Hãy cảnh giác với Bộ luật dân sự 2015!

Ngô Huy Cương

21-2-2023

Ngay từ khi Bộ luật Dân sự 2015 chưa được thông qua, nhiều người, trong đó có tôi, đã thấy rõ nhiều khiếm khuyết, lỗi lầm và bất cập… của Bộ luật này.

Chết nỗi mỗi lần nước ta thông qua được một Bộ luật Dân sự (từ 1995 đến giờ), người ta lại tổ chức ăn mừng và trao kỷ niệm chương cho những người liên quan hoặc “ké tí” vì xem đó như một thành tựu lớn về lập pháp.

Có lẽ cả thế giới người ta coi nếu một nước nào đó mà cứ 10 năm lại ban hành một Bộ luật Dân sự mới coong thay thế Bộ luật Dân sự trước của nước đó thì nó là một câu chuyện bất bình thường lớn nhất về lập pháp của thế giới.

(Lưu ý: nước ta từ năm 1995 cho tới nay đã thi thố với thế giới bằng việc thông qua 03 Bộ luật Dân sự liên tiếp vào các năm 1995, 2005 và 2015 mà cứ Bộ luật sau lại sửa đổi toàn diện Bộ luật trước, trong khi ở nước nào trên thế giới thì mỗi Bộ luật Dân sự của họ đều có tuổi thọ hàng trăm năm hoặc vài chục năm kể cả khi có các biến động chính trị, kinh tế, xã hội vô cùng lớn ở đó, ví dụ điển hình là Pháp, Đức, Nhật Bản).

Nhưng nói thế nào thì nói, chứ Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay của nước ta mà không có sửa đổi khẩn trương thì môi trường pháp lý còn thiếu nền tảng chắc chắn, đời sống xã hội còn khó mà ổn định và nền luật học sẽ đổ vỡ hoàn toàn.

Có lẽ thỉnh thoảng tôi lại phải lấy một vài ví dụ đơn giản để mọi người xem và cảnh giác nhé!

Điều 6 của Bộ luật Dân sự 2015 chủ ý viết về “áp dụng tương tự pháp luật”, nhưng phải liệt kê các loại nguồn của luật dân sự (tức là liệt kê những nơi chứa đựng các quy tắc của luật dân sự mà người ta có thể rút ra một hoặc nhiều giải pháp pháp lý để giải quyết một hoặc nhiều tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý nào đó), đồng thời nói về thứ tự ưu tiên áp dụng chúng, bao gồm và tương ứng như sau:

(1) thỏa thuận (ý muốn nói là hợp đồng);

(2) pháp luật (ý muốn nói là văn bản quy pháp pháp luật);

(3) tập quán;

(4) án lệ; và

(5) lẽ công bằng.

Điều này có mấy mắc mớ nhìn thấy ngay như sau:

+ Cái mắc mớ thứ nhất: Điều này chỉ nhắc tới “thỏa thuận” (hợp đồng) là nguồn của luật tư có thứ tự ưu tiên áp dụng trên cả văn bản quy pháp pháp luật, mà không nói tới hành vi pháp lý đơn phương, trong khi đó di chúc và các hành vi pháp lý đơn phương khác, như: đề nghị giao kết hợp đồng; điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên…, đều là nguồn của luật tư.

+ Cái mắc mớ thứ hai: Điều này chỉ nói tới tập quán như một loại nguồn của luật tư, mà không nói tới thói quen ứng xử (hay thói quen quan hệ) gây mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, trong khi Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 12 về nguyên tắc áp dụng thói quen thương mại.

+ Cái mắc mớ thứ ba: Điều này không xem học thuyết pháp lý hay luật học là một loại nguồn.

+ Cái mắc mớ thứ tư: Điều này chép lại Điều 6, Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga 1994 (sửa đổi 2003) nhưng không thấu hết tinh thần của nó. Điều 6, khoản 2 của Bộ luật Dân sự Nga này viết như sau: “Nếu không thể áp dụng pháp luật tương tự, thì các quyền và nghĩa vụ của các bên phải được xác định, xuất phát từ các nguyên tắc chung và ý nghĩa của luật dân sự (tương tự về quyền), và cũng xuất phát từ các yêu cầu về tính trung thực, lẽ phải và công lý.”

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây