“Sai từ Đại hội Tua”

Trần Trung Đạo

7-9-2022

Trong một bài viết ngắn trên Facebook mình, nhà báo Huy Đức – Trương Huy San nhắc lại: “Một lần, bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi ‘Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?’ [Nhà văn] Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua’ [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].”

Cách hỏi của bà Nguyễn Thị Bình cho thấy bà đã biết đảng CS và những người ủng hộ đường lối đảng sai nhưng không chắc sai từ thời điểm nào.

Cách trả lời của nhà văn Nguyên Ngọc cho thấy ông cũng biết sai như bà Bình nhưng chính xác hơn khi nhấn mạnh sai từ khi Hồ Chí Minh đưa tay gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản tại Đại Hội Tours, nói rõ hơn là sai từ khi Hồ Chí Minh trở thành người CS chuyên chính theo đường lối của Lenin.

Để giúp mở rộng kiến thức của các bạn trẻ, người viết chỉ trích dẫn và bàn về câu nói “sai từ Đại hội Tua”. Cám ơn nhà báo Huy Đức. Các chi tiết khác trong bài, thảo luận hay tranh luận ngoài bài, người viết không biết và cũng không quan tâm.

Đại hội Tours là đại hội gì mà có ảnh hưởng quan trọng đến dòng lịch sử Việt Nam nhiều như vậy?

Đại hội Tours là đại hội bỏ phiếu tán thành tư cách thành viên của Đảng Xã hội Pháp trong Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.

Trước khi bàn đến Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản chắc phải nhắc đến Đệ Nhị Quốc Tế.

Đệ Nhị Quốc Tế được thành lập vào ngày 4 tháng 7, 1889 tại Paris với mục đích đoàn kết giai cấp vô sản và truyền bá chủ nghĩa CS trên phạm vi thế giới. Đệ Nhị Quốc Tế chủ trương đấu tranh bằng các phương tiện nghị trường ôn hòa để đạt mục đích trong khuôn khổ luật định. Ủy ban lãnh đạo thường trực của Đệ Nhị Quốc Tế đặt tại Bỉ. Bí thư của tổ chức CS quốc tế này trong một thời gian dài từ 1905 đến 1922 là Camille Huysmans và ông có thời gian là Thủ tướng Bỉ.

Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, tranh chấp giữa các phe ủng hộ chiến tranh và chống chiến tranh dẫn đến sự rạn nứt và cuối cùng làm phân hóa Đệ Nhị Quốc Tế thành ba thành phần. Lenin tham gia vào Đệ Nhị Quốc Tế năm 1905 và nhanh chóng nổi bật vì quan điểm chống chiến tranh của ông ta.

Đệ Tam Quốc Tế hay còn được gọi là Comintern viết ghép của hai chữ “the COMmunist INTERNational” do Lenin thành lập. Hội nghị thành lập Comintern được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 3, 1919 tại Moscow .

Khác với các Quốc Tế trước, Đệ Tam Quốc Tế chủ trương cách mạng bạo động tại các quốc gia có đảng CS.

Trong giai đoạn đầu, đảng CS Nga dù đang khó khăn cũng đã xoay xở tài trợ cho các đảng CS Đức, Hung để thành lập cánh quân sự. Thực chất đây là một cách phản công các kẻ thù của Bolshevik vừa tấn công Nga trong giai đoạn sau “Cách mạng Tháng Mười”, 1917.

Người được Lenin tin tưởng giao trọng trách điều hành Đệ Tam Quốc Tế là Grigory Zinoviev. Sau khi Lenin chết, một trong những người đầu tiên bị Stalin giết trong “cuộc thanh trừng vĩ đại” (The great purge) lại là Grigory Zinoviev.

Sau khi Comintern được thành lập, cùng với đảng CS tại nhiều quốc gia, đảng xã hội và các tổ chức cánh tả của Pháp cũng được mời gia nhập Đệ Tam Quốc Tế.

Đệ Tam Quốc Tế có bảy mục đích và lý luận chính được tóm tắt như sau:

(1) Giai đoạn hiện nay là giai đoạn phân hủy và sụp đổ của toàn bộ hệ thống tư bản thế giới, và sẽ là giai đoạn sụp đổ của nền văn minh châu Âu nói chung nếu chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn không thể vượt qua của nó.

(2) Nhiệm vụ của giai cấp vô sản lúc này là nắm chính quyền Nhà nước. Việc nắm quyền lực Nhà nước biểu hiện sự tiêu diệt bộ máy Nhà nước của giai cấp tư sản và tổ chức bộ máy mới của quyền lực chuyên chính vô sản.

(3) Bộ máy quyền lực mới phải đại diện cho chế độ độc tài của giai cấp công nhân và ở những nơi nhất định, của cả những người tiểu nông và lao động nông nghiệp; nghĩa là nó phải là công cụ để lật đổ có hệ thống giai cấp bóc lột và chiếm đoạt nó.

(4) Chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản phải là đòn bẩy cho việc chiếm đoạt ngay lập tức tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và chuyển nó thành tài sản xã hội.

(5) Đối với an ninh của cách mạng xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ chế độ chống lại kẻ thù bên trong và bên ngoài, để giúp đỡ các thành phần dân tộc khác của giai cấp vô sản chiến đấu, giải giáp hoàn toàn giai cấp tư sản và các tay sai của nó, và vũ trang chung của giai cấp vô sản, là cần thiết.

(6) Tình hình thế giới hiện nay đòi hỏi phải có sự liên hệ chặt chẽ nhất giữa các bộ phận khác nhau của giai cấp vô sản cách mạng và sự đoàn kết hoàn chỉnh của các nước mà cách mạng đã thắng lợi.

(7) Phương pháp đấu tranh cơ bản là hành động quần chúng của giai cấp vô sản, bao gồm đấu tranh công khai, vũ trang, chống lại quyền lực nhà nước tư bản.

(“First Congress of the Communist International Letter of Invitation to the Congress”, January 24, 1919).

V.I. Lenin tóm tắt về sự ra đời của 3 Quốc Tế CS: “Đệ Nhất Quốc tế đặt nền tảng của cuộc đấu tranh quốc tế vô sản vì chủ nghĩa xã hội. Đệ Nhị Quốc tế đánh dấu một thời kỳ trong mà đất đã được chuẩn bị cho sự lan rộng với hàng loạt phong trào ở một số quốc gia. Đệ Tam Quốc tế thu thập được thành quả của Đệ Nhị Quốc Tế, loại bỏ chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xã hội sô-vanh, tư sản và nhỏ nhen tư sản ngu xuẩn, và đã bắt đầu thực hiện chính sách quyền lực của giai cấp vô sản.” (The Third Internationaland Its Place in History, V.I. Lenin, 1919, Collected Works, Moscow: Progress Publishers, 1965)

Nhận được thư mời, đại hội quyết định tham gia Đệ Tam Quốc Tế của thành phần quốc tế thuộc đảng Xã Hội Pháp (Socialist Party-French Section of the Workers’ International) được tổ chức tại thành phố Tours, một thành phố vùng Centre-Val de Loire, miền trung nước Pháp, ngày 25 tháng 12, 1920.

Bản tin năm 1920 còn lưu trữ của báo l’Humanité viết về đại hội này như sau: “Với 3.252 phiếu trong số 4.763 – chiếm đa số hơn 2/3 – Đại hội Tours đã bỏ phiếu tán thành tư cách thành viên của Đảng Xã hội trong Quốc tế Cộng sản.” (French Socialist Party to Join the III International, l’Humanité archive)

Tai họa giáng xuống cho đất nước Việt Nam phát xuất từ quyết định gia nhập Đệ Tam Quốc Tế, hay nói rõ hơn là ngày Hồ Chí Minh trở thành người CS theo chủ nghĩa Mác-Lê, trước đó Pháp chưa có đảng CS.

Ngay cả những người bạn thân của Hồ Chí Minh lúc đó cũng đã phê bình quan điểm CS cực đoan của ông ta. Cuộc tranh luận đúng sai đã kéo dài nhiều tháng. Dĩ nhiên, không ai thay đổi được ý định gia nhập Đệ Tam Quốc Tế của Hồ Chí Minh. (William J. Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion Press, 2001).

Không ít người đến nay vẫn còn ấm ức vì chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội khi không đoái hoài gì đến những lá thư của Hồ Chí Minh gởi TT Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Họ lấy làm tiếc phải chi lúc đó TT Harry Truman trả lời và đồng ý viện trợ cho Hồ Chí Minh chống Pháp thì ngày nay Việt Nam đã là một Singapore, Đài Loan hay Nam Hàn rồi đâu phải bám đuôi Trung Cộng.

Các cơ quan an ninh tình báo Mỹ không khờ khạo và ngây thơ như những người ấm ức kia nghĩ. Chính phủ Mỹ có đủ văn kiện, tài liệu về Hồ Chí Minh trong quan hệ với đảng xã hội Pháp, đảng CS Pháp và Đệ Tam Quốc Tế.

Theo tài liệu lưu trữ trong văn khố Hoa Kỳ, tổng số gồm 11 lá thư và điện văn ngắn Hồ Chí Minh gởi chính phủ Mỹ trong đó gồm 5 lá thư và điện văn gởi TT Truman, 6 lá thư và điện văn gởi Ngoại trưởng James Byrnes và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Lá thư thứ nhất ký ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lá cuối cùng vào ngày 28 tháng 2 năm 1946.

TT Truman không trả lời thư của Hồ Chí Minh nhưng đã kiểm chứng lại lý lịch của ông ta chứ không tự động xếp vào văn khố. Chính phủ Mỹ chỉ thị tòa đại sứ Mỹ tại Paris trực tiếp liên lạc với Hồ Chí Minh.

Ngày 12 tháng 9 năm 1946, George M. Abbott, lúc đó là Đệ nhất Tham Vụ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris, đã điện đàm một tiếng đồng hồ với Hồ Chí Minh.

Dĩ nhiên quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ vẫn là gốc gác của họ Hồ. Theo báo cáo của George M. Abbott cho đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, Hồ Chí Minh không thừa nhận ông ta là Cộng Sản. Không những thế, họ Hồ còn chỉ ra cho George M. Abbott thấy “không một người nào trong nội các của ông ta là Cộng Sản.”

Đoạn chính trong báo cáo của George M. Abbott : “Khi tôi đưa ra câu hỏi về những mối liên hệ được cho là Cộng sản của ông ta, tất nhiên, ông ta đã phủ nhận. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng không có Bộ trưởng Cộng sản trong chính phủ của ông và hiến pháp Việt Nam mở ra với sự bảo đảm các quyền tự do cá nhân và được gọi các quyền của con người và cũng bảo đảm quyền sở hữu cá nhân. Ông thừa nhận rằng có những người Cộng sản ở An Nam nhưng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản như vậy đã tự giải thể vài tháng trước rồi.” (Page:Pentagon-Papers-Part I).

Trong thực tế, các chức vụ then chốt gồm Chủ tịch (Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Quốc Phòng (Võ Nguyên Giáp), Bộ trưởng Tài Chánh (Lê Văn Hiến), Bộ trưởng Tư Pháp (Vũ Đình Hòe) trong nội các liên hiệp kháng chiến đều do các đảng viên đảng CS hay đảng Dân Chủ (ngoại vi của đảng CS) nắm giữ.

Dĩ nhiên, như viết trong báo cáo, George M. Abbott cũng biết những câu trả lời của Hồ Chí Minh là những câu nói dối. Hồ Chí Minh đánh giá hệ thống tình báo Mỹ quá thấp.

Với đảng CS, việc thay tên đổi họ, từ một người hay thậm chí cả đảng, theo nhu cầu chiến lược mỗi thời kỳ là chuyện bình thường. Đảng CS tổ chức tinh vi và chặt chẽ đến mức dù dùng tên gì vẫn hoạt động thống nhất và tuân chỉ triệt để một cương lĩnh. Vào thời điểm 1946, trước khi CSTQ chiếm toàn lục địa Trung Hoa, nếu Mỹ viện trợ, Hồ Chí Minh sẽ nhận và nếu Mỹ lên tiếng phản đối Pháp, Hồ Chí Minh sẽ cám ơn nhưng chắc chắn không bao giờ có chuyện “giải tán đảng CS” hay thành thật từ bỏ đảng CS. Các mục đích của Đệ Tam Quốc Tế đã đóng đinh sâu vào nhận thức của Hồ Chí Minh và hàng ngũ lãnh đạo đảng từ thập niên 1920. Chính sách của đảng CS không thay đổi từ đó đến nay.

Mỹ không đánh giá cao tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa dân tộc trong người Hồ Chí Minh. Không riêng Việt Nam mà hầu hết các đảng CS từ Á sang Phi đều núp dưới bình phong “giải phóng dân tộc”.

Trong lúc Hồ Chí Minh nói với George M. Abbott không có một đảng viên CS nào trong chính phủ thì Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn đang thẳng tay tận diệt các đảng phái không CS như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt v.v..

Vụ Ôn Như Hầu tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng vào tháng 8, 1946 là một bằng chứng: “Cuối tháng 5 [1946] khi quân đội Trung Quốc bắt đầu rút hết ra khỏi Việt Nam, Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các lực lượng Việt Minh tấn công vào các cánh quân quốc gia tại miền Trung, tiêu diệt số lực lượng nhỏ nhoi của các đảng quốc gia tại vùng này.” (Lê Mạnh Hùng, Nhìn Lại Sử Việt, thời cận hiện đại 1945-1975, chương 6).

Các vụ tàn sát các đảng phái quốc gia chống thực dân diễn ra suốt 1946 không chỉ riêng tại Hà Nội, miền Bắc mà cả nước. Một chương sử đầy máu xương và hận thù trên đất nước Việt Nam vốn đã chịu đựng gần một trăm năm dưới gót thực dân bắt đầu từ đó.

Lịch sử không có “nếu” nhưng cần phải đặt lại một lần để các thế hệ Việt Nam đọc, ôn, học và đi về phía trước là trách nhiệm của những ai quan tâm đến vận nước.

Nếu không “sai từ đại hội Tua”, tức không có đảng CSVN ngày nay Việt Nam không phải nghèo nàn, lạc hậu, mất đất, mất biển, lệ thuộc mọi thứ vào Trung Cộng mà là một quốc gia độc lập, dân chủ giàu mạnh, đứng oai hùng và đầy kiêu hãnh như bên bờ Thái Bình Dương.

Đừng quên, bản thân hai tổng thống Franklin D. Roosevelt và người kế nhiệm là Harry Truman đều là những người có cảm tình với các dân tộc bị trị. Đặc biệt về trường hợp Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, TT Franklin D. Roosevelt khẳng định việc tôn trọng quyền tự quyết dân tộc của các quốc gia như ông đã đề ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) tháng 8, 1941. (The Atlantic Conference & Charter, 1941, Milestones: 1937–1945, State.gov)

Ngày 24 tháng 1, 1944, TT Roosevelt khẳng định lần nữa ước muốn của ông để đặt Đông Dương dưới sự quản trị của quốc tế thay vì trả lại cho Pháp. TT Roosevelt viết: “Tôi gặp Halifax [Ngoại trưởng Anh] tuần trước và nói với ông ta một cách thẳng thắng rằng một điều hoàn toàn đúng là hơn một năm trước tôi đã bày tỏ ý kiến Đông Dương không nên trả lại cho Pháp mà đặt dưới sự quản trị của một cơ quan ủy thác quốc tế (international trusteeship). Pháp đã chiếm dân tộc này, với ba chục triệu người, gần cả thế kỷ, và điều kiện của người dân còn tệ hại hơn lúc bắt đầu. (Memorandum by President Roosevelt to the Secretary of State, January 24, 1944).

Trong cùng tài liệu, TT Roosevelt còn viết một câu cảm động “Pháp đã vắt sữa các dân tộc Đông Dương suốt một trăm năm và người dân của các nước Đông Dương xứng đáng được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.” (France has milked it for one hundred years and people of Indo-china are entitled to something better than that).

TT Truman kế nhiệm đã chia sẻ quan điểm TT Roosevelt. Trong thời gian sau khi Thế Chiến Thứ Hai vừa chấm dứt, TT Truman nghiêm cấm các tàu bè Mỹ giúp chở quân đội và võ khí của Pháp để tái chiếm Việt Nam.

Nhưng con kỳ đà Đệ Tam Quốc Tế CS đứng cản mũi ngay giữa con đường để Việt Nam có thể hội nhập vào dòng thác văn minh của nhân loại sau Thế Chiến Thứ Hai như Nam Dương (độc lập 1945), Ấn Độ (độc lập 1947), Philippines (độc lập 1946), Jordan (độc lập 1946) và nhiều quốc gia từng là thuộc địa trở thành cộng hòa khác.

Chính sách của TT Truman đối với Việt Nam chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1946 đến 1950, Mỹ đóng vai trò trung lập và giai đoạn thứ hai sau khi Mao chiếm toàn lục địa TT Truman chuyển sang yểm trợ Pháp để ngăn chặn làn sóng CS nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á.

Chính sách của TT Truman tại Á Châu là một bộ phận trong toàn bộ chính sách Ngăn Chặn (Containment Policy) trong phạm vi thế giới. TT Truman rời nhiệm sở năm 1953 nhưng các tổng thống sau ông dù Cộng Hòa hay Dân Chủ đều tiếp tục dưới nhiều hình thức cho tới ngày LX sụp đổ. Hiện nay, chính sách Ngăn Chặn đang được tái dựng dưới một tên gọi khác phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị Á Châu gọi là Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (Indo-Pacific Strategy of The United States).

Nội dung của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương khẳng định “nước Mỹ chỉ có thể an toàn nếu Á Châu cũng an toàn” và do đó “Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ với khu vực, thông qua các liên minh bằng các hiệp ước rắn chắc với Úc, Nhật Bản, Cộng hòa Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, đặt nền tảng an ninh cho phép khu vực nền dân chủ phát triển mạnh mẽ.” (Indo-Pacific Strategy of The United States, White House, 2022).

CSVN không được nhắc đến trong mệnh đề mở đầu của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương vì CSVN không phải là một quốc gia “dân chủ phát triển mạnh mẽ” hay “liên minh bằng hiệp ước”.

Nguy hiểm hơn, một khi không gian tranh chấp được mở rộng, vị trí chiến lược của Việt Nam đang có sẽ bớt quan trọng và bị thu hẹp dần cho tới khi chỉ còn là một “căn cứ phía nam” của Trung Cộng.

Do đó, nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc “sai từ Đại Hội Tua” rất đúng. Ông thấy sai từ bao giờ, hôm trước hay hôm qua, không quan trọng, quan trọng là thấy và nói ra cho các thế hệ trẻ biết. Giữa một xã hội bưng bít thông tin, tuyên truyền tẩy não, mọi tiếng nói đúng đều cần thiết. Nhiều người có thể cũng thấy như ông nhưng vì chút hư danh đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chịu nhục để sống cho qua hết một đời.

Đại Hội Tours là thời điểm Hồ Chí Minh chọn phương pháp bạo động để thiết lập chế độ CS chuyên chính tại Việt Nam. Con đường Đệ Tam Quốc Tế đó nhuộm bằng máu, lót bằng xương của nhiều triệu người Việt kéo dài tròn thế kỷ và sẽ di họa không biết đến bao giờ mới dứt. Sự sai lầm đó đã dọn đường cho Trung Cộng, một nước CS đàn anh, xâm chiếm phần lớn biển đảo Việt Nam.

Một người bình thường chỉ nhìn vào hậu quả nhưng một người sáng suốt phải tìm hiểu tận nguyên nhân, và nguyên nhân chính cho tất cả thảm họa mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu hôm nay là do Hồ Chí Minh “sai từ Đại Hội Tua”.

_____

Ghi chú: (Một phần bài trích trong bài viết “Đừng Tưới Nước Lên Gốc Cây Rã Mục”.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả Thái Bá Tân.

    Một nhóm mười trí thức
    Được bà Nguyễn Thị Bình
    Mời đến chơi, nói chuyện,
    Kiểu thân mật gia đình.

    Giữa chừng, bà chợt hỏi,
    Không khỏi không bất ngờ:
    Theo các anh, nói thật,
    Ta sai từ bao giờ?

    Hầu hết mọi người nói
    Thưa chị, chúng ta sai
    Từ Một Chín Năm Mốt,
    Tức từ Đại Hội Hai

    Khi đảng quyết định lấy
    Chủ nghĩa Mác – Lênin
    Tư tưởng Mao Chủ Tịch
    Làm đường lối của mình.

    Còn Nguyên Ngọc thì nói,
    Mọi người nghe, tưởng đùa:
    Chúng ta sai, thưa chị,
    Từ thời Đại Hội Tours!

    Bà Bình không đồng ý.
    Nhưng ngay sáng hôm sau
    Bà tự tìm Nguyên Ngọc,
    Rồi nói, vẻ buồn rầu:

    Hôm qua chị không ngủ,
    Nằm suy nghĩ suốt đêm,
    Và buộc phải thừa nhận,
    Chị đồng ý với em!

    *Cùng đẳng cấp phong kiến,
    Cho nên ta với Tàu
    Đánh nhau trong lịch sử,
    Lúc thắng, lúc thua nhau

    .Còn thằng Pháp thì khác.
    Đẳng cấp nó cao hơn.
    Nó văn minh, vật chất
    Và tinh thần cao hơn.

    Đáng lẽ nên học nó
    Giúp đất nước canh tân.
    Rồi độc lập chưa muộn.
    Khai trí cho người dân.

    Chứ nếu dùng vũ lực,
    Công nông lên cầm quyền,
    Đất nước sẽ đi xuống,
    Không thể nào đi lên.

    Khi những người vô học
    Có quyền hành trong tay,
    Thì họ sẽ vơ vét,
    Vơ vét mãi hàng ngày.

    Họ sẽ làm băng hoại
    Các mỹ tục thuần phong,
    Văn hóa và đạo đức,
    Nếp sống của cộng đồng.

    Con đường duy nhất đúng
    Để phát triển nước mình
    Là con đường phục quốc
    Của cụ Phan Chu Trinh…

    Nguyên Ngọc đã nói thế,
    Nhà văn của chúng ta.
    Một tấm lòng đáng quí,
    Một cây bút tài ba

    Nếu không có Nguyên Ngọc
    Và những người như ông,
    Giới văn chương Đại Việt
    Sau này sẽ chạnh lòng

    Và chắc xấu hổ lắm,
    Vì ngậm miệng ăn tiền,
    Vì văn nô, đĩ bút
    Bợ đít cho chính quyền.

    Bà Bình vào thời ấy
    Là lãnh đạo cấp cao,
    Đã nhận ra sai trái
    Do ai và lúc nào.

    Có nghĩa các vị khác,
    Vốn không phải ngu lâu,
    Thừa biết thằng cộng sản
    Sẽ đưa ta đến đâu.

    Nhưng biết thì cứ biết,
    Mà làm thì cứ làm.
    Và đó là thảm họa
    Cho nước ta, Việt Nam.

    Nguồn Mạng.


  2. Lại giận mát hờn Cưng đến cuồng nộ chỉ vì cái Nội các hơi giả cày của Em nơi Luân Đôn …
    ******************

    Ôi ! Cái Nội các giả cày Em lập sao chán quá :
    Các Bộ lớn toàn bác bưng bô độc tài quê nhà !
    Thành tài đất lành sương mù Chim cút đậu
    Đại khoa bảng ghana kìu iêu Nước qua loa
    Lục địa Đen giàu tài nguyên nhân công rẻ
    Tượng đồng sống bắp thịt chỉ thiếu chất xám mà
    Lại thích sống Luân Đôn: tiểu não cực tốt
    Thích biệt phủ vợ trắng ham vinh thân phì gia
    Phi châu vẫn tối tăm bao ngàn năm đêm đen tối
    Mong các Bộ ch..ưởng sẽ qui cố hương quê nhà
    Chớ đừng sống mãi Đông Kinh dưới chân núi Phú Sĩ
    Chế “chính phủ kiến tạo” như Tập đoàn Tân Tạo bà bà
    CHU CHOA Đệ tử thất fuc*k xúc f..ân hót “chính phủ kiến tạo”
    Thêm mắm cái “nh..òa nước kiến (Đỏ) tạo” ha..ha !…

    Đừng sống mãi Ba Lé dưới chân Tháp Eiffel ruồi ngáp
    Chế “đại đàn két + diễn đàn chú cuội ngồi gốc cây đa
    Tự gắn nhãn “chuyên d..a công nghệ nhà Hà L..ội học”
    Lại từng tự nguyện bưng ống nhổ MAO + bô Hồ cái già
    Từng thông ngôn cho Xuân Thủi + 6 Búa tấn Lê Đức Thọ
    Từng thông ‘cống’ cho Thị Bình Nguyễn thị Tr..âu Sa
    Gần đất xa trời vẫn chưa lấy một lời ăn năn xin lỗi
    Nguyên Ngốc xưa u mê trúng thang thuốc Đồ U U bà bà
    Nghĩ lại còn hối hận bỏ Bác và Đảng giờ thành NGUYÊN NGỌC
    Gắng lên ANH tạ tội xin lỗi Hồn PHÙNG QUÁNG đi mà
    Bán Nước cho Tàu Hán cộng hại Dân: Chế độ độc tài đỏ !
    Nguồn gốc tạo hàng trăm triệu lượt Hận thù giữa Chúng ta

    Giời ạ ! Văn minh Anh biệt đảo xa Âu rực rỡ như Pháp
    Con cháu Newton – Boole – Churchill tầm vóc siêu gia
    Cưng lại gạt cậu ấm cô chiêu ra ngoài Nội các
    Chẳng kỳ thị chuộng nhân tài đức giả chấp mầu da !
    Cố lên Em giáo dục tân trang lại các “tinh hoa” ấy
    Học với Em có thực tài qui cố quận giúp Nước giúp nhà
    Hay lại độc tài siêu thủ tướng cộng thêm đa bộ trưởng
    Em tài năng từng qua biết bao bộ quan trọng quá đà
    Hãnh diện vì cưng Siêu nhân: Nữ Thủ tướng + Nội các
    Một mình một ngựa như Jeanne d’Arc cứu Nước Nhà

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. “Đó là Hồ gửi rất, rất nhiều thư cho Mỹ như vậy là nhằm mục đích gì???”
    Ông Hồ nhờ OSS chuyển thư tay cho Tổng thống Harry S. Truman, đề nghị đặt quan hệ ngoại giao khi nhận ra tầm quan trọng của Mỹ hơn Liên Xô trong hoàn cảnh này, ông hy vọng được Mỹ ủng hộ trong cuộc thương thuyết giữa Trung Quốc và Pháp. Quan trọng nhất muốn Mỹ công nhận Chính phủ Lâm thời Việt Minh là đại diện duy nhất và hợp pháp của Việt Nam. Dù tha thiết khẩn cầu qua bảy lá thư tay, Truman không đáp ứng vì cho ông Hồ là người cộng sản quốc tế và bù nhìn của Moscow.
    Trước các cáo buộc này, ông Hồ cố biện minh là thuần tuý hoạt động cho độc lập dân tộc, dù không thể phủ nhận là đã ở Moscow trong nhiều năm. Tuy nhiên, Mỹ không tin các minh chứng này.
    Cuối tháng 9 năm 1946, Mỹ rút toán OSS tại Việt Nam về nước, chấm dứt liên hệ với Việt Minh, đánh dấu cho giai đoạn khởi đầu của cuộc chiến Đông Dương.
    Bang giao quốc tế trong toàn cảnh đang diễn biến với một khởi đầu mới. Trước khi chết, Roosevelt không muốn can dự vào Đông Dương, mà nỗ lực chính là giúp cho châu Âu tái thiết và củng cố vị thế cho Pháp. Do đó, Mỹ để cho Pháp toàn quyền quyết định. Khi Trung Quốc còn phân tranh Quốc-Cộng và chưa thực sự trỗi dậy, nhưng tình hình Nga chưa củng cố và phát triển đúng mức, nên sự đối kháng của hai khối Tư bản và Cộng sản chưa thành hình.
    Nhìn trong quan điểm chiến lược chung, Việt Nam không phải là mối bận tâm cho Mỹ như trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh về sau.

    • “Việt Nam không phải là mối bận tâm cho Mỹ như trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh về sau.”
      Cho dù Việt Nam về sau được Mỹ xem là một tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á và thế giới tự do, nhưng Mỹ chưa bao giờ bày tỏ là có tham vọng lãnh thổ. Trong tất cả các lời tuyên bố chính thức của tất cả các vị Tổng thống hay các văn kiện còn lưu trử của Quốc hội, người ta chưa hề tìm ra là Mỹ có ý định xâm chiếm Việt Nam. Đây là một lối tuyên truyền của ông Hồ và Cộng sản không có cơ sờ chứng minh. Nhân dân miền Bắc qua bao đời vẫn còn tin tưởng vào lập luận này là một đại bất hạnh.

    • Việt Nam không phải là mối bận tâm cho Mỹ như trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh về sau.”
      Cho dù Việt Nam về sau được Mỹ xem là một tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á và thế giới tự do, nhưng Mỹ chưa bao giờ bày tỏ là có tham vọng lãnh thổ. Trong tất cả các lời tuyên bố chính thức của tất cả các vị Tổng thống hay các văn kiện còn lưu trử của Quốc hội, người ta chưa hề tìm ra là Mỹ có ý định xâm chiếm Việt Nam. Đây là một lối tuyên truyền của ông Hồ và Cộng sản hoàn toàn không có cơ sờ chứng minh. Nhân dân miền Bắc qua bao đời vẫn còn tin tưởng vào lập luận này là một đại bất hạnh.

  4. Có lẽ rằng, Hồ muốn nhờ ảnh hưởng của Hoa Kỳ để làm dịu đi sự gây hấn của Pháp đang âm mưu lấy lại thuộc địa của mình, để Hồ và đồng bọn rảnh tay đàn áp các lực lượng chính trị khác.

    Cái mà cộng sản gọi là “thù trong giặc ngoài “, thì chúng ưu tiên diệt thù trong trước. Những gì học được ở Nga, Tàu đã dạy cho họ Hồ dùng bạo lực cách mạng đối xử với đồng bào mình như đã thấy.

  5. Cám ơn nhà thơ Trần Trung Đạo đã chịu khó viết ra một bài đầy đủ như thế này
    về ngọn nguồn dẫn đến hậu quả bi đát ngày hôm nay cho nước ta, so với những
    nước từng là “nhựơc tiểu” như nước ta. Bài này rất cần thiết cho thế hệ sinh sau
    đẻ muộn vốn không biết rõ gì về một giai đoạn lịch sử vì bị đầu độc bởi hệ thống
    thông tin độc quyền một chiều của đảng CsVN. từ 1945 đến nay.
    Về “mục đích là gì ” thì khó biết chính xác, trừ chính cá nhân ông Hồ. Bởi vì đối
    với nhà nước CS. việc họ làm gì đều có ý đồ cả nhưng họ nói một đàng làm một
    nẽo thì chỉ có họ mới biết sự thật. Hơn nữa, những âm mưu của họ có thể thuộc
    “bí mật quốc gia” nên phải giấu kỹ và kín, nhất là nếu họ nói bằng miệng,không
    viết ra trên giấy thì đòi… bằng chứng cũng như mò kim đáy biển !
    Trộm nghĩ mục đích của việc này là để đánh lạc hướng, là động tác giả nhằm lừa
    gạt Mỹ cho Mỹ tin rằng họ Hồ không phải CS.nhưng CIA.đã biết rõ mặt thật HCM.
    nên Truman không quan tâm gì nữa những lá thư này ?

  6. Về câu hỏi của ông Công Anh, tôi có ý thế này, chỉ là ý kiến cá nhân, không dám nói là “để mở thêm tầm mắt” cho ai hết. Giặc Hồ viết thư cho Tổng thống Mỹ chẳng qua là để lôi kéo thêm vây cánh cho mình, và cô lập giặc Pháp. Chẳng bao giờ có chuyện “nếu Mỹ trả lời thì VN giờ sẽ như Singapore…” Hôì chiến tranh VN, chẳng phải CS nhờ cái bóng của MTGPMNVN, thậm chí còn xem các dân biểu đối lập VNCH, hay các “ký giả đi ăn mày” là “người của ta” đó sao? Sau khi giặc chiếm miền Nam, mấy tờ báo có “ký giả đi ăn mày” đó có còn được hoạt động nữa không hay đi ăn mày theo đúng nghĩa đen? Vậy là rõ rồi thưa quý vị, về mục đích của giặc Hồ trong việc viết thư cho Tổng thống Mỹ.
    Giờ trở lại chuyện ông Nguyên Ngọc (lại cụ Ngọc, ối dào!!!). Xin kể một chút một câu chuyện khác, không hề lạc đề, xin quý vị chớ nóng ruột. Hồi ông Gorbachev (mới mất) mới lên ngôi Hoàng Đế, một hôm đức vua có khách là tổng thống Francois Mitterand của Pháp. Tháp tùng tổng thống Pháp có nghị sĩ Pháp Claude Estier. Ông Gorbachev bận việc nên đến hơi trễ. Gorbachev hối hả bước vào bàn tiệc, xin lỗi tổng thống Pháp vì đến trễ, nêu lý do là vì ông có một việc khúc mắc trong nông nghiệp Xô Viểt nên phải đến trễ. Nghị sĩ Estier hỏi: “Việc khúc mắc đó có từ bao giờ?” Gorbachev hóm hỉnh trả lời “Từ năm 1917!” Chúng ta nên nhớ rằng Gorbachev không hề muốn dẹp bỏ CNCS ở Nga, ông chỉ muốn cái bộ mặt CNCS ở Nga bớt dơ dáng dại hình chút ít thôi. Nhưng việc tô điểm phấn son cho cái bộ mặt quỷ của ông thất bại, kết quả là CNCS ở Nga lăn đùng ra chết. Ông cứ tưởng là khi cho mọi người chút ít tự do, họ sẽ khiến CNCS có bộ mặt người hơn. Ông chỉ không ngờ là khi có cơ hội, dân chúng ở Liên Xô cũng như ở các nước chư hầu đã vất bỏ CNCS một cách khoái trá.
    Bây giờ trở lại chuyện cụ Ngọc. Theo quan điểm cá nhân tôi, tôi không ca ngợi, không trích dẫn câu “từ đại hội Tours” của cụ Ngọc một cách “hồ hởi phấn khởi.”
    Mặc ai nói tôi quá khích, tôi luôn tự thấy mình không quá khích. Tôi chỉ “vừa khích”, à quên, lỗi chính tả, “vừa khít.” Nhưng bỏ chuyện quá khích hay vừa khít sang một bên. Tôi biết chắc một điều: con người tôi đã hoàn toàn chai sạn với mấy cái trò trình diễn nhằm mục đích “đỡ khi buồn bã, lại dâng một cười” (thơ Cao bá Nhạ).
    Nhờ một tí, thưa cụ Ngọc, thưa anh Huy Đức!

  7. Loại bài này, đọc nhiều rồi.
    Bài này nói quá dài dòng về mọi điều, nhưng một điều cần nói kỹ, nói chính xác, nói có bằng chứng… thì lại không nói.

    Đó là Hồ gửi rất, rất nhiều thư cho Mỹ như vậy là nhằm mục đích gì???
    Bác nào tự thấy giải đáp được câu hỏi một cách thuyết phục, xin lên tiếng cho bà con mở thêm tầm mắt.

Comments are closed.