Trân Văn
24-4-2023
Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi đảng CSVN. Năm 1991 bà bị tống giam… Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam.
Không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào tại Việt Nam đề cập đến sự kiện – ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại” dẫu “Cino-Del-Duca” là một loại giải thưởng quan trọng, chỉ sau giải Nobel về Văn học (1).
Tương tự, phần lớn cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam lờ đi sự kiện ông Đặng Tiến – một trong rất ít người dành gần như trọn cuộc đời để nghiên cứu về văn học Việt Nam – đã qua đời tại Pháp hôm 17/4/2023. Một số cơ quan truyền thông như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ,… trót loan tin này thì vội vàng đục bỏ. Theo vài nguồn thạo tin, lờ đi hay vội vàng đục bỏ là vì có “lệnh” từ Bộ Thông tin – Truyền thông (2).
***
Khi còn trẻ, bà Dương Thu Hương tình nguyện tham gia lực lượng Thanh niên xung phong để “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Bà gia nhập đảng CSVN và là một trong những người đầu tiên được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du… Tuy nhiên chính quyền Việt Nam sớm thất vọng về bà vì nhiều tác phẩm của bà (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù,…) chỉ trích thể chế chính trị tại Việt Nam.
Năm 1989, Dương Thu Hương bị khai trừ khỏi đảng CSVN. Năm 1991 bà bị tống giam… Trong khi nhiều tác phẩm của Dương Thu Hương được dịch sang các ngôn ngữ khác và phát hành rộng rãi bên ngoài Việt Nam thì chúng bị cấm xuất bản tại Việt Nam. Bên ngoài Việt Nam, Dương Thu Hương được chọn – trao một số giải thưởng đáng giá (Huân Chương Văn hóa Nghệ thuật của Pháp – 1994, Giải do độc giả Tạp chí Elle bầu chọn – 2007) nhưng tại Việt Nam thì bị cô lập, bị truy bức nên năm 2006, bà rời Việt Nam…
Khác với Dương Thu Hương, Đặng Tiến sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và bắt đầu nghiên cứu – viết phê bình văn học từ đầu thập niên 1960, sau đó sang Pháp, trở thành Giảng viên về Việt học của Đại học Paris VII cho đến khi về hưu (2005). Trong cuộc nội chiến ở Việt Nam, Đặng Tiến là người không giấu giếm thiện cảm với miền Bắc Việt Nam. Đến cuối đời ông tham gia Văn đoàn Độc lập – tổ chức bị cáo buộc chống chính quyền chỉ vì khước từ sự lãnh đạo của đảng.
Chỉ lược thuật ngắn gọn như thế về tiểu sử bà Dương Thu Hương và ông Đặng Tiến có lẽ cũng đủ để thấy họ có đóng góp gì cho văn hóa Việt Nam hay không. Thế thì tại sao hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam không dám – chính xác hơn là không giới thiệu, ghi nhận, thậm chí có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy là chính quyền không cho phép cả tưởng niệm khi họ qua đời?
***
Cuối năm 2021, Bộ Chính trị và Ban Bí thư BCH TƯ đảng CSVN tổ chức “Hội nghị Văn hóa Toàn quốc”. Hội nghị này được xem là một bước ngoặt về nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam sau khi Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 ra một nghị quyết, nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng của văn hóa. Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, từ 1946 tới nay, đây là lần thứ hai đảng CSVN tổ chức “Hội nghị Văn hóa Toàn quốc”.
Theo ông Trọng: Đảng CSVN luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội (3).
Từ “Hội nghị Văn hóa Toàn quốc” lần thứ hai đến nay đã hai năm, liệu “công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” có khác gì so với “công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc” mà ông Hồ Chí Minh khởi xướng hồi 1946 khi tổ chức “Hội nghị Văn hóa Toàn quốc” lần thứ nhất?
Có! Tuy cách hành xử với những người không tán thành chủ trương, đường lối của đảng CSVN vẫn khắc nghiệt, tàn bạo như trước và hai sự kiện vừa đề cập, một liên quan đến bà Dương Thu Hương, một liên quan đến ông Đặng Tiến là hai ví dụ mới nhất, do thời thế rõ ràng đã khác nên ngoại trừ nỗ lực triệt tiêu đối kháng và những cá nhân muốn độc lập về nhận thức, đảng khuyến khích hệ thống truyền thông chính thức hướng công chúng đến những mục tiêu mới hơn.
Ví dụ như báo chí cách mạng có thể thoải mái xưng tụng những Maria Ozawa, Eimi Fukada,… – các diễn viên phim khiêu dâm của Nhật – là… “Thánh nữ”. Sau khi báo chí cách mạng mở đường (4), các trang tin điện tử có tên miền “.vn” – những website được chính quyền cấp giấy phép và giám sát nội dung, còn bộ phận điều hành các trang tin này luôn dựa vào “chủ trương, đường lối” để bảo đảm nội dung… “đúng định hướng” – bắt đầu bám sát hoạt động của các… “Thánh nữ”.
Trên các kênh truyền thông tại Viẹt Nam, chuyện ông Đặng Tiến mới qua đời hay bà Dương Thu Hương vừa được chọn trao giải “Cino-Del-Duca” 2023 không đáng bận tâm bằng: Thánh nữ Mari Ozawa vừa thông báo trên trang cá nhân của cô là cô mới check-in tại phố đi bộ Hà Nội và tạo dáng tại một di tích lịch sử vào trưa 19/4/2023 (5). Hay… Eimi Fukada vừa đến TP.HCM để tham dự Hobby Horizon (diễn ra trong hai ngày 23 và 24/4/2024 tại Công viên Phần mềm Quang Trung), dù giá vé rất chát (năm triệu đồng/vé) nhưng được dự đoán sẽ sớm hết vì rất nhiều người hâm mộ muốn gặp gỡ, trò chuyện riêng tư với thần tượng (6)…
Cách nay hai năm, ở “Hội nghị Văn hóa Toàn quốc” lần thứ hai, ông Trọng tuyên bố, đại loại: Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì đã nói đến văn hoá là nói đến những thứ là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi… là vô văn hoá, phi văn hoá, phản văn hoá. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
Gạt đi những Dương Thu Hương, Đặng Tiến,… Để các kênh truyền thông xúm vào xưng tụng những Maria Ozawa, Eimi Fukada,… là “Thánh nữ”, bám sát các… “Thánh nữ”, tường thuật cặn kẽ từ chuyện… “Thánh nữ” này xem… đá banh, “Thánh nữ” kia ăn… gỏi khô bò (6) là nỗ lực “hun đúc những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ” của đảng, là nỗ lực “xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội?
Chú thích
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gpvljy85po
(2) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65204391
(4) https://thanhnien.vn/thanh-nu-maria-ozawa-ra-san-co-vu-tran-viet-nam-indonesia-185908153.htm
Nhà văn Dương Thu Hương (sinh ra miền Bắc) bắt đầu nổi tiếng vào giai đoạn cởi trói Nguyễn Văn Linh với hai cuốn tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng và Những thiên đường mù, và những bài viết và tác phẩm sau đó trải ra nỗi thất vọng của bà về chế độ Hà nội. Người đọc Dương Thu Hương ít ra thì cũng nhận thấy bà có cách nhìn và lối diễn tả đặc biệt. Bà đang sống ở Paris, và đã có lần viết ra một bài tuyên bố gác bút.
Đinh Quang Anh Thái là một nhà báo hải ngoại được biết là người có nhiều dịp trao đổi trò chuyện với bà Dương Thu Hương.
Dưới đây là một phần bài viết của Đinh Quang Anh Thái đề tháng 2/2018 nhan đề Giọt nước mắt của người phụ nữ “bên thắng cuộc” Xin mời đọc tham khảo.
*
…
Dương Thu Hương tự nhận mình là “người rừng”, “mụ đàn bà nhà quê răng đen, mắt toét”. Báo chí Pháp thì gọi Dương Thư Hương là “Con Sói Đơn Độc”. Còn lãnh đạo CSVN thì chửi bà là “con đĩ chống đảng”.
Gọi bằng gì thì gọi, Dương Thu Hương vẫn là chính mình: bản chất chân quê không hội nhập vào thế giới trên mạng, bõ bã, đốp chát, đơn độc, và trên hết, ngay thẳng, hết mực với mục tiêu nhắm tới là tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, thoát khỏi cái chế độ hiện nay mà bà gọi là “chỉ sống bằng xác chết, không có bất cứ giá trị gì cả.”
Sinh năm 1948, lớn lên tại miền Bắc vào đúng giai đoạn Cộng sản Hà Nội tung toàn lực lượng nhất quyết bằng mọi giá phải đạt được tham vọng “giải phóng miền Nam thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy.” (sic)
Như lời bà kể, cùng với hơn 100 bạn ngang lứa tuổi, bà đã cắt máu xin vào Nam “đánh Mỹ cứu nước”.
Những trải nghiệm trong chiến tranh, cùng những chua chát của Tháng Tư 1975 đã là chất liệu cho các tác phẩm sau này của bà, như “Những Thiên Đường Mù”, “Bên Kia Bờ Ảo Vọng”, “Khải Hoàn Môn”, “Đỉnh Cao Chói Lọi”, “No Mans Land” (ấn bản Anh ngữ) được dịch sang Pháp ngữ là “Terre Des Oublis”…
***
Dấu mốc quan trọng làm thay đổi hẳn cuộc đời Dương Thu Hương là thời điểm đoàn quân của “bên thắng cuộc” vào Sài Gòn trưa ngày 30 Tháng Tư 1975.
Trong các bài viết, và trong lần gặp bà ở Paris năm 2005, Dương Thu Hương kể:
“Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngả rẽ trong đời tôi. Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi ngồi bên lề đường khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.
Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Tàu.
Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói.
Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.
Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ…nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh.
Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.”
Từ những nhận thức này, Dương Thu Hương trở thành “Con Sói Đơn Độc” ngay giữa bầy đàn của mình, vì hầu như không có người nào trong hàng ngũ lên tiếng đấu tranh cho dân chủ sau 1975 lại có lối ăn nói bõ bã, “chém đinh chặt sắt” như bà. Bà nói, “chẳng việc gì phải kiêng dùng những danh từ mà nhiều người cho là thô bỉ, như là ‘ỉa vào mặt kẻ cầm quyền’, vì đó là cách nói thuần của người Việt răng đen mắt toét; là ngôn ngữ đích xác của người nông dân khi họ muốn biểu lộ thái độ khinh bỉ và bất chấp. Tôi hành động như thế là có dự tính chứ không phải ngẫu hứng. Tôi rất ghét những thứ ngôn ngữ nhờ nhờ nhạt nhạt.”
Năm 1997, Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Washington DC, kẻ viết bài gọi điện thoại về Hà Nội hỏi Dương Thu Hương, rằng cảm nghĩ của bà ra sao về tân lãnh đạo CS, bà bốp chát: “ông đã có bao giờ thấy âm hộ của con ngựa già chưa? Đấy, mặt thằng Lê Khả Phiêu thế đấy, nó nhăn nheo y như âm hộ con ngựa già”.
Và năm 2,000 khi Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Hà Nội, bà trả lời phỏng vấn của kẻ viết bài qua điện thoại:
“Cliton là biểu tượng của một nền dân chủ, là một chân trời khác, một cuộc sống khác mà người ta ao ước.” Và bà cười sảng khoái, thuật lại câu của hàng xóm láng giềng nhà bà họ nói “sao mà xấu hổ thế! tổng thống của chúng nó, của dân Mỹ đứng cạnh mấy ông lãnh đạo của mình, mặt nó thì sáng ngời ngời, còn mặt mấy ông lãnh đạo của mình sao mà tối tăm thế.
Mặt Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tuy đã sửa nhan sắc nhưng trông cũng không đẹp cho lắm. Cho nên dân chúng bảo xấu hổ quá.
Còn cánh đàn ông thì họ rú lên, ối giời ơi! Cái thằng Clinton nó đẹp giai quá! Mình cũng còn mê nó nữa là đàn bà. Cho nên một trăm con mê nó thì cũng phải thôi.” (cười to tiếng, sảng khoái).
Rồi “Con Sói Đơn Độc” nói tiếp “hàng xóm nhà tôi xem thằng Lê Khả Phiêu là lãnh đạo của họ thì các ông bà ấy xấu hổ nhục nhã; chứ còn tôi thì tôi thấy bình thường; vì từ lâu tôi đã coi mấy thằng lãnh đạo chúng nó chẳng ra cái gì, cho nên tôi chả việc gì phải nhục hộ chúng nó.”
Chưa hết, “mụ nhà quê răng đen mắt toét” còn kể, “một nhà báo Mỹ phỏng vấn tôi và hỏi tôi nghĩ như thế nào về quan hệ của tôi với chế độ, tôi nói thẳng rằng, chế độ Hà Nội là bọn ngửi rắm bọn Bắc Triều Tàu”.
Đó chính là Dương Thu Hương.
Lý do nào lãnh đạo Hà Nội chửi bà là “con đĩ chống đảng?”
Ngồi cạnh cửa sổ căn hộ lầu hai của bà ở Quận 5 Paris, bà cười, kể lại:
“Trong bài diễn văn tôi đọc ở Đại hội Nhà Văn năm 89, tôi nói rằng đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân. Bởi vì xưa nay họ chỉ nói nhân dân phải biết ơn đảng thôi. Trong bài diễn văn đó, tôi phân tích rằng, cả một dân tộc đã đổ xương máu để kháng chiến chống Pháp và những gì dân tộc đạt được là do truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc nhưng đảng cộng sản đã cướp tất cả công đó và nhận vơ là công của đảng. Họ còn dậy dỗ quần chúng là phải biết ơn đảng. Hành động như thế vừa đểu cáng vừa vô ơn bạc nghĩa và tự cao tự đại.
Những kẻ như thế không xứng đáng để lãnh đạo dân tộc.
Hỏi, bà có bao giờ bốp chát trực tiếp như thế với giới lãnh đạo chế độ, Dương Thu Hương cười nửa miệng, nói, “tôi sợ gì chúng nó, tôi từng chửi ‘ỉa vào mặt đảng’”.
Dương Thu Hương kể, “Năm 1998, trong một nghị của trí thức Hà Nội, tôi có đọc bài diễn văn với tựa đề là Nhân Cách Trí Thức. Tại hội nghị đó, ông Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư đảng cộng sản lúc bấy giờ) tỏ ra vô cùng đắc ý với nội dung bài diễn văn của tôi. Ông ta đã ôm hôn tôi thắm thiết và xin bài diễn văn của tôi. Sau đó, vào giờ giải lao, người thư ký của ông ta tìm tôi và chuyển đề nghị của ông Linh muốn tặng tôi một căn nhà tiêu chuẩn dành cho cấp bộ trưởng. Người thư ký này còn đề nghị tôi tạm im lặng để cho đảng tự cải sửa. Tôi trả lời rằng, tất cả những việc tôi làm là vì dân tộc chứ không phải vì bản thân tôi; và tôi không giàu có nhưng cũng có một căn nhà đủ để ở. Tôi còn nói với ông thư ký của ông Linh rằng, hiện giờ đang có hai vạn giáo viên tiểu học ở Hà Nội không có nhà để ở, cho nên nếu nhà nước có ý định thì nên phân phối nhà cho hai vạn người đó.
“Một lần khác, nhà thơ Giang Nam lúc đó còn sống, chuyển lời của ông Nguyễn Văn Linh mời tôi ăn cơm với vợ chồng ông Linh và cô con gái của ông Linh. Giang Nam còn bảo là ông Linh nói rằng, dù sao chăng nữa thì tôi cũng là người mà nhà nước này yêu mến vì tôi đã tình nguyện chống Mỹ và chống Tầu, và đó là điều chứng minh tôi là người hết sức hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Tôi trả lời thẳng thừng rằng, tôi đã đấu tranh cho tự do dân chủ, tôi chỉ ngồi trên cỏ thôi, nên tôi không chơi với vua quan.
“Tôi nghĩ rằng những lời phát biểu đó của tôi khiến ông Linh phật lòng. Về phương diện cá nhân thì hẳn là ông ấy phải phật lòng, và sau đó thì ông ấy bị sức ép của cánh bảo thủ, nên ông ấy quay ngoắt lại và ông ta đánh vào các nhà văn mà ông ấy từng khuyến khích họ đừng uốn cong ngòi bút. Với cá nhân tôi thì ông ta mắng tôi là ‘con đĩ chống đảng’. Lúc đó tôi nói với một ông trong ban tổ chức đảng rằng, nếu tôi là đĩ thì may cho cái đảng này; nhưng vì tôi không đánh đĩ được cho nên tất cả mọi năng lực của tôi đều dồn vào việc ỉa vào mặt đảng. Họ đã chửi tôi như vậy thì từ giờ trở đi mọi sự đều rõ ràng, không còn con đường thứ ba nữa. Nghĩa là tôi dấn thân đến cùng trong mục tiêu đấu tranh cho dân chủ.
Nhân Dương Thu Hương kể việc Nguyễn Văn Linh muốn tặng bà căn nhà, kẻ viết bài này lại nhớ câu nói để đời của Thi sĩ Hữu Loan, tác giả bài thơ bất hủ “Màu Tím Hoa Sim”.
Ông Hữu Loan vào Sài Gòn sau 1975 thăm một người bạn cũ là Thi sĩ Hà Thượng Nhân và kể cho người bạn xưng hô “mày tao chi tớ” từ thửa thiếu thời với mình, rằng đảng CS muốn tặng ông căn nhà để ông đừng chống đảng nữa, ông trả lời “Tôi không có thì giờ làm nhà vì đang bận làm người”. Hữu Loan còn khẳng định thái độ sống của ông, “cả đời là thanh gỗ vuông chành chạnh, cương quyết không để người ta đẽo tròn lăn đi đâu thì lăn.”
Tác giả “Màu Tím Hoa Sim” đã phải trả giá cho cách sống như “cây tùng trước bão” của mình: bị chế độ bỏ tù, sau đó bị giam lỏng tại nhà ở Nga Sơn,Thanh Hóa và kiếm sống bằng những chuyến xe kĩu kịt đá và những mớ bánh chui nhủi của vợ.
Và Dương Thu Hương, những lời đanh thép đánh thẳng vào đảng như thế khiến bà bị bắt vào Tháng Tư năm 1991 và được thả khỏi nhà tù nhỏ ngày 20 tháng 11 cùng năm đó.
Phải chăng Dương Thu Hương cắt máu tình nguyện vào Nam “đánh Mỹ” vì muốn phục vụ đảng CS, kẻ viết bài hỏi câu đó và bị tác giả “Những Thiên Đường Mù” đáp trả bằng giọng khinh bạc, ông Thái lầm rồi, “năm 68 tôi vào tiền tuyến là vì tôi tuân thủ truyền thống cứu nước của dân tộc Việt Nam chứ không vì phải đảng cộng sản. Tôi còn nhớ lúc xẩy ra chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, ngay trước cửa nhà tôi là một người bị chết treo và lúc 8 tuổi, tôi đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Sau lưng nhà tôi, ngay đường xe hỏa, một người khác bị vu là địa chủ nên tự tự bằng cách đặt cổ vào đường ray cho xe lửa cán chết. Thật khủng khiếp. Khi 8 tuổi, buổi sáng khi đi tưới rau, tôi thấy cảnh những người chết như thế và điều đó làm cho tôi vô cùng khủng khiếp. Cho nên tôi nhắc lại, tôi chiến đấu hoàn toàn không vì cái đảng gây ra cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu người dân như thế”.
Những năm tháng bị cuốn vào cuộc tàn sát, Dương Thu Hương cho biết, “đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi thì bị bom làm điếc tai bên phải; người còn lại là cậu Lương thì bị cụt một tay và trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót. Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.
…
Các bài cũ rất nên đọc lại (hoặc đăng lại) để biết tính cách của Dương Thu Hương. Đến nay, bà vẫn là tín đồ đạo Phật.
a) Các vị lãnh đạo CS dưới cái nhìn rất thành thật của Bà DTH
1 thg 8, 2021
http://www.vietcatholicnews.net/News/Html/270135.htm
b) Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc” https://www.buctranhvancau.com/new-blog/2018/11/25/git-nc-mt-ngi-ph-n-bn-thng-cuc-inh-quang-anh-thi-thng-hai-2018
Bài này, Dương Thu Hương đặc tả Lê Khả Phiêu
BBC.com, 29 Tháng 1 2009 – Cập nhật 07h38 GMT
c) Truyện về Hồ Chí Minh phát hành ở Paris
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090122_duongthuhuong_newbook
Đọc để biết cách nay 15 năm ý kiến của độc giả ra sao, khi họ đọc tiểu thuyết Đỉnh Cao Chói Lọi.
Đáng chú ý: Nhà văn nữ đã đề tựa cuốn sách cho nhà văn, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ, người mà bà cho rằng đã chết cùng vợ con trong một tai nạn giao thông giả cho chính quyền dựng lên năm 1988.
d) Bài Ðinh Quang Anh Thái phỏng vấn Nhà văn Dương Thu Hương
https://vietcongonline.wordpress.com/2010/02/04/ðinh-quang-anh-thai-phỏng-vấn-nha-van-dương-thu-hương/
e) Dương Thu Hương khai nghề nghiệp là: “Chống Ðảng”
https://uyennguyen.net/2016/05/11/le-phu-khai-duong-thu-huong-voi-nghe-nghiep-chong-dang/
Cách dây vài tháng rộ lện tin tức về việc hội nhà văn VN.được ban xét giải Nobel
Văn chương gửi thư mời tham gia giới thiệu ứng viên. Tin đó có thể là bước thăm
dò theo phép lịch sự trước khi trao giải cho DTH chăng ?
Có lẽ nhà nước VN. nên soạn thảo trước một bản tuyên bố lên án hay kết tội DTH
là phần tử phản động chống đảng để thiên hạ … “biết bố mày là ai không” ?
Những người trước đây từng hãnh diện khoe “ta đây không đứng về phe nào” như
ĐT. lẽ ra phải được VC. tưởng thưởng xứng đáng nhưng bây giờ đảng ta xem như
rác rưởi, không đáng nhắc tới. Tại sao lại có chuyện vất bỏ tàn nhẫn như vậy ? Lý
do chính là buộc văn nghệ sĩ phải lấy đó làm gương mà cúi đầu phục vụ đảng đến
cùng, không được phê phán hay chỉ trích chế độ hiện thời, dù xấu ác đến đâu !
Đúng là cưỡng từ đoạt lý ở 2 chữ “thánh nữ” mà thật sự là DÂM NỮ mới chính xác !
Dùng từ và dễ dãi cho đăng thông tin như vậy thì phải chăng CsVN.đang muốn trụy
lạc hoá gìới trẻ trong ý đồ RU NGỦ họ quên đi thảm họa xem kẻ thù truyền kiếp TC.
là bạn, là thầy của mình ?
Nghe tin vui hỉ tín ngay giữa Paris hoa lệ từ cái ả lò thì tôn mi thì ướt vú thì to !
**************************
Nhắn các bác gái bác giai Hà Nội yêu văn chương chớ có bàn ra tán vào mà lũ Tình báo Hoa Nam giật giây bọn vịt gian Vệ gian tại Hà L..ội làm hỏng chuyện lớn Nobel Văn chương đầu tiến Xứ Việt để chúng thêu dệt chuyện 3 quốc chí HỎNG ĐƯỜNG hỏng bột
https://www.youtube.com/watch?v=RuLALudNkn4
CON HEO NỌC trên xe 4 bánh THÔI HẾT 1 THỜI fi công GIÀ lái chuyên cơ TRẺ ĐI MÂY VỀ GIÓ HOAN N..ẠC
trong THỜI BUỔI ME TOO đến bác Weinstein quyền danh như thế còn ngã ngựa ra hầu tòa như
https://www.youtube.com/watch?v=tAGC4HMivqo
CON HEO NỌC trên xe 4 bánh THÔI HẾT 1 THỜI fi công GIÀ lái chuyên cơ TRẺ ĐI MÂY VỀ GIÓ HOAN N..ẠC
Cẩn thận cho Nữ văn sĩ DƯƠNG THU HƯƠNG !!! Tiếc cho nữ sĩ Hà L..ội lưu sinh bên ngưỡng chân Tường Bá Linh chỉ vì vướng vòng kim cô thuở cháu ngoan bác Hù quàng khăn sô đỏ nếu không Phạm thị Hoài Bác mà HOÀI BẮC chắc sẽ là ứng viên Nobel Văn chương Đức gốc Việt như Phan Huy Đường khá tài văn chương và thông thạo Pháp văn nhưng chỉ vì vướng Cờ Máu hóa mất đi tính tưởng tượng Văn chương không thôi chắc gì bác Kao củ kiệu cũng khó sánh nổi … thôi chúc bác ấy chầu MAO-Hù cho tốt …tốt trên cái thiên đàng MÙ cộng sản !!!!
Nghe tin vui hỉ tín ngay giữa Paris hoa lệ từ cái ả lò thì tôn mi thì ướt vú thì to !
**************************
Bên nớ Hà L..ội triều cường càng Ảo vọng
Bên ni Ba Lê khoái lạc nhạc nồi * càng mảnh mong
Lún phún dưới nội y áo dài che nhũ hoa dấu
Gặp ả đúng mắt ướt … dễ gì thấy cả hai to vòng !
Dùng kính phân tâm học quả đúng lò tôn to vú
Lão vịt kìu mẽo bác sĩ Tâm tim bé tí lại co cong
Chỉ tổ liệt dương ngủ đò trên Sông Hương với ả !!
Ngay cả bác hoạn lợn 10 Đ.M. cũng ớn lạnh đi đong
Ấy thê qua tay bác hàng vạn heo nọc phỏng d..ái giải phóng
Lại thua mụ lợn xề có tên hay đáo để Dương Thu Hương !!!
Nói chi bọn thi nô văn nô trong cái chuồng lợn Hữu Thỉnh
Nói chi gã đốc tờ cà-ná-điên “Dí-và-gô” gốc Vệ vịt hành d(H)ương
Sá chi lọt sư mẽo siêu vi trun..g c..uốc nhổ ra rồi lại LIẾM
Ch..iết d..a giáo làng học đại thôn Bang Cali cầu thực tha phương
Vác mặt thớt về Quê sau đoàn xe côn an hộ tống làm nhân chứng
Cúi mặt cúi đầu chẳng dám nhìn thẳng Tù nhân Lương tâm Tri lương
Té ra hén từng mặc véc nhưng chính ra thợ phó thiến heo hoạn lợn ***
https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/11/%C4%90o%CC%82%CC%83-Mu%CC%9Bo%CC%9B%CC%80i-HN-1994.-e1666232716332-1068×1424.jpg
Bên cạnh chuyên d..a siêu đẳng chú10 Đ.M. cũng thua Dương Thu Hương !!!
Sắp xếp bên cạnh “Linh Sơn” bác Tây đui gốc Chệt văn tài nhẹ nhõm
Cuối tuần hay đến làm cơm Tàu nịnh hót nữ bộ ch..ưởng văn hóa văn chương
Nên Giải nô-neo thứ 13 chẳng nhà văn Pháp thật nào dám nhận sợ chết
Thôi đành thương lượng giao cho chú chệt Kao hành Kiện *** vừa ly hương !
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
*** Nên đọc và đối chiếu so sánh 2 TRỌNG LƯỢNG VĂN HỌC của J.M.G. Le Clézio và Gao Xingjian vào năm 2000 khi Gao Xingjian được trao giải thì sẽ thấy những điều khó hiểu …
J. M. G. Le Clézio – GIẢI NOBEL thứ 14 của PHÁP
https://fr.wikipedia.org/wiki/J._M._G._Le_Cl%C3%A9zio
Gao Xingjian – GIẢI NOBEL thứ 13 của PHÁP
https://fr.wikipedia.org/wiki/Gao_Xingjian
Theo làng báo Paris, bác Kao hay lảng vảng đến làm cơm Tàu chiêu đãi tại nhà nữ bộ trưởng văn hóa và truyền thông Catherine Tasca
https://fr.wikipedia.org/wiki/Catherine_Tasca
từ tháng Ba 2000 đến tháng Năm 2002, trong nội các thủ tướng Lionel Jospin của Tổng thống Pháp Jacques Chirac … và ảnh hưởng và quyền lực Mềm của bộ văn hóa và Nước Pháp rất có tầm quan trọng …chỉ riêng chuyên bác chồng người PHÚ LĂNG SA của nữ giám khảo THỤY ĐIỂN trong Giải Nobel văn chương Jean-Claude Arnault, 72 tuổi, người PHÚ LĂNG SA chồng của một nữ viện sĩ Thụy Điển, đã bị truy tố vì hai lần hãm hiếp một phụ nữ trẻ. Vụ này dẫn đến việc hoãn trao giải Nobel Văn học 2018 !!!!
https://www.marieclaire.fr/nobel-scandale-sexuel-suede,1263652.asp
Hoãn trao giải Nobel 2018: Người Pháp Jean-Claude Arnault bị xét xử ở Stockholm vì tội hiếp dâm
Theo Le Figaro
Đăng ngày 19/09/2018
Jean-Claude Arnault, 72 tuổi, chồng của một viện sĩ, đã bị truy tố vì hai lần hãm hiếp một phụ nữ trẻ. Vụ này dẫn đến việc hoãn trao giải Nobel Văn học
https://www.lefigaro.fr/culture/2018/09/19/03004-20180919ARTFIG00086-prix-nobel-2018-reporte-le-francais-jean-claude-arnault-accuse-de-viol-juge-mercredi.php
J.M.G. Le Clézio
https://fr.wikipedia.org/wiki/J._M._G._Le_Cl%C3%A9zio
Gao Xingjian
https://fr.wikipedia.org/wiki/Gao_Xingjian
Hoãn trao giải Nobel 2018: Người Pháp Jean-Claude Arnault bị xét xử ở Stockholm vì tội hiếp dâm
Theo Le Figaro
Đăng ngày 19/09/2018