28-10-2022
Thôi, bỏ chuyện ông thầy thể dục dẫn giải cô giáo dạy văn ra khỏi lớp ở ngay cái trường rất Huế kia đi, dị òm, dân Đồng Khánh, Hai Bà đó nghe.
Chuyện này cũng liên quan giáo dục, mà là giáo dục “trí thức tầng bậc cao” được ông nghị Lê Thanh Vân phát biểu chiều nay trong phiên thảo luận tổ về kinh tế – xã hội. Ổng đưa ra 5 kiến nghị, trong đó kiến nghị thứ hai nêu rõ: nhân việc cơ quan Đảng các cấp xử lý một số cán bộ chủ chốt ở Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam liên quan “lò ấp” tiến sĩ, đề nghị có tổng rà soát bằng tiến sĩ, thạc sĩ, mà trọng tâm là cán bộ trung cấp, cao cấp của toàn bộ máy nhà nước. Việc này là để sàng lọc chất lượng nhân sự, bảo đảm quản lý điều hành của cả hệ thống.
Vote nhiệt liệt đề xuất của ông nghị Cà Mau. Thạc sĩ thì hằng hà sa số, làm sau, làm từ từ. Trước mắt, rà cho hết mớ bằng tiến sĩ trong hàng ngũ cán bộ, lãnh đạo, không cứ từ mấy cái học viện, mấy phân viện trung ương; cả trường tư trường công, cả Ha vớt lẫn Phun bờ rai, hễ lý lịch nào nắn nót học vị tiến sĩ là kiểm tra ráo trọi.
Kiểm tra nguồn cấp chưa đủ, nhân đó tổng “xét nghiệm” năng lực ngoại ngữ để xem chất lượng có tương xứng với học vị hay không, rà soát các bài báo khoa học có đủ hàm lượng khoa học đã được đăng trên các tạp chí có… khoa học hay không. Cần có bộ lọc để kiểm nghiệm “chỉ số trích dẫn” – nói cho sang là vậy, chứ nói theo dân gian là lượng copy – paste bao nhiêu trong các bài báo lẫn luận án, nhất là ở các ngành thuộc khoa học xã hội.
Ngoài phạm vi ông nghị Vân đề xuất, nhưng nếu được, cũng nên “quét mã” qua các tiểu luận tốt nghiệp cao cấp chính trị (thường dành cho các học viên giỏi, xuất sắc, cán bộ lớp vốn có vai vế…). Biết đâu, nhân đấy, tiện kiểm kê luôn quỹ lớp cũng hay.
Ngày 18.3.2021, tại hội nghị UBND TP.HCM phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm của Sở Nội vụ, ông giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM Nguyễn Việt Dũng nói: “Tôi không biết công chức mình đào tạo tiến sĩ để làm gì vì tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học. Chúng ta đào tạo quá nhiều tiến sĩ”.
Kể cả chuyện sau khi cán bộ được đi học về kinh tế số – kinh tế tuần hoàn, ông hỏi chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, cán bộ không trả lời được và chia sẻ khi đi học giáo viên chỉ “dạy chung chung”.
Trở lại đề xuất tổng rà soát bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, không chỉ kiểm tra trình độ, năng lực – cái này đã thể hiện – mà qua đó “xét nghiệm” PCR luôn cả phẩm chất, đạo đức của người-đày-tớ. Nói như ông nghị Vân là để “sàng lọc chất lượng nhân sự”.
Nhưng, lấy ai – đủ can đảm; lấy cái gì – đủ trung thực và khoa học để sàng lọc chừng ấy tiến sĩ, thạc sĩ là các nguyên, đương cán bộ lãnh đạo?
Thưa cô Lê Huyền Ái Mỹ:
1. Ngày trước, Nhân Dân ta, Tổ Quốc ta có MỘT MẶC ĐỊNH rất sai: BẤT KỲ KẺ NÀO CÓ NHÀ 3 TẦNG THÌ ĐỀU LÀ LŨ GIAN THƯƠNG, cần phải thu hồi tài sản của chúng!
2. Ngày nay, để sửa sai, thì CHÚNG TA cần phải mở ra MỘT MẶC ĐỊNH mới: TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CÁC HỌC VIỆN… CHỈ ĐÀO TẠO RA LŨ CON BUÔN (chính trị, kinh tế, giáo dục.. ), thì, phải tống chúng vào HỐ XÍ (không phải là SỌT RÁC CỦA LỊCH SỬ) ngay!!
(tiếp theo đoạnn1 và 2 trong bình luận trước)
3.Kính thưa NCS,đó là lời mở đầu các câu hỏi để hỏi thí sinh/NCS mà thầy phản biện/chấm thi đang chấm thi các thí sinh.Những điều này ghi nhận được trong buổi báo cáo đề tài luận án tiến sĩ”Nghĩa vụ con người” .
Đó,kiến thức những bậc có học hàm học vị cao vời vợi mà như thế thì biết tìm đâu cho ra người phù hợp để trao những nhiệm vụ trọng đại “tổng rà soát” này hởi trời!
Không khó đâu. Rất dễ!
Nhưng Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng có dám không, đấy mới là điều then chốt.
Đánh lạc hướng dư luận kể ra cũng hơi khó đấy. Còn Thích Chân Quang và các đồng minh im thin thít từ lâu rồi.
Nhưng chỉ rà soát riêng một chỉ tiêu “Kiến thức chuyên ngành của TS” đã vô cùng khó.Tìm đâu ra người. Hãy xem chất lượng kiến thức của vài TS và GS/PGSTS đào tạo các học vị đại học và sau đại trong vài sự việc nhặt được, phải nói là cực kỳ sững sốt sau:
1.[Chính trị là đoàn kết].Đây là một định nghĩa mà tôi đã tìm tất cả các sách vở trên thế giới từ cổ chí kim,từ đông sang tây không đâu có.Cho nên người đưa ra định nghĩa này là vĩ đại.Đó là phát hiện của một GSTS,chuyên viên cao cấp của một hội đồng trung ương đem đi dạy khắp cả nước.Ai cũng biết đó không phải là một định nghĩa,làm gì có định nghĩa đó mà đi tìm.Càng đáng buồn hơn nữa,đã biến một câu nói có ý nghĩa thành một định nghĩa ngớ ngẩn của mình gán cho người khác.
2.[Tôi đã tham khảo Hiến pháp của 136 nước trên thế giới,chỉ có Hiến pháp một nước là có đề cập đến “nghĩa vụ con người”].Đó là một nội dung báo cáo của nghiên cứu sinh TS về đề tài “Nghĩa vụ con người”trước 7 vị thầy phản biện.Hiến pháp là quy định quyền lực nhà nước,nghĩa vụ là quy định bổn phận người dân.Vì thế làm gì có quy định nghĩa vụ con người trong hiến pháp mà tìm.Thế mà 7 vị giám khảo(phản biện luận án) đều đồng tình,hơn thế nữa còn đề nghị trình luận án để quốc hội tham khảo sửa đổi hiến pháp,còn hứa giúp thế giới sẽ soạn bản “tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ con người”.Đây là các GSTS,tânTS chuyên ngành luật cả,thiệt là nực cười.
3.Kính thưa nghiên cứu sinh,đó là lời mở đầu của các câu hỏi để hỏi NCS(học trò) đang được thầy hỏi thi.
Kiểm tra ở xứ khác thì khó, ở đế quốc Đông Lào dễ òm. Mai Cuốc Xẻng tôi có một mẹo nhỏ, chả cần hội đồng hội điếc gì, chỉ cần học trò lớp chín là kiểm tra được mấy ông tiến sỹ dỏm.
He, bravo Mai-Cuoc-Xeng!!!