19-5-2023
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 và Phần 5
Hồi ấy, một ký gạo được quy thành 3 ký đại mạch (bo bo), nhập từ Liên Xô. Người và lợn tranh nhau thứ đặc sản này. Nó nhỏ hơn hạt đỗ đen, màu nâu nhạt, lõm giữa, cứng như đá. Đã không có điện đun nấu, thiếu cả than củi (đến nỗi thầy Võ Thanh Long dạy lý trong chuyến đi chơi thăm công trình thủy điện Trị An chả thiết ngắm nghía gì, cứ nhăm nhăm tìm mua củi, đem về chất đầy hành lang ký túc xá, còn nhà chú Thăng chỉ chẻ củi mà nát cả nền gạch phòng xép trên lầu 4), vậy mà thứ của khỉ này đổ vào nồi nhôm đặt lên bếp than tổ ong hầm đến lụi bếp mới chịu nở mềm. Nhai nó nhạt nhẽo, như trâu trệu trạo nhai rơm trong chuồng. Không ăn thì đói, cố nuốt, nghẹn, nước mắt trào ra. Ăn vào thế nào, khi thải ra vẫn y nguyên vậy. Không ngờ đời giáo học của nhà trường xã hội chủ nghĩa một đất nước đã thống nhất “nào bên nhau cầm tay, ta lên đường hạnh phúc” như lời một bài hát của nhạc sĩ Văn An, mà khổ thế, khổ như con lợn, thảm hơn cả anh giáo Thứ trong Sống mòn của cụ Nam Cao xưa kia.
Lão giáo học Vy nghĩ ra một kế, hầm bo bo cho mềm, xong lấy chảo quẹt tí mỡ (mỡ cũng là hàng hiếm) đổ bo bo vào đảo lên, nêm nếm mắm muối, thêm ít cọng rau, thành món hổ lốn, Vy đặt tên là “Ngọc thực đặc sản”. Xơi được vài bữa cũng chán bởi dù gì nó cũng chỉ là bo bo. Mì tôm còn có giá, còn bán cho mụ Tàu được, chứ bo bo thì… chó nó thu mua, Thiệp cằn nhằn sau khi vác một bao xuống bán nhưng chả ai thèm để ý.
Thưởng thức bo bo được vài năm, mặt anh nào anh ấy hõm vào, giơ xương, hốc hác, sắc diện nhợt nhạt, thiếu hẳn sinh khí, nhìn mặt chỉ thấy cằm thấy trán bọc da, lơ thơ lèo bèo chút thịt. Đó là khuôn mặt điển hình trong thực tế của phần đông thầy cô giáo lẫn công nhân viên chức những năm từ 1978 đến giữa thập niên 1980.
Năm tôi cưới vợ, thầy Châu Hoàng Tiểng dạy toán, người chụp ảnh duy nhất của Trường Dự bị đại học TP.HCM, ưu ái chụp cho cuộn phim đen trắng Sveta 32 kiểu. Gửi phim sang Liên Xô nhờ ông anh trai đang học bên đó rửa ảnh cho rẻ. Giờ thỉnh thoảng lật giở coi lại mấy cái hình đám cưới, nhìn mặt mình, cứ tưởng đứa nào. Đưa cho con xem, chúng săm soi ngắm nghía ngồi lâu rồi bảo chắc không phải bố. Riêng chuyện đám cưới thời bao cấp tôi sẽ viết ở phần tiếp theo.
Mỗi dân tộc đều có những thời khốn nạn. Cứ nghĩ rằng dân xứ này khi bị đẩy vào cuộc nội chiến Bắc – Nam tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em trong nhà bắn giết nhau, hại nhau bởi cái ý thức hệ… là khốn nạn lắm rồi, nhưng ai ngờ khi đất nước đã thống nhất, hòa bình đã trở về thì lại bước sang thời tăm tối mới.
Bốn mươi năm, từ 1955 đến 1995 (riêng miền Nam từ 1975 – 1995), chỉ bởi sự hãnh tiến, ngu dốt, độc đoán của nhà cai trị với những đường lối ngu dại, chủ trương ngoan cố giáo điều, những kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hợp tác xã, đánh tư sản, cải tạo công thương theo kiểu ăn cướp… mà cuộc sống nhân dân có lúc bị đẩy vào tận chân tường, bờ vực. Những năm dài đen tối ấy đều được lịch sử và người tử tế ghi lại bằng cách này hay cách khác.
Thủ phạm dù có được đặt tên đường, được tung hô ca ngợi, được dựng tượng, lập nhà thờ, rồi cũng tới ngày bị xem xét lại công tội phân minh. Nói đâu xa, những năm dài ăn độn, tọng hạt bo bo vào miệng dân là sản phẩm của những đấng bậc ấy chứ đâu phải của ai.
Tác giả viết về đói và độn để chống đói . Đó là một vế thuộc về vật chất. Còn một vế về tinh thần nữa, tác giả chưa viết hoặc không muốn viết. Tác giả vui lòng cho mình bổ sung tí nhá .
Hồi ấy, sau 1975, những người được chon ( được chọn, chứ đâu phải anh phất phơ nào cũng được !) vào miền Nam công tác như tác giả, được gọi một cách trang trọng là “cán bộ khung” làm khuông mẫu cho miền Nam học tập để gò những người quen tự do đi đúng đường, cùng tiến lên XHCN. Anh nào vào đầu óc cũng “bun sệt” lắm, cũng rao giảng về XHCN, về tư tưởng Mác – Lê bách thắng. Ăn cớm chúa ( đảng ) , phải múa tối ngày thôi. Đố anh nào dám nói sai đường lối, chủ trương. Nói chéch, giảng bừa là phải kiểm điểm lên bờ xuống ruộng ấy chứ . Và tất nhiên là, bị tống về nơi xuất phát .
Bây giờ nghĩ lại, thấy SV hồi ấy nói hay bác nhỉ :”Ăn như tù, ở như tu, nói như lãnh tụ” .
Bổ sung:
1. Chính vì thế, các cụ nhà ta khi xưa cho dù đang có thu hoạch tốt, do mùa màng thuận lợi, thì vẫn luôn luôn căn dặn con cháu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai – đến khi thất bát lấy ai bạn cùng!?”
2. Cái thời mà tác giả mô tả là “ăn độn”, chính là cái thời mà cái đói cận kề cho dù đã bật tung sân trường, bãi đất trống có thể…. để trồng ngô khoai sắn và phải nhận thêm cả bobo. Cho nên, ở thời điểm xóa đói ấy, chúng ta không bao giờ nhận chân được giá trị của ngô khoai sắn và bobo đâu!!
nhìn đất nước như ngày hôm nay qua biết bao sai lầm , biết bao tội ác mà có đứa vẫn huênh hoang ‘có bao giờ được như ngày hôm nay’, Bó tay! Chắc chắn sẽ có ngày chúng phải đền tội bằng cách nầy hay cách khác
Viết như tác giả này mọi người cứ tưởng bọn lãnh đạo muốn hành hạ dân,
Đek phải đâu. Chúng rất muốn người dân sung sướng để chúng được ca ngợi.
Nhưng cái cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lê là tập thể hóa kinh tế. Sai lầm này khiến bo bo thay gạo.
Ăn độn chỉ là hậu quả bi thảm của sai lầm kinh tế.
Hãy viết về nguyên nhân và minh họa bằng những hậu quả.
Hãy nhìn rộng ra một chút.
Bị Mỹ cấm vận thì :” Đói rét hành cho sớm tối” Chứ sai lầm kinh tế cái khỉ gì . Không thấy Cu Ba , Bắc Triều Tiên, Iran hay sao ? Bây giờ cường quốc Nga bị cấm vận, thê thảm cở nào . Bị cấm vận tức là hàng hóa không được giao thương , không được vay tiền . VN chỉ có 1 thứ hàng hóa là cu li . Không nước nào mướn culi nên bắp thịt bị ế hàng … Chỉ khi TT Bill Clinton bỏ cấm vận thì tụi tư bản dẫy chết mới xài bắp thịt với giá rẻ , World bank, ODA , ODB mới viện trợ cho vay tiền mới bán đất , mới có cái bỏ vào mồm . Chứ đẻng ta có đổi mới1000 lần mà bị Mẽo cấm vận cũng đói nhăn răng . Mỗi năm có 2 thước vãi sô không che hết râu của cụ
Xin lỗi. Dân phải xấc bấc xang bang vì cái đói thì chế độ mới tồn tại
lâu dài, ông ạ ! Bởi vì còn có sức lực đâu mà đòi hỏi đấu tranh này nọ
cơ chứ , khi tình hình chinh trị – xã hội lật qua một trang hoàn toàn
mới kéo theo nhiều bất ổn mọi mặt ?
Vâng, tôi cũng là người phải ăn bobo đây ạ, nhưng thời gian phải ăn bobo của tôi rất ngắn vì tôi được một gia đình thương, họ cho tôi đổi 1/1 lấy gạo. Sau này mới biết được rằng gia đình này đã đổi bobo cho nhiều người để nấu rượu. Không rõ tác giả đã uống rượu nấu từ bobo chưa, nó có có giá trị gấp vài lần so với nấu từ nếp cái đấy. Còn bây giờ, bobo có mặt ở mọi tiệm thuốc Bắc của Hà Nội (giả Ý Dĩ) đấy.
Cũng nên biết có vài loại hạt bo bo:
Bo bo tẻ sắc trắng tinh, có kích thước cỡ 4 – 6 mm, thường trồng để nấu rượu.
Bo bo cườm: giống này nhỏ hạt lại rất cứng, không thể ăn được, chỉ dùng xâu chuỗi hạt, kết mành, mọc dại vì chẳng đất đâu mà trồng thứ vô dụng nầy.
Hạt bo bo gọi là hạt ý dĩ, gọi là Bo bo nếp: giống này lớn hạt, mùi thơm nếu đã được xay xát vỏ, và được coi là quý nhất nên dùng để nấu chè, sữa, ngũ cốc, cháo,…
Trước 30/4/75 các xe bán chè của người Tàu Chợ lớn đều có bán loại chè bo bo, nấu nở bung làm 2 mảnh dính nhau; xen lẫn với chè táo tàu khô, chè lường phãnh, sâm bảo lượng, nhãn nhục, chè hột gà vv…
Giống bo bo nầy HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là Hạt bo bo thời bao cấp !
Mà bo bo bao cấp cũng không ai gọi là ý dĩ ý diếc gì cả!
Trong thời bao cấp thì hạt bo bo được coi là nguồn lương thực nhà nước (áp đặt) bán cho người dân thay gạo, một loại ngũ cốc viện trợ vào thời kỳ đói kém khó khăn ở VN sau khi miền Nam được… “phỏng”.
Đói kém khó khăn vì đâu?
Không phải do thiên tai địch hoạ, mà do nhân tai của một đường lối chính trị kinh tế ngu xuẩn!
Giống bo bo nầy có kích thước nhỏ, với đường kính chỉ từ 3 – 4mm, rất cứng, phải ngâm trong thời gian rất lâu, hoặc tốn củi lửa hầm rất lâu trên bếp mới mềm ra, mới có thể sử dụng. Vị nhạt nhẽo, ăn vô khó tiêu, nghèo dưỡng chất …nên chỉ để nuôi gia súc tại các nước xuất xứ món hạt nầy, được nhà nước CSVN mua lại, hoặc được viện trợ, đối lưu hàng hoá…
Cơm độn bo bo là món ăn đau khổ của bọn trẻ con mới bị cai sữa mẹ, nỗi kinh hoàng một thời của “đói nhưng không muốn ăn!”
Ai đã qua thời kỳ nầy đều đã thấm thía thế nào là món “quí” giả Ý Dĩ quí hoá của ông. Nó phải chăng là món cao lương đỏ thời bước đại nhảy vọt của cụ xếnh xáng nhà ông chăng?
Vâng, thưa cụ Sa Kim:
1. Cụ đã uống rượu nấu từ bobo (cái thứ lương thực mà cụ và tác giả bài này rất căm ghét) chưa, nếu chưa thì mong cụ nhớ cho rằng nó ngon hơn rất nhiều so với rượu Làng Vân được đóng trong các túi (săm xe, bàng quang trâu bò…) khi xưa đấy.
2. Tôi đã uống thử loại rượu cao độ được nấu từ hạt tam giác mạch thì thấy rằng chất lượng so với rượu bobo khi xưa không hơn kém nhau mấy đâu.
3. Vì thế, tôi rất căm ghét cái đám ngồi trong phòng lạnh rồi THEO BỌN BÁN GIỜI KHÔNG VĂN TỰ hoặc THEO BỌN BÁN GIỜI CÓ VĂN TỰ tán hươu tán vượn về loại hạt bobo nhé!!
Bổ sung: Cụ Sa Kim ở trong phòng lạnh, đã có bao giờ đọc loạt bài THỨ NGÀY XƯA VỨT ĐI BÂY GIỜ CÓ GIÁ CỰC CAO chưa!,
Bắp ngô, củ sắn, rỉ đường từ mía, kể cả vài loại trái cây…đều có thể chưng cất làm ra rượu. Điều đó KHÔNG có nghĩa rằng tất cả các nguyên liệu chưng cất ra thức uống gọi là rượu ĐỀU CÓ THỂ DÙNG LÀM THỰC PHẨM CHO CON NGƯỜI – gồm cả người già, trẻ em, người ốm đau, bà bầu…
trong các bửa cơm HẰNG NGÀY hết năm này qua năm khác được!
LV lại định dùng cái lôgic của bợm nhậu để đưa ra thứ luận lý đảo đề ba láp “nguyên liệu nào cho ra thứ nhậu được tất nhiên cũng bổ béo ăn thay cơm hàng ngày được”…
để cố chết bảo vệ, biện minh rằng thứ bo bo kinh hoàng thời bao cấp là bổ béo, là loại NGÀY XƯA VỨT ĐI BÂY GIỜ CÓ GIÁ CỰC CAO…hahaha.
Thế bây giờ đây LV vẫn còn ăn 3 bữa/ngày thứ của quí bo bo nầy đấy chứ?
Hề… hề…, thưa cụ Sa Kim
1. Tôi đã thưa ngay từ đầu rằng tôi chỉ phải ăn bobo một thời gian ngắn do được đổi 1/1 lấy gạo, và tôi coi đó là một điều may mắn.
2. Ngay từ 1972 nông dân miền Nam đã trồng lúa miến, theo chương trình đa canh hóa và họ đã biết nó rất khó ăn trực tiếp và phải tán bột thì mới chế biến thành thực phẩm. Nhận thức này của họ sớm gần 10 năm, so với những người CÓ SỔ GẠO, và chính họ học theo cách của người Bahnar: nấu rượu để có giá trị cao nhất.
3. Nói vậy để cụ hiểu rằng khả năng tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, các văn bản hướng dẫn của FAO và cách chế biến sau thu hoạch của nông dân miền Nam khá cao đấy.
Hề…hề…, (tiếp theo) Thưa cụ Sa Kim, đây là lời MIỄN GÓP Ý mà tôi muốn chuyển tải tới cụ: Cái ngu nhất của những người CÓ SỔ GẠO thời đó là KHÔNG BIẾT CÁCH CHẾ BIẾN và TỐI ƯU HÓA DINH DƯỠNG các thứ lương thực, thực phẩm đã được BỀ TRÊN ban cho mình!