Trung Quốc: Chúng ta phải nhanh chóng đổi mới tư duy

Zeit

Tác giả: Peter R. Neumann và Moritz Rudolf

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-10-2022

Nó không còn là về giá trị đạo đức và thương mại: Đối với phương Tây, thái độ đối với Trung Quốc dưới sự cai trị của Tập Cận Bình là một vấn đề sống còn. Ba mục tiêu cho một chính sách mới đối với Trung Quốc.

Hiện không có cơ hội để dân chủ lan rộng ở Trung Quốc: Binh lính Trung Quốc đi ngang qua bức ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình của họ trong một bảo tàng quân sự ở Bắc Kinh. Nguồn: © Florence Lo/Reuters

Phương Tây đã trở nên phụ thuộc chính trị vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do liên kết về kinh tế ngày càng gia tăng. Các tác giả được  mời viết của chúng tôi là Peter R. Neumann và Moritz Rudolf phác thảo ba mục tiêu mà các quốc gia phương Tây hiện nay nên tập trung vào trong mối quan hệ của họ với nước Cộng hòa Nhân dân. Neumann là Giáo sư về Chính sách An ninh tại King’s College London và là tác giả của cuốn sách “The New World Disorder” (Rowohlt, 2022). Rudolf là Nghiên cứu viên tại Trung tâm Paul Tsai Trung Quốc của Trường Luật Yale và là tác giả của “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường – Những hàm ý cho Trật tự Quốc tế” (World Scientific, 2021).

***

Khi các nhà sử học sau hai trăm năm kể từ bây giờ viết lên lịch sử của thế kỷ 21, Nga sẽ có được nhiều nhất một chương dành cho nó, bất chấp cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Một quốc gia tuy có vũ khí hạt nhân nhưng có dân số ít hơn Bangladesh và nền kinh tế đình trệ nhỏ hơn Tây Ban Nha bất quá chỉ là một kẻ gây rối.

Câu chuyện lớn sẽ xoay quanh sự trỗi dậy của Trung Quốc: quốc gia đông dân nhất thế giới và có nền kinh tế phát triển nhanh nhất; với một hệ thống xã hội độc tài tàn bạo – và với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại – duy trì sự yên tĩnh và “ổn định” ở quê nhà trong khi cạnh tranh với phương Tây ở mọi nơi trên thế giới.

 Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ năm 2008

Ngay cả khi cách xa hơn về mặt văn hóa và địa lý so với Nga, Trung Quốc là một chế đô độc tài tân tiến mà phương Tây đang phải đối đầu trong một cuộc cạnh tranh hệ thống trong thế kỷ 21 – đặc biệt ở châu Phi và châu Á, nhưng ngày càng gia tăng ở châu Mỹ Latin và châu Đại Dương.

Phương Tây đã nhận ra vấn đề, nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Học thuyết chi phối sự can dự của phương Tây với Trung Quốc trong nhiều thập niên là công thức khét tiếng của cái gọi là thay đổi thông qua thương mại, hay nói cách khác: chúng ta làm ăn với Trung Quốc càng nhiều, Trung Quốc càng trở nên giống chúng ta.

Về mặt phát triển kinh tế, điều này cũng đã có hiệu quả. Trong 20 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, năng suất kinh tế đã tăng gấp 9 lần. Năm 2008, đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đến năm 2030, nó có thể hất cẳng Mỹ khỏi vị trí hàng đầu.

Cải cách kinh tế là một phương tiện để bảo đảm quyền lực

Đối với hàng trăm triệu người Trung Quốc, điều này có nghĩa là chấm dứt đói nghèo và lên tầng lớp trung lưu. Không có thời điểm nào trong lịch sử loài người cơ hội sống cho nhiều người được cải thiện nhanh chóng như ở Trung Quốc kể từ năm 2000. Nhưng mặc dù tất cả đều biến chuyển về mặt kinh tế, nhưng lại ít thay đổi về mặt chính trị. Phương Tây đã hoàn toàn đánh giá sai chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc, bởi vì theo quan điểm của Trung Quốc, đó chỉ là một phương tiện để duy trì quyền cai trị của chính họ.

Vì vậy, thương mại không phải là “liều thuốc ma thuật cho nền dân chủ”, như nhà báo người Mỹ James Mann đã tuyên bố vào năm 2007. Trái ngược với hy vọng của phương Tây, sự kiểm soát của nhà nước đã gia tăng đáng kể trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình. Và cuối cùng không phải Trung Quốc, mà là phương Tây trở nên phụ thuộc chính trị do hội nhập kinh tế ngày càng tăng.

Trong một thời gian dài, người ta đã nói về sự tăng trưởng của Trung Quốc: “Nó không thể diễn ra tốt đẹp lâu dài”. Nhưng sự thật là cho đến ngày nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống đó sẽ sụp đổ. Với việc bổ nhiệm người mới vào ban lãnh đạo đảng, ông Tập đã loại bỏ các đối thủ trong đảng của mình. Và ngay cả khi nền kinh tế sẽ đình trệ trong một vài năm, sự kết hợp của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, các thể chế mạnh mẽ và nhà nước giám sát bằng công nghệ cao bảo đảm rằng một phe đối lập (dân chủ) không thể hình thành hoặc tổ chức được.

Thống nhất, Tháo gỡ ràng buộc, Kết nối

Đối với ông Tập, điều này có nghĩa là ông sẽ làm việc chuyên sâu hơn trước đây để xây dựng cái gọi là cộng đồng cùng chung vận mệnh: Tầm nhìn của Trung Quốc về một trật tự toàn cầu, trong đó không phải phương Tây, mà là Trung Quốc và các nước đồng minh toàn cầu phương Nam có quyền định đoạt.

Chúng bao gồm Con đường Tơ lụa Mới, một chương trình cơ sở hạ tầng mà qua đó Trung Quốc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào toàn cầu phương Nam và xuất cảng các ý tưởng của Trung Quốc sang các nước đang phát triển trong các lĩnh vực như y tế, tư pháp và an ninh. Cũng quan trọng không kém: Sự mở rộng có hệ thống của quân đội Trung Quốc và việc thành lập các diễn đàn ngoại giao, chẳng hạn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhằm thay thế các cấu trúc do phương Tây thống trị. Sự cạnh tranh cho một trật tự toàn cầu mới sẽ ngày càng gay gắt ở hầu hết các cấp bậc.

Sau khi ông Tập được gia hạn nhiệm kỳ, phương Tây do đó phải khẩn trương đổi mới tư duy. Cuộc tranh luận về Trung Quốc cho đến nay chủ yếu xoay quanh một cuộc xung đột được cho là giữa các giá trị đạo đức và lợi ích kinh tế. Nhưng cả hai đều không đi tới đâu cả.

 Toàn diện và thực dụng

Hiện tại không có cơ hội để dân chủ lan rộng ở Trung Quốc – ít nhất là nếu nó được coi là một dự án của phương Tây. Và việc theo đuổi trong ngắn hạn các lợi ích kinh tế thuần túy là điều đã tạo ra tình hình địa chính trị bấp bênh mà chúng ta đang gặp phải. Tóm lại: Cả hai chiến lược đều thất bại.

Một chính sách mới đặt ra các giới hạn rõ ràng đối với sự lan rộng của nền độc tài tân tiến của Trung Quốc phải mang tính tổng thể và phải dựa trên ba mục tiêu thực dụng:

1. Thống nhất: Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc hợp lại vừa đủ lớn để đương đầu với Trung Quốc. Do đó, việc nói bằng một tiếng nói trở nên quan trọng hơn bao giờ hết – cả ở trong châu Âu và cùng với Hoa Kỳ.

2. Tháo gỡ ràng buộc: Các nước châu Âu đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Việc tháo gỡ ràng buộc kinh tế là cần thiết, ngay cả khi việc rút lại hoàn toàn các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc là không thực tế. Mục đích phải là trở nên độc lập với Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng và tự tin khẳng định các quy tắc của chính mình.

3. Kết nối: Việc kết nối toàn cầu phương Nam với phương Tây là điều cốt yếu để duy trì trật tự tự do. Nhưng bất chấp nhiều thông báo, vẫn không có chương trình cơ sở hạ tầng lớn của châu Âu – hoặc phương Tây – có thể cạnh tranh với Con đường Tơ lụa Mới. Phương Tây phải cung cấp cho các nước đang phát triển những khuyến khích vật chất để tách khỏi Trung Quốc.

Tất cả những điểm này đều được biết đến và đã được thảo luận trong nhiều năm. Vấn đề duy nhất là vẫn chưa được thực hiện. Hội nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh một lần nữa cho thấy rõ sự cần thiết là phải hành động ngay. Lý do đơn giản: Chúng ta sắp hết thời gian. Nếu không có gì xảy ra, thì lịch sử của thế kỷ 21 không chỉ là sự trỗi dậy của Trung Quốc mà đồng thời còn là sự suy tàn của phương Tây.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Phương Tây chậm trễ trong việc đối đầu với Tàu cọng chỉ vì các nhà đại tư bản vẫn còn luyến lưu với đồng tiền kiếm được nhờ làm ăn với Tàu. Các nhà đại tư bản lại là sponsors của chính trị gia. Khổ thế!!!

  2. Bài viết rất hay và rất đúng.
    Mấy thằng nghiên cứu về cộng sản Trung Cộng có bằng cấp đầy mình nhưng họ chẳng biết được trong đầu thằng cộng sản Á Châu nó nghĩ gì, thằng hán đỏ và thằng việt đỏ nghĩ gì và làm gì thì hay nhất là đi hỏi ngay mấy anh đã trốn chạy thì sẽ biết ngay, khỏi tốn thời gian nghiên cứu rồi trật lất. Đâu phải giúp nó giàu để nó thay đổi tư duy, mẹ nó càng giàu nó càng độc tài và càng ác.

  3. Học Giả: BÙI CHÍ VINH

    Hiền đệ mừng ta sinh nhật muộn
    Tổ chức say quán Đất Phương Nam
    Phương Nam mà hãi hùng phương Bắc
    Tràn xuống Biển Đông vặn bể hàm

    Hiền đệ ôm cây ghi-ta thùng
    Hát chiêu hồn bài ca cố xứ
    Từ Cà Mau tới ải Nam Quan
    Đất nước rùng mình vì quân dữ

    Anh hùng gặp phải thời tuyệt tự
    Quang Trung còn bị giặc đào mồ
    Chẳng lẽ thiến để làm kinh sử
    Làm Tư Mã Thiên bỏ làm thơ ?

    Hiền đệ sợ ta lên bàn thờ
    Tử vì đạo sau mùa covid
    Nên bày ra “happy birthday… “
    Ca hát đọc thơ rền trời đất

    Nhậu phương Nam ngó về phương Bắc
    Trừng mắt mà khinh Tập Cận Bình
    Biến Putin trở thành con điếm
    Quay cuồng trong điệu vũ Bắc Kinh

    Thế giới không phải là triều đình
    Nay phong kiến mà mai phát xít
    Ukraine càng khác Việt Nam
    Thế chiến thứ 3 chờ lên lịch

    Tàu, Nga ác cỡ nào cũng chết
    Còn ta có thiện cũng chầu trời
    Hôm nay cứ giả đò sinh nhật
    Cụng hết trần gian một lượt chơi…

    Nguồn Mạng.

Comments are closed.