Phản hồi bài: Nghĩ từ vụ án ông Tuấn “tim”, đừng đổ lỗi cho cơ chế

Thái Hạo

23-4-2023

Sáng nay, Vietnamnet đăng bài báo “Nghĩ từ vụ án ông Tuấn “tim”, đừng đổ lỗi cho cơ chế” của tác giả Nguyễn Duy Xuân. Bài mắc rất nhiều lỗi. Xin lần lượt chỉ ra vài lỗi trong số đó.

Thứ nhất. Ngay mở đầu tác giả viết: “Dính vòng lao lý, ông Tuấn “tim” có bị chi phối bởi lòng tham không? Câu hỏi này chỉ có ông mới trả lời chính xác”. Trời đất! Nhận định về một vụ án mà nói chỉ có phạm nhân mới trả lời chính xác được thì phiên tòa kia thành vô giá trị ư? Quá trình truy tố, điều tra, xét xử là để trả lời câu hỏi ấy, nhưng nay, sau khi xử xong thì tác giả bài báo lại nói tỉnh rụi “chỉ có ông [Tuấn] mới trả lời chính xác”! Hay tác giả Nguyễn Duy Xuân đang có ý đá đểu công an, Viện kiểm sát và tòa án nhỉ?

Thứ hai. Tác giả khẳng định: “Phải nói thẳng nguồn gốc sâu xa của tham nhũng, hối lộ chính là lòng tham”. Vậy xin hỏi ông, nguồn gốc sâu xa của phát triển có phải là lòng tham không? Không có lòng tham thì sẽ chẳng có khoa học, công nghệ, chẳng có kinh tế phát triển và nghệ thuật tiến bộ đâu, thưa ông. Tác giả lại khẳng định “Người ta khác nhau ở khả năng tiết chế của mỗi cá nhân tạo nên sự nghiêng lệch sang cực này hay cực kia của phạm trù đạo đức tốt/xấu”. Xin thưa, nhà nước/cơ chế sinh ra là để điều hướng, để kiểm soát lòng tham của con người; còn nếu khoán trắng trách nhiệm ấy cho cá nhân thì thử hỏi cái cơ chế ấy còn biết dùng vào việc gì nữa?! Chắc ít ai không biết câu nói của Hồ Chí Minh, “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là “lòng tham” đấy, thưa tác giả Nguyễn Duy Xuân. Ông Phật đi tu cũng là vì “lòng tham” – tham sự giác ngộ, tham một đời sống không còn đau khổ. Nhân loại tiến bộ không ai chủ trương tiêu diệt lòng tham cả, người ta tạo ra “cơ chế” để “lòng tham xấu” bị khắc chế, còn “lòng tham tốt” thì được nở rộ. Đây là nhận thức tối thiểu về con người và nền tảng phát triển của xã hội mà một người cầm bút phải biết.

Thứ ba. Thật ngạc nhiên, sau khi biện luận rất dài dòng để đổi lỗi cho lòng tham cá nhân thì đến cuối bài tác giả lại hạ một câu kết thúc: “Và, quan trọng hơn, phải có cơ chế để người ta không muốn, không dám, không thể và không cần tham nhũng”. Xin lưu ý chữ “quan trọng hơn”. Đã coi cơ chế là “quan trọng hơn” (lòng tham) trong việc gây ra tham nhũng/tội ác, thì tại sao tác giả lại dành cả một bài dài để cố chứng minh việc phạm tội của các cán bộ trong hệ thống nhà nước là “do lòng tham”? Nói như thế há chẳng phải ý sau đá ý trước sao? Hay rốt cuộc dù tình cảm xui khiến ông đổ tội lỗi cho lòng tham nhưng lý trí thì luôn chống lại cái lý luận ấy, để đến cuối cùng tự bản chất và logic của vấn đề đã buộc nó phải đi đến kết luận không thể khác được, là “quan trọng hơn, phải có cơ chế để người ta không muốn, không dám, không thể và không cần tham nhũng”?

Cuối cùng xin kể một câu chuyện của cá nhân tôi. Lúc còn công tác trong ngành giáo dục, tôi có đảm nhiệm một cái chức quèn, là tổ trưởng chuyên môn. Cái chức này ở trường chuyên nơi địa phương ấy khá đặc biệt: gần như có quyền quyết định trong tuyển dụng giáo viên cho bộ môn mình. Chính vì thế, trước mỗi kỳ thi tuyển dụng, vẫn thường có người mang quà cáp tới hay liên hệ với tôi bằng những cách khác nhau, nhằm chạy chọt. Tôi từ chối tất cả (có thể vì còn “non” thôi, chứ chưa hẳn đã tốt đẹp gì!). Và có người sau này khi trở thành đồng nghiệp của tôi rồi thì thi thoảng vẫn nhắc lại, để nói rằng rất xấu hổ vì trước đây đã có ý nghĩ và hành động ấy. (Có thể mấy người đồng nghiệp đó bây giờ cũng đang đọc bài viết này của tôi đấy). Tác giả Nguyễn Duy Xuân thấy tôi đáng ca ngợi hay thấy cơ chế mới là cái đáng bị phê phán? Làm sao lại có thể trao tương lai của hàng ngàn học sinh và của ngành giáo dục vào sự may rủi của lòng tốt bấp bênh như thế cho được, thưa ông!

Chính vì hiểu điều này, nên dù tôi không tham nhũng, không “lợi dụng chức vụ quyền hạn” để trục lợi, tức là “trong sạch”, nhưng tôi vẫn không chĩa mũi nhọn phê phán vào cá nhân (không phải vì họ đáng thương hay cần được thông cảm, mà vì sự phê phán ấy không có mấy ý nghĩa cho việc thay đổi cả, ngoài việc giải tỏa tâm lý của bản thân); mà ngược lại, tôi luôn luôn đòi hỏi việc thay đổi cơ chế/thiết chế. Bởi nếu không làm như thế, thì tham nhũng và tội ác không bao giờ được trị tận gốc. Mang mỡ để miệng mèo rồi dạy đạo đức cho nó, và khi nó ăn miếng mỡ ấy thì chửi bới và bắt nhốt vào cũi, đó chẳng phải là cách làm rất ngớ ngẩn sao? Lúc này, chỉ có thể nói rằng ông chủ của con mèo mới là người đáng chê trách, vì đáng ra phải cho mèo ăn no đừng để nó đói và mang mỡ cất đi cho thật kỹ, rồi rủi gặp con mèo quá tham mà cố tình phá cũi thì đánh cho thật đau, nhưng ông ta lại để mỡ khơi khơi trên bàn rồi ngồi giảng đạo đức cho nó! Thật bi hài.

Một cái chức quèn như chức của tôi mà vẫn có cơ hội tham nhũng (để phá nát môi trường giáo dục), vậy thử hỏi những ông trưởng phòng, ông chủ tịch hay cao hơn nữa mà có đạo đức không tốt thì xã hội phải gánh hậu họa khủng khiếp đến thế nào? Chẳng lẽ đã thấy cái bức tranh và viễn cảnh đáng sợ này mà tác giả Nguyễn Duy Xuân vẫn muốn tiếp tục rao giảng đạo đức cho cán bộ ư?

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. nt: NĐK
    Hãy khóc cho chúng ta, cho con cháu chúng ta với những cơ hội đã, đang và sẽ bị tước đoạt mất.
    Chính chúng ta, chính con cháu chúng ta, những thường dân, mới là những nạn nhân khốn khổ nhất của “cơ chế này”, chứ không phải những “bác sĩ Tuấn” hay “Trần Quí Thanh” đâu.

    Đừng lầm.

    Bác sĩ giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng mất một “bác sĩ Tuấn” có phải là mất hết đâu, còn bao nhiêu người khác nữa ngoài kia. Kẻ nào tham ô, tham nhũng của công dù chỉ một đồng cũng đáng bị b.ắn bỏ.
    Doanh nhân giỏi ư? Quý hiếm thật đấy, nhưng còn bao nhiêu người khác ngoài kia. Chưa kể, rất nhiều khả năng, trong số họ, có những người thực tài thực lực mà không thể nào ngóc đầu lên được bởi những chính sách (thậm chí cả luật pháp) bị bóp méo, bị lũng đoạn bởi những kẻ gọi là “doanh nhân giỏi” tiền bạc, quan hệ đầy mình kia.

    Vậy nên, nếu có khóc, đừng khóc cho họ, hãy khóc cho chính chúng ta.
    Nhưng có lẽ cũng không nên khóc nữa, mà hãy suy tư đi. “Hãy can đảm sử dụng lý trí của mình”* đi. Một xã hội vẫn để cho cảm xúc dẫn dắt là một xã hội chưa trưởng thành vậy.
    ——–
    (*) Câu này mượn của I.Kant và thành ngữ la tinh “Sapere aude”/”Có can đảm dám biết, dám tri thức”.

    Nguồn Mạng

  2. Thật ra “loại ngụy biện do vô tình mà một số người phạm phải vì nhầm lẫn về trình độ (chưa hiểu kỹ mà cứ tưởng là đã nắm vững vấn đề)” trong bài này hổng phải chỉ Nguyễn Duy Xuân mới phạm phải . Và đọc những bài của gs Nguyễn Đình Cống thì lại hổng phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác cho lém . Phần lớn là do chưa chịu tìm hiểu kỹ vấn đề, cứ bức xúc, ngồi 1 lúc là đầy bô . Đó là suy nghĩ chủ quan của tớ

    “Dính vòng lao lý, ông Tuấn “tim” có bị chi phối bởi lòng tham không? Câu hỏi này chỉ có ông mới trả lời chính xác”

    Nhận định này chỉ là cọp bi không ít chánh án sau khi tuyên án . Đáo tụng đình tức là có chuyện xảy ra . Tòa án tuyên tội là dựa theo chứng cớ & quá trình xử án, và nếu tòa án kết tội hoặc hổng thể kết tội 1 cá nhưn nào, cái sự thật/câu trả lời cuối cùng cho hổng ít câu hỏi, nếu tồn tại, chỉ ở perpetrators, ở defendant(s). So, câu nhận định trên hổng có gì là quá đáng . Ở đây chính Thái Hạo tự đưa mình vô thế liệt vị vì thật sự mà nói, khó có ai đoán được “chuyên môn” của Thái Hạo là gì . My best guess would be tư tưởng Hồ Chí Minh, vì có giải thưởng của Tổng cục các chị làm bằng chứng . Everything and anything else, i got no Phúc Kđinh clue, và trọng tâm của bài này aint it, hổng phải “chuyên môn” của Thái Hạo . Thus, the results.

    “Vậy xin hỏi ông, nguồn gốc sâu xa của phát triển có phải là lòng tham không?”

    Thái Hạo vừa trích lại ý của Michael Gekko, “Greed is good”. Và tất nhiên, TH hoàn toàn hổng biết cái gì là cái gì . Tham lam & đam mê là 2 chuyện khác nhau 1 trời 1 vực . Sờ Ti Vần Dốp là tham lam hay đam mê, và Bernard Madoff là tham lam hay đam mê ? Phân biệt 2 cá nhân đó sẽ rõ ra nhiều điều . TH muốn xã hội phát triển theo kiểu nào, tham lam hay đam mê ?

    Đam mê là ngay cả the absence of financial rewards, họ vẫn làm, vì thôi thúc nội tâm, vì cạnh tranh với xung quanh . Thành công có thể đến, có thể không nhưng họ chỉ biết làm the best way them know how. Những gì ta thấy, những MS, Apple … chỉ là the few who actually made it. Đàng sau họ là không biết bao nhiêu người thất bại, vì sản phẩm kém hơn chỉ 1 tẹo . Nên nhớ the commie, Commodore computers, đã 1 thời được xem là tốt hơn Apple. Bây giờ chỉ tìm thấy nó trong viện bảo tàng . It got worse from there. Nhưng có vẻ TH đang là hót boi của giới phản biện hiện giờ, then enjoy yo Phúc Kđinh 15 min of fame. We all know where those people gonna end up. Chu Mộng Long, Đoàn Bảo Châu … đang falling out & into oblivion, TH chắc cũng sẽ follow tút xuỵt . Đang là hót boi vì phù hợp với dân trí, và khám phá ra kho tàng keywords, mỗi bài nhét vô vài cái . Thía thui

    Tuy vậy, đổ lỗi cho cơ chế hổng sai lém . Str8 outta horse’s mouth “Tôi cảm thấy rất sốc và buồn khi nghe phát biểu của đại biểu Quốc, vì tư tưởng Hồ Chí Minh, cách dùng người của Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị dù nhiều chục năm đã trôi qua… Cho dù thời cuộc có thay đổi, cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan, nhưng chúng tôi, những nhân sĩ trí thức, nhà khoa học, cán bộ viên chức đang làm việc trong nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, vì lòng yêu nước giống hệt các nhân sĩ cách đây 70 năm”

    Thats what happened. Cái cơ chế tạo ra những “nhân sĩ trí thức” của 70 năm về trước đã bị Đổi Mới làm tộn tùng phèo hít rùi . Muốn có lại những “nhân sĩ trí thức” của 70 năm về trước chỉ còn cách, ls Đặng Đình Mạnh, Đổi Đúng, và ngay từ bi giờ . Áp dụng lại chủ nghĩa Mác-Lê trong giáo dục & tuyển chọn cán bộ, lúc đó mới có thể tạo ra được loại “nhân sĩ trí thức” của 70 năm về trước .

    Hoặc đi tắt đón đầu . Tại sao ở bên kia, mọi thứ đều đâu vào đấy ? Then WTF you waitin fo?

  3. Đã đọc bài của tác giả TH. Chợt thấy một chi tiết ( nhỏ xíu thôi !) khá “vui và lạ và buồn cười”: Tổ trưởng chuyên môn mà lại được quyền tuyển GV cho tổ mình . Trời ạ, cái “cơ chế” này ở đâu ra vậy ?!

  4. Là đang bình luận về chữ “tham” hã trời!
    Vụ đó thì kiếm viện ngôn ngữ học học bình họ triết cho nghe.
    Mà dù là người ngoại đạo cũng biết, phật pháp dạy tứ đại giai không, ở đâu ra có chữ tham trong cửa phật.
    Còn có vụ tham tốt nữa chứ.
    Pó tay!

  5. Tôi không phải nhà ngôn ngữ học,kiến thức cũng chỉ thuộc trường phái bình dân(học ở trường đời),nên suy nghĩ chủ quan.Thưa ông Thái Hạo,lòng tham và lòng ham được nghe thiên hạ nói chúng khác nhau một trời một vực.
    1.Ham,được cho là có ý muốn tốt, thâu tóm được nhiều,vươn lên một tầm cao hơn những sự việc có bản chất tốt đẹp,đượ xã hội ủng hộ ngợi khen,khuyến khích.Ví dụ, ham học tập,ham lao động,ham làm từ thiện…
    2.Tham,được cho là có ý muốn xấu,bị xã hội chê bai,ruồng bỏ.Ví dụ,tham của đút lót,tham trộm cắp,tham quyền cố vị…
    3.Cũng có trường hợp người ta dùng chữ tham,thay chữ ham,để chê nhưng thực ra,có một ngụ ý khen ngợi khéo léo một việc làm tốt đáng khuyến khích.Ví dụ, cậu đó tham công tiếc việc,bạn tôi tham làm nhiều việc từ thiện.
    4.Tôi đã vào tuổi U90 được 2 năm,trải qua một quảng đời dài như thế,nhưng chưa bao giờ nghe một ai nói,nghĩ tham nhũng và ham phát triển khoa học kỹ thuật… cũng phát xuất từ một lòng tham.Như tôi đã trình bày ở các phần 1,2,3,xã hội nói chung đều cho tham là xấu,ham là tốt,không như ông TH nghĩ.Tệ nhất là ông so sánh việc ham đi tu của đức Phật với việc tham nhũng.Thưa ông TH,đã đi tu là đi tu,từ bỏ mọi tục luỵ,không còn cái gọi là ham hay không ham.Xã hội không ai gọi ai đó là người ham/tham đi tu bao giờ.

  6. Những tay viết lách cho báo quốc doanh thì luẩn quẩn chỉ có viết để phục vụ ý muốn của đảng. Sao dám nói thẳng nói thật được. Cũng tội nghiệp họ giống con chó, chủ đảng cho sủa thì sủa cho tru thì tru chứ đâu dám sủa một cách thỏa thích. Trong lòng họ cũng muốn nói là tại cơ chế nên mới có tham nhũng nhưng đố dám! Nên đành lòng vòng câu chữ nói vậy chứ không phải vậy đâu nghe đảng, đừng có hiểu lầm tui tội nghiệp.
    Họ đâu dám như con chó thật sự vì con chó còn có bản năng tru sủa nếu nó không hài lòng về chủ nó, tội nghiệp thay kiếp thú còn thua con chó!

  7. Rất nên mở VietNamNet để đọc (thưởng thức văn phong và lý lẽ) cái bài bênh vực cơ chế hiện nay (nhân chuyện vụ án Tuấn “tim”).

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây