Ngày đau buồn

Phạm Đình Trọng

30-4-2023

1. Thời gian qua đi. Lịch sử Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự kiện, nhiều ngày vui, nhiều ngày buồn nhưng ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi là một ngày đau buồn lâu dài và mất mát quá lớn của người dân Việt Nam, của lịch sử cận đại Việt Nam. Là một cột mốc lớn của lịch sử, mãi mãi mai sau người dân Việt Nam, từ nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, triết học, đến người dân lao động lam lũ còn phải soi vào cột mốc 30.4.1975 mà suy ngẫm để nhận ra những điều nhắc nhở của lịch sử. Thời gian càng qua đi, những áp đặt của tuyên truyền giả dối càng lộ rõ, càng giúp con người nhận ra sự thật lịch sử sáng rõ, minh triết.

Là người trong cuộc, dù ở bên thắng cuộc, có may mắn hơn cả chục triệu người đã phơi xác trong bom đạn trên khắp dải đất Việt Nam, có may mắn hơn mấy triệu người mất lí tưởng quốc gia để thờ phụng, mất danh dự, niềm tin, mất cơ đồ, sự nghiệp, phải sấp ngửa bỏ nước ra đi, dù có rủng rỉnh cả mớ huân chương lấp lánh của người lính thắng trận nhưng 30 4.1975 như một tia chớp loé sáng trong nhận thức của tôi. Tia chớp ấy đã đảo ngược hoàn toàn nhận thức mà tôi đã được nạp, đã được lèn bài bản, công phu, kĩ càng từ khi còn là đứa bé học trò dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đến khi lớn lên là người lính của quân đội cách mạng chuyên chính vô sản.

Nhận thức tôi được nạp, được lèn là đường lên hạnh phúc rộng thênh thang của người dân miền Bắc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc sống lầm than, nghèo khổ, khốn cùng, mất tự do, mất phẩm giá con người của người dân miền Nam dưới chế độ nguỵ quyền Sài Gòn bán nước và trong ách cai trị thực dân kiểu mới của Mỹ. Vì vậy dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, người dân miền Bắc cũng quyết đánh Mỹ, diệt nguỵ, giải phóng miền Nam, cứu nhân dân miền Nam khỏi đau thương, nô lệ.

30.4.1975 đến. Những quyển sách lặng lẽ ở đường sách vỉa hè Sài Gòn cho tôi thấy đời sống văn hoá nhân loại, tầm vóc con người nhân loại của người dân miền Nam, khác với con người giai cấp, hằm hằm hận thù giai cấp và sắt máu đấu tranh giai cấp như con người tôi nhỏ bé, méo mó đến tội nghiệp. Người dân không những được đọc Aleksandr Solzhenitsyn, đọc Boris Pasternak, những nhà văn Xô Viết mà còn được đọc tất cả những nhà văn Việt Nam nổi tiếng đang là những công thần ở miền Bắc, từ Nguyễn Tuân đến Chế Lan Viên, từ Nguyên Hồng đến Tế Hanh, cho tôi thấy tự do tư tưởng có từ cách mạng dân chủ tư sản mấy thế kỉ trước, đến nay vẫn chưa có ở miền Bắc thì đang hiển hiện rạng rỡ ở miền Nam.

Xã hội nào cũng có người nghèo nhưng số đông gia đình người dân miền Nam có cuộc sống phong lưu, đầy đủ tiện nghi hiện đại, nhất là phong thái đĩnh đạc, tự tin, hồn nhiên bộc lộ con người thật, bộc lộ cá tính, chẳng cần e dè, chẳng có gì phải né tránh, chẳng có gì co ro, rúm ró làm cho tôi kinh ngạc.

Lại nghĩ đến cuộc sống thường xuyên thèm khát từ một bữa cơm no. Nghĩ đến quyền năng ban phát mọi tiêu chuẩn sống, mọi giá trị sống cho con người làm cho con người luôn sợ sệt không dám bộc lộ mình, phải giấu mình đi, luôn lựa mình theo quyền năng, luôn nghĩ theo, nói theo khuôn mẫu có sẵn trong xã hội, không dám bộc lộ cái riêng, cái khác biệt để thành lạc hậu, chậm tiến, cản trở cách mạng. Nghĩ và bỗng nhận ra kiếp người chưa được sống của mình, một nỗi buồn mất mát, một nỗi đau thân phận làm đảo ngược lại nhận thức của tôi. Nỗi buồn mất mát, nỗi đau thân phận cứ lớn lên theo năm tháng, làm cho nhận thức của tôi càng thay đổi mạnh mẽ, triệt để, quyết liệt, không khoan nhượng như để chuộc lại những năm tháng đã mất.

30.4.1975 cho tôi nhìn lại quãng đời dẫn tôi đến ngày 30.4.1975, cũng cho tôi nhìn lại một thời kì đất nước tôi vận động, chuyển mình đau đớn trong cách mạnh và chiến tranh, trong máu và nước mắt đến ngày 30.4.1975

2. Người ta bảo ngày 30.4.1975 có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. 30.4.1975 có vui, có buồn, đó là cái nhìn chỉ thấy bề nổi hiện thực trong thoáng chốc. Cái nhìn đó tuy có bớt vô cảm, bớt nhẫn tâm nhưng vẫn là cái nhìn bề ngoài mà không thấy cốt lõi, cái nhìn hời hợt, dễ dãi mà bỏ qua, che giấu, quên đi cội nguồn dẫn đến cái kết thúc đau buồn, mất mát 30.4.1975.

30.4.1975 chỉ là ngày kết thúc, là điểm dừng của một biến cố, một tai hoạ lịch sử kéo dài ba mươi năm. Tôi là thế hệ trong cuộc, là người lính vào sống ra chết trong tai hoạ của đất nước tôi, của cuộc đời tôi. Tôi đã góp năm tháng cuộc đời, góp mồ hôi và cả máu trong tai hoạ lịch sử đó. Tôi đã mang cả quãng đời dài nhất, quí nhất, đẹp nhất, giá trị nhất làm cho đất nước tôi mất đi một thời đại, làm cho nhân dân tôi phải mang nỗi đau buồn thế kỉ. Soi vào điểm dừng 30.4.1975 của tai hoạ lịch sử ba mươi năm là soi vào chính cuộc đời tôi, tôi càng nhận thức sâu sắc cái mất mát đau buồn đó.

Có ngày đau buồn 30.4.1975 vì có cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 do những người cộng sản phát động cướp chính quyền của chính phủ chính danh, phù hợp tiến trình lịch sử rồi cho ra đời nhà nước ngược tiến trình lịch sử có tên là nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhưng thực chất là nhà nước cộng sản phong kiến.

Nhà nước phong kiến xa xưa là nhà nước của một gia tộc, cha truyền con nối. Nhà nước phong kiến hiện đại là nhà nước của một tổ chức chính trị, quyền lực vừa truyền nối theo dòng máu gia tộc, trong nội bộ gia tộc, vừa truyền nối theo dòng máu đảng, trong nội bộ đảng. Nhà nước phong kiến xa xưa hay hiện đại đều tồn tại bằng độc tài tước đoạt quyền con người, quyền làm chủ đất nước của người dân, đưa con người về bầy đàn, đưa dân tộc vào nô lệ, đưa xã hội vào độc tài. Nhà nước phong kiến xa xưa hay hiện đại đều độc quyền chân lí, độc quyền lẽ phải, độc quyền luật pháp, độc quyền sự thật, độc quyền cả lãnh thổ quốc gia. Lãnh thổ quốc gia thời phong kiến xa xưa là của vua, thời phong kiến hiện đại là của đảng chính trị độc tài đương quyền.

Ra đời ngày 2.9.1945, nhà nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lúc đầu còn che giấu nhưng càng ngày càng thể hiện đầy đủ đặc trưng, phẩm chất của một nhà nước phong kiến. Nhà nước phong kiến cộng sản đã chặt đứt tiến trình lịch sử Việt Nam, kéo Việt Nam lùi lại cả trăm năm. Ngày 30.4.1975 chỉ là hậu quả tất yếu của ba mươi năm máu và nước mắt khởi đầu từ ngày 2.9.1945.

Tôi xin diễn giải về nhà nước Việt Nam ra đời từ ngày 2.9.1945 đưa xã hội Việt Nam vừa chập chững bước vào văn minh công nghiệp, văn minh đô thị lại lùi trở về thời văn minh nông nghiệp từ ngàn năm trước, đưa dân tộc Việt Nam vào chiến tranh phong kiến liên miên và đẫm máu. 30.4.1975 ngày kết thúc cuộc chiến tranh giành lãnh thổ cho thế lực phong kiến mới, phong kiến cộng sản, ngày đại thắng của phong kiến cộng sản nhưng là ngày đại bại của cả dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh phong kiến là cuộc chiến tranh do lãnh chúa phong kiến phát động núp dưới những mĩ từ giả dối, lừa bịp: giải phóng, độc lập, cứu nước nhưng thực sự chỉ để lãnh chúa cộng sản, thâu tóm quyền lực, áp đặt sự thống trị độc tài cộng sản trên cả nước. Chiến tranh Việt Nam ba mươi năm, 1945 – 1975 thực sự là cuộc chiến tranh phong kiến và ngày 30.4.1975 là ngày kết thúc. Giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh phong kiến tương tàn, áp đặt thể chế độc tài cộng sản trên cả nước, đảng cộng sản có cả xã tắc Việt Nam còn người dân Việt Nam thì mất trắng. Năm 1954, người dân nửa nước Bắc Việt bị lùa về thời bầy đàn. 30.4.1975, đến lượt người dân Nam Việt chung số phận với người dân Bắc Việt. Cả nước bị lùa về thời bầy đàn. Cả dân tộc Việt Nam trong ai oán nô lệ cộng sản. Cả xã hội Việt Nam trong ngột ngạt độc tài.

Trước 30.4.1975, bị hấp dẫn bởi những mĩ từ độc lập, giải phóng, cứu nước, hàng loạt trí thức miền Nam bỏ khoa học, bỏ sự nghiệp, bỏ nhung lụa, theo những người cộng sản vào rừng nằm gai nếm mật với niềm tin chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc. Sau 30.4.1975 những trí tuệ như Luật sư Trương Như Tảng, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa mới cay đắng nhận ra độc lập, giải phóng, cứu nước chỉ là chiêu bài, chỉ là bánh vẽ! Sự thật là những quyền con người cơ bản, người dân cũng không có thì độc lập làm gì?

Người dân đang tung tăng tự do. Tự do kiếm sống. Tự do tiếp nhận thông tin. Tự do bộc lộ chính kiến chính trị. Tự do ra báo tư nhân. Tự do ứng cử, bầu cử. Tự do rầm rộ biểu tình phế bỏ chính phủ không thuận lòng dân. Nay người dân chỉ còn là bầy cừu, không được ho he điều gì trái ý quyền lực, người dân chỉ là rô bốt cầm lá phiếu bầu cử theo ý quyền lực thì giải phóng nỗi gì?

Người Việt giết người Việt, người Việt tước đoạt quyền sống của người Việt, người Việt có quyền lực nhà nước tù đày người Việt lương thiện mà là cứu nước ư? Nước Việt là sở hữu độc quyền của lãnh chúa cộng sản, người dân đâu còn nước mà cứu!

Vì vậy, 30.4.1975 là ngày đau buồn của cả dân tộc Việt Nam. Làm gì có triệu người vui!

3. Tiến trình lịch sử loài người là: Con người đi từ bầy đàn đến cá nhân, xã hội đi từ độc tài đến dân chủ và lịch sử loài người là lịch sử giải phóng. Giải phóng cá nhân khỏi bầy đàn. Giải phóng dân tộc khỏi nô lệ. Giải phóng xã hội khỏi độc tài. Cả ba cái giải phóng này, giải phóng khỏi bầy đàn, giải phóng khỏi nô lệ, giải phóng khỏi độc tài đều nhằm giải phóng sức sáng tạo vô tận của con người khỏi mọi tù hãm, trói buộc. Sức sáng tạo vô tận của con người được giải phóng mới có những con người khổng lồ Steve Jobs, Bill Gates, Elon Musk … Tất cả phải bắt đầu từ giải phóng cá nhân và giải phóng cá nhân là trung tâm, là cội nguồn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Nhưng lí luận của ông thuỷ tổ cộng sản K. Marx lại cho rằng lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp. Trang bị lí luận đấu tranh giai cấp và bơm liều doping cho giai cấp vô sản: Làm cách mạng vô sản, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân, giai cấp vô sản chỉ mất xích xiềng nô lệ mà được cả thế giới, rồi ông Marx đẩy những người vô sản nghèo khổ, không của cải, không trí tuệ vào cuộc đấu tranh giai cấp ảo tưởng nhưng đẫm máu và triền miên.

Thế kỉ 20 là thế kỉ biến động dữ dội nhất của lịch sử loài ngươi. Thế kỉ chia đôi loài người. Nửa loài người rầm rộ bước vào văn minh công nghiệp thì cũng có nửa loài người sôi sục đấu tranh giai cấp, say máu chiến tranh ý thức hệ. Máu người Việt lênh láng trong cuộc chiến tranh ba mươi năm, kết thúc ngày 30.4.1975, ở nửa thế giới đẫm máu đó.

Trên thế giới, hầu hết những nơi có đảng cộng sản đều có lật đổ, cướp chính quyền, đều có chiến tranh ý thức hệ đẫm máu dân. Cướp được chính quyền, chiến thắng bằng máu dân, nhà nước phong kiến cộng sản ra đời lại đưa dân về bầy đàn. Lịch sử Việt Nam ba mươi năm qua là một minh chứng xác đáng. 2.9.1945, nhà nước phong kiến cộng sản ra đời. 1954, người dân nửa nước Việt Nam phía Bắc về bầy đàn. 30.4.1975 người dân cả nước về bầy đàn.

Con người còn là bầy đàn công cụ trong tay lãnh chúa phong kiến thì xã hội mãi mãi trong nền sản xuất nông nghiệp theo thói quen, theo kinh nghiệm. Ngàn năm sau vẫn như ngàn năm trước. Cách mạng tư sản dân quyền 1789 thực chất là cuộc cách mạng giải phóng cá nhân khỏi bầy đàn. Cái Tôi được nhìn nhận, trí tuệ tài năng con người được khai thác mới tạo ra dồn dập những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, đưa loài người vào xã hội công nghiệp. Văn minh công nghiệp với luật pháp dân chủ nhân quyền lại đưa xã hội đi từ độc tài đến dân chủ. Đó là tiến trình lịch sử tất yếu của xã hội loài người.

Cách mạng tư sản dân quyền rầm rộ ở Tây Âu thế kỉ 18 đã đưa nước Pháp từ nền sản xuất nông nghiệp trì trệ bước vào nền sản xuất công nghiệp phát triển. Công nghiệp hoá cho nước Pháp sức mạnh chinh phục thế giới, xâm chiếm thuộc địa, tìm nguyên liệu, tìm thị trường cho nền sản xuất công nghiệp. Thế kỉ 18, 19, Pháp xâm lược Việt Nam và nhiều nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh để làm công nghiệp hoá nước Pháp, khác với suốt mấy ngàn năm trước, hết lần này đến lần khác, Đại Hán xâm lược Việt Nam chỉ nhằm bành trướng mở rộng lãnh thổ Đại Hán.

Biến lãnh thổ Đại Việt thành lãnh thổ Đại Hán thì phải xoá sổ văn hoá Việt, xoá sổ giống nòi Việt bằng cách tuyệt diệt nền văn hoá làm nên linh hồn người Việt, tuyệt diệt tầng lớp trí thức tinh hoa người Việt, nơi kết tinh nền văn hoá Việt và đồng hoá khối dân thường còn lại bằng cách thay dòng máu Đại Việt bằng dòng máu Đại Hán trong con người Việt. Các triều đại nhà Hán xâm lược Việt Nam từ Hán, Tống, Nguyên, Minh đều triệt để đồng hoá, xoá sổ dân tộc Việt Nam. Hàng ngàn năm Bắc thuộc, Đại Hán không đồng hoá được cộng đồng người Việt bé nhỏ bởi hồn văn hoá của nền văn minh sông Hồng bền bỉ trong lời ăn tiếng nói, trong phong tục tập quán, trong văn hoá làng xã người Việt. Như trống đồng Đông Sơn bền bỉ trong lòng đất phù sa sông Hồng.

Pháp xâm lược Việt Nam, đàn áp dã man tinh thần dân tộc Việt Nam, bóc lột tàn bạo tài nguyên Việt Nam nhưng nước Pháp của cách mạng tư sản dân quyền, của văn minh công nghiệp vẫn chăm chút giữ gìn, bảo tồn nền văn minh sông Hồng tạo nên hồn vía dân tộc Việt. Xây khá nhiều bảo tàng trên khắp đất nước Việt Nam từ rất sớm bảo tồn văn hoá Việt. Xây dựng nhiều trường học hiện đại từ tiểu học tới đại học và thực hiện nền giáo dục khai sáng, nhân văn, đào tạo lớp người Việt tài năng, phát hiện và nuôi dưỡng những tinh hoa người Việt.

Xâm lược Việt Nam, đưa những nhà cai trị của triết học Ánh sáng đến Việt Nam, Pháp cũng đưa lí tưởng cách mạng tư sản Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái đến Việt Nam và đưa luật pháp dân chủ tư sản, nhìn nhận sự có mặt của cá nhân vào Việt Nam, tạo ra sự xuất hiện đội ngũ trí thức khai sáng người Việt.

Khai thác thuộc địa, Pháp cũng tạo nên nền móng cơ sở vật chất đầu tiên của văn minh công nghiệp, văn minh đô thị, tạo ra những trung tâm công nghiệp và đô thị thương mại sầm uất, tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh công nghiệp, làm xuất hiện tầng lớp tư sản dân tộc Việt Nam khá đông đảo, đầy tài năng làm giầu và sắt son lòng yêu nước.

Đội ngũ tư sản non trẻ và nồng nàn lòng yêu nước cùng đội ngũ trí thức tài năng trẻ trung và đông đảo mang hồn Việt Nam: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Lâm Triều Phát, Trương Văn Bền, Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện, Phạm Chấn Hưng, Ngô Tử Hạ, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn… đang đua tranh cùng tư sản Pháp đưa Việt Nam vào văn minh công nghiệp, hoà nhập với thời đại công nghiệp hoá trên thế giới.

Thế kỉ 20, đội ngũ tư sản non trẻ và trí thức tài năng là lớp người tiêu biểu, lớp người tiên tiến tạo ra động lực mạnh mẽ chấn hưng đất nước Việt Nam. Đội ngũ tư sản non trẻ và trí thức tài năng đang gắng gỏi mở ra thời kì mới cho đất nước Việt Nam, chấn hưng đất nước bằng công nghiệp hoá, đưa xã hội Việt Nam ngàn đời dậm chân trong văn minh nông nghiệp chập chững bước vào văn minh công nghiệp cùng tiến trình lịch sử nhân loại.

Văn minh công nghiệp không chỉ là động lực của kinh tế. Văn minh công nghiệp còn là động lực của lịch sử. Sức mạnh thời văn minh nông nghiệp chỉ là sức người. Do đó đấu tranh giành độc lập dân tộc thời phong kiến Trung Cổ chỉ có con đường máu, con đường bạo lực, khởi nghĩa vũ trang. Sức mạnh của văn minh công nghiệp là sức mạnh khoa học kĩ thuật, là trí tuệ sáng tạo, là dân trí và luật pháp dân chủ tư sản mà lí tưởng cao nhất của luật pháp dân chủ tư sản là: Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng và mọi dân tộc đều có quyền tự quyết.

Khi loài người đã bước vào văn minh công nghiệp, đấu tranh giành độc lập dân tộc không còn là con đường bạo lực đẫm máu nữa mà là con đường luật pháp, con đường khai dân trí để người dân sử dụng luật pháp dân chủ tư sản giành quyền dân tộc tự quyết, giành độc lập. Mahatma Gandhi (1869 – 1948) đã đưa Ấn Độ đi con đường không bạo lực, con đường đấu tranh chính trị, đấu tranh nghị trường và Ấn Độ đã giành được độc lập không đổ máu từ 1947.

Khai dân trí, đưa người dân vào cuộc đấu tranh không bạo lực, giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản cũng đưa người dân vào tư thế làm chủ đất nước. Người dân tự do lập đảng chính trị, tự do tham gia đảng chính trị đấu tranh giành độc lập, người dân tự do cầm lá phiếu bầu chọn đảng chính trị lãnh đạo đất nước. Không bạo lực, giành độc lập không bằng máu dân mà bằng luật pháp dân chủ tư sản, bằng sức mạnh công lí và sức mạnh thời đại, từ 1947, Ấn Độ giành được độc lập thực sự và có nhà nước dân chủ thực sự.

Từ đầu thế kỉ 20, Phan Châu Trinh cũng đã nhận ra con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc không bạo lực mà cách mạng dân chủ tư sản mở ra là con đường của Việt Nam. Khai dân trí, tập hợp sức mạnh nhân dân và sức mạnh luật pháp dân chủ tư sản đấu tranh giành độc lập là con đường duy nhất đúng khi loài người đang từ bỏ văn minh nông nghiệp bước vào văn minh công nghiệp. Phan Châu Trinh mất. Chính phủ Trần Trọng Kim tập hợp những trí thức và tư sản dân tộc mang tinh thần cách mạng dân chủ tư sản cũng mang tinh thần Phan Châu Trinh có sức ảnh hưởng và có vai trò dẫn dắt xã hội lúc đó thực sự là chính phủ cần thiết của Việt Nam, đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử

Dù bị những người cộng sản gán cho tội thân Nhật, do Nhật dựng lên nhưng chính phủ Trần Trọng Kim còn tồn tại khi Nhật đầu hàng thì lực lượng đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật sẽ giải tán chính phủ Trần Trọng Kim và lập chính phủ mới vẫn mang tinh thần cách mạng dân chủ tư sản, vẫn tập hợp những trí thức và tư sản dân tộc đưa Việt Nam hoà nhập với thế giới đang công nghiệp hoá trong bình yên của luật pháp dân chủ tư sản. Việt Nam vẫn trong tiến trình đi tới cùng loài người văn minh.

Nhưng những người cộng sản đã cướp chính quyền của chính phủ phù hợp tiến trình lịch sử nhân loại, chính phủ hội tụ trí thức và tư sản dân tộc, dựng lên chính phủ công nông mang ý chí sắt máu đấu tranh giai cấp, ngược tiến trình lịch sử của loài người.

Chính phủ của trí thức và tư sản dân tộc đương nhiên phải đưa Việt Nam đi cùng nửa loài người đang rầm rộ làm cách mạng công nghiệp. Cướp chính quyền của chính phủ trí thức và tư sản dân tộc, đương nhiên chính phủ công nông đấu tranh giai cấp phải đưa Việt Nam đi với nửa loài người đang sôi sục đấu tranh giai cấp, đang say máu chiến tranh ý thức hệ. Và Việt Nam đã bị chính phủ cộng sản Hồ Chí Minh đẩy vào vòng xoáy máu lửa cách mạng vô sản thế giới từ năm 1945 đến tận 30.4.1975

Kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu người Việt cộng sản bắn giết, thanh toán người Việt không cộng sản suốt ba mươi năm bằng chiến thắng của những người cộng sản, những người sắt máu phát động cuộc chiến tranh tương tàn chỉ để giành lãnh thổ Việt Nam cho đảng cộng sản Việt Nam, cho giai cấp vô sản thế giới, chỉ để áp đặt lên cả nước Việt Nam thể chế độc tài cộng sản còn đau thương, bạo liệt hơn cả độc tài Trung Cổ.

Ngày 30.4.1975 chỉ là ngày đau buồn của cả dân tộc Việt Nam. Làm gì có triệu người vui!

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN


  1. NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN
    *********************

    Nhà Học thuật Chân chính Thái Bá Tân – SĨ PHU THỦ ĐÔ HÀ NỘI bên cạnh HÀ SĨ PHU và Chí sĩ PHẠM THÀNH ….những Người có Tâm yêu NƯỚC VIỆT
    Hàng trăm ngàn hàng triệu HÀNG CHỤC TRIỆU Dân Việt trong và ngoài TỔ QUỐC HÔM NAY đều nghĩ như sau chắc chắn MỘI CHUYỆN SẼ ĐƠN GIẢN HƠN: Hoà giải thật sự với Tất cả Người Dân Việt hiếu hòa thương Đồng bào yêu Đất Nước sớm GIÀU MẠNH DÂN CHỦ TỰ DO HẠNH PHÚC bên bao lơn BIỂN ĐÔNG đi ra BIỂN LỚN cùng với TRÀO LƯU NHÂN LOẠI TIẾN BỘ VĂN MINH NHÂN BẢN NHÂN VĂN ./….

    Bị xuyên tạc, bóp méo,
    Lịch sử của nước nhà
    Có nhiều điều đơn giản
    Mà ta không nhận ra.

    Cộng sản là số một
    Về nghệ thuật tuyên truyền.
    Hơn cả vua nói dối
    Đức Quốc Xã – Goebbels.

    *
    Mỹ không phải đế quốc.
    Cũng không xâm lược ta.
    Thế mà dân Miền Bắc
    Tin Mỹ xâm lược ta.

    Xâm lược phải cướp đất,
    Là việc Mỹ không làm.
    Mỹ đơn giản chỉ giúp
    Bạn đồng minh Miền Nam.

    Nếu xét theo nghĩa ấy,
    Xâm lược chính là ta.
    Ta Nam Tiến, chiếm đất
    Của Việt Nam Cộng Hòa.

    Không có chuyện “giải phóng”.
    Nếu có thì thực tình
    Người Nam đánh người Bắc
    Để tự giải phóng mình.

    *
    Miền Nam không phải Ngụy,
    Mà quốc gia văn minh.
    Cả thế giới công nhận,
    Dân chủ và hòa bình.

    Ngụy là một tổ chức
    Tiếm quyền và xấu xa.
    Nhưng chính phủ ông Diệm
    Được nhân dân bầu ra.

    Bầu một cách dân chủ,
    Các phe phái với nhau.
    Còn Mặt Trận Giải Phóng
    Thì chẳng được ai bầu.

    *
    Liên Xô và Trung Quốc
    Thì ủng hộ phe ta.
    Mỹ, Nam Hàn và Úc –
    Phe Việt Nam Cộng Hòa.

    Đơn giản chỉ như vậy.
    Chỉ người Việt đánh nhau.
    Anh em ruột thịt đấy,
    Mà sứt trán vêu đầu.
    *

    Không có chuyện cộng sản
    Được người dân tin yêu.
    Sợ, nói yêu thì có,
    Chứ thực lòng không yêu.

    Năm Năm Tư, đình chiến.
    Vào Nam – mấy triệu dân.
    Ra Bắc – chỉ mấy chú
    Bộ đội, thiếu sinh quân.

    Trong chiến dịch giải phóng,
    Cách mạng đi đến đâu
    Là dân chạy đến ấy,
    Cả trước và cả sau.

    Yêu thì chẳng có chuyện
    Vượt biển, vượt đại dương
    Làm thuyền nhân, thà chết,
    Không ở lại “thiên đường”.

    *
    Những điều đơn giản ấy
    Là sự thật hiển nhiên,
    Nhưng chúng ta hiểu lạc
    Vì bộ máy tuyên truyền.

    Không có gì chua xót
    Bằng viết những dòng này.
    Nhưng mà rồi phải viết,
    Hai khóe mắt cay cay.

    Thôi, khép lại quá khứ.
    Không đổ lỗi cho nhau.
    Lại càng không thù hận
    Để làm lại từ đầu.


    Nhà Thơ Dấn thân Bao dunh Thái Bá Tân –

    Nhà Học thuật Chân chính Thái Bá Tân – SĨ PHU THỦ ĐÔ HÀ NỘI bên cạnh HÀ SĨ PHU và Chí sĩ PHẠM THÀNH Người Mẹ Anh thư CẤN THỊ THÊU sinh hai con ANH HÙNG, TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM và Anh hùng Vệ Quốc Xuân 1979 TRẦN KIM ANH ….những Người có Tâm yêu NƯỚC VIỆT

  2. Nhà văn hóa Nguyên Ngọc, niềm tự hào của các bác viết

    “thắng lợi vĩ đại của cuộc chống Mỹ cứu nước, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo chưa từng có của đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, tên sen đầm quốc tế, kẻ thù hung ác nhất của loài người, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng tháng 8, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 1 thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, đưa nước nhà đến thống nhất toàn vẹn, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”

    Tuy hổng chính xác lém ở “thống nhứt toàn vẹt”, nhưng rất chính xác ở tất cả những chỗ khác đấy chớ

  3. TRÍCH Y NGUYÊN CON

    Hồi Tết, cuối tháng 1.2023, tôi đang ở trong nước, thì được tin anh Nghiệp bị té ngã, Chí Dũng (con trai anh) kịp đi xuống Cannes chăm lo, đưa anh chị trở lại vùng Paris, chị Linh về nhà, rồi anh Nghiệp nhập viện. Về lại Pháp, chúng tôi muốn vào thăm anh, nhưng bác sĩ chỉ cho gia đình. Mùa hè năm ngoái, chúng tôi xuống Nice xem cuộc triển lãm Hàm Nghi, đi lại hơi phức tạp, nên không sang Cannes thăm anh chị. Thế là từ nay…

    HẾT TRÍCH

    Cuộc đời huỳnh hữu nghiệp thật LÀ SANG …. như bọn Nguyễn Đức Phương siêu trùm kinh tài VINA PARIS …. Cứ xem Giáo sư VŨ QUỐC THÚC sống suốt từ 1978 tại căn hộ rẻ tiền cho đến mất 2022 khu HLM thị trấn Nanterre và trùm mật vụ (chính anh BÙI TÍN bảo với tôi năm 1992 có mặt cả nhà văn Vũ Hùng tại nhà tôi Mùa Giáng Sinh 1992 huỳnh hữu nghiệp là mật vụ và kinh tài cánh tay mặt khi LÊ ĐỨC THỌ tại Pháp cứ vào xem Hồi ký LÊ ĐỨC THỌ dày cả 800 trang có nhắc đến huỳnh hữu nghiệp…

    Cannes là Kinh đô Điện ảnh châu Âu và Pháp ngang ngửa với Hồ Ly Vọng bên CALI Hoa Kỳ là nơi nhà cửa vô cùng đắt đỏ …ngay giai cấp trung lưu giàu có PHÁP thật cũng không thể mua nhà hay về dưỡng già tại CANNES !!!

    Cannes và ANTIBES là những vùng đất đắt đỏ…. nơi đó có NGHIÊM PHONG cùi TUẤN hủi siêu trùm rửa tiền con tổng trấn Bắc kỳ nghiêm xuân thiện … nơi đó có con trai Lê Thanh Nghị dạy học

    Sáng ra ao cá tối với Nông thị Xuân
    Cháo yến đồng chấy dọn sẵn sàng.
    Bàn đá kim cương sao cóp Tề sử Đảng
    Cuộc đời cắt mạng thật là so..ang.

    https://immobilier.lefigaro.fr/prix-immobilier/cannes/ville-06029
    Le Figaro
    https://immobilier.lefigaro.fr › … › Alpes-Maritimes
    4 avr. 2023 — Prix d’un appartement par nombre de pièces ; 3 pièces, 6 368 €/m2, 6 164 €/m2 ; 4 pièces, 8 926 €/m2, 8 695 €/m2 ; 5 pièces, 8 673 €/m2, – ; 6 …

    https://www.meilleursagents.com/prix-immobilier/cannes-06400/

    Ngắm biệt thự xa hoa giá 182 tỷ đồng của Bạc Hy Lai tại Cannes Pháp

    Thứ ba, ngày 23/12/2014

    https://danviet.vn/ngam-biet-thu-xa-hoa-gia-182-ty-dong-cua-bac-hy-lai-tai-phap-7777520912.htm

    Sự xa hoa, lộng lẫy của tòa biệt thự rộng hơn 4000 m2 được cho là của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai tại Pháp đang rao bán với giá 8,5 triệu USD (tương đương 182 tỷ đồng) khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa.

    Biệt thự “khủng” của Bạc Hi Lai ở Cannes Pháp rao bán 11,17 triệu USD
    https://tuoitre.vn/biet-thu-xin-cua-bac-hi-lai-bi-rao-ban-689046.htm

    TTO – Ngày 22-12, báo chí Trung Quốc đưa tin tòa biệt thự “khủng” của cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai đã bị rao bán với giá lên đến hơn 6,96 triệu euro (11,17 triệu USD).

    TRUNG QUỐC
    Bạc Hy Lai phủ nhận ngôi biệt thự sang trọng ở Cannes Pháp
    https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20130822-bac-hy-lai-phu-nhan-ngoi-biet-thu-sang-trong-o-phap

    Đăng ngày: 22/08/2013
    TRÍCH Y NGUYÊN CON

    Trong những con người đã tham gia phong trào Việt kiều xuyên suốt nửa sau thế kỷ 20, anh Huỳnh Hữu Nghiệp là một nhân vật vừa tiêu biểu, vừa hiếm hoi. Tiêu biểu : là sinh viên đi từ miền Nam sang Pháp năm 1952, anh đã liên tục tham gia phong trào ủng hộ kháng chiến rồi cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hiếm hoi : sau khi tốt nghiệp địa chất học và bảo vệ luận án tiến sĩ cấp 3, anh trở thành “cán bộ thoát ly”, hoạt động toàn phần thời gian cho phong trào với một trợ cấp tối thiểu – kinh tế gia đình một phần lớn dựa trên đồng lương đi làm phòng thí nghiệm của chị Minh Linh. Thời gian anh làm phiên dịch cho đoàn đại biểu MTDTGP ở Hội nghị Paris tất nhiên là “làm chùa” – điều này tôi có thể làm nhân chứng chính xác, mấy năm sau (cuối thập niên 70) làm tham tán ở sứ quán, nhận được lương như cán bộ trong nước, nghĩa là chẳng mấy đồng, đến tuổi về hưu, không được tính trong hưu bổng (cũng như những năm “thoát ly” hoạt động trong phong trào). Cuộc sống về hưu của anh chị, chủ yếu dựa vào tiền hưu bổng khiêm nhường của chị Linh và sự chăm lo của các con.

    HẾT TRÍCH Y NGUYÊN CON

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  4. Sau gần 50 năm gọi là thống nhất toàn cõi, mới thấy rõ bản chất của cmvn! Nói rất mỹ miều, cao siêu, nhưng thực chất là chỉ những nhóm cầm quyền mới giàu có mà thôi! Còn lại đa số người dân vẫn cứ nghèo khổ? Tham nhũng đầy rẫy trong bộ máy nnvn! Đến khi nào mới sạch, nó được hình thành từ rất lâu và ngay trong xương tủy của các quan chức nncmvn! Đây là bản chất hay là hiện tượng? Có gì khác chế độ phong kiến hiện đại kiểu mới?

  5. THÂN THĂM TOÀN GIA ĐÌNH Đại tá PHẠM ĐÌNH TRỌNG xứng danh Chiến hữu với Đại tá BÙI TÍN … Cố gắng viết khoẻ viết nhiều cho Hậu thế Mai sau và Hiện thế hôm nay chuẩn bị KHÁNG Tàu SÁT Khựa ….

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    ‘Und wo warst du, Adam?’ ”
    ” ‘Ich war im Weltkrieg’ ”

    Người tự ĐÂU về ??? Tôi từ trại lao cải về
    Heinrich Boll
    Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh chính là NHÂN VẬT Adam trong bối cảnh Nội chiến Quốc-cộng Việt

    ” ‘Und wo warst du, Adam?’ ”
    ” ‘Ich war im Weltkrieg’ ”
    Hồi ấy, anh ở đâu hở, Adam? – “Hồi ấy tôi đang dự đại chiến”
    ” ‘And where were you, Adam?’ ‘I was in the World War.”‘
    Theodor Haecker

    Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh
    https://nguyentin.tripod.com/dt_nguyencongvinh_2.jpg

    https://nguyentin.tripod.com/dt_nguyencongvinh.htm

    PHÂN ƯU cựu Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh

    VietVungVinh 6 years ago

    https://2.bp.blogspot.com/-XXZ4Y1Aow1A/WLZcKUxih6I/AAAAAAAAU00/hRQ9DWZgk5I7TiQaBWEYI3Uh6JLDBNdrQCLcB/s1600/Phan-Uu-den-GD-Nguyen-Cong-Vinh.jpg

    http://www.vietvungvinh.com/2017/02/phan-uu-cuu-ai-ta-nguyen-cong-vinh.html

    Người tự ĐÂU về ??? Tôi từ trại lao cải về
    Heinrich Boll

    https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/03/NguyenCongVinh-02.jpg
    Người tự ĐÂU về ??? Tôi từ trại lao cải về đến Ga xe lửa HOÀ HƯNG Sài Gòn

    “Ngày anh đi tù, tóc hãy còn xanh*
    Ngày anh về, tóc con anh đã bạc
    Vợ anh một thời đài trang khuê các
    Bây giờ bên anh dở khóc dở cười!

    Nữ sĩ Kim Thành
    (cựu giáo sư Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng
    April 2014

    War is not an adventure. It is a disease. It is like typhus. Antoine de Saint-Exupery
    Chiến tranh là một bệnh tật. Như bệnh chấy rận vậy.

    Der Krieg ist kein Abenteuer. Der Krieg ist eine Krankheit. Wie der Typhus.
    Antoine de Saint-Exupery

    Tưởng nhớ Cố Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh
    March 1, 2017
    https://www.nguoi-viet.com/tuong-nho/tuong-nho-co-dai-ta-nguyen-cong-vinh/
    Ông Nguyễn Công Vĩnh sanh ngày 30 tháng 3 năm 1930 tại Long An.

    Saigon 1988 – Đón người thân “học tập cải tạo” từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
    06 Tháng Hai 2016
    https://nhatbaovanhoa.com/a3570/saigon-1988-don-nguoi-than-hoc-tap-cai-tao-tu-mien-bac-tro-ve-tai-ga-saigon
    (Xem: 11647)

    Thân chúc ĐẠI TÁ Nguyễn Công Vĩnh yên nghỉ Vĩnh hằng trong LÒNG ĐẤT MẸ VIỆT-MỸ
    Paris, 30 tháng Tư năm 2023

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

  6. Cho phép tớ được phủ định sạch trơn nhà văn Phạm Đình Trọng bằng những lý lẽ của trí thức nước nhà, mà nhà văn Phạm Đình Trọng là 1 trong những .

    “ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi là một ngày đau buồn lâu dài và mất mát quá lớn của người dân Việt Nam”

    Nhưng bên cạnh đó, như nhận định khách quan của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi là một ngày vui lâu dài và được quá lớn -tớ thêm, tất nhiên là hổng “nhất”- của người dân Việt Nam

    “Tia chớp ấy đã đảo ngược hoàn toàn nhận thức mà tôi đã được nạp, đã được lèn bài bản, công phu, kĩ càng từ khi còn là đứa bé học trò dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đến khi lớn lên là người lính của quân đội cách mạng chuyên chính vô sản”

    Là nhà văn nên bác chỉ tưởng tượng thế thôi . Chỉ cần sống Thật với chính mình là mọi chuyện đâu vào đó hết . Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đấy, ổng rơi vào một psychosis crisis, để rồi lại trở về với chính mình

    “Những quyển sách lặng lẽ ở đường sách vỉa hè Sài Gòn cho tôi thấy đời sống văn hoá nhân loại, tầm vóc con người nhân loại của người dân miền Nam”

    Dương Tường thấy đây là 1 kho vàng . Chỉ cần luộc lại, ịn tên mình lên là trở thành dịch giả lẫy lừng trong các bác . Thời này chưa có gú gồ nhá .

    “Cái nhìn đó tuy có bớt vô cảm, bớt nhẫn tâm”

    Phe nước mắt cá sấu .

    “nhà nước ngược tiến trình lịch sử có tên là nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”

    Trích Nguyễn Hữu Liêm “không ai có thẩm quyền nghi ngờ thiện chí đấu tranh, ý chí giải phóng dân tộc, tình yêu trong sáng của HCM dành cho chủ nghĩa Cộng sản. Và không ai có thể nghi vấn về khả năng hoàn tất vai trò Sử tính của Ông và của Đảng Cộng sản Việt Nam. HCM và những đồng chí Cộng sản đã hoàn tất vai diễn cho một vở kịch bi hùng, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước nhà. Chưa bao giờ cái Ta của nàng Kiều non dại, thụ động của dân tộc lại được trang bị cho một ý thức hệ để hy sinh, để làm chuyện Thiện-Ác trên một giá trị luân thường khác biệt”

    “nhưng thực chất là nhà nước cộng sản phong kiến”

    Sai . Chất phong kiến chỉ xuất hiện & phát triển cực thịnh sau Đổi Mới . Chế độ nào cũng cần có 1 sự tiếp nối, lớp cha trước, lớp con sau . Cụ Hồ phát triển “hạt giống đỏ” chính là nghĩ tới tương lai của Đảng, của chế độ .

    “Ra đời ngày 2.9.1945, nhà nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lúc đầu còn che giấu nhưng càng ngày càng thể hiện đầy đủ đặc trưng, phẩm chất của một nhà nước phong kiến”

    Nếu thay “phong kiến” bằng 2 chữ Cộng Sản thì … câu này vẫn sai . Keep in mind 2 chữ CS thay vì PK. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là rõ ràng nhứt nếu xét về “thể hiện đầy đủ đặc trưng, phẩm chất của một nhà nước Cộng Sản”. Chỉ sau ĐM cho tới bi giờ lun, cái nhà nước ch xhcn này mới che giấu cái bản chất Cộng Sản của nó, tới độ gs Mạc Văn Trang cũng nhận định nhà nước hiện giờ chỉ mạo danh Cộng Sản, và vì vậy, đã trở thành độc tài toàn trị . Không biết tương lai có khá hơn không, nhưng hiện tại là như vậy . Ngay cả như vậy, chúng ta nên tập trung vào đấu tranh cho sự trở lại của nền dân chủ thời Dân Chủ Cộng Đồng

    “áp đặt sự thống trị độc tài cộng sản trên cả nước”

    Trích Gs Tương Lai trích Đặng Văn Ngữ “Vì tự do dân chủ mà nhân dân ta còn quyết tâm đánh lui mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng để chế độ dân chủ lan khắp toàn lãnh thổ ta”. Nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, đã viết về tiếng thét bi phẫn hào hùng từ trái tim người Cộng Sản Phạm Quế Dương như 1 biểu tượng cao đẹp của Cộng Sản . Nếu cái đẹp đó được đưa tới từng người, từng nhà trên cả nước, điều đó là tốt, có thể xem là nhiệm vụ cao quý được .

    “Làm gì có triệu người vui”

    Có chớ . Gs Mạc Văn Trang đã cho Ta 1 niềm vui để chung vui với dân tộc các bác . Những người bây giờ được làm quan, ngay cả quan “Tham” -theo Thái Hạo, là quan Tốt- họ cũng có thể vui chớ .

    “K. Marx lại cho rằng lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”

    Đâu có gì sai .

    “nước Pháp của cách mạng tư sản dân quyền, của văn minh công nghiệp”

    Nước Pháp cũng là lò đào tạo các lãnh tụ CS cho toàn thế giới . Polpot, Khieu Samphan, Ieng Sary, Nguyễn Sinh Cung … uh, bad analogy. OK, not that bad. Hồ Chí Minh có hoạt động 1 thời gian (rất) ngắn ở Pháp . Fidel Castro, Che cũng đã từng sống 1 thời gian ở Pháp . Hệ thống giáo dục của Pháp gồm & sản xuất ra (rất) nhiều những tư tưởng gia Mác-xít lừng lẫy thế giới Garaudy, Levi, Strauss & the likes, cũng là nơi duy nhất đảng Cộng Sản thắng ở thùng phiếu . Việt kiều Pháp ủng hộ Ta mạnh mẽ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ every step of the way. Nguyễn Ngọc Giao, Cao Huy Thuần … vẫn còn là những tấm gương chống độc tài Mỹ-Ngụy cho trí thức nước nhà noi theo cho tới tận bây giờ . Và ngay chính cuộc cách mạng tư sản của Pháp đã sinh ra Marx & chủ nghĩa mang tên mình . References to cuộc cách mạng tư sản Pháp trong các văn bản của Marx cao hơn Tất cả những thứ khác .

    “những người cộng sản đã cướp chính quyền”

    No Star Where. 1 tham luận về những “trí thức” xếp bút nghiên đi cướp chính quyền đã nêu rõ họ là tấm gương sáng về 1 hình mẫu trí thức đấu tranh tiêu biểu, xứng đáng cho các thế hệ sau noi theo . Và họ noi theo thật . Thế có chết không cơ chứ lại! Cứ No Fo Go thui

    “chỉ để giành lãnh thổ Việt Nam cho đảng cộng sản Việt Nam, cho giai cấp vô sản thế giới”

    Vế I thì đã rõ rồi . Nhưng vế sau … i can dream, cant i? See, gọi ngày 30-4-1975 là giải phóng miền Nam is very OK in my book. Nhưng gọi nó là ngày thống nhứt … uh-uh. No way Jose. Có nghĩa nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Đảng Cộng Sản aint done YET, not by a long shot. Chừng nào mới hoàn thành nhiệm vụ đó của Thời-Sử-Tính, only time can tell.

    “Làm gì có triệu người vui”

    Có chớ . Gs Mạc Văn Trang, Cao Huy Thuần, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Trung, Nguyễn Ngọc Chu, Chu Mộng Long, Nguyên Ngọc quan niệm 30-4 là “chiến thắng huy hoàng”. Mỗi trự trong số họ dư xăng đại diện khoảng 10 tr người Việt trong nước, trong đó có cả những chuyên gia chích đùi . Gộp lại, chắc chắn 1 bộ phận hổng hề nhỏ, nếu hổng mún nói là “đại đa số” -vì thế mới chiến thắng- trong dân số tại Việt Nam hiện nay .

    Théc méc nho nhỏ, có ai trong giới trí thức nhà mềnh tới văn phòng đại diện U Cà, mời bà Zhinkyna đi ăn mừng ngày 30-4 chưa ? If yes, nhớ nhắc bả rằng Ngụy sẽ là tương lai của U Cà . & dân Nga có rất nhiều cả Huy Đức lẫn Mạc Văn Trang .

  7. Pháp xâm lược Việt Nam, đàn áp dã man tinh thần dân tộc Việt Nam, bóc lột tàn bạo tài nguyên Việt Nam (??????????????????)

    nhưng nước Pháp của cách mạng tư sản dân quyền, của văn minh công nghiệp vẫn chăm chút giữ gìn, bảo tồn nền văn minh sông Hồng tạo nên hồn vía dân tộc Việt. Xây khá nhiều bảo tàng trên khắp đất nước Việt Nam từ rất sớm bảo tồn văn hoá Việt.

    Xây dựng nhiều trường học hiện đại từ tiểu học tới đại học và thực hiện nền giáo dục khai sáng, nhân văn, đào tạo lớp người Việt tài năng, phát hiện và nuôi dưỡng những tinh hoa người Việt.

    THEO tôi VUA HÀM NGHI Vị Vua yêu Nước nhưng sau khi lưu đày nơi Alger Ngài cũng đã hội nhập tích hợp vào cộng đồng Pháp thượng lưu tại thủ đô Algérie … Lập gia đình cứ xem qua hình ảnh cuộc sống khá vương giả dù là Vua Việt lưu đày ….

    Ngài sáng tác nghệ thuật hội họa… chắc mẫu quốc và Quê vợ KHÔNG KÌM KẸP Ngài như đế c..uốc M…& Ng… KÌM KẸP dân miền Nam !!!! đến NỮ CHIẾN BINH Dương Thu Hương ngàn giọt lệ cho cảnh Oan nghiệt Sử lịch ……………..

    Vào năm 1997 theo lời nhắn của bác tôi có tác phẩm về Vua Hàm Nghi do Nhà xuất bản Quân đội Nhân Dân bảo tôi liên lạc với Con gái đầu lòng của Vua Hàm Nghi …. Tôi có dịp điện đàm vài lần kính thăm … số điện thoại ghi đâu đó trong Tác phẩm bác tôi Nguyễn Hảu Âu đề tặng …và gặp Công chúa Như Mai một lần lúc ấy bà đã ngoài 90 tuổi nhưng thông minh minh mẫn – một phụ nữ Pháp năng động dấn thân và ân cần nhân ái với Đồng hương … Hai năm sau Bà cụ qua đời …. Rất tiếc tôi không chụp hình kỷ niệm với Công chúa Như Mai như tiếc đã không chụp hình với Nhà Bác học Nhân bản Norman BORLAUG khi qua Âu châu năm 2001 gặp Người từ Hoa Kỳ sang dự Kỷ niệm 100 NĂM về Giải Nobel Hòa Bình tại Oslo như một Lời cảm ơn Người chấp bút viết Lời Khai từ cho Từ điển Hòa Bình

    http://belleindochine.free.fr/

    Amandine Dabat : Hàm Nghi (1871-1944) Empereur en exil, artiste à Alger [thèse] | Mémoires d’Indochine
    https://www.google.com/imgres?imgurl=https%3A%2F%2Findomemoires.hypotheses.org%2Ffiles%2F2015%2F11%2FHamNghi1-672×372.jpg&tbnid=kv_io8w1yGZ1DM&vet=12ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMyg1egQIARBA..i&imgrefurl=https%3A%2F%2Findomemoires.hypotheses.org%2F20499&docid=nUu3AznBon6w9M&w=672&h=372&q=roi%20anam%20ham%20nghi&ved=2ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMyg1egQIARBA

    https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5793109758
    ALGERIE 1904 – Le mariage du Prince d’Annam – Đám cưới vua Hàm Nghi ở Algerie

    Dans le cadre de notre grande enquête “ALGER LA JAUNE”
    Le Mariage du Prince d’Annam
    http://esmma.free.fr/mde4/annam1.htm
    De notre envoyé sur place Gérald Dupeyrot, avec le précieux concours de François Ferrer-Laloë.
    Archevêché, novembre 1904

    https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/38781095161
    Le prince d’Annam – Vua Hàm Nghi năm 1926 (khi ngài 55 tuổi, đang sống tại Anger, thủ đô nước Algérie)
    bibliotheques-specialisees.paris.fr/ark:/73873/pf00016142…

    Titre(s): Le prince d’Annam : [photographie] / Thérèse Bonney

    Auteur(s): Bonney, Thérèse (1894-1978) [Photographe]

    Editeur(s), Imprimeur(s): 1926

    Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt đi đày ở Algérie, nhà vua sống ở đó (55 năm, từ 1889, 18 tuổi) đến lúc mất vào năm 1944, thọ 73 tuổi.

    Vào năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi kết hôn với cô Marcelle Laloë (1884-1974), con gái của ông Laloë chánh án tòa Thượng thẩm Alger. Hai người có ba người con:

    1- Công chúa Như Mai (1905-1999).

    2- Công chúa Như Lý (1908-2005).

    3- Hoàng tử Minh Đức (1910-1990).

    Hiện nay hãy còn hậu duệ của công chúa Như Lý.

    Le destin tragique du Prince Vinh San”, l’empereur Duy Tân, à Paris – Alain.R.Truong

    https://www.google.com/imgres?imgurl=https%3A%2F%2Fp0.storage.canalblog.com%2F00%2F17%2F119589%2F26361722.jpg&tbnid=khYGBGRZ6kEbCM&vet=12ahUKEwiHrf-C-dH-AhWbrycCHRaPC1MQxiAoDHoECAAQKA..i&imgrefurl=http%3A%2F%2Fwww.alaintruong.com%2Farchives%2F2008%2F06%2F03%2F9427738.html&docid=K0dBwUMPHmQ27M&w=400&h=253&itg=1&q=roi%20anam%20ham%20nghi&ved=2ahUKEwiHrf-C-dH-AhWbrycCHRaPC1MQxiAoDHoECAAQKA

    L’Indochine Coloniale – Ham Nghi
    https://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fbelleindochine.free.fr%2Fimages%2Fdivers%2FHamNghi1.jpg&tbnid=pJzRcZKyoblH5M&vet=12ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygMegQIARBm..i&imgrefurl=http%3A%2F%2Fbelleindochine.free.fr%2FHamNghi.htm&docid=xQFmJ8p8Crxi5M&w=738&h=519&q=roi%20anam%20ham%20nghi&ved=2ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygMegQIARBm

    L’Indochine Coloniale – Ham Nghi
    https://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fbelleindochine.free.fr%2Fimages%2Fdivers%2FHamNghi3.jpg&tbnid=BL_8RnyTnSUYTM&vet=12ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygNegQIARBo..i&imgrefurl=http%3A%2F%2Fbelleindochine.free.fr%2FHamNghi.htm&docid=xQFmJ8p8Crxi5M&w=763&h=502&q=roi%20anam%20ham%20nghi&ved=2ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygNegQIARBo

    Mariage du Prince d’Annam alger pieds noirs esmma

    https://www.google.com/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fesmma.free.fr%2Fmde4%2Fimages%2Fannam5c.jpg&tbnid=JPjBUNdo9tvFGM&vet=12ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygWegQIARB7..i&imgrefurl=http%3A%2F%2Fesmma.free.fr%2Fmde4%2Fannam1.htm&docid=wF1cz7ieiIOtjM&w=475&h=442&q=roi%20anam%20ham%20nghi&ved=2ahUKEwiJ5dn9-NH-AhVGmycCHU-SCB0QMygWegQIARB7

    HY VỌNG họ KHÔNG SỬA ĐỔI nội dung lại NÊN TÔI CHÉP NGUYÊN VĂN ĐỂ SO SÁNH và đã cụp ảnh bài viết (tôi sẽ có dịp trở lại ĐỂ NHẬN XÉT về bài viết sau )
    Bác Phạm Đình Trọng nên v ào xem bản chính CHỨNG TỎ tôi chép NGUYÊN VĂN …..

    Bạn đang ở: Trang chủ / Nhân vật / Anh Nghiệp

    https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/anh-nghiep
    Anh Nghiệp
    – Nguyễn Ngọc Giao — published 21/04/2023 19:00, cập nhật lần cuối 28/04/2023 14:42
    Tưởng nhớ anh Huỳnh Hữu Nghiệp (1935-2023)

    Anh Nghiệp

    Nguyễn Ngọc Giao

    Hồi Tết, cuối tháng 1.2023, tôi đang ở trong nước, thì được tin anh Nghiệp bị té ngã, Chí Dũng (con trai anh) kịp đi xuống Cannes chăm lo, đưa anh chị trở lại vùng Paris, chị Linh về nhà, rồi anh Nghiệp nhập viện. Về lại Pháp, chúng tôi muốn vào thăm anh, nhưng bác sĩ chỉ cho gia đình. Mùa hè năm ngoái, chúng tôi xuống Nice xem cuộc triển lãm Hàm Nghi, đi lại hơi phức tạp, nên không sang Cannes thăm anh chị. Thế là từ nay…

    Nhìn lại, chúng tôi quen nhau đã được sáu mươi năm. Phải đến mùa xuân 1965, khi thành lập hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam tại Pháp (LHSVVNTP), tôi mới thực sự có dịp làm việc với anh Nghiệp. Tại đại hội thành lập, tổ chức tại hội trường của Hội Địa dư Pháp (đại lộ St-Germain des Prés), anh được bầu làm chủ tịch, tôi tổng thư ký. Lúc ấy, trung đoàn đầu tiên của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng (vài giờ sau, thủ tướng Phan Huy Quát mới được thông báo), Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và cách mạng Việt Nam đã trở thành trực diện. Ở Pháp, phong trào Việt kiều ủng hộ kháng chiến vẫn phải hoạt động nửa bí mật nửa công khai : năm 1959, chính phủ De Gaulle – vì nhiều lý do, đặc biệt là kinh tế – bắt tay với chính quyền Ngô Đình Diệm, giải tán hội Liên hiệp Việt kiều. Năm 1963, với cao trào Phật giáo và cuộc đảo chính lật đổ Diệm-Nhu, Pháp chuẩn bị “trở lại” miền Nam dưới một hình thức nào đó, cần dọn đường cho một vài tổ chức thân Pháp, nên đã quyết định trục xuất bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, lãnh đạo phong trào Việt kiều, là người có uy tín trong giới trí thức Việt Nam. Phải đến năm 1966, chính phủ Pháp mới bắt đầu có thái độ lên án chính sách chiến tranh của Mỹ – thể hiện qua lá thư của tổng thống De Gaulle gửi chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh ấy, phong trào Việt kiều đề ra sáng kiến thành lập LHSVVNTP. Phản ứng nước đôi : LHSVVNTP được quyền hoạt động, nhưng không được công nhận đầy đủ, chúng tôi không thể có trụ sở, không có quyền mở tài khoản ngân hàng. Điều đó không ngăn cấm hội hoạt động trong giới sinh viên Việt Nam. Tất nhiên, với những phương thức thích hợp để bảo vệ những bạn sinh viên khỏi bị tòa đại sứ Sài Gòn cắt chuyển ngân vì tội “thân cộng”. Phải nói sự tàn bạo của chiến tranh Mỹ đã thúc đẩy không ít anh chị em vượt qua rào cản và đến với phong trào. Năm 1968, hội Liên hiệp Trí thức Việt Nam tại Pháp ra đời. Tháng năm 1968, cuộc đàm phán Việt-Mỹ bắt đầu ở Paris giữa cao trào sinh viên và công nhân Pháp, rồi Hội nghị Paris về Việt Nam (tháng 1.1969). Liên hiệp Việt kiều tại Pháp (LHVK) đã ra đời trong bối cảnh đó.

    Ban lãnh đạo Liên hiệp Việt kiều tại Pháp gặp bộ trưởng Xuân Thủy
    và phái đoàn chính phủ VNDCCH tại Hội nghị Paris (ảnh chụp năm 1971 với
    chữ ký tặng của ông Xuân Thủy). Anh Huỳnh Hữu Nghiệp đứng thứ hai từ bên phải (giữa
    các ông Phan Hiền và Nguyễn Thành Lê).

    Tôi được cử làm phiên dịch cho ông Nguyễn Thành Lê, người phát ngôn của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ tháng 5.1968, và vài tháng sau, khi Hội nghị Paris bắt đầu, anh Nghiệp được cử làm phiên dịch cho ông Lý Văn Sáu, rồi Dương Đình Thảo, người phát ngôn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ tháng 6.69, là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Chúng tôi làm việc mỗi người một nơi, anh Nghiệp ở trụ sở phái đoàn ở Verrières-le-Buisson, tôi ở Choisy-le-Roi. Nhưng hàng tuần, vào ngày thứ năm sau phiên họp chính thức ở đại lộ Kléber, chúng tôi vẫn gặp nhau ở trung tâm họp báo đại lộ Ségur. Buổi tối, khi có họp ban chấp hành chi hội Paris của LHVK, cũng thế. Đôi lần, chúng tôi đã “vượt tuyến” dịch thay nhau. Tháng 8.1970, tôi tham gia phái đoàn Việt kiều về Hà Nội dự lễ quốc khánh, đi vắng một tháng, thì anh Nghiệp đã thay tôi dịch cho ông Nguyễn Thành Lê. Và trong mấy năm hội nghị, có đôi ba lần, anh Nghiệp bị cảm, tôi đã thay anh dịch cho ông Dương Đình Thảo. Sau này, trong hơn mười năm, tôi ít có dịp gặp anh : anh làm việc ở đại sứ quán Việt Nam tại Paris, rồi phái đoàn Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, New York. Đầu thập niên 1980, tôi phụ trách trung tâm văn hóa (ở phố Cardinal Lemoine, quận 5), anh lãnh đạo công ti Serepco, một trong những cơ sở hoạt động kinh tế của Việt kiều. Cũng như ở các nước phương Tây khác (Đức, Canada…), các cơ sở ở Pháp phát triển trong thời kỳ Việt Nam bị cấm vận, đáp ứng khá tốt nhu cầu xuất nhập khẩu của nước ta, và nhất là nhu cầu gửi tiền và thuốc men của kiều bào cho thân nhân ở trong nước. Bối cảnh này thay đổi hẳn khi Việt Nam mở cửa, cải cách kinh tế, cấm vận chấm dứt, các công ti trong nước có thể giao dịch trực tiếp, không cần trung gian của các công ti Việt kiều.

    Không biết bao giờ một nhà nghiên cứu có thể tìm tòi các kho lưu trữ và phỏng vấn những người còn sống (càng ngày càng thưa thớt) để viết nên một cuốn sách về phong trào Việt kiều tại Pháp từ năm 1945 – tôi muốn nói một công trình sử học, chứ không phải một cuốn sách “cúng cụ” hay bè phái, như đôi ba cuốn đã xuất hiện. Trong những con người đã tham gia phong trào Việt kiều xuyên suốt nửa sau thế kỷ 20, anh Huỳnh Hữu Nghiệp là một nhân vật vừa tiêu biểu, vừa hiếm hoi. Tiêu biểu : là sinh viên đi từ miền Nam sang Pháp năm 1952, anh đã liên tục tham gia phong trào ủng hộ kháng chiến rồi cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hiếm hoi : sau khi tốt nghiệp địa chất học và bảo vệ luận án tiến sĩ cấp 3, anh trở thành “cán bộ thoát ly”, hoạt động toàn phần thời gian cho phong trào với một trợ cấp tối thiểu – kinh tế gia đình một phần lớn dựa trên đồng lương đi làm phòng thí nghiệm của chị Minh Linh. Thời gian anh làm phiên dịch cho đoàn đại biểu MTDTGP ở Hội nghị Paris tất nhiên là “làm chùa” – điều này tôi có thể làm nhân chứng chính xác, mấy năm sau (cuối thập niên 70) làm tham tán ở sứ quán, nhận được lương như cán bộ trong nước, nghĩa là chẳng mấy đồng, đến tuổi về hưu, không được tính trong hưu bổng (cũng như những năm “thoát ly” hoạt động trong phong trào). Cuộc sống về hưu của anh chị, chủ yếu dựa vào tiền hưu bổng khiêm nhường của chị Linh và sự chăm lo của các con.

    Tôi mạn phép nói rõ điều ấy, để bạn bè hiểu thêm một con người chung thủy đến cùng với lý tưởng mà anh đã chọn lựa ở tuổi thanh niên, trải qua bảy mươi năm thăng trầm vận nước. Tôi muốn nhấn mạnh điều ấy, vì giữa chúng tôi, nhất là trong thập niên 1990, có những bất đồng quan trọng về chính kiến. Điều không thay đổi trong tôi, là sự quý mến dành cho anh và gia đình của anh.

    21.4.2023

    Nguyễn Ngọc Giao

    • NNG. là điển hình của loại goị là trí thức VN.thiên tả- thân cộng mà
      có người chối là thiên tả chưa chắc thân cộng thì nên xét lại !
      Thiên tả là bước đầu “lót ổ” cho hoạt động thân cộng và là tay sai cs.

Comments are closed.