Sao phải tiêu hủy?

Lê Huyền Ái Mỹ

16-8-2022

Ngày 9-8, UBND TP HCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Bùi Quang Viễn, tức nhà thơ Bùi Chát do “tại thời điểm kiểm tra ông Bùi Quang Viễn triển lãm 29 bức tranh tại phòng tranh Alpha Art Station mà không có giấy phép theo quy định” (trích văn bản), ngoài số tiền phạt 25 triệu đồng, UBND TP “buộc ông Bùi Quang Viễn tiêu hủy 29 bức tranh triển lãm tại địa chỉ số 271/5 đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q. Phú Nhuận theo quy định tại điểm c, khoản 8, Điều 19 Nghị định số 38/2021 của Chính phủ”.

Hồi còn làm phóng viên văn hóa, mấy bận tôi cùng theo đoàn liên ngành đi chứng kiến buổi tiêu hủy các văn hóa phẩm đồi trụy, bị tịch thu trong các đợt kiểm tra. Ôi thôi đủ sắc màu, kích cỡ; băng đĩa in sao phim đen… Nay, dù chưa xem nhưng đọc qua các nhận định của giới chuyên môn về cuộc triển lãm mang tên “Ứng tác” của Bùi Chát (15.7-30.7) không hiểu vì sao lại kèm theo cái “biện pháp khắc phục hậu quả” một cách quái gở như thế.

Theo giám tuyển, nhà phê bình Nguyên Hưng: “Không giống nhiều văn nhân băng ngang vào hội họa, thường vẽ theo lối tượng trưng hay biểu hiện. Bùi Chát nghiêng hẳn theo hướng trừu tượng – đòi hỏi sự tinh tường và tinh tế trong dụng ngôn hội họa. Và hầu hết tranh tôi đã xem đều thực sự là những tác phẩm đẹp với phong cách lyrical abstraction rất riêng”.

Theo nhà phê bình hội họa Lý Đợi: “Cũng như thơ, với nhiều tìm tòi thể nghiệm và pha trộn, trong tranh dù chọn hội họa tình huống, nhưng bản sắc pha trộn – tìm tòi của Bùi Chát vẫn vậy. Về ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy chủ đạo là trừu tượng trữ tình (lyrical abstraction), nhưng bảng màu thì phảng phất chất dã thú (fauvism), còn tinh thần sáng tác thì pha trộn giữa ngẫu biến (fluxus) và đa đa (dadaism)”.

Là tất cả đều phát biểu công khai trên các báo.

Tại sao không thể áp dụng theo khoản 9, Điều 4 là “buộc di dời tang vật vi phạm khỏi địa điểm tổ chức triển lãm mỹ thuật hoặc tổ chức trại sáng tác điêu khắc”, dù triển lãm đã kết thúc thì cũng là một sự nhắc nhớ cho tác giả lẫn đơn vị tổ chức. Mà nghĩ cho cùng, bày biện một cuộc triển lãm nghệ thuật là mở thêm một không gian thẩm mỹ cho thành phố, “quân pháp bất vị… tình” thì phạt tiền, ai lại buộc đem tiêu hủy ngần ấy cái “trừu tượng trữ tình”, ứng xử với nghệ thuật, với văn hóa mà như thể… rác thế kia!

Chợt nhớ cái vụ một sáng mai ra, bảng hiệu Chùa Nghệ sĩ người ta cũng nhanh nhảu tháo mà không nghĩ dưới nó, trước nó, sau nó là cả một dòng chảy trăm năm, với bao tinh anh lẫn thể phách còn lưu giữ nơi ấy, cho nơi này.

Bùi Chát bảo: “Hội họa tình huống không bắt đầu và kết thúc bằng các ý tưởng, mà chỉ bắt đầu và kết thúc bằng các tình huống và cách ứng biến – ứng xử tình huống. Đối tượng của hội họa tình huống không gì khác ngoài các tình huống hội họa. Các nghệ sĩ không mô tả, thể hiện, phản ánh, hoặc hướng đến đối tượng – mà chỉ có thể xử lý, ứng biến, ứng xử với đối tượng”.

Và giờ, anh hẳn đã có một “tình huống” bất ngờ để có thể ứng biến rồi đấy!

Sao lại thế, khi một bên đang từng ngày tìm cách phục dựng, tôn tạo, chỉnh trang các công trình văn hóa, di tích lịch sử cho thành phố này thì vẫn có một kiểu quản lý văn hóa và hành xử với văn hóa rất phản văn hóa?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả nêu lên : “Sao lại thế, khi một bên đang từng ngày tìm cách phục dựng, tôn tạo, chỉnh trang các công trình văn hóa, di tích lịch sử cho thành phố này thì vẫn có một kiểu quản lý văn hóa và hành xử với văn hóa rất phản văn hóa?”. Nhưng tôi lại nhận ra, có như thế mới là cs. Nhớ lại thời ngay sau 30-4, đám sinh viên bước được một bàn chân ra khỏi cổng trường chúng tôi bị nhốt lại học các khóa gọi là chính trị đại trà. Ôi thôi! phải chịu đựng mọi kiểu bốc phét tự cao ngớ ngẩn của kẻ thắng cuộc huynh đệ tương tàn. Họ nói đến chủ nghĩa văn học hiện thực, nhưng lại lộ ra nguyên hình là những nguyên tắc cứng nhắc, ép buộc, cầm tù tư tưởng chỉ để nhắm mục tiêu thần phục đảng. Bây giờ sau ngần ấy năm cầm tù đất nước, người dân, phá tan hoang di sản cha ông để lại họ vẫn tiếp tục chính sách tàn bạo, đầy tội ác ấy.

  2. Xin lỗi, tôi chưa nghe ai nói Lý Đợi là nhà phê bình hội hoa cả.
    Đúng phải là nhà văn hay nhà phê bình văn học. Bùi Chát là bạn đồng chí hướng
    về văn chương với LĐ. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ VN.trong nước hiện nay nhảy
    qua hội hoạ, có lẽ vì họ muốn tránh bị hạch sách hay đàn áp do tác phẩm văn thơ
    của mình chăng như khá nhiều văn thi sĩ bị mắc phải ? Nhưng chạy đâu cho thoát
    để khỏi bị hạch sách trong chế độ độc tài đảng trị CS. ? Bới bèo ra bọ mà !

  3. Câu trả lời cho câu hỏi “Sao phải tiêu hủy?” có thể là “Why the Phúc not?”. Lý do thì cả đống . Sách của Lữ Phương & Vũ Hạnh vẫn còn ở dạng tham khảo dành cho cán bộ văn hóa . Sách của Lữ Phương, theo lời nhà văn Nguyên Ngọc kính yêu của các bác, khách quan & khoa học, Vũ Hạnh là nhân đạo . Cộng 2 cuốn, dư xăng qua cầu chuyện này . Hy vọng các quan văn nghệ ra quyết định đã tham khảo 2 tác phẩm vang dội đó để có cơ sở khách quan, khoa học & nhân văn cho quyết định này

    “Về ngôn ngữ, chúng ta … đa đa (dadaism)”

    Mumble-jumble. Lets assume rằng các bức tranh của BC có những yếu tố đó -which they dont- chúng không phù hợp với văn hóa Việt đương đại . Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu bây giờ là chuyên gia về tất cả mọi thứ trừ toán, & vừa rồi, ổng đã bước sang lãnh vực mỹ thuật . Nên hỏi ý kiến của ổng về những bức tranh này, & dựa theo ý kiến của ổng để kết luận .

    “khi một bên đang từng ngày tìm cách phục dựng, tôn tạo, chỉnh trang các công trình văn hóa, di tích lịch sử cho thành phố này”

    Hổng hiểu gì hết . Có ai đâu ? And what if everythin them done is wrong? Phải có người đủ tầm la hoảng lên . Đây là 1 tiếng la hoảng Enuffz nuff.

    Về chủ đề này, có lẽ bài của Lý Đợi “tương đối” có lý, tất nhiên là phải đợi . LĐ lấy ví dụ bức tranh kết nạp Đảng ở Điện Biên cũng (gần) bị chung số phận, nhưng những người tâm huyết đã giữ lại, nên tác phẩm đó trở thành bảo vật của quốc gia của Lý Đợi . Có điều so sánh kiểu này là cụt giò luôn . Giữa dont-know-dont-care-what-that-xít & một bức tranh đại diện cho nền văn hóa cách mạng, theres nothin in common. Cái hình chụp Lý Đợi thưởng thức bức tranh Điện Biên Phủ cho thấy hóa ra Mở Miệng cũng chỉ có thế

Comments are closed.