thượng”.
Vào nửa đầu thập niên 1970, ông Hàn Thọ được cử giữ chức vụ Tổng Thư ký Bộ Phát triển sắc tộc, một cơ quan quan trọng được thành lập ngay vào năm đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng hòa (1967). Đến lúc đó, sự tham gia của đồng bào Thượng vào chính quyền đương nhiệm là một việc làm có thực chất, không mang màu sắc tuyên truyền hay mị dân. Có những người được bầu vào Quốc Hội, vào bộ máy chính quyền, tiêu biểu là Bộ Phát triển sắc tộc. Người đầu tiên lãnh đạo bộ này chính là ông Paul Nưr, nguyên Phó Tỉnh trưởng Thượng vụ tỉnh Kontum.
Năm 1975, khi trở thành tù cải tạo, người viết bài này từng sống chung nhà, chung đội với nhiều đồng bào Thượng từng là dân biểu, viên chức cao cấp của Bộ Phát triển sắc tộc. Họ rất hiền hòa, sống chan hòa với các bạn tù người Kinh, đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy nhớ người bạn tù hiền lành Touneh Yơh, một con người luôn vui vẻ, cười đùa với mọi người và cư xử với bạn tù một cách chân tình nhất.
Ngay sau tháng 4.1975, chính quyền mới của những người thắng cuộc đã đưa nhiều đồng bào miền Bắc đến Lâm Đồng (tên cũ là tỉnh Tuyên Đức) để lập nghiệp. Chính sách di dân là hệ quả tất yếu của sự phát triển dân số, khiến vùng này có mật độ dân cư quá cao, dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi về xã hội, vùng khác mật số dân số thấp, đất đai, rừng núi chưa được khai thác đúng mức.
Tuy nhiên, chính sách di dân hay giãn dân nếu không được thực hiện xuyên suốt, có quan tâm đến quyền lợi, đời sống văn hóa, xã hội của người bản địa, sẽ dễ trở thành chính sách tàm thực (tằm ăn dâu) và dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Điều lo lắng này không phải là không có cơ sở, cùng là đồng bào, đồng chủng với nhau, chung một tổ tiên, nòi giống, mà sau gần 50 năm, giữa người thắng cuộc và kẻ thua cuộc vẫn còn những khoảng cách nhất định, về mặt tâm thức cũng như quan điểm chính trị, thì nói gì đến mối quan hệ giữa chính quyền với đồng bào thiểu số Tây nguyên từng vùng lên tranh đấu dưới thời VNCH.
Chính sách di dân theo kiểu “tằm ăn dâu” khiến người các sắc tộc thiểu số dễ có cảm giác đất đai của tổ tiên họ ngày bị thu hẹp dần, nhiều quyền lợi căn cơ có nguy cơ bị tước đoạt, đời sống không được cải thiện theo đúng xu thế một đất nước đã thống nhất gần 50 năm trời…
Trong trường hợp đó, nếu chính quyền địa phương cai trị thiếu sự chân tình hay có nhiều sơ hở trong các biện pháp quản lý xã hội thì cái ngòi nổ trong quả bom bất mãn dễ dàng bị kích nổ. Khi người thiểu số sống trong một tâm trạng như thế thì dù có “thế lực thù địch” đứng đàng sau hay không, những hậu quả bất lợi cũng dễ dàng xảy đến.
Trong những ngày qua, đọc tin về việc đồng bào Nghệ An, Thanh Hóa… vây bắt được nhiều người dính líu tới bi kịch vừa xảy ra, không ít người trên mạng xã hội bày tỏ sự… bất ngờ. Bất ngờ vì sự tham gia, chủ động của những cư dân từ phương xa đến lập nghiệp trên vùng đất Tây nguyên.
Từ sự bất ngờ đó, họ dễ dàng suy diễn đến nhiều tình huống khác. Việc xây dựng đường dây điện Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh, với những lợi ích nhãn tiền hẳn nhiên là dễ dàng thuyết phục người thiểu số Tây Nguyên, mất bao nhiêu đất họ cũng dễ dàng hứng chịu. Song còn sự hiện diện quá nhiều người từ các địa phương khác đến, liệu tác động thế nào đến người bản địa? Điều đó, có ai thực hiện những cuộc điều tra tỉ mỉ và khả tín, để có thể giúp đưa ra những quyết sách có tình, có lý, hợp với tính nhân bản vẫn là cốt cách của dân tộc này?
Trở lại chuyện cách nay hơn 50 năm, sau những rối loạn ở Tây Nguyên vào nửa sau thập niên 1950 và nửa đầu thập niên 1960, chính quyền VNCH đã có những cải tiến rõ rệt trong chính sách đối với đồng bào thiểu số, tiêu biểu là các tòa án phong tục, các định chế quốc gia có sự tham gia của người Thượng, một cách tích cực và có thực chất, thì liệu chính quyền hiện nay có cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của họ hay không?
Trong lịch sử hiện đại, một anh hùng Núp chỉ có công lớn với người thắng cuộc, trong công cuộc “chống Mỹ cứu nước”. Song anh hùng cũng năm bảy kiểu anh hùng, sau 1975, đồng bào Tây Nguyên cần có thêm nhiều anh hùng khác, góp phần thiết thực, mang lại cơm no áo ấm cho họ, kéo họ lên khỏi đáy vực của u mê, tăm tối, bảo tồn cho họ di sản đất đai, văn hóa do tổ tiên họ để lại. Có như thế, họ mới sẽ dễ dàng hợp tác với chính quyền, không một “thế lực thù địch” nào dám bén mảng đến gần họ.
Cụ DIỆM với chính sách NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG với Người Kinh
Còn với Đồng bào Dân tộc Tây Nguyên NGƯỜI DÂN CÓ RẪY
Chứ đâu mổ bụng như cựu bộ đội Cụ Hồ LÊ ĐÌNH KÌNH 60 năm theo Đảng ĐÁNH PHÁP RƯỚC TÀU chống Mỹ cứu Tàu … giải f óng f ỏng gi…ái MIỀN NAM chỉ chống lại là thấy ĐẠI THẢM HỌA ĐỒNG TÂM
CÓ anh hùng Núp NGUYÊN NGỌC xuất quỷ nhập thần NƠI ĐÂY
https://nguoidothi.net.vn/bien-nien-nha-van-nguyen-ngoc-10905.html
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/9b7f2fe1-1214-4995-923a-aafc6ffa10a3.jpg
Nguyên Ngọc và nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự.
CHẮC CHẮN qua bài viết tôi từng đọc KÝ TÊN Trần Kỳ Cục CHỚ KHÔNG PHẢI Trần Kỳ Khôi như KÝ TÊN trên TIẾNG DÂN – một Người am tường về BỌN CƯỚP ĐỎ XỨ QUẢNG ĐÀ – bài viết 3 trang đầy đủ về cách thức BAO THẦU TRỌN GÓI làm ăn tại HỘI AN của đại gia tộc NGUYỄN SỰ theo đúng CÁI ĐUÔI THỊ TRƯỜNG CÁI ĐẦU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA của Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự.
Chắc chắn gia tài của Y khá lớn với THÀNH PHỐ HỘI AN trung tâm du lịch của cả Nước trước du khách Thế giới NHƯNG LẠI ĐẠP XE ĐẠP chở “Anh Hùng NÚP” đàng sau …thì ngay đạo diễn TRẦN ANH HÙNG 2 lần Giải CANNES Điện ảnh Quốc tế CŨNG XIN THUA …. mafia đỏ xứ Vệ là thế NHƯ BÁC HỒ khăn mùi xoa thấm dòng NƯỚC MẮT CÁ SẤU của Bac (C.B. Bọn địa chủ sao ác thế THÌ CHÍNH Mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Năm mà cố vấn trun..g c..uốc ĐÒI MẠNG Mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Năm … thì bác cũng ĐEO KÍNH RÂM ngồi xem đấu tố Mẹ Năm từng nuôi bác nuôi cả trung ương Đảng !!!! như TRẦN ĐỈNH đã viết trong ĐÈN CÙ …)
Chân thành mà nói VẤN ĐỀ là cướp ruộng đất rẫy rừng TÂY NGUYÊN nên bùng nổ vụ thảm sát HẠCH TỘI những tên CÔN AN CÔN ĐỒ cướp đất như ANH HÙNG Đặng Văn Hiến đã bắn chết bọn cướp đất trực tiếp gây ra cái chết cho ba người và làm nhiều người khác bị thương nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình về tội giết người.
Người Tây Nguyên vốn yêu Quê Hương là RỪNG RẪY trước chính sách thu rừng đã làm bà con đồng bào thiểu số căm giận CŨNG NHƯ đồng bào ven đô Sài Gòn bị bọn VẠN THỊNH PHÁT và LÃ (Lê) thanh HẢI heo HẢI lợn cướp đất THỦ THIÊM
Đây là nguồn gốc chính gây căm phẫn của bà con đồng bào thiểu số DẪN ĐẾN NỔI LOẠN
Hai nhà văn Vũ Thư Hiên và Nguyên Ngọc gặp nhau
https://baotiengdan.com/2023/06/20/hai-nha-van-vu-thu-hien-va-nguyen-ngoc-gap-nhau/?unapproved=233868&moderation-hash=9c9704cd46fff1b9b49992da15d11623#comment-233868
Vũ Mỹ Lan
20-6-2023
Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!!
Anh hùng Núp chắc lầm “DANH SĨ BẮC HÀ” = “ĐẠI CA Paris” mở hãng vào tuổi 73 khi ngay cả Tây thật cũng hết tài sức … Không biết “DANH SĨ BẮC HÀ” = “ĐẠI CA Paris” n..àm gì với CÁI CÔNG TY màn hình kiếm rổn rang bộn bạc … Mừng cho “DANH SĨ BẮC HÀ” = “ĐẠI CA Paris” BUỒN CHO dân oan MÀN TRỜI CHIẾU ĐẤT Vuờn hoa Mai Thưởng Hà Nội sáng sớm dậy lo làm nô lệ Ô SÌN rủa chén bát vú em cho cán nhớn …nếu có nhan sắc CHỢ NGƯỜI NÔ LỆ nhìn từ căn hộ VinGroup tặng bác Giải Cánh đồng úa Nghé bảo Trâu
Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!!
Phạm bon 21/06/2023 at 1:43 pm
LẠI NHẦM LẪN NỮA Anh hùng Núp chắc lầm “DANH SĨ BẮC HÀ” = “ĐẠI CA Paris”
Nhìn hai anh mà chảy nước mắt, tui mới u80, là lính chiến trường khu 5 khi Nguyên Ngọc viết ĐUÒNG CHÚNG TA ĐI, tôi gần như thuộc lòng bài này!
LẠI NHẦM LẪN NỮA cựu chiến binh phỏng gi..ái Miền Nam
Anh hùng Núp chắc lầm “DANH SĨ BẮC HÀ” = “ĐẠI CA Paris”
Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!! Ha ha ha ha !!!
Ngay Anh hùng NÚP còn chưa thấy cả gia tộc HUYỆN Quỷ Nguyễn Sự làm năn phát tài nhờ quản lý quản trị HUYỆN ỦY HỘI AN theo các Godfather mafia Ý đấy …tiếc tác giả Anh hùng NÚP không viết ra vì KHÔNG BIẾT hay CỐ QUÊN có gì hỏ bác TRẦN KỲ CỤC chuyên viết chuyện thiên hạ sự XỨ QUẢNG mớm hàng nghìn sự kiện của băng đảng gia tộc HUYỆN Quỷ Nguyễn Sự làm năn phát tài nhờ quản lý quản trị HUYỆN ỦY HỘI AN theo các Godfather mafia Ý đấy …..
Ha ha ha ha !!!
Dù sao cũng cổ vũ Tình già của mấy bố già godfather Việt Nam về cái TÌNH CẢM RIÊNG TƯ
Đại hội XIII của Đảng: Những họng súng ở Đà Nẵng
Trần Kỳ Khôi
https://baotiengdan.com/2020/03/29/dai-hoi-xiii-cua-dang-nhung-hong-sung-o-da-nang/
29-3-2020
Nhưng bọn mafia Ý ĐỢI LẠI có văn minh La Mã hơn …nói về TÌNH ĐỒNG MAFIA chúng thương nhau hơn anh em ruột thịt CHỈ GIẾT THẢM KHỐC những tay bội phản và MANG TẦM VÓC QUỐC TẾ cứ
https://www.youtube.com/watch?v=LcpCRyNo8T8
https://www.youtube.com/watch?v=lFw062jAYR0
ONCE UPON A TIME IN AMERICA: (Extended Director’s Cut) – Trailer – Sergio Leone, Robert De Niro
https://www.youtube.com/watch?v=Jj5Xczethmw
Ennio Morricone – Once Upon A Time In America
https://www.youtube.com/watch?v=HWqKPWO5T4o
The Godfather Theme Song
https://www.youtube.com/watch?v=i96VS_z8y7g
the Godfather
xem qua các phim về nội dung có dính ít nhiều thấy chúng “văn minh” hơn mafia đỏ xứ Vệ và Tề … nhưng đóng kịch YÊU NHÂN DÂN ĐỒNG BÀO thì mafia đỏ xứ Vệ và Tề … VƯỢT XA bọn mafia Ý ĐỢI LẠI NHƯ kịch bản sau
https://nguoidothi.net.vn/bien-nien-nha-van-nguyen-ngoc-10905.html
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/9b7f2fe1-1214-4995-923a-aafc6ffa10a3.jpg
Nguyên Ngọc và nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự.
CHẮC CHẮN qua bài viết tôi từng đọc KÝ TÊN Trần Kỳ Cục CHỚ KHÔNG PHẢI Trần Kỳ Khôi như KÝ TÊN trên TIẾNG DÂN – một Người am tường về BỌN CƯỚP ĐỎ XỨ QUẢNG ĐÀ – bài viết 3 trang đầy đủ về cách thức BAO THẦU TRỌN GÓI làm ăn tại HỘI AN của đại gia tộc NGUYỄN SỰ theo đúng CÁI ĐUÔI THỊ TRƯỜNG CÁI ĐẦU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA của Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự.
Chắc chắn gia tài của Y khá lớn với THÀNH PHỐ HỘI AN trung tâm du lịch của cả Nước trước du khách Thế giới NHƯNG LẠI ĐẠP XE ĐẠP chở “Anh Hùng NÚP” đàng sau …thì ngay đạo diễn TRẦN ANH HÙNG 2 lần Giải CANNES Điện ảnh Quốc tế CŨNG XIN THUA …. mafia đỏ xứ Vệ là thế NHƯ BÁC HỒ khăn mùi xoa thấm dòng NƯỚC MẮT CÁ SẤU của Bac (C.B. Bọn địa chủ sao ác thế THÌ CHÍNH Mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Năm mà cố vấn trun..g c..uốc ĐÒI MẠNG Mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Năm … thì bác cũng ĐEO KÍNH RÂM ngồi xem đấu tố Mẹ Năm từng nuôi bác nuôi cả trung ương Đảng !!!! như TRẦN ĐỈNH đã viết trong ĐÈN CÙ …)
Chân thành mà nói VẤN ĐỀ là cướp ruộng đất rẫy rừng TÂY NGUYÊN nên bùng nổ vụ thảm sát HẠCH TỘI những tên CÔN AN CÔN ĐỒ cướp đất như ANH HÙNG Đặng Văn Hiến đã bắn chết bọn cướp đất trực tiếp gây ra cái chết cho ba người và làm nhiều người khác bị thương nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình về tội giết người.
Người Tây Nguyên vốn yêu Quê Hương là RỪNG RẪY trước chính sách thu rừng đã làm bà con đồng bào thiểu số căm giận CŨNG NHƯ đồng bào ven đô Sài Gòn bị bọn VẠN THỊNH PHÁT và LÃ (Lê) thanh HẢI heo HẢI lợn cướp đất THỦ THIÊM
Đây là nguồn gốc chính gây căm phẫn của bà con đồng bào thiểu số DẪN ĐẾN NỔI LOẠN
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Cái mà người Thượng cần nhất là một không gian sinh tồn cho riêng họ. Nhưng đó chính là thứ họ đã, đang và sẽ tiếp tục bị tước đoạt. Phải có một thay đổi căn bản, thậm chí đảo ngược, trong nhận thức về người Thượng (cả phía chính quyền lẫn người dân), đi cùng với đó là một chính sách căn cơ ngay từ bây giờ để khôi phục không gian sinh tồn cho họ, thì may ra vài thế hệ nữa cuộc sống bình yên mới thực sự trở lại Tây Nguyên, với cả người Kinh lẫn người Thượng.
[Người của rừng]
Buổi chiều trời kéo âm binh xám xịt dưới hốc mắt ông lão ngồi bó giò trước cửa căn nhà tạm công trường.
Căn nhà vách tôn gỉ mái lợp lá dừa nước khô lênh khênh trên mô đất hoang lùi sâu, sâu mãi, sâu mãi, hun hút trong quầng mây thâm tím.
Lão nhướng mắt nhìn xa, xa, xa mải mê về phía cội rễ rừng già, có tiếng suối, tiếng ông hổ gầm gừ và quầng mây đại ngàn thuở xa xưa tổ tiên lão dựng làng phát rẫy.
Lão mất gốc rồi. Đôi bàn chân đã đi quá xa. Ánh mắt đã quá mòn. Xứ sở lụi tàn.
Lão phu hồ già bập khói thuốc vẽ vòng tròn mắt cú ướt nhoèn. Lão chết dần đến thắt lưng.
Bụng lép xoắn quẩy hai lớp da nhăn nheo càng dúm dó khi ý nghĩ lão vừa chớm quay nhìn về phía tương lai hun hút.
“Sao ta lại ở đây? Ta sẽ về đâu?” – khói thuốc xoay vòng thành dấu hỏi.
Đoàn xe bồn lừng lững tiến lại, từ xa đã kéo còi ầm ĩ, chúng như tất cả những kẻ thô bỉ khác, luôn biết cách áp chế người ta bằng thân hình khủng khiếp và cái miệng to tổ bố gầm ghè.
“Bãi đất này, cỏ cây kia, ếch nhái và cả những kẻ như lão già này nữa, tất cả sẽ nằm bẹp dưới gạch vữa bê-tông của ta, cao ốc, biệt thự sẽ mọc lên và các ngươi phải biến mất” – ống khói đen ngòm phụt liên hồi từ miệng con quỷ nhe nanh cười ác độc.
Tôi chộn rộn uất ức.
“Ta chết đến thắt lưng rồi. Xứ ta chết đến cổ rồi. Đất ta chết hẳn rồi” – ông lão thầm thì và bình thản thả khói thuốc bay theo làn gió sông Sài Gòn xế bóng.
“Mưa, ta vào nhà đi” – ông lão bất chợt giục tôi, lần này ông nói rành rọt và không có hạt nước nào đi cùng.
Nguồn FB NĐK
Sau 1975, lũ khốn đưa đám xứ Nghệ An và Hà Tĩnh vào thâu tóm tất cả những chỗ béo bở trong Miền Nam nhưng một khi đám 3 đời bần cố nông như chó nhảy bàn độc thì cái hậu quả là nát bét, chúng nó rừng rú hơn cả người ở trong rừng.